intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành khai và báo cáo thuế (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành khai và báo cáo thuế (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những kiến thức về nghiệp vụ khai báo thuế; khai báo và quyết toán thuế; tuân thủ các chế độ quy định về thuế do Nhà nước ban hành;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành khai và báo cáo thuế (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN --------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC HÀNH KHAI VÀ BÁO CÁO THUẾ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành theo Quyết định số: QĐ/CĐN ngày …tháng …năm của hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “THỰC HÀNH KHAI VÀ BÁO CÁO THUẾ ” được biên soạn là tài liệu thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI MỞ ĐẦU Mô đun Thực hành Khai và báo cáo thuế là một trong những Mô đun chuyên ngành hướng dẫn chuyên sâu về thực hành dành cho Học sinh – Sinh viên chuyên ngành Kế toán. Để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường và nhu cầu nghiên cứu của cán bộ kế toán các doanh nghiệp. Vì vậy Khoa Kinh tế Tổng hợp - Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận xin giới thiệu giáo trình này. Giáo trình này được xây dựng để hỗ trợ người đọc và học kê khai thuế hiểu rõ các quy định, hướng dẫn về kê khai thuế và cách thức sử dụng chương trình phần mềm hỗ trợ kê khai. Nội dung của giáo trình này đã căn cứ vào Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, phần mềm Hỗ trợ kê khai và các chính sách kế toán của Việt Nam đã ban hành trong thời gian qua để tổng hợp và biên soạn nên giáo trình “Thực hành Khai và báo cáo thuế” với các bài như sau: Bài 1: Hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế Bài 2: Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) Bài 3: Báo cáo sử dụng hóa đơn, chứng từ Bài 4: Lập tờ khai thuế TNDN, TNCN, TTĐB, thuế khoán và thuê tài sản Bài 5: Quyết toán thuế cuối năm Mặc dù trong quá trình Biên soạn đã có nhiều cố gắng phù hợp với Chương trình đào tạo, song không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng nghiệp để tài liệu giảng dạy được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của đọc giả! Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Người biên soạn Lê Thị Ngọc 2
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2 BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ ................. 6 1. Cài đặt và khởi động ứng dụng ........................................................................................ 6 1.1.Cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai thuế ....................................................................... 6 1.2. Khởi động ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế ................................................................. 11 2. Các chức năng cơ bản của phần mềm HTKK thuế ........................................................ 12 2.1. Kê khai thông tin chung của doanh nghiệp:............................................................ 12 2.2. Các quy định và tính năng hỗ trợ hướng dẫn kê khai chung của ứng dụng: .......... 13 BÀI 2: KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ................................................ 15 1. Những qui định về thời hạn đăng ký, kê khai và điều chỉnh thuế giá trị gia tăng ......... 16 1.1. Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng .............................................................. 16 1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT ...................................................................................... 17 1.3. Những quy định về điều chỉnh bổ sung thuế GTGT ................................................ 17 2. Giới thiệu mẫu hồ sơ kê khai, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng ...................................... 18 3. Hướng dẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng .................................................................... 18 3.1. Các bước lập tờ khai thuế GTGT ............................................................................ 18 3.2. Hướng dẫn bổ sung điều chỉnh Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .. 22 BÀI 3: BÁO CÁO SỬ DỤNG HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ................................................. 26 1. Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. ............................................ 26 2. Thực hành báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. ............................................. 27 2.1. Hướng dẫn lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên phần mềm hỗ trợ kê khai 27 2.2. Hướng dẫn kiểm tra khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ........................... 30 BÀI 4: LẬP TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP - THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, THUẾ KHOÁN VÀ THUÊ TÀI SẢN ..... 34 1. Lập tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ........................................................ 34 1.1. Hướng dẫn lập tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ............................... 34 1.2.Thực hành ................................................................................................................. 35 2. Lập tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) ................................................................. 35 2.1. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TNCN theo quý mẫu 05/KK-TNCN ............................ 35 2.2. Thực hành lập tờ khai thuế TNCN. ......................................................................... 42 3. Lập tờ khai thuế TTĐB .................................................................................................. 44 3.1. Hướng dẫn lập tờ khai thuế TTĐB. ......................................................................... 44 3.2. Thực hành lập tờ khai thuế TTĐB. .......................................................................... 48 4. Lập tờ khai thuế khoán và thuê tài sản ........................................................................... 50 4.1. Hướng dẫn lập tờ khai khoán và thuê tài sản trên phần mềm HTKK ..................... 50 4.2. Thực hành lập tờ khai khoán và thuê tài sản trên phần mềm HTKK ...................... 55 BÀI 5: QUYẾT TOÁN THUẾ CUỐI NĂM ...................................................................... 58 1.1. Hướng dẫn quyết toán thuế ......................................................................................... 58 1.1.1. Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN: ..................................................................... 58 1.1.2. Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN:...................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………...……....76 3
  5. MÔ ĐUN THỰC HÀNH KHAI VÀ BÁO CÁO THUẾ Mã môn đun: MĐ 23 1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Môn học Thực hành khai và báo cáo thuế được học sau các Mô đun/Môn học như: Tài chính doanh nghiệp, Kế toán DN1, Kế toán doanh nghiệp 2, thuế , thực hành kế toán trong DN thương mại, sản xuất và là kiến thức bổ trợ cho việc thực hành kế toán tại các cơ sở. - Tính chất: : Môn Thực hành khai và báo cáo thuế là một môn học tự chọn, thông qua kiến thức chuyên môn về khai báo thuế, người học thực hiện được các nội dung về nghiệp vụ khai báo thuế tại doanh nghiệp. Là một trong những công cụ quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. 2. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Vận dụng được những kiến thức về nghiệp vụ khai báo thuế. - Lập tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, TTĐB, XNK, TNCN…; - Khai báo và quyết toán thuế; - Khai báo thuế trên phần mềm HTKK. - Tuân thủ các chế độ quy định về thuế do Nhà nước ban hành; - Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, sức khỏe giúp cho người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các ngân hàng thương mại. III. NỘI DUNG MÔN HỌC Thời gian (giờ) Thự c Số Tổng hàn Kiểm Tên các bài trong mô đun Lý h, TT số tra thuyết thảo luận , bài tập 1 Bài 1: Hướng dẫn sử dụng phần mềm 10 10 hỗ trợ kê khai thuế 1. Cài đặt và khởi động ứng dụng 4
  6. 2. Các chức năng cơ bản của phần mềm HTKK thuế 2 Bài 2: Kê khai thuế giá trị gia tăng 15 14 1 (GTGT) 1. Những qui định về thời hạn đăng ký, kê khai và điều chỉnh thuế giá trị gia tăng 2. Giới thiệu mẫu hồ sơ kê khai, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng 3. Hướng dẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng 4. Kiểm tra 3 Bài 3: Báo cáo sử dụng hóa đơn, chứng 10 10 từ 1. Hướng dẫn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. 2. Thực hành báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ. 4 Bài 4: Lập tờ khai thuế TNDN, TNCN, 15 14 1 TTĐB, thuế khoán và thuê tài sản 1. Lập tờ khai thuế TNDN 2. Lập tờ khai thuế TNCN 3. Lập tờ khai thuế TTĐB 4. Lập tờ khai thuế khoán và thuê tài sản 5. Kiểm tra 5 Bài 5: Quyết toán thuế cuối năm 10 10 1. Hướng dẫn quyết toán thuế 2. Thực hành quyết toán thuế Tổng cộng 60 58 2 5
  7. BÀI 1: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI THUẾ Lời giới thiệu: Theo phương pháp nộp thuế truyền thống, nhân viên kế toán thuế của doanh nghiệp sẽ đến tại cơ quan thuế nhà nước đóng tại địa phương để thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế. Quá trình này có thể gây mất khá nhiều thời gian vì kế toán viên phải thực hiện khá nhiều các thủ tục liên quan đến chứng từ. Với phần mềm HTKK, quá trình này trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, chỉ với máy tính có cài phần mềm HTKK mới nhất và có kết nối mạng thì ngay tại nơi làm việc, nhân viên kế toán thuế hoàn toàn có thể thực hiện công đoạn kê khai thuế. Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức cơ bản về chế độ sử dụng và quản lý hóa đơn chứng từ; - Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ quy định về thuế. Nội dung: 1. Cài đặt và khởi động ứng dụng HTKK là phần mềm của Tổng cục thuế cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp, phục vụ cho việc kê khai thuế có hỗ trợ mã vạch đính kèm khi in. HTKK nộp thuế online giúp đơn giản hóa thủ tục kê khai và nộp thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí, đưa doanh nghiệp bạn tiệm cận với giao dịch điện tử, giúp cho các Cơ quan thuế nhà nước giảm tải được khối lượng công việc. Hiện nay, việc sử dụng, cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai thuế trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên việc cài đặt này cũng có những điểm lưu ý cần biết. • Nếu máy tính chưa có phần mềm HTKK thì tiến hành giải nén bộ cài và cài phần mềm HTKK. • Nếu máy tính bạn đã có phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) thì các bạn lưu ý phải sao lưu/Chuyển đổi dữ liệu trước khi gõ hoặc cài đặt phiên bản HTKK mới nhất. • Hướng dẫn cách sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK tại đường link này. 1.1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ kê khai thuế Bước 1: Tải phần mềm HTKK mới nhất về máy tính Tải phần mềm HTKK phiên bản mới nhất theo đường dẫn (https://es- glocal.com/tag/phan-mem-htkk-moi-nhat) để tải/download phần mềm hỗ trợ kê khai mới nhất về. 6
  8. Bước 2: Sao lưu dữ liệu phần mềm khai thuế trong máy tính Nếu máy tính đã có phần mềm hỗ trợ khai thuế, thì chỉ cần update lên phiên bản mới nhất thì truy cấp vào phần "Công cụ" => Sao lưu hoặc chuyển đổi dữ liệu theo hình. Sao lưu dữ liệu HTKK Tiếp đến: Lưu Dữ liệu phần mềm hỗ trợ kê khai phiên bản cũ. Chú ý: • Lưu phiên bản theo đường dẫn không có File tên tiếng việt (tốt nhất để tạm ở Desktop, xong lưu vào ổ sau); • Tên file không nên đổi/hoặc nếu có đổi thì cũng không biết tiếng việt hoặc dấu cách. 7
  9. Lưu bản Backup dữ liệu HTKK a. Sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK (hỗ trợ kê khai). Việc sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK là việc thường xuyên gặp và kế toán phải làm khi thay đổi phiên bản HTKK do Tổng cục thuế (TCT), hoặc thay đổi máy tính, chuyển đổi dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác. Trước đây, việc chuyển dữ liệu bằng cách COPY phần DataFiles và sau đó PASTE sang HTKK phiên bản mới. Việc này dẫn việc chuyển đổi dữ liệu khi cấu trúc thay đổi thì sẽ HTKK sẽ không chạy được và dẫn đến lỗi HTKK has stopped working. Xem chi tiết hình minh họa bên dưới. Chính vì các lý do trên, do vậy kế toán khi nâng cấp phần mềm HTKK thì lưu ý phải sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK, hay chuyển đổi dữ liệu từ HTKK phiên bản cũ lên HTKK phiên bản mới. 8
  10. b. Cách sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK, chuyển đổi dữ liệu từ HTKK phiên bản cũ. Để thực hiện được sao lưu và phục hồi dữ liệu trong HTKK hay chuyển đổi dữ liệu HTKK phải thực hiện tuần tự như sau: Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK phiên bản cũ (phiên bản cần chuyển dữ liệu) => Chọn một MST trong hệ thống Bước 2: Màn hình hiển thị, vào phần "Công cụ" và Click và phần "Sao lưu dữ liệu" theo hình trên. Bước 3: Chọn vị trị và gõ tên File cần đặt. Lưu ý: Không để tên file tiếng việt, không có dấu cách. VD: ab_cd_ef (hoặc gõ MST) 9
  11. Sau đó, Click vào "Save" để lưu file Màn hình hiển thị, Click vào "OK" Bước 4: Chúng ta bắt đầu thực hiện chức năng phục hồi hoặc chuyển đổi dữ liệu từ HTKK phiên bản cũ Ở trên, nếu muốn phục hồi thì chọn phần "Phục hồi dữ liệu", nếu muốn Chuyển đổi dữ liệu từ HTKK phiên bản cũ thì Click vào phần "Chuyển đổi dữ liệu từ HTKK phiên bản cũ" . 10
  12. Bước 5: Chọn vị trị để dữ liệu khi Bước 3 ở trên Màn hình chạy, sau đó cảnh báo: Đã sao lưu dữ liệu thành công Click vào "Đóng" 1.2. Khởi động ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế - Yêu cầu phải cài đặt và khởi động ứng dụng lần đầu bằng user có quyền admin. Nếu sử dụng user có quyền admin thì mở ứng dụng lần đầu như bình thường. Nếu sử dụng user không có quyền admin để mở ứng dụng lần đầu tiên thì hiển thị màn hình yêu cầu đăng nhập tài khoản admin cho lần chạy đầu tiên. Từ các lần chạy tiếp theo, user thường chạy ứng dụng như bình thường và không yêu cầu đăng nhập tài khoản admin. - Khởi động ứng dụng bằng cách kích kép chuột vào biểu tượng HTKK trên màn hình hoặc vào START/Programs/Tong Cuc Thue/Ho tro ke khai/HTKK 11
  13. - Để bắt đầu sử dụng, cần phải nhập mã số thuế. Nếu là lần khai báo mã số thuế đầu tiên thì hệ thống sẽ hiển thị ngay màn hình để khai báo thông tin về doanh nghiệp, ngược lại nếu không phải khai báo lần đầu thì sẽ xuất hiện giao diện chính của ứng dung. - Nếu người sử dụng thực hiện kê khai cho nhiều mã số thuế thì chọn lần lượt từng mã số để khai báo trong màn hình này. Khi đang kê khai cho một mã số thuế mà muốn chuyển sang mã số khác thì kích vào chức năng chuyển mã số khác. ■ ■ trong menu “Hệ thống”. 2. Các chức năng cơ bản của phần mềm HTKK thuế 2.1. Kê khai thông tin chung của doanh nghiệp: - Cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của cơ sở kinh doanh theo đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số trên tờ khai như: - Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký nộp thuế. - Tên Người nộp thuế: Khi ghi tên cơ sở kinh doanh phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại. - Địa chỉ trụ sở: Ghi đúng theo địa chỉ nơi đặt văn phòng trụ sở đã đăng ký với cơ quan thuế. - Số điện thoại, số Fax và địa chỉ E-mail của doanh nghiệp để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết. - Ngành nghề kinh doanh chính, số tài khoản ngân hàng và ngày bắt đầu năm tài chính đối với tờ khai thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. - Nếu cơ sở kinh doanh có Đại lý thuế thì ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của Đại lý thuế theo đăng ký với cơ quan thuế vào các mã số trên tờ khai như các thông tin của cơ sở 12
  14. kinh doanh - Nếu có sự thay đổi các thông tin trên, Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế. 2.2. Các quy định và tính năng hỗ trợ hướng dẫn kê khai chung của ứng dụng: - Các quy định chung: Tờ khai thuế được gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi: + Tờ khai được lập và in đúng mẫu quy định + Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại... của người nộp thuế. + Được người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai. + Có kèm theo các tài liệu, bảng kê, bảng giải trình theo chế độ quy định. - Tính năng hỗ trợ hướng dẫn kê khai: + Tài liệu hướng dẫn kê khai là một tài liệu độc lập với tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống HTKK 4.5.x, hưỡng dẫn kê khai cho từng chỉ tiêu, nằm trong menu . Bạn hãy xem tài liệu hướng dẫn kê khai hoặc ấn phím “F1” trên bàn phím khi sử dụng hệ thống HTKK 4.5.x, bạn sẽ được trợ giúp chi tiết về Hướng dẫn kê khai thuế theo từng biểu mẫu thuế tương ứng trên ứng dụng. + Người thực hiện các chức năng kê khai là: Kế toán doanh nghiệp. Khi đã cài đặt và khởi động xong ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK). Việc tiếp theo cần phải thực hiện là đăng nhập, kê khai thông tin doanh nghiệp với phần mềm HTKK. Đây cũng chính là các chức năng cơ bản của phần mềm HTKK thuế với các bước thực hiện như sau: Bước 1: Mở phần mềm HTKK, nhập mã số thuế của cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức muốn tra cứu, nhấn Đồng ý. 13
  15. Bước 2: Hệ thống sẽ hiển thị màn hình để bạn khai báo thông tin về doanh nghiệp. Điền các thông tin bắt buộc có dấu (*). Sau đó nhấn Ghi để hệ thống lưu lại. Bước 3: Sau khi nhấn Ghi, sẽ được đưa đến giao diện chính của phần mềm với các chức năng ở cột bên trái. Có thể thực hiện tra cứu tất cả các hồ sơ, tờ khai đã lập một cách dễ dàng, chính xác. Bài tập thực hành: Thông tin doanh nghiệp: - Đơn vị: Công ty TNHH Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ An Khang - MST: 4500450687 - Địa chỉ: Số 327 Đường 21/8, P. Phước Mỹ, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. - Ngành nghề kinh doanh: Nuôi trồng, chế biến, bảo quản thủy sản. - Thành lập: tháng 01/2018. - Chế độ kế toán áp dụng: theo thông tư 200/2014/TT _ BTC - Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chung - Hàng tồn kho: Theo Phương pháp kiểm kê thường xuyên 14
  16. - Khấu hoa TSCĐ: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính thuế: Theo phương pháp khấu trừ - Tính giá thành: Theo phương pháp giản đơn - Tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ - Đánh giá sản phẩm dở dang: theo phương pháp NVL trực tiếp. Yêu cầu: Hãy cài đặt phần mềm HTKK và thực hiện các chức năng cơ bản. BÀI 2: KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) Lời giới thiệu: Việc tổ chức hạch toán kế toán của doanh nghiệp có nhiều khâu quan trọng, trong đó công tác tổ chức thuế và kế toán thuế GTGT là một phần hành kế toán quan 15
  17. trọng trong hệ thống kế toán của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và ngân sách nhà nước chủ yếu thông qua hoạt động : doanh nghiệp nộp thuế và các loại lệ phí cho NSNN. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Trong đó hàng năm nguồn thu từ khoản thuế GTGT chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng ngân sách nhà nước. Chính vì vậy việc giải quyết được công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp là một mối quan tâm cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế Mục tiêu: - Trình bày được kiến thức cơ bản về khai thuế GTGT; - Lập được tờ khai thuế GTGT; - Trung thực, nghiêm túc, tuân thủ chế độ quy định về thuế. Nội dung: 1. Những qui định về thời hạn đăng ký, kê khai và điều chỉnh thuế giá trị gia tăng Kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng hoặc quý là việc làm cần thiết và bắt buộc của các kế toán doanh nghiệp. 1.1. Thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng được hiểu là loại thuế gián thu, dựa trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo đúng quy định thì loại thuế này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo ở mức độ tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ. Căn cứ vào Điều 44, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Quốc hội đã quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng sẽ được áp dụng vào ngày thứ 20 của tháng liền kề sau với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Như vậy, thời hạn các doanh nghiệp phải hoàn thành khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng như sau: ❖ Nộp thuế GTGT theo tháng. - Tháng 01/2021 muộn nhất là vào ngày 20/02/2021. - Tháng 02/2021 muộn nhất là vào ngày 20/03/2021. - ………………………………………….. 16
  18. - Tháng 12/2021 muộn nhất vào ngày 20/01/2022. ❖ Nộp thuế GTGT theo quý. - Quí I/2021 muộn nhất là vào ngày 30/4/2021. - Quí II/2021 muộn nhất là vào ngày 30/7/2021. - ………………………………………………… - Quí IV/2021 muộn nhất là vào ngày 30/01/2022. 1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 1, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC. Hiện nay, theo đúng quy định pháp luật hiện hành thì các doanh nghiệp đang có mức doanh thu năm trước liền kề đạt trên 50 tỷ, hoạt động được khoảng 1 năm trở lên, sẽ bắt buộc phải áp dụng khai và nộp thuế GTGT theo tháng. Theo đó, cần lưu ý rằng: các đơn vị kinh doanh khi nộp thuế GTGT theo tháng thì cũng phải khai và nộp thuế TNCN theo tháng. Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. 1.3. Những quy định về điều chỉnh bổ sung thuế GTGT - Sau khi hết thời hạn nộp Tờ khai thuế GTGT chính thức theo quy định, người nộp thuế phát hiện tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được kê khai bổ sung và điều chỉnh tờ khai. - Tờ khai thuế GTGT bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. - Nguyên tắc kê khai bổ sung: SAI ĐÂU SỬA ĐÓ + Sai ở kỳ tính thuế nào thì quay lại đúng kỳ tính thuế đó để khai bổ sung; + Sai ở chỉ tiêu nào tìm đến đúng chỉ tiêu đó, và sửa lại chỉ tiêu đó về số liệu đúng. Lưu ý: Theo Khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BCT ngày 01/01/2014: - Đối với hóa đơn đầu vào kê khai sót: không giới hạn thời gian kê khai, nếu phát hiện thiếu sót trong quá trình kê khai thì vẫn được kê khai bổ sung vào thời điểm nào cũng được, trước khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra. 17
  19. Ví dụ: Tại kỳ thuế quý 4/2020 doanh nghiệp phát hiện có 1 hóa đơn đầu vào ngày 15/05/2020 chưa kê khai vào quý 2/2020 => Doanh nghiệp kê khai hóa đơn đó vào quý hiện tại phát hiện (quý 4/2020). - Đối với hóa đơn đầu ra kê khai sót: phát hiện thiếu sót ở kỳ nào thì phải kê khai bổ sung, điều chỉnh tại kỳ tính thuế đó và phải chịu tiền chậm nộp trên số thuế khai thiếu (nếu có). Ví dụ: Tại kỳ thuế quý 4/2020 doanh nghiệp phát hiện có 1 hóa đơn đầu ra ngày 15/05/2020 chưa kê khai vào quý 2/2020 => Doanh nghiệp kê khai bổ sung điều chỉnh lại tờ khai thuế GTGT của quý xuất hóa đơn đó (quý 2/2020). - Tờ khai thuế GTGT tháng (quý) sau luôn phải lấy theo số dư cuối kỳ (chỉ tiêu 43) của tờ khai chính thức tháng (quý trước) và thực hiện điều chỉnh (nếu có). Ví dụ: Quý 3/2020 có số thuế khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 10 triệu đồng. Quý 4/2020 phát hiện sai sót, nộp bổ sung tờ khai quý 3 dẫn đến số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau là 15 triệu đồng. Thì chỉ tiêu 22 trên Tờ khai thuế GTGT Quý 4/2020 sẽ là 10 triệu đồng và điều chỉnh 5 triệu đồng vào chỉ tiêu 38. 2. Giới thiệu mẫu hồ sơ kê khai, điều chỉnh thuế giá trị gia tăng Để việc khai thuế đơn giản, hợp pháp, người khai thuế phải dùng đúng loại tờ khai phù hợp. Theo đó, các đơn vị kinh doanh áp dụng phương pháp khai thuế GTGT khác nhau sẽ sử dụng tờ khai không giống nhau. Cụ thể: - Các doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng Tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 01/GTGT. - Các doanh nghiệp sử dụng khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì sẽ sử dụng tờ khai thuế giá trị gia tăng Mẫu số 04/GTGT. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu phải phải lựa chọn đúng phương pháp kê khai theo đúng quy định pháp luật. Theo đó: - Các doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này. - Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ. 3. Hướng dẫn lập tờ khai thuế giá trị gia tăng 3.1. Các bước lập tờ khai thuế GTGT Thông thường, người khai thuế sẽ tiến hành khai thuế GTGT trên phần mềm HTKK theo 04 bước được hướng dẫn dưới đây: 18
  20. Bước 1: Truy cập phần mềm HTKK Để có thể tiến hành lập tờ khai thuế GTGT trên HTKK, bước đầu tiên người khai thuế cần mở phần mềm lên và đăng nhập bằng tài khoản mà doanh nghiệp mình đang sử dụng. Nhập MST của Doanh nghiệp để đăng nhập Trường hợp doanh nghiệp lần đầu khai thuế, người khai thuế cần phải tải phần mềm về máy, tiến hành đăng ký để kích hoạt tài khoản và sử dụng. Bước 2: Chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng” Trên giao diện trang chủ của phần mềm HTKK, người khai thuế nhấn chọn chức năng “Thuế Giá Trị Gia Tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT). 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1