intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:149

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Quản lý điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" giúp cho người học hiểu rõ vai trò người điều dưỡng trong đội chăm sóc người bệnh; những khái niệm, chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hành chăm sóc; vai trò của các tổ chức nghề nghiệp như Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hội Điều dưỡng Quốc tế,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý điều dưỡng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục dích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Quản lý Điều dưỡng được Bộ Y Tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Cử nhân Điều dưỡng. Bộ môn Điều dưỡng tổ chức biên soạn tài liệu dạy, học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình nhằm từng bước xây dựng giáo trình đạt tiêu chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Giáo trình bao gồm 30 tiết (15 lý thuyết; 15 thực hành), bao gồm các bài giảng Quản lý Điều dưỡng đã được soạn theo số tiết đã quy định. Trong quá trình biên soạn các tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu cập nhật trong nước, đồng thời tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ là tài liệu dạy và học hữu ích về Quản lý Điều dưỡng, giúp cho sinh viên Cao đẳng trong lĩnh vực Điều dưỡng. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Quản lý điều dưỡng dành riêng cho người học trình độ Cao đẳng. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1. Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng Việt Nam Chương 2. Quy trình quản lý công tác điều dưỡng Chương 3. Mô hình phân công chăm sóc Chương 4. Phong cách lãnh đạo quản lý Chương 5. Cách giải quyết mâu thuẫn Chương 6. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chăm sóc Chương 7. Thường quy đi buồng của điều dưỡng trưởng Chương 8. Kỹ năng ra một quyết định Chương 9. Phương pháp giải quyết vấn đề Chương 10. Tổ chức cuộc họp Chương 11. Quản lý nhân lực, vật tư, thời gian Chương 12. Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam Chương 13. Vai trò nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa Chương 14. Vai trò nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng bệnh viện Chúng tôi trân trọng cảm ơn Khoa Y – Trường Cao đẳng Y tế Cà mau đã tạo điều kiện cho Bộ môn Điều dưỡng biên soạn giáo trình Quản lý Điều dưỡng, trong quá trình biên soạn giáo trình khó tránh khỏi một số khiếm khuyết, hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của đọc để lần biên soạn sau sách sẽ hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Cà Mau, ngày tháng năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên. Nguyễn Thị Lan 2. Lê Chí Tựu 3. Vũ Văn Hưởng 2
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 4 Chương 1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 9 Chương 2. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG 25 Chương 3. MÔ HÌNH PHÂN CÔNG CHĂM SÓC 36 Chương 4. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ 44 Chương 5. CÁCH GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN 56 Chương 6. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC 62 Chương 7. THƯỜNG QUY ĐI BUỒNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG 71 Chương 8. KỸ NĂNG RA MỘT QUYẾT ĐỊNH 77 Chương 9. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 83 Chương 10. TỔ CHỨC CUỘC HỌP 92 - Cách ghi biên bản cuộc họp 99 101 Chương 11. QUẢN LÝ NHÂN LỰC, VẬT TƯ, THỜI GIAN 101 Chương 12. CHUẨN NĂNG LỰC CƠ BẢN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM 119 Chương 13. VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA 135 Chương 14. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG 140 BỆNH VIỆN 140 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG 2. Mã môn học: MH22 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Cà Mau 3.2. Tính chất: Đây là môn học bắt buộc, cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về khoa học quản lý và ứng dụng của nó trong hoạt động quản lý ngành y tế và ngành điều dưỡng, khái niệm về quản lý và lãnh đạo, các tiêu chuẩn của người quản lý, các phương pháp quản lý… 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học này giúp cho người học hiểu rõ vai trò người điều dưỡng trong đội chăm sóc người bệnh; những khái niệm, chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hành chăm sóc. Vai trò của các tổ chức nghề nghiệp như Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hội Điều dưỡng Quốc tế,.. 4. Mục tiêu môn học 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được những nội dung cơ bản của: Tổ chức ngành điều dưỡng, Các mô hình phân công chăm sóc, Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng bệnh viện A2. Trình bày được vai trò, chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa, Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, Quy chế sử dụng thuốc, Thường quy đi buồng, Tổ chức và quản lý bệnh viện, Tổ chức và quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Bệnh viện với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, A3. Nêu quy trình quản lý, Phong cách lãnh đạo và quản lý, Tổ chức cuộc họp, Quản lý nhân lực, Quản lý huấn luyện và đào tạo liên tục công tác điều dưỡng, Quản lý công tác chuyên môn trong bệnh viện, A4. Quản lý thời gian trong công tác chăm sóc người bệnh, Quản lý tài sản, vật tư, Quản lý chất thải y tế, Phương pháp giỉai quyết vấn đề, Phương pháp giải quyết mâu thuẫn, Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được việc quản lý tài sản B2. Thực hiện được việc quản lý nhân lực B3. Thực hiện được việc quản lý thời gian B4. Thực hiện chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt nam 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Có ý thức phòng bệnh truyền nhiễm cho bản thân, gia đình và cộng đồng C2. Phải nghiêm túc, gương mẫu khi làm công tác quản lý 4
  6. 5. Nội dung môn học SỐ GIỜ STT TÊN BÀI GIẢNG Kiểm TS LT TH tra Hệ thống tổ chức ngành điều dưỡng Việt 1 2 1 1 3 Nam 2 Quy trình quản lý công tác điều dưỡng 2 1 1 3 Mô hình phân công chăm sóc 2 1 1 4 Phong cách lãnh đạo quản lý 2 1 1 5 Cách giải quyết mâu thuẫn 2 1 1 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chăm 6 2 1 1 sóc Thường quy đi buồng của điều dưỡng 7 2 0 2 trưởng 8 Kỹ năng ra một quyết định 2 1 1 9 Phương pháp giải quyết vấn đề 4 2 2 10 Tổ chức cuộc họp 2 1 1 11 Quản lý nhân lực, vật tư, thời gian 2 1 1 Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng 12 2 1 1 Việt Nam Vai trò nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng 13 2 1 1 khoa Vai trò nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng 14 2 1 1 bệnh viện TỔNG 30 15 15 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Giảng đường 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, micro, phấn, bảng 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ tay giảng viên, giấy A4, bút long. 6.4. Các điều kiện khác: Không 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung 5
  7. Kiến thức - Trình bày được những nội dung cơ bản của: Tổ chức ngành điều dưỡng, Các mô hình phân công chăm sóc, Vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng bệnh viện - Trình bày được vai trò, chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa, Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, Quy chế sử dụng thuốc, Thường quy đi buồng, Tổ chức và quản lý bệnh viện, Tổ chức và quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, Bệnh viện với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, - Nêu quy trình quản lý, Phong cách lãnh đạo và quản lý, Tổ chức cuộc họp, Quản lý nhân lực, Quản lý huấn luyện và đào tạo liên tục công tác điều dưỡng, Quản lý công tác chuyên môn trong bệnh viện, - Quản lý thời gian trong công tác chăm sóc người bệnh, Quản lý tài sản, vật tư, Quản lý chất thải y tế, Phương pháp giỉai quyết vấn đề, Phương pháp giải quyết mâu thuẫn, Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam Kỹ năng - Thực hiện được việc quản lý tài sản - Thực hiện được việc quản lý nhân lực - Thực hiện được việc quản lý thời gian - Thực hiện chuẩn năng lực của điều dưỡng Việt nam Năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm - Nhận thức được vai trò của công tác quản lý điều dưỡng trong sự phát 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 6
  8. 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu Số Thời pháp tổ chức kiểm tra ra đánh giá cột điểm đánh giá kiểm tra kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự A1, A2, A3, Thường Viết/ Sau 15 luận , kiểm tra B1, B2, B3, 1 xuyên Thuyết trình giờ. vấn đáp trong giờ C1, C2 học kiểm tra trắc Viết/ nghiệm hoặc tự Sau 25 Định kỳ A4, B4, C3 1 Thuyết trình luận , kiểm tra vấn giờ đáp trong giờ học Trắc nghiệm trên A1, A2, A3, máy tính (phần A4, A5, Kết thúc Sau 30 Trắc nghiệm mềm LMS học và B1, B2, B3, 1 môn học giờ thi trực tuyến của B4, B5, trường) C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi áp dụng môn học: Cao đẳng Điều dưỡng chính quy 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học: 8.2.1. Đối với người dạy: thuyết trình phương pháp dạy học tích cực. 8.2.2. Đối với người học: lắng nghe, ghi chép và phát biểu, cần chú ý trọng tâm: Các nguyên tắc thực hiện các quy trình kỹ thuật. 9. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2021). Thông tư số 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 2. Bộ Y tế (2012). Văn bản số 6520/BYT-K2ĐT ngày 27 tháng 9 năm 2012.Văn bản ban hành về Chương trình và Tài liệu tăng cường năng lực quản lý điều dưỡng. 3. Bộ Y tế (2016). Quyết định 6858/QĐ-BYT Ngày 18/11/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. 7
  9. 4. Bộ Y tế (2015). Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y 5. Bộ Y tế (2022). Thông tư 03/2022/TT-BYT về sử đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuản chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. 6. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 56/BYT-K2ĐT ngày 16/5/2014. Ban hành kèm theo Tài liệu đào tạo liên tục về An toàn người bệnh. 7. Bộ Y Tế (2012). Bộ chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt Nam. 8
  10. Chương 1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của mọi tổ chức. Nhất là khi hoạt động có quy mô càng ngày càng lớn và mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, người ta đặc biệt qian tâm đến yếu tố tổ chức. Nếu tổ chức không tốt sẽ gây lãng phí và tổn thất lớn. Vì vậy, phải luôn theo đuổi bám sát các nguyên tắc về tổ chức. Trong thực tiễn, quản lý doanh nghiệp những sai lầm hoặc thiếu sót về xây dựng vận hành tổ chức thường dẫn đến giảm hiệu lực điều hành, gây rối loạng trong hoạt động kinh doanh, hậu quản là doanh nghiệp không đạt được mục tiêu, có thể dẫn đến tổ chức bị đổ vỡ. Đối với tổ chức điều dưỡng nếu sai lầm về công tác tổ chức sẽ gây lãng phí về tiền của, thời gian, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vấn đề thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của quản lý và ứng dụng vào thực tế là một việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức; Sẽ giúp cho tổ chức hạn chế được nhược điểm của mình, liên kết gắn bó mọi người, tọa ra niềm tin sức mạnh, tận dụng được mọi cơ hội, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức bệnh ngoài. Hơn nữa còn giúp cho tổ chức có thể đương đầu với khó khăn, giúp cho mọi tổ chức rút ngắn các khoảng cách tụt hậu, xử lý các nguy cơ hiểm họa có thể xảy ra.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Về kiến thức: + Trình bày được các hình thái và nguyên lý tổ chức. + Trình bày được tổ chức điều dưỡng các cấp + Trình bày được tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức điều dưỡng. - Về kỹ năng: + Tạo được sự an toàn, thoải mái khi tiếp xúc với người bệnh + Thực hiện các kỹ năng một cách an toàn và hiệu quả khi giao tiếp với người bệnh - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tươm tất, gọn gàng, khẩn trương, chia sẽ, đồng cảm khi chăm sóc người bệnh + Tích cực chăm sóc người bệnh hiệu quả  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi trắc nghiệm bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi trắc nghiệm bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. 9
  11.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Không - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 * Nội dung: - Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: - Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có  Điểm kiểm tra định kỳ: 01 cột điểm kiểm tra (hình thức: kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận) 10
  12.  NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. Các hình thái và nguyên lý tổ chức Một tổ chức chỉ có thể tồn tại và phát triển khi nó được tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với yêu cầu của các quy luật có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của mọi tổ chức. Nhất là khi hoạt động có quy mô càng ngày càng lớn và mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt, người ta đặc biệt qian tâm đến yếu tố tổ chức. Nếu tổ chức không tốt sẽ gây lãng phí và tổn thất lớn. Vì vậy, phải luôn theo đuổi bám sát các nguyên tắc về tổ chức. Trong thực tiễn, quản lý doanh nghiệp những sai lầm hoặc thiếu sót về xây dựng vận hành tổ chức thường dẫn đến giảm hiệu lực điều hành, gây rối loạng trong hoạt động kinh doanh, hậu quản là doanh nghiệp không đạt được mục tiêu, có thể dẫn đến tổ chức bị đổ vỡ. Đối với tổ chức điều dưỡng nếu sai lầm về công tác tổ chức sẽ gây lãng phí về tiền của, thời gian, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vấn đề thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của quản lý và ứng dụng vào thực tế là một việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với tổ chức; Sẽ giúp cho tổ chức hạn chế được nhược điểm của mình, liên kết gắn bó mọi người, tọa ra niềm tin sức mạnh, tận dụng được mọi cơ hội, sức mạnh tổng hợp của các tổ chức bệnh ngoài. Hơn nữa còn giúp cho tổ chức có thể đương đầu với khó khăn, giúp cho mọi tổ chức rút ngắn các khoảng cách tụt hậu, xử lý các nguy cơ hiểm họa có thể xảy ra. 1.1. Các hình thái tổ chức Mỗi một hình thái đầu có hai hình thái cấu trúc: chính thức và không chính thức. Điều dưỡng trưởng (ĐDT) cần biết và sử dụng cả hai hình thái cấu trúc này. 1.1.1. Hình thái cấu trúc chính thức Được thiết lập theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có sơ đồ tổ chức, trong đó các vị trí được sắp xếp theo mối quan hệ công việc. Cấu trúc tổ chức chính thức là một hệ thống điều hành, phân công công việc, giám sát và là một hệ thống thông tin theo chiều dọc và chiều ngang. 1.1.2. Hình thái cấu trúc không chính thức Được thiết lập theo mối quan hệ cá nhân, giữa các nhân viên với nhau và có tác động lớn đến hiệu quản công việc. ĐDT khi điều hành và quản lý cần biết và phối hợp sử dụng cả hai hình thức tổ chức này, nhằm nâng cao hiệu quản công việc. Hiệu quả các mối quan hệ cá nhân của ĐDT đối với các nhân viên trong bệnh viện là một yếu tố quan trọng giúp cho công tác điều hành của ĐDT có hiệu quả. 1.2. Các nguyên tắc tổ chức 1.2.1. Chỉ huy thống nhất Trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ được giao, một nhân viên phải có mối quan hệ với rất nhiều người, tuy nhiên người đó pahir biết mình chịu trách nhiệm và báo cáo cho cáp trên trực tiếp mình là ai. 1.2.2. Giao nhiệm vụ đi đôi với quyền hạn Khi giao cho cấp dưới một nhiệm vụ nào đó, thì cần phải giao cho hị một số quyền hạn nhất định trong việc kiểm soát các nguồn lực, cũng như một số vấn đề cần thiết để họ hàn thành công việc. 11
  13. 1.2.3. Bảo lưu trách nhiệm Khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện một nhiệm vụ nào đó thì vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc và sự ủy quyền của mình. 2. Tổ chức điều dướng các cấp 2.1. Tổ chức nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng tại Bộ Y tế 2.1.1. Tổ chức Phòng điều dưỡng (ĐD) tại Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 365/BYt – QĐ ngày 14 tháng 3 năm 1992 của Bộ Y tế. Hiện nay Phòng ĐD được đặt trong Vụ Điều trị và để hoàn thành nhiệm vụ là cơ quan tham mưu cho Bộ trong lĩnh vực ĐD, phòng càn phải có cán bộ đảm đương các mặt quan trọng trong công tác ĐD như hồ sơ đề xuất dưới đây: Bộ Y tế Vụ Khoa học Đào tạo Cục quản lý khám chữa bệnh Các vụ chức năng Phòng ĐD Chuyên viên ĐD Chuyên viên ĐD Chuyên viên ĐD huấn luyện bệnh viện cộng đồng Sơ đồ tổ chức phòng điều dưỡng tại Bộ y tế 2.1.2. Nhiệm vụ chính của phòng Điều dưỡng tại Bộ Theo quyết định trên, phòng ĐD có các nhiệm vụ chính sau: - Hoạch định kế hoạch phát triển ngành ĐD để đưa vào kế hoạch chung của Bộ hàng năm và dài hạn. Bao gồm kế hoạch nhân lực, đào tạo, huấn luyện và thiết bị. - Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và sửa đổi các quy chế quản lý chuyên môn, kỹ thuật trong công tác chăm sóc ĐD, phục vụ người bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu, 12
  14. - Kiểm tra, thanh tra, đôn đốc việc thực hiện các quy chế chăm sóc điều dưỡng trong cả nước. - Đề xuất và triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trong việc kiện toàn tổ chức ngành Điều dưỡng. - Tham gia biên soạn, quản lý các chương trình dào tạo, bổ túc cho cán bộ điều dưỡng. 2.2. Tổ chức, nhiệm vụ của ĐDT tại Sở Y tế 2.2.1. Tổ chức Hiện nay nhà nước chưa chính thức bổ nhiệm chức vụ ĐDT tại Sở Y tế cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên nhu cầu củng cố và nâng cao chất lượng công tác ĐD về các cơ sở và xu hướng phát triển chung của ĐD trong và ngoài nước đang chứng tỏ rằng việc bổ nhiệm chức vụ ĐDT cấp Sở Y tế các tỉnh, thành phố là càn thiết. ĐDT cấp Sở Y tế đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo và báo cáo cho Giám đốc Sở Y tế về công tác ĐD. ĐDT có thể bố trí trong phòng nghiệp vụ để tiện sinh hoạt và phối hợp công tác. Hiện nay đã có một số Sở Y tế đã có ĐDT tại Sở Y tế. 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng tại Sở Y tế a) Chức năng Phòng Nghiệp vụ Điều dưỡng là Phòng thuộc Sở Y tế tỉnh, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác điều dưỡng và phát triển khoa học kỹ thuật trong ngành y tế. b) Nhiệm vụ - Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về mặt chuyên môn nghiệp vụ tring công tác điều dưỡng. - Xây dựng kế hoạch, phương án công tác ĐD trong tỉnh, thành phố để đưa vào kể hoạch của sở. - Kiểm tra, thanh tra, đánh giá chất lượng công tác chăm sóc ĐD người bệnh ở các bệnh viện và công tác chăm sóc sức khẻ ban đầu ở các trung tâm y tế huyện. - Triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế và các chủ trương của ngành về công tác ĐD - Phối hợp với các ngành chức năng, các bệnh viện và trường y tế để xây dựng và tổ chức công tác bổ túc, huấn luyện cho cán bộ ĐD. - Định kỳ tổ chức sinh hoạt cho các ĐDT bệnh viện và Trung tâm y tế trong toàn tỉnh. - Thống kê tổng hợp báo cáo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Sở Y tế giao. - Định lỳ báo cáo hoạt động ĐD cho Giám đốc Sở Y tế và phòng ĐD của bộ. 13
  15. 2.3. Tổ chức và nhiệm vụ phòng điều dưỡng bệnh viện Phòng điều dưỡng của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đóc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. GIÁM ĐỐC Các phòng ĐDT Các phòng chức năng bệnh viện chức năng ĐDT khối ĐDT khoa Nhóm hộ lý Nhóm ĐD viên ĐD hành chính Sơ đồ tổ chức điều dưỡng trong bệnh viện 2.3.1. Tổ chức - Phòng ĐD bệnh viện được thành lập và hoạt động theo Quyết định 570/BYT – QĐ và Thông tư 12/BYT – TT ngày 14 tháng 7 năm 1990 của Bộ Y tế. - Phòng ĐD đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa, phòng trong bệnh viện. - Phòng ĐD chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công tác chăm sóc ĐD người bện trong theo các tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật ban hành. - Phòng ĐD do ĐDT bệnh viện đứng đầu, có các ĐDT khối giúp việc và các ĐDT khoa ở các phòng để thực hiện chức năng nhiệm vụ theo hệ thống đối với toàn bộ cán bộ điều dưỡng trong bệnh viện. 14
  16. 2.3.2. Nhiệm vụ của phòng điều dưỡng bệnh viện “Theo Quyết định 570/BYT – QĐ ngày 14 tháng 7 năm 1990” a) Phòng ĐD bệnh viện có các nhiệm vụ chính như sau: - Quản lý kỹ thuật, chất lượng chăm sóc người bệnh. - Quản lý, tổ chức công tác huấn luyện, bổ túc cho cán bộ điều dưỡng trong bện viện. - Quản lý, điều hành nhân lực ĐD trong bệnh viện. - Quản lý ngân sách, trang thiết bị, vật tư trong phạm vi công tác ĐD. - Quản lý vệ sinh, trật tự các khoa phòng và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. b) Nhiệm vụ cụ thể của phòng điều dưỡng như sau: - Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định. - Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và Giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, họ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn. - Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định. - Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ trong công việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. - Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. - Phối hợp với phòng Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ nâng cao cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. - Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bện trong bệnh viện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc bệnh viện phân công. 2.3.3. Quyền hạn - Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và dự giao ban bệnh viện. - Chủ trì các cuộc họp của ĐDT bệnh viện. 15
  17. - Đề xuất ý kiến với giám đốc về vấn đề tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên và hộ lý. - Đề nghị với giám đốc bệnh viện về bổ nhiệm hoặc thôi chức vụ Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên chuyển khoa. - Điều dộng tạm thời Điều dưỡng và Hộ lý khi cần đẻ kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. - Đề nghị cấp phát bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất. - Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bện viện. 2.3.4. Mối quan hệ công tác Phòng ĐD bệnh viện là một bộ phận của bệnh viện nên không thể hoạt động riêng biệt và không thể tách rời các bộ phận khác. Hiệu quả hoạt động của phòng ĐD phụ thược đáng kể vào chất lượng của mối quan hệ với các phòng, ban và khoa trong bệnh viện. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay phòng điều dưỡng ra đời, được giao thêm nhiệm vụ và quyền hạn, trong khi đó nhiệm vụ của các phòng chức năng khác chưa được sửa đổi, nên ĐDT cần làm rõ các mối quna hệ, phạm vi quyền hạn, tác nhiệm để tránh chồng chéo với các bộ phận khác trong bệnh viện. Trong mối quan hệ với các bác sĩ trưởng khoa, bác sĩ trưởng bệnh viện, phòng ĐD và các ĐDT khoa cần chỉ đạo các điều dưỡng viên tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh mọi yêu cầu về điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh, đồng thời cộng tác đắc lực với các bác sĩ để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc. Đối với phòng tổ chức cán bộ ĐDT bệnh viện tham gia ý kiến vào việc tiếp nhận, thuyên chuyển điều dưỡng hoặc hộ lý trước khi phòng tổ chức cán bộ trình Giám đốc duyệt. Mọi điều dưỡng, hộ lý làm việc trong bệnh viện đều do phòng ĐD quản lý và điều hòa lực lượng lao động hàng ngày, phù hợp với yêu cầu chăm sóc bệnh nhân. Hàng năm phòng Đ D dánh giá hiệu quả công tác và trình độ chuyên môn của cán bộ điều dưỡng để làm cơ sở cho việc phối hợp với phòng tổ chức cán bộ đề nghị tăng lương, xét đề bạt, khen thưởng hoặc kỷ luật… Đối với phòng Hành chính – Quản trị - Vật tư Điều dưỡng trưởng bệnh viện lập kế hoạch ngân sách, dụng cụ, trang bị cho công tác điều dưỡng phục vụ công tác chăm sóc bệnh nhân và kế hoạch sử dụng để gửi lên phòng quản trị tập hợp và trình lên Giám đốc duyệt. Ngoài ra, điều dưỡng trưởng bệnh viện phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể như: Chi hội Điều dưỡng, Côn đoàn, Thanh niên….khuyến kích anh chị em điều dưỡng nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn, tham gia tốt các hoạt động trong đơn vị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc. 16
  18. 3. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức điều dưỡng 3.1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ cá ngạch viên chức y tế điều dưỡng - Điều dưỡng sơ cấp – Mã ngạch 16b.122 - Điều dưỡng trung cấp – Mã ngạch 16b.121 - Điều dưỡng cao đẳng – Mã ngạch 16a.200 - Điều dưỡng đại học – Mã ngạch 16a.120 - Điều dưỡng chính – Mã ngạch 16a.199 3.2. Tiêu chuẩn nghiệp vị các các ngạch viên chức điều dưỡng (Ban hành kè theo Quyết định số 4/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ) 3.2.1. Điều dưỡng sơ cấp: Tốt nghiệp sơ học điều dưỡng a) Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp hoặc phụ giúp chăm sóc phục vụ người bệnh tại các sở y tế. b) Nhiệm vụ cụ thể - Trực tiếp thực hiện chăm sóc thông thường cho người bệnh theo đúng quy chế chuyên môn và quy định của sở y tế. - Trực tiếp hoặc phụ giúp một số kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như: cho uống thuốc, thay băng, tiêm thuốc theo y lệnh của bác sĩ và theo chỉ đạo của điều dưỡng phụ trách. - Theo dõi, ghi chép chức năng sống(mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, đại tiểu tiện) và phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh để báo cáo cho bác sĩ điều trị và điều dưỡng ở ngạch cao hơn xử trí kịp thời. - Đón tiếp, hướng dẫn người bệnh, đưa người bệnh chuyển khoa, chuển viện, đi khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm cơ bản theo sự phân công. - Chuẩn bị đủ, đúng kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án và phụ giúp bác sĩ, điều dưỡng ở ngạch cao hơn trong công tác khám bệnh, cấp cứu, chăm sóc và điều trị. - Tham gia sơ cứu ban đầu, trường hợp tai nạn: thực hiện khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và phân công của điều dưỡng phụ trách. - Bảo quản tốt thuốc và tài sản( dụng cụ y tế..)được phân công quản lý, chịu trách nhiệm các nhân về số thuốc và tài sản đó. - Tham gia giáo dục sức khỏe, trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự. - Tham gia thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng…) - Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. c) Hiểu biết 17
  19. - Quy trình kỹ thuật chăm sóc thông thường, theo dõi người bệnh ở các cơ sở y tế và các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng…) - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều đưỡng - Chế độ phân cấp chăm sóc và phục vụ người bệnh. 3.2.2. Điều dưỡng trung cấp(Tốt nghiệp trung học điều dưỡng) a) Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp hoặc phụ giúp chăm sóc phục vụ người bệnh tại các sở y tế. b) Nhiệm vụ cụ thể - Trực tiếp thực hiện chăm sóc thông thường cho người bệnh theo đúng quy chế chuyên môn và quy định của sở y tế. - Trực tiếp hoặc phụ giúp một số kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như: cho uống thuốc, thay băng, tiêm thuốc theo y lệnh của bác sĩ và theo chỉ đạo của điều dưỡng phụ trách. - Theo dõi, ghi diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu, phát hiện và báo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị và bác sĩ phụ trách xử trí. - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn. - Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, thực hiện đúng quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. - Chuẩn bị đủ, đúng và kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị người bệnh. - Bảo quản tốt thuốc và tài sản (dụng cụ y tế..) được phân công quản lý, phát hiện kịp thời các hỏng hóc để đề nghị sửa chữa. chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản được phân công quản lý. - Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu (chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng…) và vệ sinh phòng chống dịch bệnh. - Tham gia hướng dẫn thực hành kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho học sinh điều dưỡng và viên chức điều dưỡng ở ngạch thấp hơn. - Thực hiện quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định pháp luật lên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. c) Hiểu biết - Quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, chăm sóc thông thường và vệ sinh phòng chống dịch bệnh. - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều đưỡng - Chế độ phân cấp chăm sóc và phục vụ người bệnh. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2