intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục" đề cập đến vai trò, ý nghĩa của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc, phân tích một số thực trạng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã được lồng ghép, tích hợp trong các môn học hay các hoạt động giáo dục như nội dung giáo dục địa phương, giáo dục trải nghiệm, xây dựng văn hóa nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục

  1. GIÁO DỤC VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TS. Đỗ Tường Hiệp9 Tóm tắt: Giáo dục là con đường để tạo dựng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa. Bởi vậy, giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc là một trong những nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường phổ thông. Bài viết đề cập đến vai trò, ý nghĩa của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc, phân tích một số thực trạng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã được lồng ghép, tích hợp trong các môn học hay các hoạt động giáo dục như nội dung giáo dục địa phương, giáo dục trải nghiệm, xây dựng văn hóa nhà trường... Nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở địa phương. Từ khóa: Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật dân tộc, đổi mới. 1. Đặt vấn đề Văn hóa là một khái niệm đa chiều nhưng có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần đã được hệ thống hóa, tích lũy lại qua thời gian và có thể truyền lại cho các thế hệ sau. Giữa giáo dục và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước” và “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa” [1]. Giáo dục là con đường để tạo dựng, bảo tồn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Muốn thực hiện giáo dục văn hóa thì bản thân nền giáo dục đã phải mang bản sắc văn hóa. Giáo dục văn hóa nói chung và nghệ thuật dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế yêu cầu giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh để trở thành những công dân toàn cầu, thích ứng với xã hội hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân tộc. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai thực hiện trong các trường phổ thông kể từ năm học 2020-2021[2]. Quan điểm xây dựng Chương trình là theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Yêu cầu của Chương trình nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực cốt lõi. Trong năng lực cốt lõi có các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất). Trong chương trình dạy học và giáo dục xuyên suốt từ chương trình lớp 1 đến lớp 12 đều có môn nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). Hơn nữa, nội dung giáo dục địa phương là nội dung giáo 9 . Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk 51
  2. dục bắt buộc trong CTGDPT 2018. Đó là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội môi trường, hướng nghiệp… của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn [3]. Giáo dục văn hóa và nghệ thuật là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông ngoài những định hướng chung trong cả nước còn mang tính đặc trưng vùng miền. Vì vậy, giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc là một phần không thể thiếu trong nhà trường phổ thông, đặc biệt ở các địa phương có nhiều học sinh dân tộc thiểu số như tỉnh Đắk Lắk. 2. Thực trạng giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 13.125 km2; có 15 huyện, thị xã, thành phố với 184 xã, phường, thị trấn. Dân số hơn 2,2 triệu người, với 49 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% dân số. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Về âm nhạc, mỹ thuật Tây Nguyên cũng mang đậm đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số cư trú trên mảnh đất “đại ngàn âm vang” này. Trong những năm qua, tình hình kinh tế của tỉnh có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên vẫn rất còn rất khó khăn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng. Giáo dục văn hóa dân tộc được đưa vào chương trình dạy học/giáo dục qua việc lồng ghép, tích hợp trong các môn học và các hoạt động giáo dục. Qua dạy học các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật…các thầy, cô giáo đã lồng ghép, tích hợp các nội dung phù hợp để nâng cao hiểu biết của học sinh về văn hóa nói chung và văn hóa các dân tộc ở địa phương. Nội dung giáo dục địa phương bao gồm những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử truyền thống, địa lí, kinh tế, chính trị - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu, hướng nghiệp ở địa phương. Học sinh được cung cấp các kiến thức về những nét đặc trưng văn hóa, lễ hội và các loại hình nghệ thuật, quá trình hình thành và phát triển địa phương. Văn học dân gian được đưa vào dạy học như sử thi của người Êđê và người Mnông, các thể loại dân ca của một số dân tộc cư trú lâu đời ở Đắk Lắk (Êđê, Mnông, Jrai): Hát trong nghi lễ, hát trong sinh hoạt đời thường (Êđê, Mnông); hát ru, hát đồng dao, hát giao duyên (Jrai). Dân ca Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, chứa đựng những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và khát vọng của người dân Tây Nguyên trong cuộc sống, ca ngợi thiên nhiên, buôn làng tươi đẹp, khát vọng tốt đẹp trong tình yêu lứa đôi, những lời ru nồng nàn răn dạy con cháu, niềm vui trong lao động,... Bên cạnh đó, có các bài dùng để khấn các thần linh, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, con người thoát khỏi dịch bệnh,... Về mỹ thuật được giới thiệu như điêu khắc gỗ truyền thống Tây Nguyên với giá trị văn hoá tâm linh và và giá trị nghệ thuật tạo hình như nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nghề truyền thống ở địa phương (đan lát, dệt thổ cẩm, làm gốm, rèn sắt …). 52
  3. Trong chương trình chính khóa, môn Nghệ thuật (Mỹ thuật, Âm nhạc) là môn học bắt buộc ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở cấp trung học phổ thông là một trong 09 môn lựa chọn theo tổ hợp môn, thời lượng 70 tiết/ năm học. Chương trình môn Mỹ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mỹ thuật và chương trình được phát triển theo hai mạch nội dung Mỹ thuật tạo hình và Mỹ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lý tạo hình. Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh phát triển năng lực âm nhạc được trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến và các giá trị âm nhạc truyền thống, phát huy tiềm năng âm nhạc của học sinh. Âm nhạc mang nhiều nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số đang cư trú trên mảnh đất Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Được hình thành từ lâu đời và được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ, âm nhạc dân gian ở Đắk Lắk có một sức sống mãnh liệt trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc thiểu số cư trú lâu đời ở Đắk Lắk. Đó là một di sản quý báu đã được gìn giữ và lưu truyền. Niềm tự hào đó đã được giới thiệu, phổ biến một sinh động và phù hợp với đặc trưng tâm lí của các cấp học trong nhà trường phổ thông. Có hai nội dung cơ bản, đó là dạy học hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ truyền thống. Có thể kể đến các bài dân ca của các dân tộc như Ê-đê, Mnông, Bâhnar, Jrai, Sê đăng, K’ho…Về nhạc cụ truyền thống được đưa vào dạy học trong các nhà trường ngoài cồng chiêng còn có ding năm (kèn 6 ống), ding pah (ỗng vỗ) , tr'ưng, ring reo ( lục lặc)...Cồng chiêng được đưa vào trong trường học theo các cấp độ khác nhau, từ việc giới thiệu sơ lược về hình ảnh cồng chiêng, phân biệt được một số loại cồng chiêng cơ bản đến giới thiệu cồng chiêng theo hệ thống nhạc cụ của hai dân tộc đặc trưng ở Đắc Lắc, Êđê và Mnông, chú trọng vào chi tiết cấu tạo, chất liệu cụ thể. Đối với cấp trung học phổ thông, cồng chiêng được giới thiệu về không gian văn hoá cồng chiêng, chú trọng vào các biểu diễn tấu và môi trường diễn tấu trong các lễ thức và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào sắc tộc Êđê và Mnông như Ching K’năh, ching Jôh và ching kram, Chưng Bor, Goong Pêh…Hầu hết các trường phổ thông dân tộc nội trú đã có các bộ chiêng đồng để học sinh sử dụng trong quá trình tập luyện và diễn tấu. Mỗi trường có một đội cồng chiêng sinh hoạt thường kỳ cũng như biểu diễn trong các sự kiện lớn của trường, địa phương và ngành giáo dục. Giáo dục thông qua di sản là một trong những nội dung quan trọng mà ngành giáo dục Đắk Lắk đã triển khai trong những năm qua. Học sinh được giới thiệu và tìm hiểu di sản văn hóa vật thể như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh. Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, kiến trúc nhà sàn của người Êđê, các vật dụng truyền thống cũng được đưa vào các chương trình dạy học. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần cũng được chú trọng như chuyện cổ dân gian ở Đắk Lắk, lời nói vần của người Êđê và Mnông, trường ca, sử thi Tây Nguyên, đồng dao, ca dao, tục ngữ , các nhân vật anh hùng tiêu biểu…được tích hợp, lồng ghép trong môn Ngữ văn, Lịch sử trong chương trình chính khóa và giáo dục địa phương. Các nhà trường phổ thông gắn việc xây dựng văn hóa nhà trường với những bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc ở địa phương, từ phong tục tập quán đến văn hóa ứng xử và những giá trị tốt đẹp của người dân bản địa được phát huy trong trường học. Đặc biệt, trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng văn hóa nhà trường được đẩy mạnh thông qua 53
  4. các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể và hoạt động thể thao. Các môn thể thao như kéo co, đẩy gậy cũng được đưa vào hệ thống thi đấu thể thao trong trường học và hội khỏe Phù Đổng các cấp. chất lượng giáo dục trong các nhà trường và hoàn thành mục tiêu giáo dục. Những kết quả đã đạt được về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện hiệu quả CTGDPT 2018 trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, khó khăn và thách thức. CTGDPT 2018 đã được triển khai trong khi chưa hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết, đặc biệt là các tỉnh miền núi có đông người đồng bào dân tộc thiểu số như tỉnh Đắk Lắk. Về cơ sở vật chất, tỷ lệ kiên cố hóa trường học còn thấp, vẫn còn phòng học tạm, học nhờ ở một số địa bàn vùng khó; địa bàn rộng, nhiều điểm trường lẻ nằm cách xa trung tâm hành chính cấp xã nhưng lại có khu dân cư... Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, trình độ năng lực chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và mất cân đối về cơ cấu. Giáo viên môn Âm nhạc, Mỹ thuật còn thiếu ở cấp tiểu học và các trường THPT hầu như chưa có biên chế đội ngũ này. Việc kết nối giáo dục trong nhà trường với cộng đồng còn hạn chế, không gian học tập còn bó hẹp trong khuôn viên nhà trường, công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường chưa hiệu quả…. Để nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông, ngành giáo dục cần có những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhà trường, điều kiện kinh tế- xã hội địa phương, truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư và đáp ứng mục phát triển giáo dục. 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc Các nhà trường có trách nhiệm quán triệt, phổ biến tuyên truyền về vai trò của giáo dục văn hóa và văn học nghệ thuật dân tộc trong nhà trường ở địa phương trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chú trọng nâng cao nhận thức về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó các môn Âm nhạc, Mỹ thuật đã được đưa vào dạy học xuyên suốt các cấp học phổ thông. Đồng thời, mỗi nhà giáo cần hiểu rõ xây dựng văn hóa nhà trường phải gắn liền với giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Từ đó, mỗi thầy, cô giáo thông qua dạy học môn học của mình và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường giúp cho học sinh nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng như nghệ thuật dân tộc ở địa phương. 3.2. Thực hiện hiệu quả giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc thông qua dạy học và các hoạt động giáo dục Thông qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên không những truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực khoa học mà còn cung cấp cho học sinh những giá trị về văn hóa truyền thống, nghệ thuật dân tộc. Nội dung các môn học Mỹ thuật và Âm nhạc cần phải gắn liền với thực tiễn ở địa phương, đồng thời, tổ chức dạy học tài liệu giáo dục địa phương có hiệu quả ở các cấp học. Thông qua nội dung 54
  5. giáo dục địa phương học sinh sẽ được giới thiệu cho học sinh những hiểu biết về địa phương, nơi học sinh đang sinh sống. Từ đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước; lòng tự hào và có ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá của quê hương Đắk Lắk. Thông qua những bài học sinh động, gần gũi với cuộc sống diễn ra xung quanh, các em có thể gắn kết và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục văn hóa, nghệ thuật dân tộc trong các môn học và các hoạt động giáo dục một các phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm cảm xúc tích cực với bản thân, tự nhiên và xã hội. 3.3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chú trọng đến nội dung về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc cho học sinh ở tất cả các cấp học. Về nội dung bồi dưỡng chú ý đến việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về việc tích hợp, lồng ghép giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc vào các bộ môn và các hoạt động giáo dục; cung cấp các kỹ năng về dạy học thông qua di sản, bảo tàng và các trải nghiệm thực tế. Bồi dưỡng các nội dung cho đội ngũ nhà giáo ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú về việc tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa nhà trường với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng lập kế hoạch dạy học, xây dựng các chuyên đề học tập theo hướng phát triển năng lực người học, hướng người học đến cuộc sống gần gũi xung quanh mình. 3.4. Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc gắn liền với xây dựng văn hóa nhà trường Mỗi nhà trường phải xác định được hệ giá trị văn hóa cốt lõi, đặc trưng để xây dựng và phát triển trở thành hệ giá trị xuyên suốt, truyền thống của nhà trường. Đồng thời, phát huy truyền thống văn hóa tích cực ở địa phương tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, thân thiện trong nhà trường. Đưa văn học dân gian, dân ca, điêu khắc gỗ truyền thống Tây Nguyên vào chương trình giáo dục địa phương; xây dựng các câu lạc bộ cồng chiêng trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, xây dựng các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật gắn liền với văn hóa địa phương. Nhà trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và dạy học thông qua di sản cho học sinh ở cấp trung học; phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú, giao lưu văn hóa, văn nghệ ở địa phương, chia sẻ hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 3.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc và xây dựng văn hóa nhà trường Trong bối cảnh thực hiện CTGDPT 2018, công tác xã hội hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng để huy động tất cả các nguồn lực thực hiện thành công đổi mới. Nhà trường huy động các lực lượng giúp đỡ, hỗ trợ về cơ sở vật chất để xây dựng hệ thống thư viện, cây xanh, cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp. Đồng thời, tận dụng sự ủng hộ của các nghệ sĩ, nghệ 55
  6. nhân trong biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, trong dạy học môn Âm nhạc, Mỹ thuật và dạy học thông qua di sản. Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan phối hợp để đưa văn hóa Tây Nguyên vào trường học một cách hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham quan, học tập tại bảo tàng, di tích lịch sử, cung cấp các nguồn tư liệu để giáo viên cơ hội được tiếp cận và sử dụng trong dạy học có hiệu quả. Nhà trường tiếp tục huy động các nguồn kinh phí để mua sắm nhạc cụ truyền thống, cồng chiêng và tài liệu học tập cũng như xây dựng thư viện, phòng truyền thống nhà trường. Kết luận Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong các nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh thực hiện CTGDPT 2018 gắn liền với xây dựng văn hóa nhà trường. Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc được đưa vào chương trình dạy học/giáo dục qua việc lồng ghép, tích hợp trong các môn học và các hoạt động giáo dục. Thông qua dạy học các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật…các thầy, cô giáo đã lồng ghép, tích hợp các nội dung phù hợp để nâng cao hiểu biết của học sinh về văn hóa các dân tộc ở địa phương. Các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật được triển khai dạy học ở cả ba cấp học. Nội dung giáo dục địa phương được biên soạn từ những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, môi trường của địa phương và đã được sử dụng dạy học từ năm học 2020-2021 đến nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông, ngành giáo dục cần có những giải pháp hữu hiệu từ việc nâng cao nhận thức, tổ chức tốt hoạt động dạy học/giáo dục, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, xây dựng văn hóa nhà trường đến việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc có hiệu quả./. Tài liệu tham khảo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TQ ngày 09/06/2014, Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/20218. Đỗ Tường Hiệp (chủ biên) và các tác giả, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk từ lớp 6 đến lớp 12, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Lê thị Ngọc Thúy (2018), Xây dựng văn hóa nhà trường phổ thông lý thuyết và thực hành, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Atlantic Union Conference (2007), Improving School Culture, W.W.W.teacherbulletin.org. Sở Giáo dục và Đào tạo (2023), Báo cáo số 213/BC- SGDĐT về việc tổng kết và thực hiện 56
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0