Giáo trình Trồng dâu - MĐ01: Trồng dâu – nuôi tằm
lượt xem 33
download
Giáo trình “Trồng dâu” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng dâu, kỹ thuật thiết kế vườn trồng dâu, kỹ thuật làm đất; đặc điểm của cây giống và hom dâu đem trồng, kỹ thuật trồng dâu bằng hom, kỹ thuật trồng dâu bằng cây con; kỹ thuật trồng dặm; kỹ thuật trồng xen.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trồng dâu - MĐ01: Trồng dâu – nuôi tằm
- ̉ BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIÊN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấ p nghề
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01
- LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
- Giáo trình “Trồng dâu” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng dâu, kỹ thuật thiết kế vƣờn trồng dâu, kỹ thuật làm đất; đặc điểm của cây giống và hom dâu đem trồng, kỹ thuật trồng dâu bằng hom, kỹ thuật trồng dâu bằng cây con; kỹ thuật trồng dặm; kỹ thuật trồng xen. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 8 1. Chọn đất 8 2. Dọn đất 8 2.1. Mục đích 8 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 8 3. Thiết kế vƣờn dâu 9 3.1. Ý nghĩa 9 3.2. Yêu cầu 9 3.2.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu 10 4. Làm đất 11 4.1. Mục đích 11 4.2. Yêu cầu kỹ thuật 11 5. Phân lô, phân hàng 11 5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng 11 5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o 12 6. Khoảng cách trồng dâu 12 7. Rạch hàng - Đào hố 12 Bài 2: TRỒNG DÂU 14 1.1. Tiêu chuẩn hom giống 14 1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống 15 1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống 15 1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom 15 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống 15 1.3.1. Ẩm độ 16 1.3.2. Nhiệt độ 16 1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng 16 2. Kỹ thuật trồng dâu 16
- 2.1. Thời vụ trồng dâu 16 2.2. Kỹ thuật trồng dâu 17 2.2.1. Trồng dâu bằng hom 17 2.2.2. Trồng dâu cây 17 Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN 19 1. Trồng dặm 19 1.2. Trồng dặm 19 1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống 19 1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm 20 1.2.3. Chăm sóc cây dặm 20 2.Trồng xen 20 2.1. Mục đích 20 2.2. Nguyên tắc 20 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 22
- MÔ ĐUN: TRỒNG DÂU Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các của nghề Trồng dâu - nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật chuẩn bị đất, kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật trồng dặm và trồng xen. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về các bƣớc trong kế hoạch làm đất, trồng dâu và chăm sóc dâu sau trồng; thực hiện thành thạo công việc làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau trồng.
- Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG Mã bài: MĐ01-1 Mục đích của việc trồng dâu là để mở rộng diện tích hoặc cải tạo những ruộng dâu đã già cỗi, nhằm nâng cao sản lƣợng của lá dâu, phục vụ tốt cho nuôi tằm. Đặc điểm sinh vật học của cây dâu khác với một số loại cây trồng khác, do đó việc chuẩn bị đất trồng cho cây dâu là hết sức quan trọng. Chuẩn bị đất trồng chính là khâu chọn đất, kỹ thuật làm đất, thiết kế vƣờn dâu, thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Mục tiêu Trình bày đƣợc nội dung công việc chuẩn bị đất trồng dâu; Lựa chọn và thiết kế đƣợc đất trồng dâu; Áp dụng đƣợc nội dung đã học vào thực tế trên đồng ruộng. A. Nội dung 1. Chọn đất Yêu cầu về đất đối với cây dâu không nghiêm ngặt nhƣ một số cây trồng khác, nhƣng đất có nhiều chất hữu cơ, độ pH trung tính, tầng đất đất canh tác sâu sẽ giúp cho dâu sinh trƣởng tốt. Trong thực tiễn sản xuất cây dâu có thể trồng và phát triển ở các vùng cao nguyên, vùng bãi cát ven sông, ven biển. Các vùng này cần có kế hoạch cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tăng độ phì cho đất. 2. Dọn đất 2.1. Mục đích Dọn đất nhằm mục đích: Dọn sạch các tàn dƣ cây dại. Tiêu diệt các mầm bệnh, các loại sâu gây hại sống trong đất. 2.2. Yêu cầu kỹ thuật Một số yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành dọn đất: Thu gom hết các loại cây trồng trƣớc và cỏ dại ra khỏi khu vực trồng dâu. Vệ sinh sạch sẽ ruộng trƣớc khi trồng dâu. Xử lý đất trƣớc khi trồng dâu.
- 3. Thiết kế vƣờn dâu Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau 15 – 20 năm mới phải trồng lại. Do vậy, phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch nhƣ: phân lô, hệ thống mƣơng tƣới, tiêu, đƣờng nội đồng... Trƣớc khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra một số yếu tố về đất, nguồn nƣớc tƣới, tiêu để xác định các loại vật tƣ, chi phí cần đầu tƣ. 3.1. Ý nghĩa Xác định địa điểm của vùng cần thiết kế là công việc cụ thể. Có thiết kế hợp lý sẽ tận dụng đƣợc đất đai tới mức cao nhất. Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây dâu, sẽ phát huy đƣợc năng suất và phẩm chất của cây dâu. Ngoài ra thiết kế đúng còn cải tạo đƣợc đất đai, chống rửa trôi, xói mòn đất. 3.2. Yêu cầu Chọn đất: Cây dâu có thể trồng đƣợc trên nhiều các loại đất khác nhau trừ đất ngập úng lâu ngày, đất quá chua mặn, đất quá cạn kiệt dinh dƣỡng. Tuy nhiên nếu chúng ta chọn và cải tạo đƣợc những chân đất đảm bảo thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng của cây dâu thì năng suất và phẩm chất sẽ phù hợp sinh lý tằm dâu, cho năng suất, phẩm chất tơ kén tốt. Việc chọn đất trồng dâu cần tuân thủ các quy định sau: + Đất trồng dâu phải có tầng đất dày trên 1m tùy phƣơng thức trồng. + Độ sâu của mực nƣớc ngầm trên 1m, dễ thoát nƣớc, thuận lợi cho việc tƣới tiêu. + Cây dâu ƣa thích những loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đủ ẩm và thoáng khí. + Cây dâu không thích những loại đất bị phèn mặn, đất kiềm hoặc kiềm nhẹ. Để cây dâu có thể sinh trƣởng và phát triển tốt trên những loại đất này chúng ta cần có hƣớng cải tạo đất trƣớc khi có kế hoạch trồng dâu. Cải tạo vƣờn dâu bằng cách bón thêm phân chuồng, vôi, lân. + Ruộng dâu nên trồng gần nhà nuôi tằm để đỡ tốn công vận chuyển, lá dâu có thể cho tằm ăn ngay. Từ đó, tằm sẽ sinh trƣởng tốt hơn. Khi lá dâu hái rời khỏi thân cây, lá vẫn còn trao đổi chất rất mạnh, khả năng mất nƣớc và dinh dƣỡng lớn. Do đó, lá dâu rất mau héo và dễ bị “luộc” trong khi vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt vào những ngay trời nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dƣỡng. Vì vậy, nếu ta trồng dâu quá xa nhà nuôi tằm sẽ làm giảm chất lƣợng lá dâu, tăng chi phí thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế đối với ngƣời nuôi tằm.
- + Các yếu tố khác thuộc môi trƣờng xung quanh: Cây dâu là loại cây trồng luôn chịu ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh nhƣ: các loại cây có thải khí độc nhƣ cây thuốc lá, cây ngô trong quá trình tung phấn rơi bám trên lá dâu, các nhà máy, nhà xƣởng, lò gạch. Những ảnh hƣởng của môi trƣờng xung quanh lên lá dâu có tác động gián tiếp đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. Vì thế vƣờn trồng dâu phải cách xa các khu vực có thể gây độc cho tằm ít nhất 100m. Bảng 1. Khoảng cách quy định giữa các nhà máy và đồng dâu Loại hình nhà máy Cự ly quy định - Sản xuất nhôm - 10.000 m - Sản xuất lân - 600 – 700 m - Phân khoáng - 600 – 1.400 m - Xí nghiệp gạch, ngói - 600 – 800 m - Xí nghiệp thuốc lá - 100 m - Khu vực trồng thuốc lá - 100 m + Có thể trồng trên đất hơi dốc nhƣng các biện pháp quy hoạch và thiết kế phải đảm bảo yêu cầu và khâu giữ ẩm, thoát nƣớc cho đất cần phải quan tâm đúng mức. + Cần phải cải tạo đất trƣớc khi trồng, bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ tăng cƣờng bón phân chuồng, phân rác, phân xanh, lân, vôi. Đất khô hạn dâu sinh trƣởng kém. + Ở những vùng bị ngập nƣớc cần chú ý xây dựng hệ thống thoát nƣớc. Vì cây đâu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị thối rễ và chết. + Gần đây nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng rộng rãi cho các loại cây trồng trong nông nghiệp, hầu hết các loại thuốc này có hại cho tằm. Vì thế, cần chú ý cẩn thận khi trồng dâu gần các ruộng lân cận dùng thuốc trừ sâu bệnh. 3.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu Sau khi chọn đất chuyển sang giai đoạn thiết kế vƣờn trồng dâu. Nếu có kế hoạch nuôi tằm con tập trung, trong tổng diện tích nuôi tằm ta cần quy hoạch thiết kế khoảng 10 – 15% diện tích trồng dâu để nuôi tằm con. Thiết kế đƣờng đi và hệ thống thủy lợi. Mạng lƣới đƣờng đi cần phải thuận lợi, tiết kiệm đất đai. Đƣờng trục chính: rộng khoảng 3– 4 m. Đƣờng trục phụ cần căn cứ vào địa hình, phù hợp với công việc mà xác định số lƣợng đƣờng, vị trí và bề rộng đƣờng phụ thích hợp.
- H01-1: Thiết kế vƣờn dâu Hệ thống thủy lợi: Thiết kế hệ thống mƣơng tiêu khi ngập úng và tƣới nƣớc khi gặp khô hạn để đảm bảo đƣợc các yêu cầu thuận lợi cho việc tƣới và tiêu nƣớc khi cần thiết, tiết kiệm đất. Ở những vùng trồng dâu có điều kiện tài chính nên thiết kế hệ thống tƣới phun, tƣới rãnh, tƣới ngầm. 4. Làm đất 4.1. Mục đích Mục đích của việc làm đất: Tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, bằng phẳng. Loại bỏ sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. 4.2. Yêu cầu kỹ thuật Làm đất cần đạt những yêu cầu kỹ thuật sau: Đất đƣợc cày bừa đảm bảo độ sâu tối thiểu 20 – 25 cm. Làm đất trƣớc khi trồng khoảng 1 tháng. Cày bừa kết hợp san phẳng ruộng và loại sạch cỏ. 5. Phân lô, phân hàng Phân lô, phân hàng đƣợc tiến hành sau khi đã làm đất xong. 5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng Diện tích lô phụ thuộc quy mô nuôi tằm và tình hình đất thực tế của từng địa phƣơng. Nếu quy mô sản xuất lớn, diện tích mỗi lô không quá 2 ha. Chú ý diện tích đất trồng dâu nuôi tằm con phải gần khu vực nuôi tằm.
- Phân hàng dâu: Trồng dâu theo hƣớng Đông - Tây, hoặc theo hƣớng Bắc - Nam. Tuy nhiên, nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên việc xác định hƣớng trồng dâu không quá khắt khe. 5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o Sau khi khai hoang hoặc phục hóa vùng trồng dâu, cần phải quy hoạch và thiết kế hàng trồng dâu theo đƣờng đồng mức. 6. Khoảng cách trồng dâu Khoảng cách trồng tùy thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất, giống, phƣơng thức thâm canh, khả năng đầu tƣ. Ở các vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết tốt, việc trồng dâu có mật độ dày là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lá dâu. Để quyết định mật độ tối ƣu cho một giống dâu, cần nghiên cứu trƣớc kiểu tạo hình và phƣơng pháp thu hoạch. Nếu dâu đƣợc trồng độc canh hay xen canh với cây khác thì khoảng cách cây tùy thuộc vào đặc tính của giống nhƣ: khả năng phân cành, số cành các cấp, phƣơng pháp và kiểu tạo hình, mức độ thâm canh và độ ẩm đất. Thông thƣờng, những giống dâu mọc nhiều cành phải trồng thƣa, những giống dâu cành ít phát triển cần trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Bảng 2. Khoảng cách trồng hàng (dâu rạch) Khoảng cách Khoảng cách Mật độ (cây/ha) Kiểu tạo hình hàng với hàng cây với cây - Trồng dâu hàng đơn (dâu rạch kép 1,2 - 1,5 m 0,2 - 0,3 m 44444 – 83332 đơn) đốn hàng năm - Trồng dâu hàng Hàng kép cách kép(dâu rạch kép) hàng kép 1,5 - 2,0 0,2 - 0,3 m 33333 – 66666 đốn hàng năm m Trong sản xuất nên trồng khoảng cách theo dạng dâu bụi thấp. Nếu canh tác theo cơ giới hóa thì hàng dâu trồng phụ thuộc vào bề rộng làm việc của máy nông cụ. 7. Rạch hàng - Đào hố Sau khi thiết kế lô thửa và hàng trồng, tiến hành đào hố hoặc rạch hàng. Nếu trồng dâu cây tạo hình bụi, hố trồng cần đào có độ sâu 0,4 – 0,6 m, hoặc 0,6 – 0,8 m.
- Nếu trồng dâu rạch, yêu cầu rạch hàng phải thẳng, độ sâu 0,2 – 0,3 m, chiều rộng 0,3 m – 0,4 m. Tiến hành đào hố, rạch hàng, bón phân lót trƣớc khi trồng 1 tháng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành đào hố để trồng dâu. Bài thực hành 2: Thực hành bón lót. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: Kỹ thuật làm đất. Kỹ thuật phân lô, phân hàng. Kỹ thuật rạch hàng, đào hố.
- Bài 2: TRỒNG DÂU Mã bài: MĐ01-2 Sau khi chuẩn bị đất, việc chuẩn bị cây giống, kỹ thuật chặt hom dâu, trồng đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng đến sinh trƣởng, phát triển của cây dâu. Vì vậy, trong quá trình trồng dâu, cần thực hiện đúng kỹ thuật để cây dâu sinh trƣởng, phát triển tốt, cho năng suất lá cao, phẩm chất lá tốt. Mục tiêu Trình bày đƣợc các khâu trong kỹ thuật trồng. Chọn đƣợc cây dâu giống và hom dâu đạt tiêu chuẩn. Thực hiện đƣợc các bƣớc trồng dâu. Rèn luyện đƣợc tính làm việc khoa học và chính xác. A. Nội dung 1. Chuẩn bị giống dâu Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất lá dâu. Vì vậy, việc chuẩn bị và chọn giống đúng tiêu chuẩn là cần thiết. 1.1. Tiêu chuẩn hom giống Ruộng dâu lấy hom giống phải đảm bảo thuần chủng, năng suất cao, ổn dịnh qua các năm, giống phải có phẩm chất tốt phù hợp với sự sinh trƣởng của tằm. Một ruộng dâu có thể lấy hom giống khi đã thu hoạch sản phẩm từ hai năm trở lên và không hái lá vụ thu, đƣợc chăm bón đầy đủ. Nếu ruộng dâu đã đốn hàng năm thì chọn ruộng dâu lấy hom giống sau đốn phải trên 8 tháng. Hom dâu giống không có sâu bệnh. Hom giống chọn từ cây tốt, bỏ phần ngọn và phần gốc. Trên mỗi hom giống bảo đảm phải có tối thiểu ba mầm, mặt vát vết chặt hai đầu (phần ngọn và phần gốc) 450. Vết chặt cách mầm trên và mầm dƣới 0,5 – 1 cm. Nếu trồng rạch ở những vùng đất cơ giới nhẹ, vùng đất cát pha thì đƣờng kính hom giống phải đạt từ 0,5 – 1 cm, độ dài hom chặt 20 – 25 cm. Nếu trồng ở những vùng đất cát mực nƣớc ngầm sâu ta có thể chặt hom dài hơn từ 30 cm – 60 cm.
- 1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống 1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống Chọn những cây đủ tiêu chuẩn về chiều dài, sạch bệnh, chƣa nảy mầm, màu sắc thân cây phải đảm bảo độ thuần, không dập nát. Bó thành từng bó có đƣờng kính khoảng 25 cm, xếp theo thứ tự gốc dƣới ngọn trên. Bảo quản nơi thoáng mát, khuất gió và tránh ánh sáng trực xạ làm khô hom dâu. Thời gian bảo quản khoảng 3 – 5 ngày để cho chất dinh dƣỡng thoát bớt lƣợng nƣớc tự do, để nhựa trong cây dâu đặc lại mới tiến hành chặt hom. 1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom Dụng cụ chặt hom giống bao gồm thớt gỗ kê chặt, dao chặt phải đƣợc mài sắc, dây bó hom, bao bì che dậy và đựng hom giống, các chất xử lý hom giống. Phƣơng pháp chặt hom: Độ dài hom chặt: + Độ dài hom chặt phụ thuộc vào khoảng cách mầm trên cành dâu và phƣơng thức trồng dâu. + Nếu trồng cắm đứng thích hợp là 20 – 25 cm. + Trồng theo kiểu đặt nằm độ dài hom là 30 – 40 cm. Vị trí vết chặt hom: + Vị trí vết chặt hom ảnh hƣởng đến sự ra rễ của hom, trong cùng một hom vị trí gần mầm lƣợng dinh dƣỡng nhiều và cũng là vùng sinh rễ thứ cấp và sơ cấp hoạt động mạnh. + Chặt hom cách mầm từ 0,5 – 1,0 cm. Sau khi chặt hom, chọn lại hom làm giống và bó thành từng bó có đƣờng kính 15 – 20 cm. Đào hố bảo quản hom giống có độ sâu khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng hố tùy theo lƣợng hom cần bảo quản. Hom dâu chặt xong không nên trồng ngay vì nhựa dâu chƣa khô. Bảo quản hom dâu nơi râm mát, trên có phủ bì thấm nƣớc ẩm hoặc cây cỏ, rác và thƣờng xuyên tƣới nƣớc giữ ẩm. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hƣởng lớn đến sự ra rễ của hom và tỷ lệ sống của cây dâu.
- 1.3.1. Ẩm độ Đất quá ẩm hoặc quá khô đều bất lợi cho sự nảy mầm và ra rễ của hom dâu. Đất quá ẩm làm cho vết chặt lâu hình thành mô sẹo, dễ gây thối, ra rễ chậm, quá trình nảy mầm nhanh, gây nên tình trạng mất cân đối giữa tiêu hao dinh dƣỡng ở hom và khả năng cung cấp dinh dƣỡng ở bộ rễ. Từ đó, dẫn đến tình trạng hom có nảy mầm nhƣng vẫn bị chết. Nếu khi trồng mới dâu gặp hạn, hom dâu bị chết không thể nảy mầm đƣợc. Ẩm độ đối với đất trồng dâu từ 75 - 85% rất thích hợp cho sự nảy mầm và ra rễ. 1.3.2. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ đất, hom dâu ra rễ nhanh, nảy mầm chậm, phù hợp cho sự sinh trƣởng của cây dâu. Ngƣợc lại, nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ đất, hom nảy mầm trƣớc, ra rễ sau, gây nên mất cân đối, hom dâu dễ bị chết, trƣờng hợp này thƣờng xảy ra đối với dâu trồng mới vụ hè. Các giống dâu có khả năng tái sinh mạnh, sự ảnh hƣởng của nhiệt độ không lớn. Đối với các giống dâu khả năng tái sinh yếu thì nhiệt độ ảnh hƣởng rất rõ. Do đó, trồng dâu trái vụ cần lƣu ý đến tỷ lệ sống của từng giống. 1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng Cây con giống đem trồng cần đạt các yêu tiêu chuẩn sau: Cây con đã đƣợc gieo trong vƣờn ƣơm khoảng 4 – 6 tháng. Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm. Đƣờng kính gốc 0,3 cm. Thân có lõi hóa gỗ. Không bị sâu bệnh. Trƣớc khi nhổ cây phải tƣới đẫm nƣớc. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trƣớc, tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau. 2. Kỹ thuật trồng dâu 2.1. Thời vụ trồng dâu Thời vụ trồng dâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, phƣơng thức trồng và điều kiện khí hậu từng vùng.
- Nếu trồng dâu bằng hom thì thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời kỳ nghỉ của cây dâu và mùa mƣa mà quyết định thời điểm trồng dâu. Ở nƣớc ta có thể chia ra hai vụ chủ yếu tùy theo vùng: Đồng bằng Bắc bộ đến duyên hải miền Trung thƣờng trồng vào tháng 11 – 12, lúc này cây dâu đang bƣớc vào giai đoạn nghỉ đông. Vùng cao nguyên, miền núi Tây nguyên nói chung và Bảo lộc nói riêng thƣờng trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11. 2.2. Kỹ thuật trồng dâu 2.2.1. Trồng dâu bằng hom Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách hàng cách hàng 1,2 – 1,5 m, cây cách cây 0,2 – 0,3 cm. Bón phân lót 15 – 20 tấn/ha phân hữu cơ kết hợp với vôi và lân, bón đều xuống rãnh lấp đất đầy rãnh. Đảo đều phân và đất. Trồng dâu rạch: có 3 phƣơng pháp cắm. + Phƣơng pháp đặt nằm: Phƣơng pháp này thƣờng chặt hom dài hơn các phƣơng pháp khác. Đặt hom dâu nằm liên tiếp gối nhau, lấp một lớp đất dày 1 - 2cm, tƣới phun nhẹ lên hàng dâu mới trồng. + Phƣơng pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Phƣơng pháp này nên trồng ở các vùng đất cao nguyên nhƣ Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở những chân đất có mực nƣớc ngầm sâu, sau khi cắm hom xong vun hàng dâu một lớp đất vừa phải, sau đó tƣới nhẹ. + Phƣơng pháp cắm xiên 450: Đây là phƣơng pháp trung gian giữa hai phƣơng pháp trên, bổ sung cho những khuyết điểm của hai phƣơng trên. Trồng dâu bằng hố: + Chuẩn bị hố trồng dâu. + Bón lót phân, lấp đất phủ phân. + Cắm hom thẳng đứng hoặc xiên 450. + Hom cắm tập trung giữa hố để sau này dâu mọc tập trung, hàng dâu thẳng. 2.2.2. Trồng dâu cây Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con: Chọn cây đủ tiêu chuẩn. Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách từ 0,8 – 1,2 m. Bón lót từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ/ha, kết hợp với 300 – 350 kg lân
- Supe và vôi (nếu đất chua). Rải đều phân xuống rãnh, đảo phân và lấp đất. Rải đều cây trên hàng. Tiến hành trồng theo khoảng cách 0,2 – 0,3 m. Trồng dâu bằng cây con cần chú ý: Chọn những cây dâu đủ tiêu chuẩn đem trồng. Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm. Đặt cây dâu vào hố, lấp đất, dậm chặt quanh gốc. Mới trồng dâu gặp hạn phải tƣới, nếu mƣa lớn phải thoát nƣớc kịp thời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành trồng dâu bằng cây con. Bài thực hành 2: Thực hành trồng dâu bằng hom. C. Ghi nhớ Cần lƣu ý các trọng tâm sau: Các tiêu chuẩn chọn cây dâu giống. Các tiêu chuẩn chọn hom dâu giống. Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con. Kỹ thuật trồng dâu bằng hom.
- Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN Mã bài: MĐ01-3 Đặc tính sinh học của hom dâu là có khả năng nảy mầm, ra rễ rất cao. Nhƣng trong thời gian hom dâu cắm xuống đất cho đến khi mọc mầm chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ đất đai, khí hậu, thời tiết... , làm cho vƣờn dâu bị giảm mật độ. Trồng dặm nhằm tạo đƣợc mật độ thích hợp cho ruộng dâu, đây là một trong các yếu tố đảm bảo năng suất thu hoạch. Mặt khác trong ruộng dâu vào những năm đầu khi mới trồng, cây dâu chƣa phát triển, tán còn nhỏ, diện tích phân bố của bộ rễ hẹp. Với phƣơng châm “lấy ngắn nuôi dài”, tận dụng hết không gian trên ruộng dâu, hạn chế cỏ dại, góp phần cải tạo đất, tiến hành trồng xen trong ruộng dâu là việc làm cần đƣợc quan tâm áp dụng. Để trồng xen có hiệu quả, cần phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật trong chọn cây trồng xen, kỹ thuật trồng xen… Mục tiêu Xác định đƣợc thời gian trồng dặm, trồng xen. Nêu đƣợc các bƣớc trồng dặm, trồng xen. Tiến hành trồng dặm, trồng xen đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Trồng dặm 1.1. Sự cần thiết của việc trồng dặm Trong quá trình trồng mới, mật độ ruộng dâu không đảm bảo. Một số cây dâu hoặc hom dâu bị chết. Vì vậy, cần phải tiến hành trồng dặm. Trồng dặm sau khi trồng mới nhằm đảm bảo mật độ vƣờn dâu, tạo tiền đề để đạt năng suất về sau. 1.2. Trồng dặm Sau khi trồng dâu đƣợc một tháng trở lên, cần kiểm tra ruộng dâu để xác định khả năng nảy mầm của hom dâu và khả năng sinh trƣởng của cây dâu. Từ đó, có thể xác định đƣợc lƣợng hom khuyết, lƣợng cây chết, cây yếu, cây bị sâu bệnh trong vƣờn và lên kế hoạch cho việc trồng dặm. 1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống Chuẩn bị hom hoặc cây trồng dặm là một công việc quan trọng, có ảnh hƣởng đến năng suất lá dâu sau này. Hom, cây trồng dặm phải chọn từ cây khỏe, không sâu bệnh, bảo đảm
- tiêu chuẩn để sau khi trồng dặm cây phát triển tốt, đồng đều, đuổi kịp cây trồng trƣớc. 1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm Kỹ thuật trồng dặm đƣợc thực hiện giống nhƣ trồng mới. Sau khi đào hố hoặc rạch hàng, tiến hành trồng dâu cây hoặc cắm hom, tƣới nƣớc giữ ẩm. 1.2.3. Chăm sóc cây dặm Việc chăm sóc cây trồng dặm cần ƣu tiên hơn để cho cây trồng dặm phát triển tốt hơn mới đuổi kịp cây trồng trƣớc. Thƣờng xuyên theo dõi sự sinh trƣởng, phát triển cây trồng dặm để có kế hoạch chăm sóc tốt. Bón bổ sung phân để cây trồng dặm sinh trƣởng, phát triển tốt. 2.Trồng xen 2.1. Mục đích Trong ruộng dâu nhất là hai năm đầu sau khi mới trồng, cây dâu chƣa phát triển đây đủ, tán còn nhỏ nên khoảng không gian giữa hàng với hàng còn đƣợc chiếu sáng đầy đủ, diện tích phân bố của bộ rễ còn hẹp. Do đó, cần lợi dụng ƣu thế này trồng cây xen để hạn chế cỏ dại, cải tạo tính chất của đất, chống xói mòn. Đặc biệt trồng xen để lấy ngắn nuôi dài góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động. 2.2. Nguyên tắc Trồng xen có tác dụng: Giữ ẩm cho dâu, chống xói mòn. Hạn chế cỏ dại. Cung cấp thêm hữu cơ và dinh dƣỡng cho dâu. Lấy ngắn nuôi dài. Nên chọn cây trồng xen: Cây họ đậu, hoặc cây phân xanh. Khỏe, ít sâu bệnh, có khối lƣợng chất xanh lớn. Không tranh dành nƣớc và dinh dƣỡng, ánh sáng với dâu. Không đƣợc leo quấn dâu và chiều cao phải thấp hơn dâu, tránh che sáng dâu. Nên trồng cây trồng xen cách gốc dâu 25 – 30cm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cây đậu tương - Trần Văn Điền
97 p | 1954 | 524
-
Giáo trình Trồng rừng - NXB Nông Nghiệp
219 p | 539 | 182
-
Giáo trình Trồng cây sả - MĐ04: Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu
57 p | 661 | 121
-
GIÁO TRÌNH VỀ CÂY ĐẬU TƯƠNG
96 p | 386 | 111
-
Giáo trình Trồng cây quế - MĐ02: Trồng quế, hồi, sả lấy tinh dầu
106 p | 404 | 95
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại - MĐ04: Trồng đậu lạc
158 p | 199 | 57
-
Giáo trình Thu hoạch bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Trồng đậu tương, lạc - Nxb. Nông nghiệp
64 p | 188 | 52
-
Giáo trình Nuôi tằm con - MĐ04: Trồng dâu – nuôi tằm
119 p | 220 | 49
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Giáo trình Gieo trồng - MĐ02: Trồng đậu tương, lạc
70 p | 159 | 45
-
Giáo trình Nuôi tằm lớn - MĐ05: Trồng dâu – nuôi tằm
59 p | 179 | 42
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại
158 p | 184 | 39
-
Giáo trình Chăm sóc dâu và thu hoạch dâu - MĐ02: Trồng dâu – nuôi tằm
46 p | 187 | 38
-
Giáo trình Chăm sóc - MĐ03: Trồng đậu tương, lạc
120 p | 124 | 34
-
Giáo trình Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén - MĐ07: Trồng dâu – nuôi tằm
52 p | 161 | 33
-
Giáo trình Trồng rau nhóm ăn quả (Nghề: Trồng rau an toàn) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
85 p | 37 | 10
-
Giáo trình Trồng trọt chuyên khoa (Dùng giảng dạy cho sv ngoại khoa): Phần 2 - PGS. TS Trần Ngọc Ngoạn
125 p | 14 | 5
-
Giáo trình Trồng một số loài cây công nghiệp (Nghề: Khuyến nông lâm) - Dương Thị Thảo Chinh
74 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn