intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non): Phần 1

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

200
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non) trình bày đại cương về tiếng Việt, ngữ âm tiếng Việt, từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiếng Việt (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------0 O 0 ------------ Trần Thị Hoàng Yến TIẾNG VIỆT (Dùng cho hệ đào tạo từ xa - ngành Giáo dục mầm non) Vinh - 2011 = 1 =
  2. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho thầy và trò ngành Giáo dục mầm non, chúng tôi đã biên soạn giáo trình Tiếng Việt này. Khi biên soạn giáo trình chúng tôi đã tham khảo một số nội dung từ các giáo trình liên quan của các tác giả: Lê A, Đoàn Thiện Thuật …. đồng thời chúng tôi luôn cố gắng cập nhật những tri thức tiếng Việt hiện đại. Trong quá trình biên soạn, giáo trình chắc có ít nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để cuốn sách hoàn thiện hơn. Tác giả = 2 =
  3. PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT 1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta hiểu để xã hội loài người tồn tại và phát triển con người - chủ thể xã hội cần phải lao động. Muốn có của cải vật chất, con người cần lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Muốn đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc thì phải tổ chức hoạt động xã hội. Từ đó, để thấu hiểu đời sống tâm linh, tình cảm của từng cá nhân cộng đồng con người cần hoạt động giao tiếp để trao đổi tâm tư tình cảm. Do đó, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, đắc dụng nhất của con người là ngôn ngữ. Người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt làm công cụ để thực hiện các hoạt động nhận thức, tư duy và biểu lộ kết quả tư duy và trao đổi ý kiến truyền đạt kết quả nhận thức tư duy giữa người này với người khác. Điều nữa, dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc, tồn tại 54 thứ tiếng. Vậy để giao tiếp với người Việt, giữa các dân tộc với nhau, người Việt Nam dùng tiếng Việt để giao tiếp mang tính chất phổ thông. Do đó tiếng Việt có địa vị cao, ưu thế cao và nhiều tính ưu việt. - Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc, tiếng Việt ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử dân tộc đã từng có thời kỳ bị các thế lực xâm lược ngoại bang và tầng lớp thống trị trong nước dùng tiếng nói và chữ viết nước ngoài (tiếng Hán và tiếng Pháp) làm ngôn ngữ chính thống trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá giáo dục ... Tiếng Việt bị coi rẻ, bị chèn ép. Tuy nhiên tiếng Việt cũng như dân tộc Việt, không bị đồng hoá, không bị mai một mà vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời và phát triển của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, tiếng Việt ngày càng khẳng định địa vị của nó, trường tồn và phát triển cho đến ngày nay. 2. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại - Tiếng Việt, trước hết, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay. Chức năng đó được biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày, trong các lĩnh vực hoạt động giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học. - Riêng trong lĩnh vực giáo dục, từ năm 1945, tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu từ bậc mầm non = 3 =
  4. đến đại học, sau đại học. Đặc biệt, ngày nay có nhiều người nước ngoài học tập và nghiên cứu về Việt Nam. Họ học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và nghiên cứu. - Tiếng Việt từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ. Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là chất liệu sáng tạo nghệ thuật của người Việt, tiếng Việt luôn luôn là công cụ nhận thức tư duy của người Việt và nó gắn bó chặt với hoạt động nhận thức, tư duy của người Việt. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT 1. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt Có nhiều quan niệm về nguồn gốc của tiếng Việt. Tiêu biểu của các tác giả: - Tabe (Taberd -1838) trong "Từ điển Việt Nam tự vị": Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. - H.Matxpêrô (Pháp - 1912) trong "Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt - các phụ âm đầu": Tiếng Việt có nguồn gốc từ các ngôn ngữ họ Tày - Thái. - Êđricua (1954) trong "Vị trí của Tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á": Tiếng việt có nguồn gốc từ họ Đông Nam á (chi Môn - Khơmer). - Phạm Đức Dương, Hà Văn Tấn (1978) trong "Về ngôn ngữ tiếng Việt Mường": Tiếng Việt sinh ra do sự hỗn hợp của 2 họ ngôn ngữ Tày - Thái (qua thời kỳ tiền Việt Mường và Việt Mường chung).  Thống nhất sơ đồ nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: Ngữ hệ: Đông Nam á Họ Hán, Tày Nam á Nam Đảo Chi Hán Tạng -Miến Mèo- Dao Tày Thái Môn-khơme Malay Mêlađini Tiền Việt - Mường Nhóm Việt Mường Chứt Poọng = 4 =
  5. Ngôn ngữ Việt Mường Như vậy có thể kết luận về nguồn gốc của tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Đông Nam á, họ Nam á, chi Môn - Khơmer, nhóm Việt Mường (Việt Mường chung). Ngôn ngữ của người Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái, đặc biệt tiếp xúc và nhận nhiều yếu tố Hán để rồi tách ra khỏi ngôn ngữ Việt Mường chung và trở thành tiếng Việt độc lập. * Chú giải về một số khái niệm: - Ngữ hệ Đông Nam á (1 trong hơn 10 ngữ hệ trên thế giới). Có gần 180 ngôn ngữ - 3 họ: Hán Tạng, Nam Đảo, Nam á. - Họ ngôn ngữ Nam á + Có khoảng 100 ngôn ngữ ở đồng bằng Việt Nam, Cămpuchia, Miền núi Bắc và Trung Bộ Tây Nguyên, Miến Điện, Lào . - Gồm các chi Tày, Thái, Môn - Khơme. - Chi ngôn ngữ Môn - Khơme. + Có khoảng 60 ngôn ngữ + Gồm 6 nhóm ngôn ngữ: Khơ Mú, Ka Tu, Ba Na, Khơ me, Môn, Việt Mường. Nhóm Ngữ Việt Mường: + Gồm 8 ngôn ngữ (số liệu 1992): Việt (Kinh), Mường, Thổ, A rem (còn gọi Mạy, Rục) Chứt, Tày hạt, Mã liếng, A hơ. Bảng so sánh từ cơ bản Việt và Môn - Khơme Việt Khơ me Môn Ba na Bru (Vân Kiều) Một Mui Muôi Muôi Mui Hai Bar Bai Bai Bar Ba Bêi Pi Pa Pei Bốn Buôn Par Puôn Pôn Năm Prăm Pđăm Pđăm Shang Tóc Sok Sok Xoh Sok Mắt Măt Măt Măt Mat Mũi Muh Muh Muh Mu Nước Đak Đak Đăk Togai Sông Kron Krơn Krông Krông = 5 =
  6. Cá Ka Ka Ka Sia Chim Sem Sem Xem Chân Con Kun Min Kon Kon Cháu Cau Sâu Câu Chao 2. Quá trình phát triển của tiếng Việt a. Tiếng Việt thời kỳ cổ đại: Từ khi dựng nước Âu Lạc (TK II TCN đến TK VII sau CN). - Ngôn ngữ người Việt có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày - Thái cổ Sự tiếp xúc Việt - Tày Thái xảy ra trong thời kỳ nhà nước Âu Lạc đầu tiên của Việt Nam là nhà nước Âu Lạc. Cách thức tiếp xúc: Kết hợp một số yếu tố Việt (vốn là từ đơn tiết) với yếu tố Tày Thái để tạo thành những từ phức đẳng lập hoặc chính phụ cho tiếng Việt. (theo Matxpêro (1912) còn khoảng vài trăm từ pha trộn kiểu này trong tiếng Việt). Ví dụ: Chó má, củi đuốc, tre pheo, xe cộ, vườn tược, gây gỗ, áo xống, kiêng khem... : từ ghép đẳng lập. - Dao pha, đòn càn, lược bí, mặt nạ, mưa phùn, trắng nõn, xanh lè, trắng bốp, thơm phức ... : từ ghép chính phụ. (Trong các từ trên, yếu tố Việt đứng trước, yếu tố Tày Thái đứng sau). Việc tạo ra những từ pha trộn như vậy đã góp phần đáng kể cho số lượng từ Việt lúc bấy giờ, đặc biệt tạo ra một kiểu từ phức ghép nghĩa cho ngôn ngữ Việt vốn chỉ có từ đơn tiết lúc bấy giờ. - Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ thể trong nhà nước Âu Lạc cổ đại Dưới sự lãnh đạo của Thục An Dương Vương, các tộc người Lạc Việt và Âu Việt đã liên minh bộ lạc thành nhà nước Âu Lạc để tăng cường sức mạnh chống lại hoạ xâm lăng của Triệu Đà (TKIII -TCN). Trong nhà nước Âu Lạc, người Việt (Kinh) chiếm số lượng lớn nhất và có trình độ phát triển cao hơn. Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ chủ thể trong thời kỳ nhà nước Âu Lạc. - Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 1 với tiếng Hán, vay mượn một số từ của ngôn ngữ này, làm thành lớp từ gốc Hán cổ trong tiếng Việt. = 6 =
  7. Điều kiện và thời gian tiếp xúc: Từ khi Triệu Đà xâm lược Việt Nam (- 179 TCN) đến trước thời kỳ VII SCN (8TK đầu của thời Bắc thuộc). Cách thức vay mượn: qua khẩu ngữ (mượn trực tiếp qua lời nói): Chỉ mượn các từ đơn tiết của tiếng Hán; mượn những từ cần thiết mà vốn từ cơ bản tiếng Việt lúc bấy giờ chưa có; mượn những âm có biến âm cho phù hợp với cách phát âm lúc bấy giờ của người Việt. Ví dụ: Hán cổ  Việt gốc Hán cổ Bi Bia Phụ Giá Phiền Buồn Phàm Buồng Trữ Chứa Kiếm Gươm Trọng Chuộng b. Tiếng Việt từ thế kỷ VII đến giữa TK XIX Lấy mốc từ đầu TK VII (đời Đường) làm mốc cho thời kỳ trung đại vì lý do đời Đường có vai trò trong việc tăng trưởng vốn từ tiếng Việt về số lượng và chất lượng. Các biểu hiện lớn: * Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 2 với tiếng Hán trung đại, vay mượn rất nhiều từ ngữ của tiếng Hán, làm thành từ Hán Việt trong tiếng Việt. - Thời gian tiếp xúc: Từ đời Đường (618 - 907) trở về sau (Tống, Nguyên, Minh, Thanh) trong đó chủ yếu vào đời Đường. - Cách thức vay mượn: mượn qua sách vở, có hệ thống, có số lượng lớn, có khả năng chọn lựa, có giá trị ngữ nghĩa cao (hàm xúc, chính xác ...). Tác động vào từ vay mượn: đa phần mượn cả cấu tạo và ngữ nghĩa, chỉ biến đổi bằng cách đọc Hán Việt. Có một số biến đổi với từ Hán Việt. * Được chế tác từ chữ Hán, chữ Nôm như một thành tựu văn hoá Việt Nam đã góp phần lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam thời trung đại. = 7 =
  8. Lý do và thời gian chế tác: Sau khi đất nước giành độc lập (TK X  XIII) và với tinh thần ý thức độc lập chữ viết của cha ông ta. Cách chế tác chữ Nôm: Dùng nguyên một chữ Hán để làm thành chữ Nôm (những chữ Hán đơn giản ít nét). Ví dụ tài, người (nhân) ; khẩu , thượng , hạ Kết hợp hai chữ Hán tạo thành một chữ Nôm: * Hội ý ( hai chữ Hán đều chỉ ý): * Hài thanh (một chữ Hán lấy ý, một chữ Hán gợi âm) Kết hợp một chữ Hán với một chữ Nôm - Vai trò của chữ Nôm: Đưa văn học Việt Nam chính thức bước vào nền văn học viết. Lưu giữ nhiều giá trị văn chương. * Chữ quốc ngữ được chế tạo nhưng phạm vi sử dụng còn rất hạn chế. Mục đích và lý do: Các cố đạo phương Tây tạo ra chữ quốc ngữ để truyền đạo. Giới thiệu sơ bộ: Chữ viết ghi âm tố cho tiếng Việt, dùng bằng chữ cái La Tinh (có thay đổi chút ít). Mức độ phổ biến từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, rất hạn chế, chỉ trong kinh bổn ở các xứ đạo. c. Tiếng Việt thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến nay * Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi dần, thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong xã hội Việt Nam. Thời gian phổ biến, quảng bá chữ quốc ngữ: bắt đầu từ 1862 (ở Nam Bộ) đến nửa đầu thế kỷ XX (cả nước). Thực dân Pháp phổ biến chữ viết La Tinh (chữ quốc ngữ) ở nước ta để tạo điều kiện cho việc cai trị của chúng (quản lý nhân sự, đào tạo tay sai), có mức độ (để còn thực hiện chính sách ngu dân của chúng). Người Việt tích cực phổ biến và vận động người Việt Nam học chữ quốc ngữ vì thấy đây là công cụ sắc bén cho việc tuyên truyền giáo dục quần chúng làm cách mạng (Đông kinh nghĩa thục, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội). = 8 =
  9. Sau Cách mạng tháng 8 chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của nhà nước Việt Nam. Chữ quốc ngữ được phổ cập trong toàn dân để nâng cao trình độ văn hoá, tư tưởng, tạo điều kiện mọi người thực sự làm chủ đất nước, cuộc đời, văn hoá để góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam. - Chữ Hán và chữ Nôm kết thúc vai trò văn tự ở Việt Nam vào cuối thời kỳ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta. * Tiếng Việt tiếp xúc với một số ngôn ngữ phương Tây, vay mượn khá nhiều từ ngữ (làm thành lớp từ mượn gốc Âu trong tiếng Việt). Thời gian tiếp xúc với các ngôn ngữ Pháp, Anh, Nga không giống nhau. VD: Tiếng Pháp: Từ 1858 - 1954 Tiếng Anh: Từ 1954 - 1975 ở miền nam và hiện nay: Tiếng Nga: Tư 1917 - 1991. Nội dung ngữ nghĩa các từ mượn gốc Âu: Pháp: Tên hoá chất - thuốc men, tên thực phẩm gốc Âu, từ ngữ kỹ thuật, công nghệ. Anh: Thể thao, kinh tế. Nga: Chính trị, xã hội. - Từ sau Cách mạng tháng 8, tiếng Việt đảm nhận những vai trò xã hội mới và quan trọng. Tiếng Việt là quốc ngữ trong mọi hoạt động xã hội, đặc biệt trong nền giáo dục đào tạo, trong giao tiếp giữa các dân tộc ở Việt Nam, trong hoạt động đối ngoại. * Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, tiếng Việt có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Cách mạng tháng 8 đã mở ra trang mới trong lịch sử dân tộc ta. Sự đổi đời đã đem lại cho ngôn ngữ dân tộc ta những vai trò xã hội mới to lớn và quan trọng. Tiếng Việt là ngôn ngữ nhà nước chính thức của quốc gia Việt Nam, được dùng trong mọi hoạt động xã hội (kinh tế, ngoại giao, giáo dục đào tạo, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật). Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chung (ngôn ngữ phổ thông) giữa 54 dân tộc trong nước Việt Nam. = 9 =
  10. Tiếng Việt là công cụ sắc bén cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cho việc phổ biến khoa học kỹ thuật, phát triển văn hoá. Tiếng Việt có sự phát triển mới về các mặt cấu tạo: - Về ngữ âm: Người dân quen dần với cách phát âm một số phụ âm kép trong từ gốc châu Âu phiên âm. Ví dụ: Brôm, Clo, Stalin, Matxcơva. Quen dần với phụ âm (p) đầu một số âm tiết trong từ gốc Âu phiên âm. Ví dụ: Pin, Pênixilin, Páplốp, Pôpơlin. * Tiếp nhận từ phương ngữ Nam bộ một số từ có vỏ ngữ âm: mãng cầu, măng cụt… - Về từ vựng: Vốn từ tăng trưởng nhanh chóng và đáng kể, nhất là từ ngữ chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học kỹ thuật. Tiếp nhận vào ngôn ngữ toàn dân một số từ ngữ ở các phương ngữ (nhất là phương ngữ Nam bộ). VD: Xoài riêng, lồ ô, tầm vông, măng cầu, mít tố nữ ... Loại bỏ một số từ cũ không hợp thời nữa. Xây dựng được các bộ thuật ngữ khoa học cho tất cả các chuyên ngành, càng ngày càng có nhiều từ ngữ được sưu tập vào từ điển các loại (từ thông dụng, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ láy ...) để phổ cập vốn từ ngữ cho mọi người sử dụng tiếng Việt. - Về ngữ pháp: Giữ gìn và phát huy cách diễn đạt truyền thống (câu ngắn dễ hiểu) đồng thời tiếp thu cách diễn đạt của ngôn ngữ khoa học chính luận Châu Âu. Nhiều thể loại ngôn ngữ viết ra đời và phát triển: Ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ hành chính. Nhiều thể loại văn học xuất hiện và phát triển: Kịch, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự do, thơ văn xuôi. Câu văn tiếng Việt trở nên đa dạng: Câu có thêm những thành phần phụ: Đề ngữ, trạng ngữ cách thức, vị ngữ phụ, câu có nhiều tầng bậc. III. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT = 10 =
  11. 1. Loại hình ngôn ngữ là gì? * Loại hình ngôn ngữ là một tập hợp các ngôn ngữ có chung những đặc điểm nào đó về kiểu cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ (nhất là kiểu cấu tạo từ), kiểu diễn đạt các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. 2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt được biểu hiện: a. Đặc điểm tính âm tiết Đây là đặc điểm cơ bản, đặc điểm gốc về mặt loại hình của tiếng Việt. Nội dung: Trong tiếng Việt, âm tiết thường là võ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc (từ trong vốn từ cơ bản). Nghĩa là: - Trong tiếng Việt, âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm ngắn nhất, tự nhiên nhất và cũng là đơn vị được tiếp nhận bằng thính giác dễ dàng và tự nhiên nhất. Âm tiết gồm một hoặc một số âm vị đoạn tính kết hợp lại một cách chặt chẽ và được phát âm với 1 trong số 6 thanh điệu. - Đơn vị phát âm nói trên có chức năng làm đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, tức là chức năng của một hình vị đơn vị cơ sở của ngữ pháp dùng để cấu tạo từ. - Đơn vị phát âm nói trên (âm tiết) xét về mặt chức năng làm đơn vị nhỏ phát dùng để đặt câu thì trong vốn từ cơ bản của tiếng Việt, âm tiết thường cũng là võ ngữ âm của từ cơ bản. Như vậy, một "tiếng" đứng ở 3 góc nhìn khác nhau (ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp) lại là 3 đơn vị khác nhau. = Âm tiết (ngữ âm) Tiếng "nhà" = Hình vị (cấu tạo từ): Nhà (máy). = Từ cơ bản (ngữ pháp): Nhà này mới xây. Vì thế Nguyễn Kim Thản (1974) gọi đây là đặc điểm "1thể 3 ngôi" (1 hình thức nhưng đủ tư cách của 3 đơn vị khác nhau). Như vậy, đặc điểm "tính âm tiết" chỉ rõ tính chất đặc biệt nổi trội của đơn vị "tiếng" (âm tiết) đối với tiếng Việt. Thể hiện (chi phối) trong cấu trúc nội bộ và hoạt động của tiếng Việt. = 11 =
  12. - Cấu trúc nội bộ: + Từ tiếng Việt không biến hình từ. + Tiếng Việt phải dùng các phương thức ngữ pháp nằm ngoài từ để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ trong câu. Đặc điểm này do đặc điểm trên quy định. + Việc phân định ranh giới giữa các từ ghép và cụm từ gặp nhiều khó khăn. - Hoạt động trong tiếng Việt: + Đặc điểm tính âm tiết của tiếng Việt là nguyên nhân khiến cho lời nói của người Việt, ranh giới giữa các âm tiết thật rõ ràng, không có hiện tượng nối từ âm tiết này sang âm tiết khác (tính phân tiết cao). + Đặc điểm tính âm tiết cũng khiến cho thói quen sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt từ xa xưa, chẳng hạn: Có những từ tố (hình vị) bình thường không thể là từ nhưng trong lời nói lâm thời lại làm thành một từ. Ví dụ: - Lạy quan, con xin hậu tạ. - Không hậu gì cả! Có gì thì đưa ngay đây. Khi cần biểu thị biểu lộ ý chê bai hoặc có ý dung tục người Việt thường tách hai tiếng làm thành một từ hoàn chỉnh ra mà xen vào giữa yếu tố "với". Ví dụ: Đồ với đạc! Ăn với nói! Thi với cử! b. Đặc điểm từ không biến hình Đây là đặc điểm quan trọng về mặt loại hình của tiếng Việt. Đặc điểm này là sản phẩm sinh ra từ đặc điểm tính âm tiết nói trên. Nghĩa là: Từ của tiếng Việt, khi dùng trong câu, dù ở bất cứ vị trí nào, dù đảm nhiệm bất cứ vai trò ngữ pháp gì cũng chỉ có một hình thức duy nhất không biết đổi. Ví dụ: Nhà nằm trên đồi. Chúng tôi đi thuê nhà. Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. = 12 =
  13. Sở dĩ từ không biến hình là: Từ tiếng Việt (gồm từ đơn tiết và từ đa tiết) do một hoặc một số âm tiết khác ghép lại (theo cách láy âm hoặc ghép nghĩa), mà âm tiết nào cũng được bảo toàn khi phát âm, do đó từ không có căn tố và phụ tố như ngôn ngữ. Như vậy, tiếng Việt không có phụ tố thì từ không biến hình. c. Đặc điểm các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài từ Đây là đặc điểm nảy sinh từ đặc điểm "từ không biến hình" và nguyên nhân sâu xa hơn là từ đặc điểm "tính âm tiết" Nội dung của đặc điểm: Để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của từ và các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu, tiếng Việt dùng các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài bản thân từ. Đó là các phương tiện trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. - Trật tự từ: Trật tự sắp xếp các từ và các bộ phận trong câu là phương thức ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Việt. Trừ một vài trường hợp đặc biệt (ngôn ngữ thơ hoặc thông báo khẩn), mọi sự thay đổi trật tự trong câu tiếng Việt đều dẫn đến một trong hai khả năng: hoặc làm mất nghĩa của kết cấu cũ hoặc làm đổi nghĩa của kết cấu cũ. Cùng một từ, nhưng trong những câu khác nhau, đứng ở những vị trí khác nhau thì đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp không giống nhau. Do vậy, trật tự từ là phương thức ngữ pháp quan trọng nhất. Ví dụ: "Cha thương con" khác "Con thương cha" Những sinh viên này là đảng viên. (câu) khác với: Những sinh viên đảng viên này (cụm từ) Trật tự từ không chỉ là phương thức ngữ pháp có tác dụng trong phạm vi câu mà còn là phương thức từ pháp có tác dụng trong cấu tạo từ. Nhiều trường hợp, thay đổi trật từ các hình vị trong từ ghép độc lập cũng dẫn đến mất từ hoặc đổi nghĩa. Ví dụ: "quê hương" khác "hương quê", "đất cát" khác "cát đất" hoặc trong từ ghép chính phụ thuần Việt, yếu tố chính không thể đứng sau yếu tố phụ trong hầu hết các từ láy âm, cũng không thể đảo trật tự các tiếng cho nhau. - Hư từ: = 13 =
  14. Đây là phương thức ngữ pháp quan trọng sau phương thức trật tự từ. Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có vai trò ngữ pháp trong câu. Hai từ loại hư từ quan trọng nhất của tiếng Việt là phụ từ và quan hệ từ: + Phụ từ là những hư từ đi kèm với thực từ trong câu để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ: để, đang, sắp, sẽ , không, chưa, chẳng ... + Quan hệ từ là những hư từ đi giữa các thực từ để diễn đạt các quan hệ ngữ pháp trong câu: và, cùng, là ... * Giữa phương thức trật tự từ và hư từ trong tiếng Việt có sự phối hợp trong khi dùng. Đáng chú ý hơn cả: + Phối hợp dùng cả trật tự từ lẫn hư từ. Ví dụ: Văn học là nhân học. + Muốn đảo trật tự từ, phải có sự xuất hiện của hư từ. Ví dụ: Con rể biếu bố có chai rượu thuốc. (không đổi trật tự 2 bổ ngữ) Con rể biếu cho bố vợ chai rượu thuốc. Con rể biếu chai rượu thuốc cho bố vợ. Câu hỏi tự học 1. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về khái niệm tiếng Việt? 2. Trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt. 3. Chứng minh rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập. Hướng dẫn tự học 1. Nắm và phân tích khái niệm về tiếng Việt : Tiếng Việt Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. 2. Nắm được các giai đoạn hình thành và phát triển của tiếng Việt: - Tiếng Việt thời kỳ cổ đại: Từ khi dựng nước Âu Lạc (TK II TCN đến TK VII sau CN). = 14 =
  15. +Ngôn ngữ người Việt có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày - Thái cổ. Sự tiếp xúc Việt - Tày Thái xảy ra trong thời kỳ Nhà nước Âu Lạc đầu tiên của Việt Nam: Nhà nước Âu Lạc. + Tiếng Việt là ngôn ngữ chủ thể trong nhà nước Âu Lạc cổ đại + Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 1 với tiếng Hán, vay mượn một số từ của ngôn ngữ này, làm thành lớp từ gốc Hán cổ trong tiếng Việt. - Tiếng Việt từ thế kỷ VII đến giữa TK XIX Lấy mốc từ đầu TK VII (đời Đường) làm mốc cho thời kỳ trung đại vì lý do đời Đường có vai trò trong việc tăng trưởng vốn từ tiếng Việt về số lượng và chất lượng. Các biểu hiện lớn: + Tiếng Việt tiếp xúc lần thứ 2 với tiếng Hán trung đại, vay mượn rất nhiều từ ngữ của tiếng Hán, làm thành từ Hán Việt trong tiếng Việt. + Được chế tác từ chữ Hán, chữ Nôm như một thành tựu văn hoá Việt Nam đã góp phần lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam thời trung đại. + Chữ quốc ngữ được chế tạo nhưng phạm vi sử dụng còn rất hạn chế. - Tiếng Việt thời kỳ từ giữa thế kỷ XIX đến nay + Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi dần, thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong xã hội Việt Nam. + Tiếng Việt tiếp xúc với một số ngôn ngữ phương Tây, vay mượn khá nhiều từ ngữ (làm thành lớp từ mượn gốc Âu trong tiếng Việt). + Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8 đến nay, tiếng Việt có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. 3. Nắm được đặc điểm loại hình tiếng Việt: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập.Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt được biểu hiện: - Đặc điểm tính âm tiết Trong tiếng Việt, âm tiết thường là võ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc (từ trong vốn từ cơ bản). - Đặc điểm từ không biến hình = 15 =
  16. Từ của tiếng Việt, khi dùng trong câu, dù ở bất cứ vị trí nào, dù đảm nhiệm bất cứ vai trò ngữ pháp gì cũng chỉ có một hình thức duy nhất không biết đổi. - Đặc điểm các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài từ Để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp của từ và các quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các bộ phận trong câu, tiếng Việt dùng các phương tiện ngữ pháp nằm ngoài bản thân từ. Đó là các phương tiện trật tự từ, hư từ và ngữ điệu. = 16 =
  17. PHẦN II: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT CHƯƠNG I: NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC I. NGỮ ÂM - ÂM THANH NGÔN NGỮ 1. Khái niệm ngữ âm Âm thanh là kết quả chấn động của một vật thể, nó lan truyền và con người cảm nhận được bằng thính giác. Sự chấn động nảy sinh âm thanh do hai nguyên nhân: do một vật thể khác tác động vào (ví dụ: dùi ấn vào trống); do bản thân sự vận động của các vật thể. (ví dụ: tiếng suối chảy). Có hai loại âm thanh: âm thanh tự nhiên và âm thanh nhân tạo. Âm thanh tự nhiên tồn tại ngẫu nhiên, rời rạc và không thành hệ thống. Âm thanh nhân tạo hầu hết có tính chất tín hiệu, thoả mẫn nhu cầu giao tiếp của con người. Trong các loại âm thanh nhân tạo có âm thanh ngôn ngữ. Đó là một loại âm thanh nhân tạo đặc biệt. Âm thanh ngôn ngữ là mặt vật chất đầu tiên của ngôn ngữ, nó làm cho ngôn ngữ có khả năng hiện thực hoá, nhờ vậy ngôn ngữ thực hiện được chức năng giao tiếp. Âm thanh ngôn ngữ có nhiều điểm khác biệt với âm thanh nhân tạo khác: - Âm thanh ngôn ngữ có tính hệ thống (yếu tố, quan hệ, giá trị). - Nó được hình thành trong lịch sử là kết quả của sự lựa chọn, sự ước định của một cộng đồng người (là vốn chung của mỗi con người). - Âm thanh ngôn ngữ không phải là một âm thanh cụ thể mà có tính khái quát. Nó có hai dạng tồn tại: cụ thể và trừu tượng. Như vậy, âm thanh ngôn ngữ là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh để tạo thành vỏ tiếng cho một ngôn ngữ, được hình thành trong lịch sử, gắn với một cộng đồng người nhất định và mang một ý nghĩa nào đó. 2. Vai trò của ngữ âm - Đối với ngôn ngữ: Ngữ âm đảm nhiệm mặt vật chất, tức là làm hình thức cho ngôn ngữ (vỏ tiếng), làm cho ngôn ngữ được hiện thực hoá. Bởi vậy, nói đến ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Hiện nay chưa có một dân tộc nào dùng ngôn ngữ phi âm thanh để trao đổi tư tưởng. = 17 =
  18. Âm thanh ngôn ngữ là mặt vật chất tiện lợi nhất, tốt nhất cho ngôn ngữ. Bởi vì: để tổ chức một hoạt động giao tiếp phải có công cụ giao tiếp. Đó có thể là cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt ... Nhưng cử chỉ, điệu bộ chỉ phát huy trong hoàn cảnh nhất định, hoặc màu sắc, ký hiệu, tín hiệu giao thông, các biểu trưng quân hàm, quân hiệu ... Những thứ đó cồng kềnh, phức tạp và muốn hiểu thì phải tuyên truyền, phổ biến. Mặt khác, chúng không thoả mãn nhu cầu giao tiếp, không đủ sức để phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp của con người. Do đó, con người chọn lấy âm thanh do bộ máy cấu âm phát ra và thính giác tiếp nhận được làm công cụ giao tiếp. Có thể nói sự lựa chọn này rất thuận lợi cho người sử dụng vì những lý do sau: + Bộ máy cấu âm và thính giác có sẵn ở mỗi con người. + Việc giao tiếp bằng ngữ âm không ngăn cản được con người khi lao động: miệng nói tai nghe và tay chân vẫn làm việc được. + Âm thanh không lệ thuộc và ánh sáng. Trong bóng tối con người vẫn có thể giao tiếp được với nhau. + Khi con người sử dụng bộ máy cấu âm thì đồng thời có thể dùng cả tai để kiểm tra âm thanh phát ra của mình và dùng mắt để theo dõi phản ứng của người nghe. - Vai trò của ngữ âm đối với nhà trường: Tri thức về ngữ âm là cơ sở để dạy về chính âm, chính tả, đọc diễn cảm trong nhà trường. Ở nhà trường có thể khai thác các yếu tố ngữ âm trong khi phân tích tác phẩm văn học giúp làm tăng hiệu quả của việc phân tích, cảm thụ nghệ thuật: Ví dụ: Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. Âm "an" trong "lan, tan, tràn" tạo cảm giác mênh mang, lan tràn. Âm "ương" trong "đường, dương, sương" tạo cảm giác như âm thanh, nhạc lòng du dương. II. CƠ SỞ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NGỮ ÂM Ngữ âm được tạo thành bởi hai mặt tự nhiên và xã hội, trong mặt tự nhiện có cả mặt sinh lý và mặt vật lý. Ngành ngữ âm học theo nghĩa hẹp nghiên cứu = 18 =
  19. mặt tự nhiên của ngữ âm, nganh âm vị học nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm. Ngành ngữ âm học hiểu theo nghiã rộng nghiên cứu cả mặt tự nhiên và xã hội. 1. Cơ sở vật lý (âm học) Âm thanh của ngôn ngữ có nhiều điểm giống với các âm thanh khác trong tự nhiên. Nó cũng là kết quả của sự chấn động của các phần tử không khí do luồng hơi từ phổi đi ra. Khi nghiên cứu về âm thanh ngôn ng, cần nghiên cứu các thuộc tính vật lý: a) Độ cao: Âm thanh phát ra bao giờ cũng ở độ cao nhất định. Mức độ cao thấp của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay chậm của các phần từ không khí trong một đơn vị thời gian nhất định. Nói cách khác, độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động của dây thanh quy định độ cao của giọng nói con người. b) Độ mạnh: Độ mạnh của âm do biên độ dao động quyết định. Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng mạnh. Trong ngôn ngữ, phụ âm phát ra thường mạnh hơn nguyên âm. Độ mạnh còn gọi là cường độ. c) Độ dài: Độ dài hay trường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay mau của các phần tử không khí. VD: Trong tiếng Việt: "a" trong "hai" dài hơn "a" trong "hay". d) Âm sắc: Âm sắc là bản sắc, là sắc thái riêng biệt của một âm cùng một nốt nhạc nhưng âm thanh của các loại đàn khác nhau, sẽ có những sắc thái khác nhau. Đó là sự khác nhau về âm sắc. Cùng một bài hát và hát ở cùng một độ cao như nhau nhưng tiếng hát của Thanh Hoa vẫn khác với tiếng hát của Thu Hiền, đó cũng là sự khác nhau về âm sắc. Âm sắc khác nhau là do: - Vật tạo ra âm khác nhau, chẳng hạn vật bằng đồng như chuông âm sẽ khác với vật bằng gỗ như mỏ. - Cách làm cho vật phát ra âm khác nhau, ví dụ dùng phím đánh đàn, dùng tay bật đàn, dùng cung kéo nhị. - Hiện tượng cộng hưởng khác nhau, như tiếng nói của một người ở nhà xây và ở nhà gỗ. Đây là lý do giải thích vì sao các nhà hát phải có một kiến trúc đặc biệt. 2. Cơ sở sinh lý (cấu âm) = 19 =
  20. Mỗi một âm do con người phát ra đều là kết quả của một hoạt động nhất định của bộ máy phát âm của con người, hơn nữa nó là đối tượng của sự tri giác thính giác có quan hệ với quá trình nảy sinh từ cơ thể con người. Nghiên cứu ngữ âm từ mặt sinh lý học lag nghiên cứu xem những cơ quan nào tham gia vào việc tạo ra các âm thanh ngôn ngữ và qáu trình tạo lập đó diễn ra như thế nào. Có thể hình dung quá trình phát âm diễn ra như sau: (1) mẹnh lệnh được truyền đi từ võ não, từ trung tâm đièu khiểm hoạt động nói năng nằm ở bán cầu đại não; sự truyền đạt mệnh lệnh này theo dây thần kinh trung ương đến các cơ quan thực hiện trực tiếp; (3) sự hoạt động của bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí quản) cũng như cơ hoành và toàn bộ lồng ngực; (4) hoạt động phức tạp của các cơ quan phát âm (dây thanh, lười, môi, ngạc, hàm dưới…). Toàn bộ những hoạt động của bộ máy hô hấp và các cơ quan phát âm tạo ra một âm tương ứng gọi là sự cấu âm. Bộ máy cấu âm của con người có thể chia ra thành ba bộ phận chính: a) Cơ quan hô hấp: đây là các cơ quan của lồng ngực như hoành cách, phế quản, thanh quản, phổi… Nhiệm vu của các cơ quan hô hấp là cung cấp mức không khí cần thiết để tạo ra giao động âm thanh và truyền ra ngoài. b) Thanh hầu: đó là cơ quan phát âm. Thanh hầu (họng) là một ống rỗng do các mảnh sụn ghép lại với nhau, bên trong có dây thanh. Khi luồng hơi từ phổi đi ra qua ống rỗng nó cọ xát vào thanh hầu phát ra âm thanh. Dây thanh là có 2 tổ chức cơ sóng đôi, khi luồng hơi từ phổi đi ra làm cho 2 tổ chức cơ này rung hay không rung và tạo ra âm thanh. Dây thanh chính là nguồn âm. Có 2 khả năng hoạt động của dây thanh: Khả năng 1: Khi dây thanh rung đều có chu kỳ và tần số dao động xác định được thì nó tạo ra tiếng thanh. Tiếng thanh là cơ sở cấu tạo âm thanh mà ta gọi là nguyên âm. Khả năng 2: Khi dây thanh rung ít hoặc rung không nhịp nhàng điều hoà (tức là không rung có chu kỳ) và tần số dao động không xác định được gọi là tiếng động. Ví dụ: Thông thường các nguyên âm cho nhiều tiếng thanh, còn phụ âm cho nhiều tiếng động. Nguyên âm: Rung; |m|, |d|; rung ít, |t|, |h|: không rung. = 20 =
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2