intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành tại cơ quan hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành tại cơ quan hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên khái quát được hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp; nắm được tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp; tiếp cận và thực hiện được kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn; vận dụng được các kiến thức, kỹ năng thực hành kế toán vào công việc thực tiễn tại đơn vị;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành tại cơ quan hành chính sự nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ KHOA ĐẠI CƯƠNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THỰC HÀNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cần Thơ Cần Thơ, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu Thực hành tại doanh nghiệp sản xuất này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ34 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Sau quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên chỉ được giáo viên dạy và hướng dẫn chưa được tiếp cận thực tế với ngành mình học. Vì thế, để giúp cho sinh viên không bị bỡ ngỡ khi bước ra khỏi trường trở thành một kế toán thực thụ, tác giả đã soạn quyển giáo trình “THỰC HÀNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP” nhằm hướng dẫn sinh viên vào trực tiếp doanh nghiệp nghiên cứu và viết báo cáo hoàn thành khóa học cùng với bài học thực tế nơi sinh viên tiếp cận để có cái nhìn cụ thể hơn về ngành Kế tóan doanh nghiệp . Để công bố cuốn giáo trình này, tác giả đã nhận được những lời cổ vũ và những đóng góp quý báu của nhiều người. Trước tiên đó là những đồng nghiệp ở bộ môn Kế toán của Khoa Đại Cương Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ. Trong số này tác giả muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Th.S. Trần Thị Hồng Châu, GV Đinh Thị Khoa, - những người đã nhiều năm tham gia giảng dạy môn học và có những nhận xét, bình luận xác đáng giúp tác giả hoàn thiện giáo trình ngay khi nó còn ở dạng sơ thảo. Nhờ tất cả những góp ý này mà nội dung của giáo trình trở nên ít sai sót hơn. Ngoài ra trong quá trình chuẩn bị bản thảo, tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về phương diện kỹ thuật của : Th.s Đoàn Anh Tú. Cùng với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp ở các bộ phận khác nhau trong nhà trường cũng như sự động viên của các em sinh viên - đối tượng mà giáo trình này hướng tới, sự giúp đỡ vô tư của họ được tác giả đánh giá cao. Dù khá cẩn trọng và cố gắng để giáo trình ít khiếm khuyết nhất ở mức có thể, song cuốn sách này chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót nếu có này và sẵn sàng đón nhận mọi góp ý. Những đóng góp về giáo trình này xin được gửi về địa chỉ: Tổ Bộ Môn Kế Toán,Khoa Đại Cương, Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ 57, CMT8, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Cần Thơ, ngày 1 tháng 11 năm 2021 Biên soạn Th.s PHẠM THỊ THANH TÂM 3
  4. MỤC LỤC Contents BÀI 1: THỰC TẬP CƠ BẢN ............................................................................................... 7 1. Tìm hiểu về tình hình tài sản, nguồn vốn của cơ quan, đơn vị................................. 7 2. Các hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị ............................................................. 10 3.Kết quả hoạt động tài chính của công ty..................................................................... 11 4.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tài chính ...................................................... 11 5. Khả năng sinh lợi của cơ quan, đơn vị .......................................................................... 11 6.Khả năng hoạt động của cơ quan, đơn vị ................................................................... 11 7.Mức độ gánh chịu các nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị.................................................. 12 8. Tổ chức công tác kế toán tại cơ quan, đơn vị............................................................. 12 9. Hình thức kế toán áp dụng tại cơ quan, đơn vị ......................................................... 13 10. Hệ thống các tài khoản cơ quan, đơn vị sử dụng ..................................................... 19 11. Hệ thống chứng từ sổ sách cơ quan, đơn vị sử dụng ............................................... 25 12.Lập chứng từ kế toán................................................................................................. 25 13.Kiểm tra chứng từ kế toán ........................................................................................ 26 14.Ghi sổ kế toán chi tiết ................................................................................................ 26 15.Ghi sổ kế toán tổng hợp ............................................................................................. 26 16.Kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán ............................................................................ 26 17.Lập báo cáo tài chính................................................................................................. 26 BÀI 2: THỰC TẬP KẾ TOÁN VIÊN................................................................................ 30 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp .............................................. 30 2. Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp ................................................................... 30 3. Hệ thống tài khoản kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp .......................................... 30 4 .Ghi sổ kế toán............................................................................................................... 30 5. Kiểm tra ....................................................................................................................... 30 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/ MÔ ĐUN Tên mô đun: THỰC HÀNH TẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Mã số của mô đun: MĐ 34 Thời gian của mô đun: 270 giờ (Lý thuyết: 45 giờ; Thực hành: 225 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Thực hành tại đơn vị hành chính sự nghiệp là mô đun chuyên môn được thực hành sau khi học xong các mô đun chuyên môn; Là cơ sở để người học được thực hành thực tế tại đơn vị ở cuối khoá. - Tính chất: Là mô đun tự chon, Thông qua thực hành tại đơn vị hành chính sự nghiệp, sinh viên tiếp cận với thực tiễn công tác kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp tại các đơn vị nhà nước. Nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực hành thành thạo kỹ năng công việc kế toán, để sau khi tốt nghiệp có khả năng tay nghề vững trong thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: + Khái quát được hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp + Khái quát được tình hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp + Tiếp cận và thực hiện được kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn + Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng thực hành kế toán vào công việc thực tiễn tại đơn vị + Vận dụng được kỹ năng nghề trong thực hiện các phần mềm kế toán. + Tổ chức được công tác kế toán phù theo từng loại hình đơn vị + Lập, kiểm tra, phân loại, xử lý chính xác chứng từ kế toán; + Sử dụng thành thạo chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp trên 4 hình thức ghi sổ kế toán; + Lập đúng các báo cáo tài chính theo quy định + Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán vào thực tiễn công tác kế toán. + Kiểm tra, đánh giá được công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp + Tuân thủ quy định của luật kế toán III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1 Thời gian (giờ) Số Tên bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Thực tập cơ bản 45 45 1.Tìm hiểu về tình hình tài sản, nguồn 1 1 vốn của cơ quan, đơn vị 2.Các hoạt động tài chính của cơ quan, 2 2 đơn vị 3.Kết quả hoạt động tài chính của cơ 2 2 quan, đơn vị 5
  6. 4.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động 1 1 tài chính 5.Khả năng sinh lợi của cơ quan, đơn vị 1 1 6.Khả năng hoạt động của cơ quan, đơn 1 1 vị 7.Mức độ gánh chịu các nghĩa vụ của cơ 1 1 quan, đơn vị 8.Tổ chức công tác kế toán tại cơ quan, 2 2 đơn vị 9.Hình thức kế toán áp dụng tại cơ quan, 2 2 đơn vị 10.Hệ thống các tài khoản cơ quan, đơn 3 3 vị sử dụng 11.Hệ thống chứng từ sổ sách cơ quan, 3 3 đơn vị sử dụng 12.Lập chứng từ kế toán 3 3 13.Kiểm tra chứng từ kế toán 1 1 14.Ghi sổ kế toán chi tiết 3 3 15.Ghi sổ kế toán tổng hợp 4 4 16.Kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán 1 1 17.Lập báo cáo tài chính 14 14 - Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ của cơ quan, đơn vị _ Chế độ kế toán cơ quan, đơn vị áp dụng _Yêu cầu về việc lập báo cáo tài chính _Báo cáo tài chính tổng hợp 2 Thực tập kế toán viên 225 224 1 1. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị hành 4 4 chính sự nghiệp 2. Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết và tổng 10 10 hợp 3. Hệ thống tài khoản kế toán tại đơn vị 10 10 hành chính sự nghiệp 4 . Ghi sổ kế toán 200 200 - Thực hiện các bút toán kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp - Thực hiện tính toán, kết chuyển tại đơn vị hành chính sự nghiệp 5.Kiểm tra 1 Viết báo cáo thực hành kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp Cộng 270 45 224 1 2. Nội dung chi tiết: 6
  7. BÀI 1: THỰC TẬP CƠ BẢN Mã bài: MĐ 34-01 Giới thiệu: Phần thực tập cơ bản Mục tiêu: - Tiếp cận được đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị - Tiếp cận được công tác kế toán theo từng lĩnh vực tại đơn vị hành chính sự nghiệp theo từng phần hành kế toán - Tuân thủ quy định của luật kế toán, nghiêm túc ,trung thực ,nghiên cứu Nội dung chính: 1. Tìm hiểu về tình hình tài sản, nguồn vốn của cơ quan, đơn vị Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Tên cơ quan cấp trên:… Mẫu B05/BCTC Đơn vị báo cáo:………….. Ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính) BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm:…………….. Dành cho đơn vị lập báo cáo tài chính theo mẫu đơn giản I- TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Tại ngày…… tháng ..... năm ……. Đơn vị tính:... Thuyết Số cuối Số đầu STT Chỉ tiêu Mã số minh năm năm A B C D 1 2 TÀI SẢN I Tiền 01 II Các khoản phải thu 03 III Hàng tồn kho 05 IV Tài sản cố định 10 1 Tài sản cố định hữu hình 11 - Nguyên giá 12 - Hao mòn lũy kế 13 2 Tài sản cố định vô hình 15 - Nguyên giá 16 - Hao mòn lũy kế 17 V Tài sản khác 20 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (30= 30 01+03+05+10+20) NGUỒN VỐN I Nợ phải trả 40 II Tài sản thuần 45 1 Thặng dư/ thâm hụt lũy kế 46 2 Các quỹ 47 3 Tài sản thuần khác 48 7
  8. TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50 (50=40+45) 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM Thuyết Năm Năm STT Chỉ tiêu Mã số minh nay trước A B C D 1 2 I Hoạt động từ nguồn NSNN cấp 1 Doanh thu 60 2 Chi phí 61 3 Thặng dư/thâm hụt (62= 60-61) 62 II Hoạt động khác 1 Thu nhập khác 65 2 Chi phí khác 66 3 Thặng dư/thâm hụt (67=65-66) 67 Thặng dư/thâm hụt trong năm III 70 (70=62+67) Sử dụng kinh phí tiết kiệm của ĐV 1 71 hành chính 2 Phân phối cho các quỹ 72 3 Kinh phí cải cách tiền lương 73 III. LƯU CHUYỂN TIỀN Thuyết Năm Năm STT Chỉ tiêu Mã số minh nay trước A B C D 1 2 1 Các khoản thu 80 - Tiền Ngân sách nhà nước cấp 81 - Tiền thu khác 84 2 Các khoản chi 85 - Tiền chi lương, tiền công và chi khác 86 cho nhân viên - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng 87 hóa, dịch vụ - Tiền chi khác 88 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động 3 89 chính 4 Số dư tiền đầu kỳ 90 5 Số dư tiền cuối kỳ 91 IV. THUYẾT MINH 1. Thông tin khái quát Đơn vị QĐ thành lập số …………. ngày ……/……/………… Tên cơ quan cấp trên trực tiếp:……………. Thuộc đơn vị cấp 1: Loại hình đơn vị: ……………….Quyết định giao tự chủ tài chính Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị: 2. Thông tin bổ sung cho phần 1. Tình hình tài chính 2.1. Tiền Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm - Tiền mặt 8
  9. - Tiền gửi kho bạc Tổng cộng tiền 2.2. Các khoản phải thu Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm - Tạm chi - Thuế GTGT được khấu trừ - Tạm ứng - Phải thu khác Tổng cộng các khoản phải thu 2.3. Tài sản cố định Khoản mục Tổng cộng TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình Nguyên giá Số dư đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Giá trị hao mòn lũy kế Giá trị còn lại cuối năm 2.4. Nợ phải trả Chi tiết Số cuối năm Số đầu năm - Các khoản phải nộp theo lương - Các khoản phải nộp nhà nước - Phải trả người lao động - Tạm thu - Các khoản nhận trước chưa ghi thu - Nợ phải trả khác Tổng các khoản nợ phải trả 3. Thông tin bổ sung cho phần 2. Kết quả hoạt động 3.1. Hoạt động từ NSNN cấp Chi tiết Năm nay Năm trước a. Doanh thu từ NSNN cấp: 9
  10. - Thường xuyên - Không thường xuyên b. Chi phí hoạt động (1) Chi phí hoạt động thường xuyên - Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên - Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng - Chi phí hao mòn TSCĐ - Chi phí hoạt động khác (2) Chi phí hoạt động không thường xuyên - Chi phí tiền lương, tiền công và chi phí khác cho nhân viên - Chi phí vật tư, công cụ và dịch vụ đã sử dụng - Chi phí hao mòn TSCĐ - Chi phí hoạt động khác 3.2. Sử dụng kinh phí tiết kiệm của đơn vị hành chính Chi tiết Năm nay Năm trước - Bổ sung thu nhập cho CBCC và người lao động - Chi khen thưởng - Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể Tổng số đã sử dụng kinh phí tiết kiệm 3.3. Phân phối cho các quỹ Chi tiết Năm nay Năm trước - Quỹ khen thưởng - Quỹ phúc lợi - Quỹ bổ sung thu nhập - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp - Quỹ dự phòng ổn định thu nhập - Quỹ khác Tổng số phân phối cho các quỹ 4. Thông tin bổ sung cho phần 3- Lưu chuyển tiền Các khoản tiền đơn vị nắm giữ nhưng không phải kinh phí cấp cho hoạt động của đơn vị (chi tiết): ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 5. Thông tin thuyết minh khác (nếu có) ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... Lập, ngày... tháng... năm.... NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 2. Các hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị Doanh thu tài chính của cơ quan, đơn vị chủ yếu từ các hoạt động đầu tư tài chính như: - Thu từ tiền lãi gửi ngân hàng - Thu từ cho thuê tài sản ngắn hạn…v.v.. 10
  11. Chi phí tài chính của cơ quan, đơn vị chủ yếu là các khoản chi phí phải bỏ phát sinh trong quá trình đầu tư , mua sắm, trang bị …v.v... 3.Kết quả hoạt động tài chính của công ty a. Kết quả hoạt động tài chính của công ty Theo số liệu từ bảng “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm của cơ quan, đơn vị, ta có thể tổng hợp kết quả hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị trong bảng sau Năm Chênh lệch ( +/-) năm Chỉ tiêu Số tiền % Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Tổng doanh thu hoạt động tài chính năm Tổng chi phí tài chính của cơ quan, đơn vị. Lợi nhuận của hoạt động tài chính = Tổng doanh thu – Tổng chi phí b. Phân tích kết quả hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị - Doanh thu từ hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị tỷ lệ tăng hay giảm là bao nhiêu - Chi phí từ hoạt động tài chính của cơ quan, đơn vị tỷ lệ tăng hay giảm là bao nhiêu 4.Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tài chính a. Thuận lợi b. Khó khăn Phân tích tình hình tài chính của công ty Các chỉ tiêu thường dùng trong công tác phân tích tài chính 5. Khả năng sinh lợi của cơ quan, đơn vị a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 6.Khả năng hoạt động của cơ quan, đơn vị a. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho - Để đánh giá tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, người ta thường sử dụng hệ số vòng quay hàng tồn kho. Hệ số này được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho hàng tồn kho trung bình. Hệ số này thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Công thức xác định số vòng quay hàng tồn kho như sau: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Số hàng tồn kho bình quân b. Kỳ thu tiền bình quân - Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp phải mất bình quân bao nhiêu 11
  12. ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Công thức xác định kỳ thu tiền bình quân như sau: Kỳ thu tiền Số dư bình quân các khoản phải thu = x 360 bình quân Tổng doanh thu c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định - Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức xác định hiệu suất sử dụng vốn như sau: Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ 7.Mức độ gánh chịu các nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng tài sản 8. Tổ chức công tác kế toán tại cơ quan, đơn vị Nội dung công tác kế toán HCSN Dựa vào đặc điểm vận động của các loại tài sản cũng như nội dung, tính chất cuả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể phân chia công việc kế toán thành các phần hành kế toán sau: - Kế toán vốn bằng tiền - Kế toán vật tư, tài sản - Kế toán thanh toán - Kế toán nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ - Kế toán các khoản thu - Kế toán các khoản chi - Lập các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Nội dung tổ chức công tác kế toán HCSN Khi tổ chức công tác kế toán trong các ĐV HCSN đều phải căn cứ vào 2 yếu tố cơ bản sau: - Quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị. - Căn cứ vào các quy định của Luật kế toán, Chế độ kế toán. Nội dung: - Tổ chức vận dụng những quy định chung - Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán - Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán - Tổ chức hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ. - Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính kế toán Yêu cầu tổ chức công tác kế toán HCSN - Đầy đủ - Rõ ràng - Trung thực - Liên tục - Hệ thống - Tiết kiệm Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán HCSN 12
  13. - Giá gốc - Nhất quan - Khách quan - Công khai - Thận trọng - Mục lục ngân sách Nhà nước Tổ chức kế toán HCSN Yêu cầu của việc tổ chức bộ máy kế toán - Bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị. - Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo chỉ đạo và thực hiện toàn diện thống nhất và tập trung công tác kế toán, thông tin kinh tế của đơn vị. - Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, hợp lý, chuyên môn hoá, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của kế toán đơn vị. Tổ chức bộ máy kế toán các cấp - Đơn vị dự toán cấp I có kế toán cấp 1: Quan hệ trực tiếp với cơ quan tài chính (Bộ, Sở, Ngành). - Đơn vị dự toán cấp II có kế toán cấp 2: Quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán cấp I. - Đơn vị dự toán cấp III có kế toán cấp 3: Quan hệ trực tiếp với đơn vị dự toán cấp II. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán. - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán - Thu thập, xử lý thông tin, số liêụ kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. - Ngoài ra, bộ máy kế toán còn phải tham gia công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức, bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định. 9. Hình thức kế toán áp dụng tại cơ quan, đơn vị Hình thức kế toán nhật ký chung a. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên Sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh b.Các loại sổ kế toán - Nhật ký chung; - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. c. Nội dung và trình tự ghi chép 13
  14. - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh" và báo cáo tài chính. Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng Hình thức kế toán nhật ký sổ cái a. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký sổ cái 14
  15. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại, hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng 1 quyển sổ kế toán tổng hợp là Sổ Nhật ký- Sổ Cái và trong cùng một quá trình ghi chép. Căn cứ để ghi vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. b. Các loại sổ kế toán - Sổ Nhật ký- Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. c. Nội dung và trình tự ghi chép - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký- Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho) phát sinh nhiều lần trong một ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã được dùng để ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh trong tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng trong Sổ Nhật ký - Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tổng số tiền của cột Tổng số tiền phát sinh Tổng số tiền phát “ Số tiền phát sinh” = Nợ của tất cả các = sinh Có của tất ở phần Nhật ký tài khoản cả các tài khoản Tổng số dư Nợ các tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái. - Số liệu trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái, trên Sổ, Thẻ kế toán chi tiết và “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập Bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài chính khác. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái, được thể hiện TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ- SỔ CÁI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 15 SỔ THẺ SỔ KẾ TOÁN
  16. Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ a. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ". Chứng từ ghi sổ dùng để phân loại, hệ thống hoá và xác định nội dung ghi Nợ, ghi Có của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh. Việc ghi sổ kế toán dựa trên cơ sở Chứng từ ghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng biệt: + Ghi theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên Sổ Cái. b. Các loại sổ kế toán + Chứng từ ghi sổ; + Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ; + Sổ Cái + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. c. Nội dung và trình tự ghi chép - Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên, có nội dung kinh tế giống nhau được sử dụng để lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Từ số liệu cộng trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng uỷ quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ Cái. - Cuối tháng sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào Sổ đăng ký 16
  17. chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, kế toán tiến hành khoá Sổ Cái để tính ra số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản. Trên Sổ Cái, tính tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Căn cứ vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái, sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng số liệu thì sử dụng để lập “Bảng cân đối số phát sinh" và báo cáo tài chính. Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc các Chứng từ kế toán kèm theo “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” được sử dụng để ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng khoá các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết, lấy số liệu sau khi khoá sổ để lập “Bảng tổng hợp chi tiết" theo từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu khớp, đúng các số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết" của các tài khoản được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ được thể hiện TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG SỔ, THẺ TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI KẾ TOÁN SỔ QUỸ CHI TIẾT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG CHỨNG TỪ GHI SỔ TỔNG SỔ CÁI HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu cuối tháng Hình thức kế toán máy vi tính a. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Có nhiều chương trình phần mềm kế toán khác nhau về tính năng kỹ thuật và tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong ba hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán tuy không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải đảm bảo in được đầy đủ sổ 17
  18. kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì đơn vị được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế toán phù hợp. Hình thức kế toán trên máy vi tính áp dụng tại đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Có đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết để đáp ứng yêu cầu kế toán theo quy định. Các sổ kế toán tổng hợp phải có đầy đủ các yếu tố theo quy định của chế độ sổ kế toán. - Thực hiện đúng các quy định về mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và sửa chữa sổ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và của Chế độ kế toán này. - Đơn vị phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, điều kiện của phần mềm kế toán do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC ngày 24/11/2005 để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện của đơn vị. b. Các loại sổ kế toán Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó. Đơn vị có thể thiết kế mẫu sổ không hoàn toàn giống sổ kế toán ghi bằng tay, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung theo quy định. c. Nội dung và trình tự ghi chép - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp PHẦN MỀM KẾ - Sổ chi tiết TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG BÁO CÁO TỪ KẾ MÁY VI TÍNH TÀI CHÍNH TOÁN CÙNG LOẠI 18
  19. Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 10. Hệ thống các tài khoản cơ quan, đơn vị sử dụng Gồm 6 loại tài khoản và 1 loại tài khoản ngoài bảng: - Tài khoản loại 1: Tiền vật tư: Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có - Tài khoản loại 2: Tài sản cố định: Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có - Tài khoản loại 3: Thanh toán + Nhóm 31: (TK 312, 336): Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có + Nhóm 33: Tăng ghi Có, Giảm ghi Nợ + Nhóm 341: Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có + Nhóm 342: Thuộc Nhóm Tài sản, Nguồn vốn: nguyên tắc đối ứng. - Tài khoản loại 4: Nguồn kinh phí: Tăng ghi Có, Giảm ghi Nợ - Tài khoản loại 5: Khoản thu: Tăng ghi Có, Giảm ghi Nợ, Số dư bên Có - Tài khoản loại 6: Khoản Chi: Tăng ghi Nợ, Giảm ghi Có, Số dư bên Nợ 19
  20. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN SỐ HIỆU PHẠM VI STT TÊN TÀI KHOẢN GHI TK ÁP DỤNG CHÚ LOẠI 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ 1 111 Tiền mặt Mọi đơn vị 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 2 112 Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Mọi đơn vị Chi tiết 1121 Tiền Việt Nam theo 1122 Ngoại tệ từng TK tại từng NH, KB 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 3 113 Tiền đang chuyển Mọi đơn vị 4 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn Đơn vị có phát 1211 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn sinh 1218 Đầu tư tài chính ngắn hạn khác 5 152 Nguyên liệu, vật liệu Mọi đơn vị Chi tiết theo 6 153 Công cụ, dụng cụ Mọi đơn vị yêu cầu quản lý 7 155 Sản phẩm, hàng hoá Đơn vị có hoạt Chi tiết 1551 Sản phẩm động SX, KD theo sản 1552 Hàng hoá phẩm, hàng hoá LOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8 211 TSCĐ hữu hình Mọi đơn vị Chi tiết 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc theo 2112 Máy móc, thiết bị yêu cầu quản lý 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0