intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer ở Trường Đại học Bạc Liêu

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer ở Trường Đại học Bạc Liêu" đã thu thập các tài liệu có liên quan đến giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách ưu tiên trong giáo dục, đào tạo đối với người dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách đối với dân tộc người Khmer của tỉnh Bạc Liêu và của Trường Đại học Bạc Liêu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer ở Trường Đại học Bạc Liêu

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU TS. Nguyễn Phước Hoàng40 Tóm tắt: Giáo dục văn hóa dân tộc là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng ở các trường phổ thông cho đến bậc đại học, trong đó có Trường Đại học Bạc Liêu. Bởi đây là trường đại học ở địa phương, đóng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và nơi đây chủ thể văn hóa có ba dân tộc anh em cùng cộng cư: Kinh, Hoa, Khmer. Đặc biệt, dân tộc Khmer nơi đây mang nét văn hóa hết sức đặc sắc góp phần làm phong phú thêm cho dòng văn chung của cư dân vùng đất này, nhất là trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay. Vì vậy, Trường Đại học Bạc Liêu đã và đang quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Khmer thông qua một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Từ khóa: Giáo dục, văn hóa dân tộc, bảo tồn, phát huy, giá trị Astrsact: National cultural education is one of the important educational activities in schools up to university level, including Bac Lieu University. Because this is a local university, located in Bac Lieu province and here the cultural subject has three ethnic groups residing in the same community: Kinh, Chinese, Khmer. In particular, the Khmer people here have a very unique culture that contributes to enriching the common culture of the inhabitants of this land, especially in the current period of integration and development. Therefore, Bac Lieu University has been paying attention to preserving and promoting national cultural values, including the Khmer ethnic group through a number of methods and forms of organizing these ethnic minority cultural education activities in order to contribute to improving the comprehensive education quality of the school. Keywords: Education, national culture, preservation, promotion, values 1. Đặt vấn đề Tỉnh Bạc Liêu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được lưu dân tứ xứ tìm đến đây để khai hoang, lập nghiệp khá muộn so với các tỉnh thành khác trong khu vực. Chủ nhân của vùng đất này chủ yếu là ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, trong đó, dân tộc Khmer là người bản địa mang những nét văn hóa hết sức đặc sắc góp phần tạo nên dòng văn hóa chung của cư dân nơi đây. Vì vậy, việc giáo dục cho thế hệ trẻ biết ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc nói chung, dân tộc thiểu số Khmer nói riêng trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay là yêu cầu hết sức cấp thiết. Trường Đại học Bạc Liêu là trường đại học công lập được thành lập theo Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Với sứ mạng là đào tạo nguồn 40 . Trường Đại học Bạc Liêu 161
  2. nhân lực có trình độ cao, đa lĩnh vực, nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong quá trình đào tạo, nhà trường luôn luôn quan giáo dục văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc thiểu số Khmer nói riêng nhằm giúp cho thế hệ trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp văn hóa vùng miền để tự tin và tự hào trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Giáo dục văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc người Khmer nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm bảo vệ khối đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kì hội nhập, phát triển hiện nay. Theo “Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.” (Đảng cộng sản Việt Nam, 1998). Hay, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI xác định: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục khẳng định quan điểm xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014). Nghị quyết cũng nhấn mạnh “nhiệm vụ giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014). Tiếp đến là trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội, đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số... Quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Như vậy, giáo dục văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc người Khmer nói riêng có thể hiểu là giáo dục cho sinh viên hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ vật chất lẫn tinh thần của các dân tộc mình. Từ đó giúp cho các em có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp ấy vào trong thời đại mới hiện nay. Phương pháp giáo dục được hiểu là cách thức, con đường để định hướng người học chiếm lĩnh kiến thức. Còn hình thức tổ chức hoạt động giáo dục là tổ chức các sự kiện quan trọng có ý nghĩa giáo dục. 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài viết, người viết đã thu thập các tài liệu có liên quan đến giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước cũng như chính sách ưu tiên trong giáo dục, đào tạo đối với người dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách đối với dân tộc người Khmer của tỉnh Bạc Liêu và của Trường Đại học Bạc Liêu. Ngoài ra, người viết còn phỏng vấn trực tiếp sinh viên dân tộc Khmer đang học tập tại trường để làm cơ sở minh chứng cho một số phương 162
  3. pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số của Trường mang lại những hiệu quả thiết thực nhất, đáp ứng yêu cầu đào tạo phát triển toàn diện người học. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Tình hình việc giáo dục văn hóa dân tộc thiểu số tại Trường Đại học Bạc Liêu Trường Đại học Bạc Liêu có chức năng nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng, vừa chuyên” nhằm góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của vùng Bán đảo Cà Mau và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm những nhiệm vụ chính như sau: Về hoạt động đào tạo, nhà trường có nhiệm vụ đào tạo đa dạng các cấp trình độ từ cao đẳng, đại học đến sau đại học và cả các loại hình liên thông, vừa học vừa làm, liên kết,... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao và đa dạng của xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng Bán đảo Cà Mau và cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Về hoạt động khoa học công nghệ, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học định hướng ứng dụng, chú trọng giải quyết các vấn đề cấp bách và lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương và vùng; tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ưu tiên giải quyết các vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm và thực hiện các dịch vụ khoa học phục vụ cộng đồng. Về hoạt động phục vụ cộng đồng, nhà trường thường xuyên tổ chức hoạt động kết nối cộng đồng nhằm đẩy mạnh nhằm giúp cho giảng viên, sinh viên biết cách chia sẻ tri thức và phụng sự xã hội, phục vụ cộng đồng; thực hiện nhiệm vụ tiên phong trong việc tiếp thu và phổ biến kiến thức, tiếp nhận và chuyển giao các thành tựu khoa học tiên tiến, thúc đẩy kinh tế - xã hội của Bạc Liêu cũng như Bán đảo Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. Ngoài chức năng nhiệm vụ quan trọng trên, Trường Đại học Bạc Liêu còn là nơi giáo dục về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc. Cụ thể, trong chương trình đào tạo, nhà trường luôn quan tâm giáo dục cho sinh viên về truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, cộng đồng các dân tộc ở Bạc Liêu nói riêng, đặc biệt chú đến bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Khmer nhằm giúp các em hiểu biết về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước và giáo dục thái độ trân trọng, yêu quý di sản văn hóa các dân tộc anh em và cả dân tộc mình. Thông qua đó sinh viên luôn ý thức ra sức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc của mình và tiếp tục phát huy trong thời đại mới. Bên cạnh đó, nhà trường còn là nơi chú ý giáo dục cho đối tượng là các em sinh viên dân tộc người Khmer có được lối ứng xử phù hợp, lịch sự, hòa đồng với mọi người; biết tôn trọng người, khác, không kì thị, khinh miệt và tuyệt đối tránh sử dụng những từ ngữ mang tính kích động, hận thù, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, nhà trường còn là nơi lí tưởng của môi trường học tập và sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có dân tộc Khmer. Từ đó tạo được môi trường học tập thân thiện, thoải mái, hòa đồng để sinh viên dân tộc Khmer có thêm sự tự tin, mạnh dạn trong 163
  4. việc bộc lộ được khả năng, năng lực của bản thân và cùng hòa nhập với dân tộc Kinh, Hoa góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp, phồn vinh. Thêm vào đó, nhà trường còn chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên, nhất là sinh viên dân tộc Khmer nhằm giúp các em thích ứng tốt với môi trường sống mới; biết lựa chọn những giá trị truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những quan niệm lạc hậu, cố hữu không hợp với thực tế của đời sống hiện nay. Từ đó xây dựng cho bản thân có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, đầy tình nhân ái, hòa đồng vì mọi người. Điều đặc biệt, mục đích của việc giáo dục văn hóa dân tộc Khmer là nhà trường mong muốn các sinh viên có ý thức vừa thực hiện nhiệm vụ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình vừa góp phần tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa truyền thống ấy vào trong thời đại mới. Hiện tại, Trường có 04 Khoa nên đều có sinh viên dân tộc Khmer trong và ngoài tỉnh tham gia học tập. Theo thống kê của Phòng Công tác chính trị và Quản lí sinh viên của Trường thì hằng năm, có khoảng gần 100 sinh viên dân tộc Khmer trúng tuyển vào học tập tại các Khoa của Trường. Tuy nhiên, đa số các em xuất thân từ khu vực nông thôn thuộc vùng sâu, vùng xa trong và ngoài tỉnh, cho nên đều có hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như thiếu thốn môi trường trải nghiệm. Chính vì thế, các em rất khó khăn để hòa nhập vào môi trường học tập ở bậc đại học cũng đáp ứng theo yêu cầu mới của thực tiễn xã hội đặt ra. Ngoài ra, đa số các em còn rụt rè, ngại giao tiếp, không thích làm việc nhóm,... điều này dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung của Trường. Vì vậy, trong thời gian qua, nhà trường và các Khoa chuyên môn luôn quan tâm, triển khai đầy đủ các chính sách ưu tiên trong giáo dục, đào tạo đối với người dân tộc thiểu số của Trung ương và của địa phương để các em nắm rõ. Đồng thời, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và các Khoa chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các sinh viên dân tộc Khmer được an tâm học tập, đồng thời luôn đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho các em trong suốt quá trình tham gia học tập, rèn luyện để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập cũng như phát triển toàn diện bản thân “vừa hồng, vừa chuyên” theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3.2. Một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer của Trường 3.2.1. Phương pháp giáo dục văn hóa dân tộc Khmer của Trường - Phương pháp giáo dục tuyên truyền, truyền thông: Nhà trường chỉ đạo các Khoa, Phòng, Bộ môn tích cực việc tuyên truyền hằng ngày, hằng tuần trên hệ thống thông tin nội bộ của Trường, trong đó lồng ghép giáo dục văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc Khmer nói riêng thông qua các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách dân tộc của Nhà nước để các em hiểu rõ. Ngoài ra, Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường, Ban thông tin truyền thông của các Khoa chuyên môn cũng đăng tải các thông tin lên Trang web của Trường, của Khoa, Trang Panpace, facebook Trường, của Khoa, hay qua các pano, khẩu hiệu,... nhằm góp phần giáo dục văn hóa dân tộc cho sinh viên, đặc biệt đối với đối tượng là sinh viên dân tộc Khmer. - Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ: Nhà trường luôn triển khai đúng chính sách ưu tiên đối với con em dân tộc, trong đó có sinh viên dân tộc Khmer đang học tập tại 164
  5. trường như xét duyệt điểm tuyển sinh; sắp xếp chỗ ở trong ký túc xá đỡ chi phí thuê trọ bên ngoài; xem xét hỗ trợ miễn giảm học phí theo quy định nhằm giúp cho các em có đủ điều kiện tham gia theo các ngành học như nguyện vọng cũng như an tâm học tập, rèn luyện và sinh hoạt tại Trường,... Những điều này đã giúp cho gia đình và bản thân sinh viên dân tộc Khmer hết sức phấn khởi vì có điều kiện để học tập, đồng thời còn tạo được tình cảm, khích lệ tinh thần các em càng nỗ lực, phấn đấu hơn trong học tập, cũng như tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. - Phương pháp giáo dục thông qua dạy học trực tiếp: Trong quá trình đào tạo, theo chủ trương chỉ đạo của Nhà trường, các Khoa chuyên môn luôn qua tâm, đưa nội dung giáo dục văn hóa dân tộc vào trong chương trình đào tạo thông qua các học phần đại cương cho tất cả các ngành học như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Xã hội học đại cương, Lịch sử Việt Nam đại cương,… Hay những học phần chuyên sâu như Ngôn ngữ văn hóa, Văn hóa Đồng bằng sông Cửu Long,… dành riêng cho sinh viên thuộc lĩnh vực xã hội. Các học phần này nhằm giúp cho sinh viên, tìm hiểu, khám phá về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, phong tục, tập quán của các dân tộc anh em, trong đó có dân tộc Khmer. Ngoài ra, để tăng thêm tính sinh động của giờ học, người dạy còn cho sinh viên thực hiện một số hoạt động như đóng vai, diễn kịch, thì giảng viên còn lồng ghép vào việc trình diễn trang phục các dân tộc của các em,... Từ đó vừa tạo cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, vừa giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc của mình cũng như yêu quý, giữ gìn và tự hào về bản sắc dân tộc của các em. 3.2.2. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer của Trường - Tổ chức hoạt động nghiên cứu thông qua việc thực hiện Niên luận, Khóa luận tốt nghiệp: Đối với bài Niên luận, theo yêu cầu của chương trình đào tạo, hằng năm, sinh viên phải thực hiện bài niên luận. Vì thế, đặc biệt các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội, đối với các em sinh viên là dân tộc Khmer, thầy cô hướng dẫn luôn định hướng các đề tài nghiên cứu sát với thực tế, gắn với điều kiện, văn hóa dân tộc của các em. Ví dụ như: Tục lệ cúng ông Tà của người Khmer, Văn hóa ẩm thực của đồng bào Khmer, Lễ hội của đồng bào người Khmer, Tục lệ ma chay của người Khmer,… Có thể khẳng định, các đề tài hết sức gần gũi và tạo sự hấp dẫn, nhằm lôi cuốn các em tích cực tham gia tìm hiểu, nghiên cứu. Còn đối với Khóa luận tốt nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội cũng thế, giảng viên hướng dẫn luôn khuyến khích sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu sát theo sở trường của các em như: Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Khmer tại tỉnh Bạc Liêu, Giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt – Khmer, Đặc điểm kiến trúc ngôi chùa của người Khmer,… Các đề tài nghiên cứu này vừa phát huy được sự am hiểu tường tận cũng như sự thuận lợi trong việc điều tra, nghiên cứu, đồng thời vừa giúp cho các em yêu quý hơn và có ý thức bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm thông qua thực tế chuyên môn, ngoại khóa: Để nâng cao chất lượng đào tạo, hiện nay, trong các chương trình đào tạo cải tiến của Khoa chuyên môn đều có đưa học phần Thực tế chuyên môn, ngoại khóa ngoài trường nhằm giúp cho sinh viên, nhất là sinh viên dân tộc Khmer có cơ hội trải nghiệm, nắm bắt và hiểu rõ hơn những kiến thức về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và cả các dân tộc anh em. Từ 165
  6. đó giúp cho sinh viên am hiểu sâu sắc, luôn có ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình ngày càng được phát triển bền vững, tốt đẹp. - Tổ chức các hoạt động phong trào học đường như: Phong trào giữ gìn nề nếp học đường, các hỗ trợ người học của Câu lạc bộ: Các Khoa chuyên môn luôn quan tâm đến việc xây dựng có hiệu quả phong trào “Văn hóa học đường trong sinh viên” như tổ chức cuộc thi trồng cây xanh trang trí lớp học, cuộc thi sinh viên thanh lịch, nhằm tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực, góp phần hình thành đạo đức, lối sống lành mạnh cho sinh viên, trong đó có sinh viên dân tộc Khmer nhằm giúp cho các em biết trân quý và tiếp nối những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ người học của Câu lạc bộ được tổ chức sinh hoạt vui chơi theo sở thích của sinh viên với phương châm “vừa học vừa chơi”, giao lưu văn hóa, văn nghệ nhằm lôi cuốn, tạo sự đam mê của các em để bộc lộ tài năng, năng khiếu bản thân cũng như tạo sự tự tin, hòa nhập và kết nối để cùng nhau học tập, rèn luyện tốt. - Tổ chức các hoạt động thiện nguyện: Vào dịp hè, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của Trường đều tổ chức nhiều hoạt động phong trào, trong đó có phong trào về nguồn, nhất là ở các nơi vùng sâu vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống để giúp đỡ nhân dân có hoàn cảnh khó khăn. Các em tham gia thực hiện một số công việc thiện nguyện, an sinh xã hội như: Xóa mù chữ cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số; phát tờ rơi, tuyên truyền các chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, làm cầu, cất nhà tình thương,… Thông qua các hoạt động này giúp cho các sinh viên, nhất là sinh viên dân tộc Khmer được trải nghiệm thực tế, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đồng bào dân tộc mình ở những nơi vùng sâu, vùng xa để từ đó mỗi bản thân các em càng ra sức học tập để có cơ hội cống hiến cho quê hương sau khi tốt nghiệp ra trường. - Tổ chức họp mặt sinh viên dân tộc Khmer nhân Ngày Tết cổ truyền: Hằng năm, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên đều tổ chức buổi họp mặt chúc Tết Chol Chnam Thmay cho sinh viên dân tộc Khmer nhằm động viên khích lệ nỗ lực, ra sức học tập tốt hơn nữa, đồng thời giáo dục cho các em luôn ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống tết cổ truyền của đồng bào Khmer. 4. Kết luận Giáo dục văn hóa dân tộc ở trường đại học nói chung, ở Trường Đại học Bạc Liêu nói riêng là yêu cầu hết sức đúng đắn và cấp thiết. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, trong quá trình đào tạo, Trường Đại học Bạc Liêu đã và đang quan tâm đến giáo dục văn hóa dân tộc cho sinh viên, trong đó có sinh viên dân tộc Khmer thông qua nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể, sát với điều kiện thực tiễn của các em. Các hoạt động này không chỉ giúp sinh viên có thức tốt trong việc việc giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, mà còn góp phần bồi đắp nhân cách sống; phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhằm góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong thời đại mới hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
  7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014). Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.44-45 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. I, tr. 144 – 145. Bùi Thị Kiều Thơ (2017). Hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dan-toc. 167
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2