Giáo trình Trồng và chăm sóc - MĐ03: Trồng tre lấy măng
lượt xem 50
download
Giáo trình Trồng và chăm sóc thuộc MĐ03 nghề Trồng tre lấy măng. Giáo trình giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cần thiết của việc trồng và chăm sóc tre lấy măng. Giáo trình có thời lượng là 94 giờ, thực học với 5 bài học và 4 giờ kiểm tra hết mô đun.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Trồng và chăm sóc - MĐ03: Trồng tre lấy măng
- 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÃ SỐ: 03 NGHỀ: TRỒNG TRE LẤY MĂNG Trình độ sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam, tre đã gắn bó từ lâu với đời sống con người, tre cung cấp nguyên liệu làm nhà, vật dụng hàng ngày. Đặc biệt có nhiều loài tre cho măng là nguồn thực phẩm có giá trị, với hàm lượng dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tre có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Nhưng để sản xuất bền vững và hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng tre lấy măng cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Giáo trình mô đun: Trồng và chăm sóc tre là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong việc trồng, chăm sóc và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho việc trồng tre lấy măng. Chúng tôi đã lựa chọn kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Để hoàn thành được bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được các ý kiến đóng góp của cán bộ kỹ thuật của các trường khối nông lâm nghiệp, Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. Chúng tôi xin được cảm ơn tới Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên biên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu học tập của học viên học nghề “Trồng tre lấy măng”. Bộ giáo trình cũng trình bày phần hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy cho từng mô đun một cách hợp lý. Tùy thuộc điều kiện thực tế giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp. Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc, giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cần thiết của việc trồng và chăm sóc tre lấy măng. Giáo trình có thời lượng là 94 giờ, thực học với 5 bài học và 4 giờ kiểm tra hết mô đun. Cụ thể như sau: Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tre lấy măng Bài 2: Trồng cây giống Bài 3: Bảo vệ cây giống sau trồng Bài 4: Trồng dặm Bài 5: Chăm sóc rừng non.
- 4 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Đặng Thị Ngân (chủ biên): Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 2. Nguyễn Thanh Hà: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; 3. Nguyễn Văn Dinh: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 4. Phan Thanh Lâm: Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc.
- 5 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3 MỤC LỤC ........................................................................................................... 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT ................................... 9 MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC............................................................... 10 Giới thiệu về mô đun ......................................................................................... 10 Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tre lấy măng.............................................................. 11 A. Nội dung: ...................................................................................................... 11 1. Chọn đất trồng tre lấy măng: ......................................................................... 11 2. Phát dọn thực bì: ............................................................................................ 11 2.1. Mục đích phát dọn thực bì: .............................................................. 11 2.2. Yêu cầu phát dọn thực bì: ................................................................ 12 2.3. Một số công cụ thường dùng để phát dọn thực bì: .......................... 12 2.4. Các phương pháp phát dọn thực bì: ................................................ 12 3. Xác định mật độ và khoảng cách trồng: ....................................................... 14 3.1. Khái niệm mật độ: ............................................................................ 14 3.2. Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng: ................................ 14 3.3. Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng: ................................. 15 3.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa ................................ 16 3.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng: ......................................... 17 4. Làm đất và bón lót: ........................................................................................ 18 4.1. Làm đất: ........................................................................................... 18 4.2. Bón lót phân lót và lấp hố: ............................................................... 21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 25 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 25 2. Bài tập thực hành: .......................................................................................... 25 2.1. Bài thực hành: Khảo sát thực địa khu đất trồng tre lấy măng ....... 25 2.2. Bài thực hành: Phát dọn thực bì ...................................................... 29 2.3. Bài tập thực hành: Chuẩn bị phân bón lót ....................................... 30 2.4. Bài thực hành: Làm đất và bón lót................................................... 33
- 6 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 34 Bài 2: Trồng cây giống ...................................................................................... 35 A. Nội dung: ...................................................................................................... 35 1. Xác định thời vụ trồng: .................................................................................. 35 1.1. Thời vụ trồng ở các tỉnh phía Bắc: .................................................. 35 1. 2. Thời vụ trồng cho các tỉnh miền Trung: ......................................... 35 1.3. Thời vụ trồng ở các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên: ....................... 35 2. Trồng cây giống: ............................................................................................ 35 2.1. Trồng cây giống có bầu: .................................................................. 35 2.2. Trồng cây giống rễ trần: ................................................................. 38 2.3. Trồng bằng cây giống bằng gốc không qua ươm (tre mọc tản): ..... 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 42 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 42 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 42 2.1. Bài thực hành: Trồng cây................................................................. 42 2.2. Bài thực hành: Trồng cây giống không qua ươm (tre mọc tản) ...... 43 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 44 Bài 3: Bảo vệ cây giống sau trồng ..................................................................... 45 A. Nội dung: ...................................................................................................... 45 1. Mục đích bảo vệ cây giống sau trồng: ........................................................... 45 2. Các biện pháp bảo vệ cây sau trồng: ............................................................. 45 2.1. Cố định cây: .................................................................................... 45 2.2. Tủ gốc: .............................................................................................. 46 2.3. Tưới nước: ........................................................................................ 47 2.4. Làm hàng rào bảo vệ: ...................................................................... 48 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................... 49 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 49 2. Bài tập thực hành: Bảo vệ cây sau trồng ....................................................... 49 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 50 A. Nội dung: ...................................................................................................... 51 1. Mục đích trồng dặm: ...................................................................................... 51
- 7 2. Nguyên nhân cây bị chết sau trồng: .............................................................. 51 3. Chuẩn bị cây trồng dặm: ................................................................................ 51 3.1. Sang bầu to cho cây giống chuẩn bị trồng dặm: ............................ 52 3. 2. Chăm sóc cây giống chuẩn bị cho trồng dặm:................................ 52 4. Kiểm tra rừng trồng để xác định số lượng cây chết: ..................................... 52 4.1. Thời điểm kiểm tra: .......................................................................... 52 4.2. Phương pháp kiểm tra và tính số lượng cây chết: ........................... 53 5. Trồng dặm:..................................................................................................... 53 6. Chăm sóc cây trồng dặm: ............................................................................. 54 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 54 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 54 2. Bài tập thực hành ........................................................................................... 54 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 55 Bài 5: Chăm sóc rừng non ................................................................................. 57 A. Nội dung: ...................................................................................................... 57 1. Phát quang thực bì: ........................................................................................ 57 2. Làm cỏ quanh gốc: ........................................................................................ 57 3. Xới đất, vun gốc: ........................................................................................... 58 3.1. Mục đích: .......................................................................................... 58 3.2. Kỹ thuật xới đất, vun gốc: ................................................................ 58 4. Bón phân: ....................................................................................................... 59 4.1. Các loại phân bón thường dùng trong giai đoạn rừng non (năm thứ nhất): ....................................................................................................... 59 4.2. Tính lượng phân cần bón thúc cho năm thứ nhất: ........................... 60 4.3. Cách bón: ......................................................................................... 60 5. Tỉa cây và măng:............................................................................................ 62 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 62 1. Câu hỏi: .......................................................................................................... 62 2. Bài tập thực hành: .......................................................................................... 62 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................ 64 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 65
- 8 I.Vị trí, tính chất của mô đun/môn học:............................................................. 65 II. Mục tiêu: ....................................................................................................... 65 1. Kiến thức: ...................................................................................................... 65 2. Kỹ năng:......................................................................................................... 65 3.Thái độ: ........................................................................................................... 65 III. Nội dung chính của mô đun......................................................................... 66 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. .............................................. 66 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. ........................................................... 68 5.1. Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tre lấy măng ............................................ 68 5.2. Bài 2: Trồng cây giống ..................................................................... 68 5.3. Bài 3: Bảo vệ cây sau trồng.............................................................. 69 5.4. Bài 4: Trồng dặm.............................................................................. 70 5.5. Bài 5: Chăm sóc rừng non ................................................................ 70 VI. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 71
- 9 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT MĐ: Mô đun LT: Lý thuyết TH: Thực hành KT: Kiểm tra
- 10 MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu về mô đun Trồng và chăm sóc là mô đun chuyên môn nghề, mang tính chất tích hợp giữa lý thuyết với thực hành; nội dung của mô đun trình bày những kiến thức, kỹ năng của các công việc trồng, chăm sóc và hệ thống các bài tập thực hành cho từng bài dạy. Học xong mô đun này học viên có khả năng thực hiện được các bước công việc chuẩn bị đất trước khi trồng, trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây trong giai đoạn rừng non đúng yêu cầu kỹ thuật.
- 11 Bài 1. Chuẩn bị đất trồng tre lấy măng Mã bài: MĐ03-01 Mục tiêu - Trình bày được nội dung các bước công việc chuẩn bị đất trồng tre lấy măng. - Thực hiện được các bước công việc: phát dọn thực bì, làm đất và bón lót đúng quy trình kỹ thuật. - Tuân thủ quy trình, quy phạm trong việc chuẩn bị đất trồng tre lấy măng. A. Nội dung 1. Chọn đất trồng tre lấy măng Đất trồng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung, giống tre định trồng nói riêng, đến sản lượng và chất lượng măng, đến hiệu quả của nghề Trồng tre lấy măng.. Chọn đất trồng không phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài tre lấy măng định trồng, cây tre sau trồng không những sinh trưởng kém mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho người trồng và kinh doanh rừng tre lấy măng. Để chọn được đất trồng thich hợp với từng loài, người trồng tre phải biết được yêu cầu của loài tre định trồng phù hợp với khí hậu và đất đai như thế nào? từ đó làm cơ sở cho việc khảo sát điều kiện khí hậu, đất đai nơi trồng và chọn đất trồng thích hợp. Chọn đất trồng tre lấy măng phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Địa hình: Nơi có độ dốc < 25o; độ cao so với mặt nước biển < 500 m - Đất đai: + Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nhẹ. + Độ dày tầng đất > 50 cm, độ PH từ 4.5 -7 + Thoát nước tốt - Thực bì: Tre trồng được trên mọi dạng thực bì. 2. Phát dọn thực bì 2.1. Mục đích phát dọn thực bì Trên khu đất dự định trồng tre tồn tại thực bì và các loại sinh vật gây hại khác. Những thành phần này cản trở quá trình làm đất, trồng, chăm sóc và đó cũng là nơi trú ngụ của các loài sâu bệnh hại và Chuột bọ. Trước khi trồng tre lấy măng phải xử lý thực bì để hạn chế sự cạnh
- 12 tranh của thực bì về nước, dinh dưỡng, khoáng và làm mất nơi trú ngụ của mầm mống sâu bệnh hại ảnh hưởng đến cây trồng và sản lượng măng sau này. Tạo thuận lợi cho việc làm đất, vận chuyển cây, chăm sóc cây sau trồng. 2.2. Yêu cầu phát dọn thực bì Phát dọn thực bì phải đạt được các yêu cầu sau: - Triệt để lợi dụng khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất có độ dốc lớn. - Tùy theo từng loại thực bì và khả năng mọc lại của chúng mà chọn cách xử lý sao cho triệt để nhất. Ví dụ như cỏ tranh, lau chít phải cuốc lật gốc và nhặt hết rễ. 2.3. Một số công cụ thường dùng để phát dọn thực bì 1.Dao phát 2. Dao tay 3. Búa 4. Cưa cung 5. Cưa đơn Hình 3.1.1: Các dụng cụ thường dùng để phát dọn thực bì 2.4. Các phương pháp phát dọn thực bì Tùy theo phương thức trồng: Trồng toàn diện hay trồng cục bộ (theo băng, hay theo đám). 2.4.1. Phát dọn thực bì toàn diện Nếu trồng trồng toàn diện ở nơi có độ dốc < 20 o có thể phát dọn thực bì toàn diện. - Cách phát:
- 13 Phát từ chân dốc phát lên, phát sát gốc thảm tươi, dây leo, cây bụi. Chặt cây nhỏ trước, cây lớn sau, băm nhỏ cành nhánh thành đoạn dài không quá 1 m, rải đều trên toàn diện tích. - Cách dọn: Dọn thực bì theo băng. Thực bì sau khi phát để cho khô rụng hết lá, dọn thành băng theo đường đồng mức, sao cho không ảnh hưởng đến việc làm đất sau này. Ví dụ: Nếu cự ly bố trí hàng cây là 5 m thì bề rộng của băng xếp thực bì 1,5 - 2 m, phương pháp dọn này với tre trồng lấy măng tăng thêm lượng mùn và cải thiện được kết cấu của đất. Hình 3.1.2: Dọn thực bì theo đường đồng mức Dùng cuốc và xà beng đánh bỏ gốc cây to và rễ cây của những loài thực bì dễ phục hồi sau phát trong khu vực. Thu gom gốc, rễ, phơi khô và đốt..... 2.4.2. Phát dọn thực bì cục bộ (theo băng, theo đám) Phát dọn theo băng: băng phát tùy theo cách bố trí cây trồng, bề rộng của băng phát từ 10 - 30 m chạy theo đường đồng mức.
- 14 Hình 3.1.3: Phát dọn thực bì theo băng Cách phát: - Phát luỗng thảm tươi, dây leo, cây bụi, những cây có đường kính < 6 cm phát thấp gốc dưới 10 cm, băm thành đoạn ngắn 1m. - Khai thác tận dụng gỗ củi, chặt những cây gỗ còn lại và cắt khúc tùy theo mục đích sử dụng. Cách dọn: Xếp gọn thực bì đã phát sang băng chừa hoặc thu gom thành từng đống nhỏ vào giữa băng chặt nó để tự mục. 3. Xác định mật độ và khoảng cách trồng 3.1. Khái niệm mật độ Là chỉ số cây đem trồng cho một đơn vị diện tích (sào, ha). Ví dụ: - Tre mai trồng toàn diện mật độ trồng là: 400 - 500 cây /ha - Vầu đắng trồng toàn diện là 400 - 500 cây (ha) nhưng trồng hỗn giao với loài cây lá rộng mật độ trồng là 200 - 250 cây /ha. 3.2. Cơ sở xác định mật độ và khoảng cách trồng Số cây đem trồng cho một đơn vị diện tích (ha, sào) và khoảng cách trồng cho từng cây có liên quan mật thiết với đặc điểm sinh trưởng, năng xuất và chất lượng măng của loài tre định trồng. Khi xác định số lượng cây giống (khóm) trồng cho một đơn vị diện tích cần dựa vào các căn cứ sau:
- 15 - Điều kiện khí hậu, thời tiết của nơi trồng. - Độ màu mỡ của đất: Đất tốt mật độ trồng thưa, đất xấu mật độ trồng dày hơn. - Đặc điểm sinh trưởng (sinh trưởng thân ngầm) của từng loài. - Khả năng đầu tư của nông hộ. 3.3. Cách xác định mật độ và khoảng cách trồng Muốn xác định được số cây đem trồng cho 1 ha của loài tre định trồng để trồng trên diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây và khoảng cách trồng giữa các cây là bao nhiêu (m) phải dựa vào 3 yếu tố sau: - Quy định về mật độ và khoảng cách của loài tre trồng theo quy phạm. - Độ màu mỡ của đất nơi trồng. - Khả năng đầu tư của nông hộ. Số lượng cây mang trồng cho một đơn vị diện tích càng lớn thì rừng tre càng sớm hình thành một quần thể hoàn chỉnh. Nhìn chung ở nơi đất tốt hoặc loài tre trúc có thân cao to thì số lượng cây đem trồng sẽ thấp hơn loài có thân thấp, nhỏ và đất xấu. Bảng 3-1: Giới thiệu mật độ và khoảng cách trồng một số loài tre trồng lấy măng ở nước ta TT Loài Mật độ trồng cây Khoảng cách (khóm)/ha 1 Tre mai 400 - 500 5 x 5 m; 5 x 4m 2 Luồng 300 6x6m 3 Điềm trúc 500 5x4m 4 Lục trúc 400 - 600 4 x 4 m; 5 x 5 m 5 Bát độ 500 5x4m 6 Điền trúc 500 5x4m 7 Mạnh tông 500 5 x 5m 8 Trúc sào 400 - 500 5 x 5 m; 5 x 4m 9 Vầu đắng 400 - 500 5 x 5 m; 5 x 4m
- 16 3.4. Xác định vị trí hàng và vị trí cây trên thực địa Ở nơi đất bằng bố trí cây trồng theo hình chữ nhật hay hình vuông, để tiện cho việc chăm sóc, hướng hàng cây trồng theo hướng Bắc Nam để lợi dụng ánh sáng. Ở nơi đất dốc, hướng của hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức để giảm thiểu xói mòn (đường đồng mức là đường nối tất cả các điểm có cùng độ cao trên sườn dốc) Cự ly hàng và cự ly cây được tính theo cự ly nằm ngang. Vì vậy khi thi công xác định cự li hàng và cự li cây trên thực địa tùy thuộc vào độ dốc nơi trồng chúng ta phải điều chỉnh cự ly bằng (là cự ly theo tính toán) sang cự li nghiêng (theo sườn dốc) cho phù hợp. Khi xác định cự ly hàng và cự ly cây trên đất dốc được thực hiện theo quy định sau: Ở nơi có độ dốc < 20o không cần điều chỉnh cự ly bằng (cự ly đo trên sườn dốc bằng cự ly tính toán) Ở nơi có độ dốc từ 20 - 30o tăng cự ly bằng lên 10 % Ví dụ: Lô đất định trồng có độ dóc bình quân là 20o, trồng với khoảng cách 5 x 4 m (hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4m); hướng của các hàng cây được bố trí song song với đường đồng mức. - Cự ly hàng theo thiết kế là 5 m thì cự ly nghiêng đo trên sườn dốc là: 5m + (5m x 10%) = 5, 5 m - Cự ly cây theo thiết kế trên hàng là 4m vì hướng hàng cây theo đường đồng mức nên khi đo cự ly giữa các cây trên thực địa đo bằng cự ly tính toán, tức là đo cự ly giữa các cây trên hang cũng bằng 4 m Ở nơi đất dốc vị trí của các cây của các hàng bố trí so le theo nanh sấu. Từ kết quả số liệu điều chỉnh cự ly bằng sang cự ly nghiêng trên sườn dốc, dùng cọc có chiều dài bằng cự ly nghiêng để đo trực tiếp độ dài nghiêng của cự ly hàng, cự ly cây đồng thời kết hợp với thước chữ A để định hướng hàng theo đường đồng mức (khi cả 2 chân thước chữ A cùng nằm trên đường đồng mức thì dây dọi ở giữa thang thước) và xác định vị trí hàng, vị trí cây rồi dùng cọc đánh dấu.
- 17 Hình 3- 4: Dùng thước chữ A để xác định 2 điểm có cùng độ cao Hình 3.1.4: Xác định hướng hàng cây trồng theo đường đồng mức 3.5. Xác định số lượng cây giống đem trồng Số lượng lượng cây mang trồng cho diện tích đất chuẩn bị trồng là bao nhiêu cây phải dựa vào: - Diện tích thực trồng. - Khoảng cách trồng theo cự li hàng và cự li cây đã xác định. - Tỉ lệ cây trồng dự phòng (10 -15%) Ví dụ: Tính toán lượng cây giống cần thiết để trồng mới 3 ha Tre bát độ với khoảng cách trồng đã xác định trước là 5 x 4 m. Lượng cây giống cần thiết đem trồng được tính toán như sau: 1 ha = 10.000 m2 3 ha = 10.000 m2 x 3 = 30.000 m2 Số cây giống trồng đủ cho 3 ha = 30.000 m2: (5 x 4) = 1.500 cây. Dự phòng cây giống trồng dặm 10% = 1.500 cây x 10/100 = 150 cây. Tổng số cây giống cần tạo hay cần phải mua = 1500 cây + 150 Cây = 1650 cây.
- 18 4. Làm đất và bón lót 4.1. Làm đất 4.1.1. Ý nghĩa và yêu cầu của việc làm đất Đất là cơ sở sinh trưởng của tre, là nơi trao đổi đổi vật chất và năng lượng. Nhìn chung tre muốn sinh trưởng được phải có đủ dinh dưỡng khoáng và nước. Điều kiện đất cho tre sinh trưởng là tầng đất phải dầy, xốp, có nhiều mùn và dinh dưỡng. Thân ngầm của tre tùy theo loài phân bố ở các tầng đất với độ nông sâu khác nhau. Ví dụ: Thân ngầm của Vầu thường ở độ sâu tầng đất khoảng 50 - 60 cm, ở Trúc sào thân ngầm lại phân bố ở độ sâu nông hơn khoảng 30 -50 cm. Nơi đất xốp, ẩm thân ngầm sinh trưởng thuận lợi, thời gian hoạt động mạnh và kéo dài hơn. Vì những đặc điểm trên yêu cầu làm đất đối với tre trồng lấy măng là: - Hạn chế tới mức tối thiểu làm vỡ kết cấu đất - Tăng cường độ thông thoáng và tơi xốp của đất. - Làm đất phải đảm bảo được độ sâu thích hợp với loài tre định trồng. Độ sâu thích hợp vời hầu hết các loài tre trồng lấy măng khoảng 50 - 60 cm. - Sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại. 4.1.2. Chuẩn bị dụng cụ làm đất Chuẩn bị dụng cụ làm đất: Cuốc, xẻng, cuốc chim Bộ dụng cụ cuốc hố 1. Cuốc vặn 2. Cuốc bàn 3. Búa chim Hình 3.1.5: Dụng cụ để đào hố
- 19 4.1. 3. Kỹ thuật làm đất * Thời điểm làm đất: Công việc làm đất phải được tiến hành ngay sau khi phát dọn thực bì xong. Làm đất phải trước lúc trồng khoảng 15 ngày – 1 tháng. Để công việc đào hố được thuận lợi phải xác định thời điểm làm đất thích hợp. Đào hố khi độ ẩm đất đạt 60 -70 % (độ ẩm đồng ruộng). Không nên đào hố khi độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp: độ ẩm đất quá cao sẽ làm cho đất bị nén chặt còn độ ẩm quá thấp sẽ làm vỡ các hạt đất làm cho đất mất đi kết cấu. * Phương pháp làm đất - Làm đất trồng tre lấy măng trên đất bằng Trên đất bằng (độ dốc < 5 o) sau khi phát dọn thực bì xong làm đất cục bộ theo hố đào hố theo cự li hàng và cự li cây đã xác định theo mục (3.4) Đào đúng tâm hố theo vị trí hố đã xác định Kích thước hố đào tùy theo loại tre mọc cụm hay mọc tản. Thông thường hố đào có kích thước 60 x 60 x 60 cm - Làm đất trên đất dốc + Đối với đất có độ dốc 5 – 15 o Thiết kế trồng cây theo đường đồng mức và có hệ thống mương, rãnh để giữ nước cho những ngày nắng hạn và thoát nước khi ngập úng. Đào hố theo vị trí đã xác định ở mục (3.3) Đào hố được thực hiện theo các bước sau: . Vị trí đứng cuốc theo hướng đường đồng mức . Xác định lại tâm hố. . Định kích thước chiều rộng, chiều dài hố . Đào lớp đất mặt (tầng A) để riêng sang 1 bên, lớp đất màu vàng (tầng B) để riêng sang 1 bên.
- 20 Hình 3.1.6: Cuốc hố để riêng lớp đất mặt . Sau khi đào hố xong kiểm tra lại kích thước hố: chiều dài, rộng, sâu xem hố đào đã đủ kích thước chưa. + Đối với nơi đất có độ dốc > 15o Khi đất trồng có độ dốc trên 15o nơi có điều kiện về vốn và nhân lực tạo bậc thang để hạn chế xói mòn. Bậc thang được làm bằng cách đào hoặc đắp để tạo thành các bậc thềm lên xuống. Bậc thang được thiết kế và xây dựng chạy dọc theo đường đồng mức, chiều rộng mỗi bậc thang nên làm bằng cự li hàng (4 - 5m). Bề mặt của bậc thang làm nghiêng vào phía trong. Phía trong mỗi bậc thang kết hợp làm rãnh để giữ nước và tiêu nước, rãnh rộng 40 -50 cm và sâu 40 -50 cm. Phía ngoài bậc thang xây dựng bờ để giữ nước và lưu giữ vật bào mòn. Ưu nhược điểm làm đất theo bậc thang trên đất dốc: .Ưu điểm: Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất, các vật liệu bào mòn được giữ lại ở đáy các mương tiêu nước đào dọc theo bậc thang. Giảm chiều dài dốc nên giảm được vận tốc nước chảy, cải thiện được độ phì của đất lâu dài. Dễ thực hiện các công việc thi công trồng, chăm sóc và thu hoạch măng sau này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa lan - MĐ03: Trồng hoa lan
53 p | 728 | 226
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc mai vàng - MĐ02: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
147 p | 499 | 138
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy - MĐ03: Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
106 p | 526 | 131
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc bí - MĐ03: Trồng bầu, bí, dưa chuột
102 p | 370 | 125
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây quất cảnh - MĐ03: Trồng đào, quất cảnh
77 p | 454 | 113
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc măng tây - MĐ02: Trồng măng tây, cà rốt, cải củ
85 p | 355 | 105
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài - MĐ02: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
118 p | 326 | 101
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc hoa đồng tiền - MĐ03: Trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn
130 p | 337 | 88
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc bầu - MĐ02: Trồng bầu, bí, dưa chuột
56 p | 233 | 84
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc chôm chôm - MĐ04: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
115 p | 304 | 83
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc ổi - MĐ03: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
101 p | 426 | 78
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc rừng - MĐ01: Trồng và khai thác rừng trồng
71 p | 300 | 73
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc tràm - MĐ02: Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn
92 p | 100 | 13
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc hồ tiêu (Nghề: Trồng hồ tiêu) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
46 p | 39 | 8
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây cà phê, cao su, tiêu (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
128 p | 18 | 7
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc rừng (Nghề: Trồng và khai thác rừng trồng - Sơ cấp nghề) - Trung tâm GDTX - Huyện Nam Trà My
57 p | 6 | 4
-
Giáo trình Trồng và chăm sóc chuối - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
57 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn