intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ 2 (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ 2 (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ; Xử lý sự cố trong quá trình vận hành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ 2 (Nghề: Vận hành nhà máy nhiệt điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

  1. 1 TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VẬN HÀNH LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ 2 NGHỀ: VẬN HÀNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 213/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 03 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình vận hành lò hơi và hệ thóng thiết bị phụ 2 được biên soạn nhằm phục vụ đào tạo cho học sinh, sinh viên nghề vận hành nhà máy nhiệt điện nói riêng và sinh viên ở ngành điện nói chung hệ cao đẳng. Sau khi học giáo trình này người học có thể mô tả và xử lý được một số sự cố thường gặp trong vận hành khi nhà máy đang hoạt động cũng như khi đại tu bảo dưỡng. Giáo trình này bao gồm 2 bài: BÀI 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. BÀI 2: Xử lý sự cố trong quá trình vận hành Trong giáo trình này đã đưa vào một số các lỗi thường gặp trong quá trình vận hành thực tiễn ở một số nhà máy nhiệt điện ở nước ta hiện nay với các thông số cụ thể để người học có sự liên hệ thực tiễn sau này. Để sử dụng giáo trình đạt được hiệu quả và hiểu được hệ thống của giáo trình ta có thể dựa vào mục lục để tra cứu các nội dung cần xem trong giáo trình. Ngoài ra ta có thể xem thêm một số giáo trình về lĩnh vực nhà máy nhiệt điện của các tác giả Trương Duy Nghĩa, Nguyễn Sĩ Mão. Giáo trình này được biên soạn dự trên sự đóng góp của quý đồng nghiệp trong Tổ bộ môn Điện, Phòng kỹ thuật Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, nhiệt điện Hải Phòng đã có những đóng góp to lớn trong công tác biên soạn giáo trình. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để giáo trình hoàn thiện thêm. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 03năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Lê Thị Thu Hường 2. Ninh Trọng Tuấn 3. Nguyễn Xuân Thịnh . Trang 2
  4. 3 MỤC LỤC BÀI 1: .................................................................................................................... 9 PHÂN TÍCH CÁC CÁC SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ .................................... 9 1.1Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị áp lực lò hơi .................................................................................................................... 10 1.2 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khói-gió lò hơi 12 1.3 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống dầu đốt lò: ...... 13 1.4 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống nhiên liệu lò: .. 14 1.5 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thải tro xỉ: ....... 14 1.6 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khử lưu huỳnh, khói thải: .......................................................................................................... 14 BÀI 2 ................................................................................................................... 18 XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH ....................................... 18 2.1. các biện pháp phòng ngừa: ....................................................................... 19 2.2. Xử lý các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ:...................................................................................................... 27 . Trang 3
  5. 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: VẬN HÀNH LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ 2 1. Tên mô đun: VẬN HÀNH LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ 2 2. Mã mô đun: ELEO63161 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra 3 giờ) Số tín chỉ: 03 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ 2 là môn học chuyên môn nghề trong danh mục các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc của nghề vận hành nhà máy nhiệt điện. - Tính chất: Môn học này trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. 4. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: - Trình bày được các lỗi thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. - Nêu được các biện pháp phòng ngừa một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. - Về kỹ năng: - Phân tích được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành - Xử lý được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện tác phong công nghiệp, có tinh thần học tập nghiêm túc và yêu lao động nghề nghiệp. - Có khả năng phối hợp làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm, làm việc khoa học, trung thực. - Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc. 5. Chương trình mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian đào tạo (giờ) Tín Thực hành, Kiểm tra TT Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun Tổng Lý thí nghiệm, chỉ số thuyết thảo luận, bài tập LT TH . Trang 4
  6. 5 Các môn học chung/ đại I 23 465 180 260 16 9 cương 1 COMP64002 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 4 1 2 COMP62004 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 3 COMP62008 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 Giáo dục quốc phòng và 4 COMP64010 4 75 36 35 2 2 An ninh 5 COMP63006 Tin học 3 75 15 58 0 2 6 FORL66001 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0 7 SAEN52001 An toàn vệ sinh lao động 2 30 23 5 2 0 Các môn học, mô đun II 61 1545 379 1096 26 44 chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 12 240 112 116 8 4 8 ELET5201 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 9 ELEO53012 Điện kỹ thuật cơ bản 3 45 42 0 3 0 10 PETR612002 Nhiệt kỹ thuật 2 45 14 29 1 1 11 ELEI53115 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 12 ELET52116 Khí cụ điện 2 45 14 29 1 1 Môn học, mô đun chuyên II.2 49 1305 267 980 18 40 môn ngành, nghề Tổng quan về nhà máy 13 ELEO52056 2 30 28 0 2 0 nhiệt điện Phần điện nhà máy điện và 14 ELET52137 2 45 14 29 1 1 trạm biến áp Lò hơi và hệ thống thiết bị 15 ELEO54031 4 75 42 29 3 1 phụ Tua-bin hơi và hệ thống 16 ELEO54059 4 75 42 29 3 1 thiết bị phụ 17 ELET5316 Bảo vệ rơ le 3 75 14 58 1 2 18 ELEO53140 Thí nghiệm điện cơ bản 3 75 14 58 1 2 19 AUTM64116 PLC 3 75 14 58 1 2 Vận hành lò hơi và hệ 20 ELEO55160 5 135 14 116 1 4 thống thiết bị phụ 1 Vận hành lò hơi và hệ 21 ELEO63161 3 75 14 58 1 2 thống thiết bị phụ 2 Vận hành Tua-bin hơi và 22 ELEO55162 5 135 14 116 1 4 hệ thống thiết bị phụ 1 Vận hành Tua-bin hơi và 23 ELEO63163 3 75 14 58 1 2 hệ thống thiết bị phụ 2 24 ELET55157 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 25 ELET54153 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 25 ELET63120 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 0 129 0 6 Tổng cộng 84 2010 559 1356 42 53 . Trang 5
  7. 6 5.2. Chương trình chi tiết mô-đun: Thời gian Số Tên chương/ mục Thực TT hành, thí Tổng Lý Kiểm tra nghiệm, số thuyết thảo luận BT LT TH Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình 1 16 6 10 0 0 vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Xử lý sự cố trong quá trình 5 59 8 48 1 2 vận hành Cộng: 75 14 58 1 2 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng thực hành Vận hành Nhà máy nhiệt điện. 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Máy tính, máy chiếu - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút viết bảng/phấn trắng và màu, giẻ lau - Mô hình Nhà máy nhiệt điện 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án - Phiếu thực hành, phiếu học tập (nếu có) 6.4. Các điều kiện khác: - Projector, overhead. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1 Kiểm tra thưởng xuyên: - Số lượng bài: 02. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. 7.2 Kiểm tra định kỳ: - Số lượng bài: 03 bài kiểm tra . Trang 6
  8. 7 - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung Thời gian 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1, bài 2 45÷60 phút 2. Bài kiểm tra số 2 Thực hành Bài 1, bài 2 45÷60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 1, bài 2 45÷60 phút 7.3 Thi kết thúc môn học: Thi thực hành - Hình thức thi: Thi thực hành - Thời giant thi: 45÷60 phút. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun này được áp dụng cho nghề Vận hành nhà máy nhiệt điện, hệ Cao đẳng. 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên, giảng viên: - Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy. - Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...). - Thiết kế các phiếu học tập (nếu có). - Đối với người học: - Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ - Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng. - Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập. - Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm cần chú ý: Tất cả các bài đều có nội dung quan trọng cần chú ý. 9. Tài liệu tham khảo: [1] - Phạm Lương Tuệ, Tuabin hơi nước - Lý thuyết & Cấu tạo, NXB KHKT, 2005. . Trang 7
  9. 8 [2] - Nguyễn Công Hân - Đỗ Anh Tuấn - Nguyễn Quốc Trung, Nhà máy nhiệt điện, NXB KHKT, 2002. [3] - Nguyễn Sỹ Mão, Thiết bị lò hơi, NXB KHKT, 2006. [4] - Thiết kế nhà máy nhiệt điện, Nguyễn Công Hân - Phạm Văn Tân, NXB KHKT, 2006. [5] - Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Quy trình vận hành, Quy trình bảo dưỡng và sửa chữa tuabin, 2000, 2002. [6] - Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Tài liệu kỹ thuật tổ tuabin - máy phát, Quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tuabin, 2009. [7] - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Quy trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa tuabin, 2007 . Trang 8
  10. 9 BÀI 1: PHÂN TÍCH CÁC CÁC SỰ CỐ THƯỜNG XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH LÒ HƠI VÀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ PHỤ ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: Trình bày được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Phân tích tìm biện pháp khắc phục được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ ❖ MỤC TIÊU CỦA BÀI 1: Về kiến thức: - Trình bày được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Về kỹ năng: - Phân tích tìm biện pháp khắc phục được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng mô hình nhà máy nhiệt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1: Nội dung: - Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 9
  11. 10 - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. Phương pháp: - Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 bài - Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không ❖ NỘI DUNG BÀI 1: 1.1 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị áp lực lò hơi. 1.1.1 Tắt lửa lò hơi - MFT tác động, quạt gió cấp 1 và tất cả các thiết bị phụ liên quan của nó ngừng, máy cấp than bột và nguồn điện cung cấp cho nó ngừng, ngừng vòi dầu và đóng van dầu, có cảnh báo bằng đèn và còi báo. - Áp suất âm của buồng lửa tăng đột ngột. - Bên trong buồng lửa tối, không nhìn thấy ngọn lửa từ lỗ quan sát, tất cả bộ giám sát ngọn lửa không phát hiện ngọn lửa. - Mức nước bao hơi tăng lên, sau đó giảm ngay, nhiệt độ và áp suất hơi giảm. - Nhiệt độ khói thoát giảm, hàm lượng ôxy trong khói tăng đột ngột. - Nếu nổ ống làm dập tắt lửa, lỗ quan sát và những chỗ hở có khói và hơi lọt ra, mức nước sẽ giảm liên tục (trừ nổ ống quá nhiệt trung gian). 1.1.2. Mức nước bao hơi cao - Cảnh báo mức nước cao, bộ hiển thị mức nước chỉ mức nước cao. - Lưu lượng nước cấp lớn bất thường so với bình thường. - Đầy nước nghiêm trọng, nhiệt độ hơi chính giảm nhanh, bên trong ống hơi chính xảy ra thuỷ kích. - Khi bảo vệ mức nước cao làm việc, van xả khẩn cấp mở tự động. - Mức nước cao hơn giá trị báo động cao-cao, MFT tác động. 1.1.3. Bao hơi cạn nước - Cảnh báo mức nước thấp, bộ hiển thị mức nước chỉ mức nước thấp. - Lưu lượng nước cấp thấp bất thường so với lưu lượng cần (nếu nguyên nhân gây mức nước thấp là nổ ống sinh hơi hoặc bộ hâm, hiện tượng này là ngược lại). Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 10
  12. 11 - Khi thiếu nước nghiêm trọng, nhiệt độ hơi quá nhiệt tăng cao, làm cho nhiệt độ ống tăng và ống bị quá nhiệt. - Mức nước thấp đến mức thấp-thấp, MFT tác động. 1.1.4. Sôi bồng trong bao hơi - Đồng hồ chỉ mức nước dao động mạnh, không thể nhìn rõ mức nước. - Nhiệt độ hơi chính giảm đột ngột. - Có va đập của nước (thuỷ kích) trong đường ống hơi, mặt bích có thể có hơi thoát ra ngoài. - Hàm lượng muối trong hơi bão hoà và nước lò cao. 1.1.5. Nổ ống sinh hơi - Mức nước bao hơi giảm, áp suất hơi giảm. - Áp suất buồng lửa tăng hoặc đạt đến áp suất dương, sự cháy không ổn định. Khi nổ ống sinh hơi nghiêm trọng dẫn đến tắt lửa lò hơi, MFT tác động. Có âm thanh bất thường trong lò hơi, chỗ không kín có khói xì ra. - Lưu lượng nước cấp lớn hơn bình thường. - Cánh hướng quạt khói mở bất thường, dòng điện tăng. - Nhiệt độ buồng lửa và nhiệt độ khói giảm. 1.1.6. Nổ ống bộ hâm - Lưu lượng nước cấp lớn bất thường, mức nước bao hơi giảm nghiêm trọng, khó duy trì. - Áp suất âm của buồng lửa và đường khói giảm hoặc trở thành dương. - Độ mở cánh hướng quạt khói lớn, dòng điện tăng. - Có âm thanh lạ khu vực bộ hâm, phần không kín khu vực bộ hâm có khói và hơi nước xì ra ngoài. - Độ chênh nhiệt độ khói 2 bên bộ hâm lớn, nhiệt độ khói bên bị phá huỷ, nhiệt độ khói đầu đầu ra bộ hâm, nhiệt độ gió cấp 1, nhiệt độ gió cấp 2 giảm. - Có nước chảy ra ở khu vực bộ hâm. 1.1.7. Nổ ống bộ quá nhiệt - Áp suất, lưu lượng hơi quá nhiệt giảm, lưu lượng nước cấp lớn hơn nhiều lưu lượng hơi. - Áp suất buồng lửa và đường khói tăng hoặc trở thành dương. Nếu nổ ống quá nhiệt nghiêm trọng, dẫn đến cháy không đều thậm chí gây tắt lửa. Vùng bị phá huỷ có âm thanh bất thường, những chỗ lò không kín có hơi hoặc khói trắng thoát ra. Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 11
  13. 12 - Mức nước bao hơi tăng đột ngột, sau đó giảm. - Nhiệt độ hơi quá nhiệt không đều trong phần bị phá huỷ, nếu phần nhiệt độ cao bị phá huỷ, nhiệt độ hơi giảm, nếu phần nhiệt độ thấp bị phá huỷ, nhiệt độ hơi tăng. - Nhiệt độ khói 2 bên bộ quá nhiệt chênh lệch lớn, nhiệt độ khói bên bị phá huỷ giảm. - Cánh hướng quạt khói mở quá lớn, dòng điện tăng. 1.1.8. Nổ ống bộ quá nhiệt trung gian - Áp suất âm của buồng lửa giảm hoặc đạt tới dương, những phần không kín của lò hơi (phía đuôi lò) có hơi hoặc khói trắng thoát ra. - Trường hợp nổ ống quá nhiệt trung gian nghiêm trọng sẽ dẫn đến cháy không ổn định, có thể làm tắt lửa, MFT tác động. - Lưu lượng và áp suất hơi quá nhiệt trung gian đầu ra giảm, lưu lượng hơi chính tăng. - Có âm thanh lạ trong khu vực bộ quá nhiệt trung gian. - Cánh hướng quạt khói mở quá lớn, dòng điện tăng. - Nhiệt độ hơi quá nhiệt trung gian không đều trong phần bị phá huỷ, nếu phần nhiệt độ cao bị phá huỷ, nhiệt độ hơi giảm, nếu phần nhiệt độ thấp bị phá huỷ, nhiệt độ hơi tăng, nhiệt độ thành ống cũng tăng. - Nhiệt độ khói 2 bên chênh lệch lớn, nhiệt độ khói bên bị phá huỷ giảm. 1.1.9. Sự cố van an toàn - Khi áp suất hơi đạt đến hoặc vượt quá giá trị tác động của van an toàn, van an toàn không tác động. - Khi áp suất hơi chưa đạt tới giá trị tác động của van an toàn, van an toàn tác động sớm. - Sau khi van an toàn tác động, áp suất hơi đã giảm đến giá trị đóng van nhưng van an toàn vẫn không đóng lại hoặc đóng không kín. 1.2 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khói-gió lò hơi. 1.2.1 Cháy lại đường khói - Nhiệt độ khói thoát, nhiệt độ gió nóng và nhiệt độ hơi đều tăng bất thường đột ngột, hàm lượng ôxy trong khói giảm bất thường. - Áp suất âm trong đường khói dao động mạnh và giảm. - Phát hiện ra cháy hoặc xì khói từ cửa người chui, cửa phòng nổ tác động mạnh. - Nếu cháy lại bên trong bộ sấy không khí, dòng điện của nó dao động và tăng lên, nhiệt độ vỏ ngoài tăng có thể dẫn đến kẹt bộ sấy không khí. Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 12
  14. 13 1.2.2 Đóng xỉ buồng lửa và xỉ bám dính cửa thoát xỉ - Từ cửa quan sát buồng lửa có thể phát hiện ra đóng xỉ, nhiệt độ buồng lửa tăng. - Khi đóng xỉ lớn phía trên phễu xỉ buồng lửa, bên trong phễu tối, số lượng xỉ giảm. - Đóng xỉ xung quanh vòi đốt hoặc tường lò, sẽ làm khí động trong lò bị rối loạn, Lưu lượng than bột bị tắc nghiêm trọng, áp suất gió cấp 1 tăng, phần không kín xung quanh vòi đốt có than bột phì ra. - Đóng xỉ buồng lửa làm nhiệt độ hơi và nhiệt độ khói tăng lên. - Khi tro bám vào ống sinh hơi, ống quá nhiệt, áp suất buồng lửa tăng thậm chí dương, nhưng áp suất tất cả các điểm đo trên đường khói giảm. - Khi đóng xỉ hoặc bám tro nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng tới tải lò. 1.2.3. Sự cố cánh hướng khói - Lỗi cơ cấu điều chỉnh cánh hướng, thanh nối, chốt hoặc biến dạng cánh hướng làm bị kẹt. - Tích tụ tro làm mài mòn cánh hướng, biến dạng, đóng không kín. - Cánh hướng đóng đột ngột hoặc điều khiển tự động không đúng quy trình. - Cháy nổ ở mương dẫn khói 1.2.4. Sự cố Cháy nổ ở mương dẫn khói - Thấy cháy, đôi khi có tiếng nổ ở mương dẫn khói (từ lò hơi ra ống khói), làm vỡ những màng bảo hiểm ở mương dẫn khói, bật tung các nắp đậy các hộp chứa tro (nặng 30 - 40kg) thậm chí, nếu cháy nổ lớn sẽ gây ra hoả hoạn tại đó. - Thấy lửa khói phụt mạnh ra cửa cho than, có khi làm bật tung cả chốt hãm cửa cho than. Sau đó toàn bộ nhà lò bị khói bụi phủ kín, việc cháy của nhiên liệu giảm dần, áp suất hơi tụt xuống. 1.3 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống dầu đốt lò. - Trong hệ thống dầu đốt lò, mặt bích, vòng đệm van, vòi dầu và điểm giãn nở ống, áp kế bị rò dầu. - Vỡ đường ống dầu. - Van điện từ không mở, đóng, rò dầu. - Hoá mù dầu kém, tắc. - Vòi đốt, bộ đánh lửa không đúng vị trí. - Có nước lẫn trong dầu, áp suất dầu thấp hoặc mất áp suất dầu. - Vào mùa đông, nhiệt độ dầu thấp hoặc đông đặc, khó lưu chuyển. - Van cấp hơi thông thổi đường ống dầu không kín, hơi lọt vào ống làm nhiệt độ dầu quá cao, van một chiều cấp hơi không kín, dầu lọt vào ống hơi. Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 13
  15. 14 1.4 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống nhiên liệu lò. 1.4.1. Các sự cố đối với hệ thống nghiền than: Bục đường ống than bột: - Thủng đường ống dẫn than bột từ phân ly tới các vòi đốt. - Xì ở vành chèn. Cánh hướng điều chỉnh lưu lượng gió cấp 1 đầu vào máy nghiền bị kẹt Sự cố máy cấp than nguyên bị kẹt hoặc tắc đầu vào. Sự cố gió chèn máy nghiền Sự cố hệ thống dầu bôi trơn máy nghiền mức thấp. Sự cố hệ thống khí cấp phun mỡ bánh răng chủ. Sự cố đối với hệ thống vòi đốt than. 1.4.2. Sự cố đối với hệ thống vòi đốt than: Phần đuôi của các vòi đốt đặt gần với buồng lửa và phải chịu bức xạ nhiệt lớn, được làm bằng các vật liệu cao cấp để kéo dài tuổi thọ. Tuy vậy, các phần này nhất thiết phải được kiểm tra cẩn thận nhân lúc khám nghiệm định kỳ và phải được thay mới khi việc kiểm tra cho thấy là cần thiết. 1.5 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thải tro xỉ. - Từ cửa quan sát buồng lửa phát hiện ra đóng xỉ, nhiệt độ buồng lửa tăng. - Đóng xỉ lớn phía trên phễu xỉ buồng lửa, bên trong phễu tối, lượng xỉ giảm - Đóng xỉ xung quanh vòi đốt hoặc tường lò, sẽ làm khí động trong lò bị rối loạn, Lưu lượng than bột bị tắc nghiêm trọng, áp suất gió cấp 1 tăng, phần không kín xung quanh vòi đốt có than bột phì ra. - Đóng xỉ buồng lửa làm nhiệt độ hơi và nhiệt độ khói tăng lên. - Khi tro bám vào ống sinh hơi, ống quá nhiệt, áp suất buồng lửa tăng thậm chí dương, nhưng áp suất tất cả các điểm đo trên đường khói giảm. - Khi đóng xỉ hoặc bám tro nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng tới tải lò. 1.6 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khử lưu huỳnh, khói thải. Các tấm chắn khói lò Trong điều kiện mà các bơm tái tuần hoàn cho tháp hấp thụ ngừng, hoặc quạt tăng áp ngừng hoặc nhiệt độ phía đầu ra tháp hấp thụ quá cao, thì xảy ra các hoạt động sau: Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 14
  16. 15 - Tấm chắn đi tắt mở hoàn toàn. - Tấm chắn đi tắt mở 50%, thì tấm chắn điều chỉnh quạt tăng áp đóng hoàn toàn. - Khi tấm chắn đi tắt mở 50%, thì quạt tăng áp ngừng. - Khi động cơ quạt bị ngắt điện, thì các tấm chắn cách ly đầu vào quạt tăng áp và đầu ra tháp hấp thụ đóng. - Tín hiệu vào PLC chỉ thị quạt khói đang vận hành sẽ cho phép mở tấm chắn đầu vào quạt tăng áp và đóng tấm chắn đi tắt hệ thống. - Trong trường hợp quạt khói ngừng, thì điều này sẽ buộc phải cách ly hệ thống FGD và cho phép đi tắt. Quạt tăng áp Quạt tăng áp ngừng sau khi có một trong các điều kiện sau: - Tín hiệu ngắt từ bên ngoài: chỉ thị ngắt quạt khói, ngừng lò, hay sự cố thiết bị chính khác. Nhiệt độ gối trục: quạt, động cơ của quạt, hộp giảm tốc quá cao. - Nhiệt độ cuộn dây động cơ của quạt quá cao. Trong trường hợp ngừng quạt tăng áp, tấm chắn điều chỉnh đầu vào quạt tăng áp đóng hoàn toàn, tấm chắn đi tắt của hệ thống mở hoàn toàn và các tấm chắn cách ly hệ thống đóng hoàn toàn. Quạt tăng áp được ngừng tự động sau khi tấm chắn cách ly đóng toàn bộ trong trường hợp nhiệt độ khói đầu ra tháp hấp thụ quá cao hoặc ngắt toàn bộ các bơm tái tuần hoàn cho tháp hấp thụ. Các bơm tái tuần hoàn cho tháp hấp thụ Các bơm tái tuần hoàn ngừng trong các điều kiện sau: - Mức chất lỏng phản ứng của tháp hấp thụ quá thấp. - Nhiệt độ: gối trục của động cơ bơm, cuộn dây của động cơ bơm quá cao. Khi một bơm tái tuần hoàn ngừng, thì một trình tự cách ly và tiêu nước tự động được bắt đầu. Khi hệ thống FGD ở trạng thái trực tuyến, nếu tất cả các bơm tái tuần hoàn được ngắt hay được ngừng bởi người vận hành hệ thống, thì tháp hấp thụ được tự động đi tắt và cách ly. Nếu một tín hiệu báo động nhiệt độ cao của cuộn dây hay gối trục động cơ của bơm tái tuần hoàn được phát ra, thì bơm dự phòng nên được khởi động và bơm có tín hiệu báo động nên được ngừng. Tín hiệu báo động nhiệt độ cao có thể cung cấp thời gian đủ để thực hiện việc thay đổi này trước khi xảy ra việc ngắt do nhiệt độ qúa cao. Thiết bị khuấy của tháp hấp thụ: Các thiết bị khuấy tự động ngắt nếu mức chất lỏng phản ứng trong tháp hấp thụ giảm xuống quá thấp. Mức này được chọn để đề phòng làm hư Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 15
  17. 16 hỏng phần chèn cơ khí của thiết bị khuấy mà nó phải được duy trì được ngâm trong chất lỏng khi vận hành. Các máy nén khí để oxy hóa: Các tín hiệu báo động sau đây được cung cấp trên panel tại chỗ của máy nén khí: - Tín hiệu báo động nhiệt độ khí ở đầu đẩy cao và tín hiệu báo động nhiệt độ khí đầu đẩy quá cao và ngắt máy. - Tín hiệu báo động tăng vọt áp của máy nén khí ở mức cao và quá cao. - Tín hiệu báo động áp suất dầu cung cấp cho gối trục thấp và ngắt do quá thấp. - Tín hiệu báo động nhiệt độ dầu cung cấp cho gối trục quá thấp, thấp, cao, và quá cao và ngắt. - Tín hiệu báo động độ rung của máy nén khí cao và quá cao và ngắt. Hệ thống lọc kiểu băng bằng chân không - Bất kỳ điều kiện bất thường nào trong số các điều kiện liệt kê dưới đây cũng sẽ đình chỉ ngay việc cấp bùn vào xiclon thuỷ lực. - Tất cả thiết bị quay nên ngừng và các van nên đưa về trạng thái an toàn của chúng. Cũng nên ngừng việc cấp bùn vào thiết bị lọc kiểu băng bằng chân không. - Người vận hành phải khởi động lại thiết bị lọc bằng cách đưa nó về chế độ điều khiển tự động, và nếu cần thiết đặt lại tại chỗ cho các công tắc ngừng sự cố. Các bơm cấp bùn vôi: Trừ khi toàn bộ hệ thống FGD được đưa ra khỏi trạng thái trực tuyến (kể cả hệ thống chuẩn bị đá vôi), bơm cấp bùn vôi không nên ngừng. Sau khi được khởi động, bơm chạy liên tục cho đến khi đạt tới mức thấp của bể, khi đó bơm sẽ tự động ngừng. Hệ thống chuẩn bị đá vôi nên vận hành để nạp lại cho bể trước khi đạt tới điểm này. Nếu cả hai bơm cấp bùn vôi được ngừng, thì mạch vòng cấp bùn vôi phải được thông rửa bằng tay bởi người vận hành hệ thống. Việc này được thực hiện bằng cách mở bằng tay các van thông rửa và van đầu đẩy của bơm cấp trong một thời gian đủ để thông rửa đường ống cho toàn bộ mạch vòng ống tới bể chứa bùn vôi. ❖ TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1: Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 16
  18. 17 1.1 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị áp lực lò hơi 1.2 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khói-gió lò hơi 1.3 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống dầu đốt lò: 1.4 Các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống nhiên liệu lò: ❖ CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1: 1. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị áp lực lò hơi. 2. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống khói-gió lò hơi. 3. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống dầu đốt lò. 4. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống nhiên liệu lò. 5. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống thải tro xỉ. 6. Nêu các sự cố thường gặp trong quá trình vận hệ thống khử lưu huỳnh, khói thải. Bài 1: Phân tích các các sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Trang 17
  19. 18 BÀI 2 XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH GIỚI THIỆU BÀI 2: Bài 2 là bài sau khi sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: Trình bày được các biện pháp phòng ngừa sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Xử lý được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. MỤC TIÊU CỦA BÀI 2 LÀ: Về kiến thức: - Trình bày được các biện pháp phòng ngừa sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Về kỹ năng: - Xử lý được một số sự cố thường gặp trong quá trình vận hành lò hơi và hệ thống thiết bị phụ. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Phát huy tính tự giác, sáng tạo và nghiêm túc trong học tập, làm việc ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng mô hình nhà máy nhiệt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2: - Nội dung: - Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: Bài 2: Xử lý sự cố trong quá trình vận hành Trang 18
  20. 19 + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: - Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 bài - Kiểm tra định kỳ: lý thuyết 01 bài và 02 bài thực hành. 2.1. các biện pháp phòng ngừa: Để tránh được các sự cố nêu trên, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây ra chúng được trình bày dưới đây: 2.1.1. Các biện pháp phòng ngừa sự cố trong quá trình vận hành hệ thống thiết bị áp lực lò hơi Phòng ngừa tắt lửa lò hơi Nguyên nhân - Áp suất âm của buồng lửa quá lớn. - Khi RB xảy ra, quá trình tự động không bình thường. - Chất lượng than quá kém hoặc thay đổi loại than, quá trình cháy kém. - Nổ ống gia nhiệt trong buồng lửa hoặc bên trong buồng lửa xỉ đóng nhiều. - Thời gian chạy ở phụ tải thấp dài, lượng không khí thừa quá lớn làm giảm mạnh nhiệt bộ buồng lửa. - Khi chạy ở phụ tải thấp, điều chỉnh vận hành không tương ứng, không kịp thời đưa các vòi dầu vào làm việc. - Hệ thống dầu bị sự cố, như hoá mù dầu kém, dầu có lẫn nước, không thể đưa vòi dầu vào làm việc kịp thời. - Vận hành hệ thống thổi bụi và hệ thống thải xỉ không hợp lý. - Nước chèn thuyền xỉ bị sự cố dẫn đến không khí lọt vào buồng lửa nhiều. - Tỷ lệ gió cấp 1 và gió cấp 2 không phù hợp. - Độ mịn của than bột không đảm bảo. - Điều khiển tự động đốt cháy bị sự cố hoặc bảo vệ thiết bị sự cố tác động. - Ở phụ tải thấp, điều chỉnh độ mở cánh hướng khói quá lớn. Trên đây là các nguyên nhân gây ra các sự cố thường gặp ta phải thường xuyên theo dõi trạng thái cũng như thông số của yếu tố trên để nhanh chóng điều khiển các thông số và trạng thái về mức giới hạn cho phép. Bài 2: Xử lý sự cố trong quá trình vận hành Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2