intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

312
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 gồm có 4 chương được trình bày như sau: Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học, thực hành giải các dạng toán điển hình, một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học, đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> --------------- * -------------<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> Học phần chuyên chọn<br /> <br /> PPDH TOÁN Ở TIỂU HỌC 2<br /> ( TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC )<br /> <br /> Người biên soạn: Tạ Thanh Hiếu<br /> <br /> Quảng Ngãi: 12 / 2015<br /> Trang 1<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> <br /> Tập bài giảng nầy là tài liệu được biên soạn dựa vào: [ 1] Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn<br /> Hùng Quang, Kiều Đức Thành: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học (2000) Tập 2,<br /> Phần thực hành giải toán, NXB Giáo dục, Hà Nội. [ 2] Trần Diên Hiển (2009), Thực<br /> hành giải toán tiểu học- Tập 1, 2, NXB ĐHSP Hà Nội và dựa theo đề cương chi tiết<br /> học phần: Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học 2 của Trường Đại học Phạm văn<br /> Đồng dùng cho sinh viên năm thứ ba trình độ Cao đẳng đào tạo giáo viên Tiểu học.<br /> Đây là tài liệu thuộc học phần chuyên chọn về giải toán và ý nghĩa của việc thực<br /> hành giải toán ở tiểu học nhằm chuyên sâu hơn các vấn đề cơ bản của dạy học giải<br /> toán, các dạng bài toán và các phương pháp giải toán thường dùng ở tiểu học đòi hỏi<br /> sinh viên cần có kế hoạch tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu để có kỹ năng vận dụng,<br /> kết hợp linh hoạt các phương pháp giải toán phù hợp mức độ, yêu cầu chuẩn kiến<br /> thức, kỹ năng của chương trình góp phần nâng cao năng lực thực hành giải toán nói<br /> riêng và hiệu quả, chất lượng dạy học môn toán nói chung ở tiểu học .<br /> Tài liệu gồm 4 chương cơ cấu cho 2 tín chỉ (30 tiết). Ở mỗi chương, mục đều có câu<br /> hỏi, bài tập đánh giá. Cụ thể:<br /> Chương 1 : Giải toán và ý nghĩa của thực hành giải toán ở tiểu học<br /> <br /> (2; 2)<br /> <br /> Chương 2 : Thực hành giải các dạng toán điển hình<br /> <br /> (4 ; 2)<br /> <br /> Chương 3: Một số phương pháp thường dùng trong giải toán ở tiểu học. (8; 6)<br /> Chương 4 : Đánh giá kết quả học tập toán ở tiểu học<br /> <br /> (4 ; 2)<br /> <br /> Mặc dù rất cố gắng biên soạn theo hướng hệ thống hóa nhằm gợi mở cách tiếp cận<br /> các phần nội dung đề mục của học phần được cụ thể, rõ ràng hơn, song chắc chắn<br /> không tránh khỏi mặt hạn chế và thiếu sót. Rất mong đón nhận các ý kiến đóng góp<br /> để tập bài giảng ngày càng hoàn thiện.<br /> Người biên soạn<br /> Tạ Thanh Hiếu<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> HỌC PHẦN:<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC 2<br /> Chương 1.<br /> <br /> GIẢI TOÁN VÀ Ý NGHĨA CỦA THỰC HÀNH GIẢI TOÁN<br /> Ở TIỂU HỌC.<br /> 1.1. Những vấn đề chung về dạy học giải toán<br /> Mục tiêu trọng tâm của dạy học giải toán là giúp sinh viên có hiểu biết về trình độ<br /> chuẩn của dạy giải toán ở từng lớp, nhận biết các dạng toán trong chương trình môn<br /> toán ở tiểu học, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học giải toán cho học sinh<br /> tiểu học. Biết khai thác sáng tác một số bài toán ở tiểu học. Đặc biệt là cách rèn óc<br /> quan sát và khả năng tư duy thông qua thực hành giải toán ở tiểu học.<br /> Dạy học giải toán ở tiểu học nhằm các mục đích chủ yếu sau đây:<br /> • Giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác đã học,<br /> luyện kỹ năng tính toán, bước đầu tập dượt vận dụng kiến thức và kỹ năng<br /> thực hành vào thực tiễn<br /> • Qua việc dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng<br /> lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt<br /> khả năng quan sát, phỏng đoán tìm tòi<br /> •<br /> <br /> Qua thực hành giải toán, học sinh rèn luyện những đức tính và phong cách<br /> làm việc của người lao động mới như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét<br /> đoán có căn cứ, tính cẩn thận chu đáo, cụ thể, làm việc có kế hoạch, có kiểm<br /> tra. Từng bước hình thành và rèn luyện thói quen và suy nghĩ độc lập, linh<br /> hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, xây dựng lòng ham thích<br /> tìm tòi, sáng tạo theo những mức độ khác nhau.<br /> <br /> Trong dạy học giải toán các yêu cầu cơ bản được sắp xếp có chủ định trong từng<br /> lớp,tạo thành một hệ thống các yêu cầu từ thấp đến cao, từ lớp 1 đến lớp 5 trong sự<br /> kết hợp chặc chẽ với lý thuyết. Nhiều yêu cầu cơ bản của giải toán được trải ra ở<br /> nhiều lớp nên việc nắm chắc yêu cầu ở từng lớp là rất quan trọng. Đặc biệt phải nắm<br /> vững trình độ chuẩn của dạy giải toán ở từng lớp.<br /> Cụ thể:<br /> Trang 3<br /> <br /> Lớp 1: Nhận biết bước đầu về cấu tạo của bài toán có lời văn. Biết giải và trình bày<br /> bài giải các bài toán đơn về thêm, bớt (dùng phép tính cộng, trừ).<br /> Lớp 2: Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng, trừ (dạng: nhiều<br /> hơn, ít hơn) về nhân, chia (trong phạm vi bảng tính)<br /> Lớp 3: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính<br /> (về một số dạng bài toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán liên<br /> quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học)<br /> Lớp 4: Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính,trong đó có<br /> các bài toán liên quan đến: tìm số trung bình cộng của nhiều số; tìm hai số khi biết<br /> tổng và hiệu của hai số đó; tìm phân số của một số; tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và<br /> tỉ số của hai số đó; tính chu vi và diện tích một số hình đã học<br /> Lớp 5: Giải bài toán chủ yếu đến ba bước tính. Bao gồm các bài toán ở lớp 3, 4 và<br /> các bài toán về: quan hệ tỉ lệ; tỉ số phần trăm, về chuyển động đều; bài toán có nội<br /> dung hình học và các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.<br /> 1.2. Quan niệm về bài toán và giải toán.<br /> 1.2.1. Bài toán<br /> Ở tiểu học bài toán được hiểu là vấn đề nào đó của khoa học hay cuộc sống cần được<br /> giải quyết bằng phương pháp của toán học. Nhiều khi được hiểu một cách đơn giản<br /> hơn: Bài toán là bài tập trong Sách giáo khoa.<br /> 1.2.2. Đề bài<br /> Đề bài của một bài toán có hai phần chính:<br /> - Phần đã cho (các số, số đo đại lượng, các quan hệ giữa cái đã biết và chưa biết)<br /> - Phần cần tìm (câu hỏi bài toán)<br /> Ví dụ:<br /> Bài toán: Đội Một trồng được 18 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 6 cây.<br /> Hỏi cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ?<br /> Phần đã cho:<br /> Đội Một trồng được 18 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 6 cây.<br /> Phần cần tìm (câu hỏi bài toán):<br /> Cả hai đội trồng được bao nhiêu cây.<br /> Trang 4<br /> <br /> 1.2.3. Lời giải (bài giải)<br /> Giải một bài toán là đi tìm phần cần tìm của nó. Qúa trình giải là một suy luận hoặc<br /> một dãy những suy luận liên tiếp nhằm rút ra phần cần tìm từ phần đã biết. Qúa trình<br /> giải được ghi lại thành lời giải; ở cuối lời giải thường ghi rõ câu trả lời hoặc đáp số.<br /> Ở ví dụ trên, qúa trình giải gồm hai suy luận:<br /> -<br /> <br /> Vì đội Một trồng 18 cây và đội Hai trồng nhiều hơn đội Một 6 cây nên số cây<br /> đội Hai trồng được là: 18 + 6 = 24 (cây)<br /> <br /> -<br /> <br /> Vì đội Một trồng 18 cây và đội Hai trồng 24 cây nên số cây cả hai đội trồng<br /> được là: 18 + 24 = 42 (cây) .<br /> Vậy số cây cả hai đội trồng được là 42 cây<br /> <br /> Ở tiểu học chỉ yêu cầu viết phần kết luận mà không yêu cầu viết phần tiền đề của suy<br /> luận. Do đó lời giải ở ví dụ trên được trình bày theo yêu cầu sau:<br /> Bài giải:<br /> Số cây đội Hai trồng được là:<br /> <br /> 18 + 6 = 24 (cây)<br /> <br /> Số cây cả hai đội trồng được là: 18 + 24 = 42 (cây)<br /> Đáp số: 42 cây<br /> 1.2.4. Giải toán<br /> Giải toán nói chung được hiểu là phần kiến thức trong chương trình toán tiểu học về<br /> giải các bài toán ở tiểu học.(theo mức độ yêu cầu về trình độ chuẩn ở từng lớp)<br /> 1.3. Ý nghĩa của việc thực hành giải toán ở tiểu học.<br /> Cần thấy rằng, bài tập toán chiếm phần lớn nội dung chương trình toán tiểu học kể cả<br /> phần lý thuyết. Nó góp phần:<br /> -<br /> <br /> Củng cố, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính và giải toán<br /> theo trình độ chuẩn ở mỗi lớp<br /> <br /> -<br /> <br /> Thực hiện “học đi đôi với hành”, vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào<br /> thực tiễn đời sống, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, …<br /> <br /> -<br /> <br /> Phát triển năng lực về trình độ tư duy lôgich, trí tưởng tượng không gian, khả<br /> năng suy luận, chứng minh, tính linh hoạt, sáng tạo, …<br /> <br /> -<br /> <br /> Kiểm tra việc dạy và học; tăng cường mối liên hệ ngược và cá biệt hóa trong<br /> dạy học; gây hứng thú, giáo dục học sinh qua giải toán và học toán<br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2