intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Trần Thị Tuyết Nhung

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

833
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm 4 chương: Chương 1-Một số vấn đề chung về văn hóa và dân tộc; Chương 2-Miền núi Việt Nam: Thiên nhiên và con người; Chương 3-Đặc điểm văn hóa các dân tộc Việt Nam; Chương 4-Đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Trần Thị Tuyết Nhung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (Dành cho sinh viện hệ đại học chính quy) Tác giả: Trần Thị Tuyết Nhung NĂM 2017 1 LỜI NÓI ĐẦU Văn hóa các dân tộc Việt Nam là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên đại học các ngành Địa lý. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc Việt Nam như khái niệm, đối tượng nghiên cứu của văn hóa, đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam… Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua. Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học phầnVăn hóa các dân tộc Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến tập, thực tập và giảng dạy sau này của sinh viên. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn. 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC 1 1.1. Các khái niệm về văn hóa............................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc................................................ 2 1.1.2. Khái niệm sắc thái văn hóa dân tộc (tộc người)......................................... 6 1.1.3. Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam....................................... 6 1.2. Các khái niệm về dân tộc, tộc người.............................................................. 7 1.2.1. Khái niệm dân tộc..................................................................................... 7 1.2.2. Khái niệm tộc người................................................................................... 8 1.2.3. Nhóm địa phương........................................................................................ 9 CHƯƠNG 2. MIỀN NÚI VIỆT NAM: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI 11 2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam........................................................... 11 2.2. Các dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam................................................... 12 13 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM................... 3.1. Qúa trình hình thành dân tộc (quốc gia) Việt Nam ......................................... 13 3.2. Văn hóa việt Nam là một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất................... 13 3.3. Văn hóa các dân tộc Việt Nam có quá trình hình thanh và phát triển lâu đời 15 3.4. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp 24 3.5. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa với tư duy kỹ thuật thủ công mang phong cách tộc người đậm đà ................................................................ 3.6. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự biểu hiện của nền văn hóa dân gian đa dạng phong phú và độc đáo................................................................................. 3.7. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự phản ánh quá trình tiếp xúc và biến đổi văn hóa tộc người........................................................................................... CHƯƠNG 4. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 26 4.1. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Tây Bắc.................................... 28 4.2. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Việt Bắc..................................... 30 4.3. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa châu thổ Bắc bộ............................. 33 4.4. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trung bộ................................... 39 4.5. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên......... 42 4.6. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Nam bộ ................................... 44 3 26 26 28 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC 3 TIẾT 1.1. Các khái niệm về văn hóa *Văn hóa: Văn hóa là một thực thể vận động theo không gian và thời gian. Văn hoá là một từ tiếng Hán, ban đầu được dùng với nghĩa “dùng văn để hoá”, tức là dùng hiểu biết để khai hoá, phát triển. Đến thời cận đại, nghĩa của từ văn hoá dần dần có sự thay đổi và ngày nay, văn hoá được hiểu với nghĩa rộng là những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Trong ngữ hệ Latinh, chữ “văn hoá” là “Cultura” được hiểu với nghĩa ban đầu là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm... Đến giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển của các ngành khoa học như nhân loại học, xã hội học, dân tộc học..., khái niệm văn hoá đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng văn hoá gồm tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (khái niệm này cũng được đưa ra trong Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994). Theo GS. Trần Ngọc Thêm thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này được các nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Như vậy, văn hoá xuất hiện đồng thời với loài người, nghĩa là khi con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hoá. Trong quá trình phát triển, ngoài văn hoá vật chất, loài người cũng sáng tạo ra văn hoá tinh thần, bao gồm nghệ thuật, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Trên cơ sở văn hoá nguyên thuỷ, đến một giai đoạn nhất định, loài người mới bước vào giai đoạn văn minh, tức là thời kỳ văn hoá đạt đến trạng thái phát triển cao. Trạng thái phát triển cao đó có được từ khi nhà nước ra đời. * Theo nghĩa hẹp thì: “Văn hoá dùng để chỉ những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần”, ví cụ các hoạt động văn hoá như tổ 4 chức, biểu diễn, triễn lãm in ấn, phát hành các sản phẩm về văn học và nghệ thuật… “Văn hoá dùng để chỉ tri thức, kiến thức khoa học của cá nhân”, ví dụ ông A có trình độ văn hoá tốt nghiệp 12/12. “Văn hoá dùng để chỉ trình độ cao trong sinh hoạt xã hội”, là biểu hiện của văn minh, ví dụ làng văn hoá, văn hoá ứng xử…. “Văn hoá dùng để chỉ nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau”, ví dụ văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Núi Đọ… Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên đặc biệt trải dài trên 1 địa hình khá dài. Đo đó điều kiện tự nhiên ở các vùng có sự khác nhau. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 tộc người, do đó lịch sử trình độ phát triển trong các tộc người không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng không giống nhau do các yếu tố, địa hình môi sinh, dân tộc chi phối. 1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc * Bản sắc văn hóa Theo Từ điển tiếng Việt(1), thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách quan. Quan niệm này cũng gần với một phương pháp định nghĩa trong Lôgic học là định nghĩa "qua giống gần gũi để chỉ ra sự khác biệt về loài". Cách định nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất sự vật. "Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc". Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý hơn bởi khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2