intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa, nghệ thuật dân tộc trong nhà trường ở Campuchia - Chia sẻ và gợi mở hợp tác với Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục văn hóa, nghệ thuật dân tộc trong nhà trường ở Campuchia - Chia sẻ và gợi mở hợp tác với Việt Nam" với mục nhiều hướng tới việc gợi mở hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường như chủ đề của Hội thảo “Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông, đại học” đặt ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa, nghệ thuật dân tộc trong nhà trường ở Campuchia - Chia sẻ và gợi mở hợp tác với Việt Nam

  1. GIÁO DỤC VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG Ở CAMPUCHIA - CHIA SẺ VÀ GỢI MỞ HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM ThS. UCH LEANG154 Thanh niên là lực lượng nòng cốt tạo nên động lực mạnh mẽ của công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc được thực hiện rất sớm ở mọi cấp độ trong các cơ sở giáo dục Campuchia dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến hết bậc trung học. Ngoài giáo dục trong nhà trường, Chính phủ Hoàng gia Campuchia từ năm 1998 đã công bố ngày 3 tháng 3 hàng năm là "Ngày văn hóa Quốc gia ", năm 2024 kỷ niệm 26 năm sự kiện này. Việc tổ chức “Ngày văn hóa Quốc gia” không chỉ để tưởng nhớ sự hy sinh của tổ tiên cả về vật chất, tinh thần và tình cảm, mà còn tạo nên một bản sắc dân tộc phong phú, quý giá trao truyền cho các thế hệ mai sau. Thanh niên là nguồn lực quan trọng đưa văn hóa dân tộc phát triển, đây chính là lý do Chính phủ Hoàng gia Campuchia xác định chủ đề “Thanh niên vì văn hóa dân tộc” để kỷ niệm “Ngày văn hóa Quốc gia” lần thứ 26. “Ngày văn hóa Quốc gia” là cơ hội quý giá khơi dậy tình yêu nghệ thuật, văn hóa, truyền thống và các di sản của tổ tiên, vốn là linh hồn và bản sắc dân tộc của toàn thể nhân dân Campuchia, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững và thân thiện với môi trường, phù hợp chính sách quốc gia của Chính phủ Hoàng gia về các chương trình phát triển văn hóa, đặc biệt là giai đoạn đầu “Chiến lược ngũ giác” của Chính phủ Hoàng gia - cơ quan lập pháp khóa 7 của Quốc hội. Vậy giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở các cơ sở giáo dục của Campuchia có hiệu quả như thế nào đối với giới trẻ Campuchia? Việc tổ chức “Ngày văn hóa Quốc gia” thực sự giúp nâng cao tinh thần của giới trẻ góp phần quảng bá văn hóa dân tộc ở mức độ nào? Những chia sẻ của chúng tôi giải đáp các câu hỏi trên cũng chính là những gợi mở hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường như chủ đề của Hội thảo “Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông, đại học” đặt ra. Từ khóa: Campuchia; Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc; Ngày văn hóa Quốc gia; Thanh niên; Việt Nam. 1. Khái quát về giáo dục tiểu học, trung học ở Campuchia Điều 68 của Hiến pháp Vương quốc Campuchia quy định, chính phủ sẽ cung cấp giáo dục tiểu học và trung học miễn phí cho mọi công dân và mỗi người phải tiếp tục giáo dục cơ bản trong ít nhất chín năm. Giáo dục là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, đặc biệt là một quốc gia đang phát triển.155 Tri thức là con đường cho phép con người cải thiện cuộc sống và rất cần thiết cho sự tiến bộ kinh tế và xã hội. 156 154 . Viện Quan hệ quốc tế Campuchia(IRIC), Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC). 155 Ilhan Ozturk(2008),“ Vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế: góc nhìn lý thuyết,” SSRN Electronic Journal, https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1137541, tryu cập ngày 23/03/2024. 156 ibid. p. 1 423
  2. Tầm nhìn của Chính phủ là phát triển nền kinh tế quốc dân trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển vào năm 2050, vì vậy giáo dục đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Chính phủ đã chi phần lớn ngân sách quốc gia vào việc cải thiện giáo dục, tăng lương cho giáo viên và cải cách chính sách. Năm 2019, chính phủ đã cung cấp 915 triệu USD cho lĩnh vực này. 157 Ngân sách năm 2021 cho lĩnh vực này năm 2021 là 810 triệu USD và 797 triệu USD cho năm 2022.158 Ngày 14 tháng 11 năm 2023, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã chính thức công bố triển khai “Chương trình đào tạo nghề và kỹ thuật cho thanh niên thuộc các gia đình nghèo và dễ bị tổn thương” 159, đây là chương trình quan trọng trong số các chương trình cốt lõi của năm 2023 nhằm tăng thu nhập, đảm bảo điều kiện làm việc tốt hơn, tăng cường hài hòa các mối quan hệ nghề nghiệp, bảo trợ xã hội và kỹ năng nghề cho người lao động và các nhóm người trong gia đình. “Chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật cho thanh niên thuộc hộ nghèo, gia đình dễ bị tổn thương trên khắp cả nước” với khoảng 1,5 triệu người tại các cơ sở giáo dục ở cấp độ kỹ thuật và dạy nghề, không phải trả học phí và nhận trợ cấp hàng tháng là 280.000 riels trong 4 tháng. 160 Giáo dục tiểu học và trung học Ngành giáo dục ở Campuchia là trách nhiệm của Bộ Giáo dục, có trách nhiệm cao. Giáo dục cơ bản được chia thành hai cấp độ chính: giáo dục tiểu học và trung học. Giáo dục tiểu học là sáu năm học đầu tiên, từ lớp 1 đến lớp 6, sau đó là giáo dục trung học trong 6 năm tiếp theo, từ lớp 7 đến lớp 12. Tính đến năm 2022, cả nước có tổng cộng 13.681 trường học, trong đó có 1.464 trường ở thành thị và 12.217 trường ở nông thôn. 161 Giáo dục tiểu học được coi là nền giáo dục cơ bản mà mỗi cá nhân đều cần để có thể phát triển bản thân. 162 Vương quốc Campuchia sắp đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, Chính phủ đang nỗ lực để đạt được mục tiêu này bằng cách thực hiện chính sách giáo dục suốt đời và chính sách giáo dục cho tất cả mọi người. Tỷ lệ nhập học tiểu học của trẻ em Campuchia năm học 2017-2018 đạt khoảng 97%.163 Theo thống kê giáo dục công lập giai đoạn 2020-2021, tỷ lệ nhập học bậc tiểu học đã giảm đi vì Covid-19 là 86,8% trong năm học 157 Kong Meta(2018), Thủ tướng đã phê duyệt ngân sách năm 2019, https://www.phnompenhpost.com/national/pm- approves-2019-budget, The Phnom Penh Post, truy cập ngày 123/03/2024. 158 Yim Srey Lin(2022), Bộ Giáo dục phải giảm ngân sách dù mất trường học, https://www.khmertimeskh.com/501106398/education-ministry-gets-budget-cut-despite-learning-loss/, Khmertimes, , Khmer Times, ngày, truy cập ngày 123/03/2024. 159 Por Kosal(2023), Samdech Moha Borvor Thipadei Hun Manet khuyến khích đồng bào và quốc tế tham gia hỗ trợ thực hiện và tận dụng tối đa Chương trình An sinh xã hội quốc gia về chăm sóc sức khỏe và các chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật, https://www.information.gov.kh/articles/118070, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. 160 Korn Chamnan(2024), Đào tạo tay nghề cho 1,5 triệu người là chiến lược trọng tâm đưa Campuchia trở thành nước phát triển có thu nhập cao, https://www.information.gov.kh/articles/121785, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. 161 Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao, Các chỉ số Thống kê và Giáo dục Công 2021-2022, p.1. 162 Amartya Sen(2003), Tầm quan trọng của giáo dục cơ bản" (Diễn đàn chính sách toàn cầu), truy cập ngày 24/03/2024. 163 Todd Brown(2018), Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống cho mọi trẻ em, h t t 424 p s :
  3. 2021-2022. Ở khu vực nông thôn, có 1.664.925 trẻ em theo học tại các trường tiểu học công lập, trong khi ở khu vực thành thị có 345.361 trẻ em theo học. 164 Chính sách phát triển Hệ thống giáo dục của Campuchia đã trải qua rất nhiều lần cải cách trong thập kỷ qua, đặc biệt là về cải cách phân quyền và phi tập trung hóa. Các cải cách tập trung vào việc cải thiện chất lượng và môi trường giáo dục theo hướng giáo dục an toàn và vệ sinh cho trẻ em, minh bạch hành chính và tài chính cũng như phát triển năng lực đội ngũ nhân viên. Nhiều chính sách và khuôn khổ đã được thông qua và triển khai để cải thiện hệ thống giáo dục, như Kế hoạch chiến lược ngành giáo dục 2019-2023, Mục tiêu phát triển bền vững của Campuchia, Mục tiêu 4 về Kế hoạch ngành giáo dục 2030, chính sách và chiến lược về công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục, chính sách về trường học thế hệ mới, chính sách giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, chính sách về giáo viên, kế hoạch hành động, chính sách quốc gia về y tế, chính sách giáo dục trường học tốt. Phát triển năng lực đã trở thành mục tiêu chính của cải cách chính sách và pháp luật. Năm 2020, chương trình giáo dục tiểu học mới mang tên “Trẻ em học tập trẻ em biết” chính thức được triển khai. Phối hợp với các bên liên quan khác, Bộ Giáo dục đã triển khai chương trình này để tăng cường bộ dụng cụ đọc và toán cho trẻ nhỏ. Chương trình cũng tập trung vào đào tạo năng lực của giáo viên để thể hiện thành công chiến lược giảng dạy mới này. Khoảng 150.000 học sinh tại 2.100 trường học trong năm học 2018-2019 đã được hưởng lợi từ chương trình này165, từ đoa đã tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần nền tảng để triển khai giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc. Kế hoạch Chiến lược Giáo dục 2019-2023 là trong Năm trụ cột là: Trụ cột 1: Thực hiện kế hoạch hành động chính sách giáo viên; Trụ cột 2: Rà soát chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và cải tiến thể chế; Trụ cột 3: Thực hiện thanh tra; Trụ cột 4: Tăng cường đánh giá học thuật như đánh giá quốc gia, khu vực và quốc tế; Và trụ cột thứ năm: cải cách giáo dục đại học. 166 Các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm học sinh khuyết tật và nhóm học sinh bản địa được ưu tiên. Tại Điều 38 của Luật Giáo dục, học sinh khuyết tật được khuyến khích đăng ký tham gia các chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế nhằm giúp đỡ và mang lại lợi ích cho các em. Ngoài ra, Điều 39 Luật Giáo dục còn đặc biệt quan tâm đến quyền của học sinh khuyết tật. Họ được hưởng tất cả các quyền mà các học sinh khác có, cùng với những đặc quyền chỉ dành cho học sinh khuyết tật. Bộ Giáo dục cũng đã xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục cho trẻ khuyết tật nhằm cung cấp khuôn khổ chiến lược và các kế hoạch thực hiện bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm học sinh đặc biệt. Phù hợp với chính 164 Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (2021), Các chỉ số Thống kê và Giáo dục Công 2020-2021, Vụ thống Thông tin Quản lý Sở Giáo dục, , truy cập ngày 24/03/2024. 165 Tổ chức dữ liệu phát triển(2020), Thông báo chính thức triển khai Chương trình Mầm non của Bộ Giáo dục ngày 24/02/2020, https://opendevelopmentcambodia.net/km/announcements/press-release-of-the-ministry-of-education-on- the-official-launch-of-the-komar-rien-komar-cheh-program-on-24-february-2020/, truy cập ngày 24/03/2024. 166 Tổ chức dữ liệu phát triển (2019), Kế hoạch chiến lược ngành giáo dục 2019 – 2023, https://data.opendevelopmentcambodia.net/km/library_record/education-strategic-plan-2019-2023, , truy cập ngày 24/03/2024. 425
  4. sách Giáo dục cho mọi người, người dân bản địa cũng được bao gồm. Chính sách quốc gia về phát triển người dân bản địa là một khuôn khổ pháp lý được thành lập vào năm 2009 nhằm cung cấp các chiến lược và hướng dẫn cho sự phát triển của người dân bản địa ở Vương quốc. Chính sách này khuyến khích người dân bản địa tiếp tục học tập, cả chính thức và không chính thức, để phát triển tiềm năng nhằm duy trì cuộc sống hàng ngày của họ. Việc sử dụng ngôn ngữ là một thách thức lớn mà người dân bản địa phải đối mặt trong nghiên cứu của họ. 167 UNICEF và CARE đã hợp tác để cung cấp các phương pháp giáo dục đa ngôn ngữ cho học sinh ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, giúp các em có cơ hội tiếp cận giáo dục tốt hơn. 168 Bộ Giáo dục đã tích hợp công nghệ thông tin truyền thông và công nghệ STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) vào phương pháp sư phạm và chương trình giảng dạy. Tiếp cận công nghệ mở trong giáo dục tiểu học và trung học đã trở thành một trong những tầm nhìn của Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao đặt ra trong các chính sách và chiến lược công nghệ giáo dục và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục. 169 Việc thành lập trường học thế hệ mới là bước tiến tới nền giáo dục hiện đại của đất nước. Hiện có 11 trường thí điểm mới đang hoạt động trên khắp cả nước, trong đó có 7 trường cấp 2, cấp 3 và 4 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh thủ đô gồm Phnom Penh, Kandal, Kampong Cham, Svay Rieng và Kampong Speu. 170 2. Giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở trường tiểu học và trung học Giáo dục nghệ thuật và văn hóa ở Campuchia đã có từ lớp mẫu giáo đến tiểu học và trung học, nhưng có nhiều hình thức và giảng dạy khác nhau từ mẫu giáo trở đi. Đối với bậc tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 6, học sinh phải học môn công dân, đạo đức. Đối với cấp hai, từ lớp 7 đến lớp 10, học sinh vẫn còn phải học môn công dân, đạo đức. Đối với cấp ba, từ lớp 11 đến lớp 12, học sinh cũng còn phải học môn công dân, đạo đức. Học môn công dân, đạo đức là môn học để giáo dục về văn hóa nghệ thuật dân tộc của Campuchia các em sinh viên, có lợi cho: - Giúp mọi người sử dụng để giải quyết cuộc sống hàng ngày nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau xảy ra trong tương lai. - Làm cho mọi người tôn trọng quyền sống của nhau trong xã hội - Tuyên truyền cho người dân hiểu biết về các bộ luật như luật giao thông, luật lao động, luật dân sự, luật hình sự, luật đất đai, luật độc quyền, luật ngân hàng, luật hôn nhân, luật đầu tư, luật bầu cử, luật giáo dục, luật nhập cư, v.v. 167 Joanna Mayhew(2016), Giáo dục đa ngôn ngữ Campuchia, https://www.dw.com/en/educating-cambodias-ethnic- minorities/a-19110562, Deutsche Welle, truy cập ngày 24/03/2024. 168 Joanna Mayhew(2016), Giáo dục đa ngôn ngữ Campuchia, https://www.dw.com/en/educating-cambodias-ethnic- minorities/a-19110562, Deutsche Welle, truy cập ngày 24/03/2024. 169 Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao, "Chính sách và Chiến lược về Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong Giáo dục," 2004. 170 The Cambodia China Times(2023),Trường Thế Hệ Mới có 11 trường cấp THCS, THPT và tiểu học, https://kh.cc- times.com/posts/16873, The Cambodia China Times, truy cập ngày 24/03/2024. 426
  5. - Giúp cho mọi người nhận thức được các quy luật khác nhau của xã hội quê hương - Giúp cho mọi người hiểu về truyền thống, phong tục, tôn giáo, đạo đức, đức hạnh, chân lý và đạo đức trong xã hội. Sách giáo khoa lớp 12 môn Công dân, Đạo đức với ảnh trang bìa có dấu ấn giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc Khmer – Nguồn: tác giả. 3. Chính sách học tập suốt đời kết nối và tạo tiền đề giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc Học tập suốt đời là một quá trình học tập cả trong hệ thống chính thức và không chính thức. Học tập suốt đời đã trở thành một chủ đề quan trọng của giáo dục nhằm đảm bảo quyền tự do, hạnh phúc của cá nhân, gia đình và xã hội nhằm đáp ứng thị trường việc làm trong bối cảnh mới, hay nói học tập suốt đời là một quá trình học tập cả trong hệ thống chính thức và không chính thức từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi nhằm phát triển các kỹ năng, năng lực, hành vi, thể lực, thể chất để trở thành những công dân tốt, cùng nhau chung sống hòa thuận trong xã hội. 171 Chính sách quốc gia về học tập suốt đời của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nêu rất rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa thế kỷ 21 và những thách thức khu vực, toàn cầu, xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, văn hóa, công nghiệp và công nghệ, trong đó có giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc cho mọi người đều phải được đào tạo suốt đời. Đồng thời, giáo dục đóng vai rất trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế quốc gia. Tất cả các hình thức giáo dục, cả chính quy và không chính quy, đều là cách hiệu quả để đảm bảo 171 Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2019), Chính sách quốc gia về học tập suốt đời, p.4. 427
  6. chất lượng, công bằng, học tập liên tục và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Campuchia đang bước vào giai đoạn phát triển mới, là đang đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển vào năm 2050. Về vấn đề này, Chính sách quốc gia về học tập suốt đời đã được xây dựng nhằm đáp ứng bối cảnh mới nhằm phát triển nguồn nhân lực và tiềm năng nhằm đạt được tầm nhìn của Campuchia. Trong thế kỷ 21, học tập suốt đời đã trở thành một chủ đề quan trọng của giáo dục và cũng là công cụ hữu ích nhất để hưởng thụ, tự do, vui vẻ và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu giáo dục của mỗi người dân trong mọi hoàn cảnh. Học tập suốt đời đã trở thành một phần không thể thiếu trong mục tiêu thứ tư của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) năm 2030, nhằm mục đích cung cấp nền giáo dục có chất lượng với môi trường công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập hòa nhập cho tất cả mọi người. Từ cuối năm 2015, thông qua Hội nghị Giáo dục khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2030 do UNESCO tổ chức, mỗi quốc gia đã chuẩn bị, rà soát và nội địa hóa các chính sách, kế hoạch chiến lược hướng tới nền giáo dục có chất lượng, môi trường công bằng và học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Trong bối cảnh đó, một số quốc gia trong khu vực đã và đang xây dựng các chính sách và chiến lược đáp ứng việc học tập suốt đời ở các cấp độ khác nhau. Campuchia chính thức ban hành chính sách quốc gia về “Học tập suốt đời” vào ngày 7/6/2019. Theo Hiến pháp Vương quốc Campuchia, Điều 65 quy định nhà nước phải bảo vệ và thúc đẩy quyền của công dân được tiếp cận nền giáo dục có chất lượng ở mọi cấp độ và phải thực hiện từng bước để đạt được nền giáo dục này cho mọi công dân. Điều 66 quy định rằng nhà nước sẽ thiết lập một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và thống nhất trong cả nước, bảo đảm các nguyên tắc của nhà nước giáo dục và nguyên tắc bình đẳng trong giáo dục để mọi công dân đều có may mắn như nhau trong xây dựng cuộc sống. 4. Ngày văn hóa Quốc gia Ngày “Văn hóa Quốc gia” tổ chức trên toàn quốc là cơ hội quý giá khơi dậy tình yêu nghệ thuật, văn hóa, truyền thống và các di sản tổ tiên - linh hồn và bản sắc dân tộc của toàn thể nhân dân Campuchia, đảm bảo việc bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững và thân thiện với môi trường phù hợp với Chính sách quốc gia về văn hóa, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2018. 428
  7. Ngày Văn hóa Quốc gia lần thứ 26, ngày 03/3/2024 chủ đề “Thanh niên vì văn hóa dân tộc” – Nguồn: www.pressocm.gov.kh Thông tư về việc tổ chức “Ngày Văn hóa Quốc gia” lần thứ 26, ngày 3/3/2024, Người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia nhấn mạnh Ngày Văn hóa Quốc gia là ngày quan trọng của nhân dân Campuchia nhằm tưởng nhớ công ơn của các thế hệ tổ tiên Campuchia đã hy sinh vật chất, sức mạnh tinh thần, trí tuệ và sức sống để sáng tạo, duy trì và bảo tồn những di sản văn hóa phong phú, vô giá được truyền lại cho thế hệ mai sau. “Ngày Văn hóa Quốc gia” cũng là cơ hội quý giá để khơi dậy tình yêu nghệ thuật, văn hóa, truyền thống và các di sản tổ tiên khác, vốn là linh hồn và bản sắc dân tộc của toàn thể người dân Campuchia nhằm đảm bảo việc bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững và thân thiện với môi trường ở nước ta. phù hợp với chính sách quốc gia về lĩnh vực văn hóa và chương trình chính trị của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.172 Việc tổ chức “Ngày Văn hóa Quốc gia” lần thứ 26, ngày 3/3/2024 với chủ đề “Thanh niên vì Văn hóa Dân tộc” được tổ chức nhằm khuyến khích nhân dân Campuchia cả trong và ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ tích cực tham gia hơn nữa vào các hoạt động văn hóa dân tộc. “Ngày văn hóa Quốc gia” hướng đến: - Phát huy tinh thần tự hào dân tộc, lương tâm yêu nước, quyền sở hữu di sản văn hóa và quyền công dân trong một xã hội văn minh cao, có đạo đức, công bằng và môi trường, truyền cảm hứng cho mọi người dân Campuchia tham gia với vai trò là động lực bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc, trong đó có chủ nghĩa đa văn hóa của cộng đồng bản địa ở 172FreshNews(2024), Samdech Thep Hun Manet giới thiệu các hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc từ tháng 3 đến Tết Khmer, https://www.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/331143-2024-03-03-01-08-46.html, Fresh News, Truy cập ngày 24/03/2024. 429
  8. Campuchia được ổn định và thịnh vượng, không phân biệt khuynh hướng chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, màu da và sắc tộc. - Nâng cao nhận thức về giá trị to lớn của di sản văn hóa dân tộc phong phú như nguồn tài nguyên vô tận cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững thông qua việc phát triển các dịch vụ, sản phẩm văn hóa mới phục vụ mục đích thương mại, du lịch góp phần tạo thêm việc làm giúp tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo. sự nghèo khó của nhân dân ta - Khuyến khích tinh thần kinh doanh và sáng tạo nghệ thuật và văn hóa trong giới trẻ Campuchia để hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, vốn là nguồn tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế mới, đặc biệt bằng cách tạo cơ hội cho thanh niên con nhà nghèo với mục đích dạy nghề của tổ tiên cho các gia đình dễ bị tổn thương để đảm bảo việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng truyền thống cho thế hệ trẻ. - Thúc đẩy tính sáng tạo, đổi mới trong phát triển văn hóa nghệ thuật, sử dụng công nghệ số cũng như các sáng kiến mới gia tăng tính hấp dẫn và dễ dàng tham gia hoạt động văn hóa của công chúng, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già, người cao tuổi và người khuyết tật với khẩu hiệu “Văn hóa nghệ thuật cho tất cả chúng ta”! - Thúc đẩy hợp tác văn hóa trên tinh thần xây dựng cầu nối xã hội giữa xã hội này với xã hội khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ nước này sang nước khác nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mang lại sự đoàn kết, hữu nghị, hòa hợp và hòa bình. 5. Chiến lược ngũ giác giai đoạn một trong ngành Giáo dục và giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã khởi động giai đoạn đầu tiên của chiến lược ngũ giác giai đoạn một vào tháng 8 năm 2023 với 5 phương châm: "Tăng trưởng, Việc làm, Công bằng, Hiệu quả, và Bền vững" và 5 ưu tiên chính là "Con người, Đường, Nước, Điện và Công nghệ", đặc biệt “Công nghệ số” nhằm đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế và xã hội Campuchia, cũng như nhu cầu nâng cao năng suất kinh tế, là phương tiện cơ bản và quan trọng để đạt được Tầm nhìn 2050 của Campuchia. Có hai sứ mệnh lịch sử chính: Thứ nhất, duy trì và nuôi dưỡng hòa bình vốn khó đạt được bằng sự hy sinh vô giá, và nuôi dưỡng động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển tổng thể. Thứ hai, xây dựng và củng cố nền tảng thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vượt qua mọi khó khăn trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt được Tầm nhìn năm 2050 thông qua xây dựng khả năng thích ứng mạnh mẽ trong 5 lĩnh vực: khả năng thích ứng của lĩnh vực công, khả năng thích ứng của lĩnh vực kinh tế, khả năng thích ứng của lĩnh vực tài chính, khả năng thích ứng của lĩnh vực con người và xã hội trong đó có nhấn mạnh vấn đề giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc, khả năng thích ứng của lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong “Chiến lược ngũ giác Giai đoạn 1” gồm 5 hình ngũ giác và hình ngũ giác thứ nhất ưu tiên lĩnh vực giáo dục là phát triển nguồn nhân lực, trong đó Chính phủ Hoàng gia tiếp tục tập trung vào 5 ưu tiên: Ưu tiên thứ 1: Tăng cường chất lượng giáo dục, thể thao, khoa học và công nghệ với các mục tiêu chiến lược bằng tập trung tạo môi trường giáo dục và đào 430
  9. tạo tốt có chất lượng và kỹ năng cao bằng cách tăng cường quản lý trong các cơ sở giáo dục, tăng cường chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục mọi cấp độ, nâng cao chất lượng và tuyển sinh các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học (STEAM) và tăng cường giáo dục thể chất, thể thao. Ưu tiên thứ 2: Đào tạo kỹ năng, kỹ thuật với các mục tiêu chiến lược Tập trung vào chuyển đổi đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, tăng cường tuyển sinh, đào tạo lại và nâng cao kỹ năng (Reskilling and Upskilling), tăng cường hệ sinh thái phát triển kỹ năng, giải quyết các vấn đề không nhất quán giữa đào tạo và nhu cầu, cả về loại hình và chất lượng kỹ năng, đồng thời tăng cường theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách, chiến lược đã được đưa ra. Ưu tiên thứ 3: Cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người dân với các mục tiêu chiến lược, tập trung vào việc tiếp tục giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh không lây nhiễm chính, tiếp tục cải thiện sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em và nâng cao năng lực các thể chế dẫn đầu cuộc cách mạng và quản trị trong ngành y tế, tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực chẩn đoán điều trị và chăm sóc, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn y tế, nâng cao năng lực, tăng cường hợp tác liên bộ các tổ chức liên quan và sự tham gia của người dân trong cộng đồng. Ưu tiên thứ 4: Tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và hệ thống lương thực với mục tiêu chiến lược là tập trung xây dựng và phát triển hệ thống bảo trợ xã hội một cách tập trung và nhất quán cả trong hệ thống trợ giúp xã hội và hệ thống an sinh xã hội, đồng thời tăng cường an ninh lương thực hệ thống lương thực và dinh dưỡng cho mọi người dân dựa trên tinh thần “không bỏ rơi bất kỳ công dân Campuchia nào” và tôn trọng 4 phương pháp tiếp cận, bao gồm: 1) tính bền vững của chương trình, 2) tính bền vững của ngân sách quốc gia, 3 Đảm bảo minh bạch và công bằng xã hội bằng cách tập trung vào việc hỗ trợ của nhà nước đối với các gia đình nghèo, dễ bị tổn thương, và (4) khả năng mở rộng phạm vi bảo trợ xã hội thông qua phát triển hệ thống. Và Ưu tiên thứ 5: Tăng cường quyền công dân trong một xã hội văn minh cao với đạo đức, công bằng và minh bạch với các mục tiêu chiến lược tập trung vào phục hồi con người (People Revitalization), có thể làm việc hiệu có quả, có đạo đức, bao dung, trung thực, có kỷ luật, năng suất, đạo đức, liêm chính, và đề cao trách nhiệm, đồng thời đề cao tinh thần và lương tâm yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, đoàn kết dân tộc, đồng cảm, chia sẻ, tham gia các giá trị xã hội và pháp quyền, yêu hòa bình, văn hóa, truyền thống, phong tục, làm việc tốt và công bằng để đảm bảo sự gắn kết xã hội và hòa hợp xã hội 173, ưu tiên này đã đặt giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trở thành điểm nhấn quan trọng. 6. Tuần văn hóa Campuchia - Việt Nam, gợi mở khả năng hợp tác, chia sẻ về giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trong nhà trường Tuần văn hóa Campuchia-Việt Nam là sự kiện văn hóa rất có ý nghĩa, tạo cơ hội để nhân dân hai nước làm quen với nhau, góp phần kết nối, hợp tác hữu nghị, anh em láng giềng giữa nhân dân hai nước ở mức cao để phục hồi đất nước sau dịch của Covid-19. Mối quan hệ 173 Fresh News(2023), Các ưu tiên trong Chiến lược Ngũ giác của Chính phủ Hoàng gia của Ngài Hun Manet là gì? https://www.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/307416-2023-08-25-10-29-30.html, Fresh News, truy cập ngày 24/03/2024. 431
  10. giữa hai nước láng giềng được coi là quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện rõ bằng việc trao đổi các đoàn cấp cao, quan chức chuyên cấp cao và các nhóm nghệ thuật của hai nước. 174 Khai mạc Tuần Văn hóa Campuchia tại Việt Nam. Nguồn: Thanhuytphcm.vn Sự kiện này được tổ chức theo Kế hoạch hợp tác về Văn hóa và Nghệ thuật: 2018- 2022 giữa Bộ Văn hóa hai nước. Diễn đàn hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2023-2027 giữa Campuchia và Việt Nam, được ký kết tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ngày 28/9/2022 và chính thức thống nhất xác định các bên Việt Nam sẽ đăng cai Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia vào năm 2024 và 2026; Tuần văn hóa Campuchia tại Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 2023 và 2025. Năm 2027, tuần văn hóa giữa hai nước sẽ được tổ chức ở cả hai nước nhằm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam, cùng với các hoạt động khác như biểu diễn, triển lãm nghệ thuật... Đây là cơ hội tốt để chúng tôi thúc đẩy các hoạt động hợp tác, chia sẻ về giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trong nhà trường với các bạn Việt Nam. Từ nay đến 2027 chúng ta còn quỹ thời gian đủ để bàn bạc và sớm xác định các trọng tâm ưu tiên cho sự kiện kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam, theo chúng tôi là một chủ đề mới, có ý nghĩa thiết thực góp phần củng cố và xây đắp, phát triển tình hữu nghị kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Việt Nam chính là giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trong nhà trường, từ kinh nghiệm của mình qua quá trình trao đổi với các bạn Việt Nam, nhất là từ Tọa đàm khoa học quốc tế Giao lưu học thuật giữa các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Osaka Nhật Bản do trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với trường Đại học Osaka, Nhật Bản tổ chức ngày 20/3/2024; tôi xin đề xuất ý tưởng về một sự kiện giao lưu giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trong nhà trường 2 nước thông qua Dự án Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu song ngữ Khmer – Việt Nam theo mô hình các bạn Việt Nam đã thực hiện qua 1 dự án văn hóa Quốc tế với Hàn Quốc năm 2022 [16]. Đây 174Jam Huot(2022), Campuchia-Việt Nam đăng cai “Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia 2022” vào ngày 10/8/2022, https://www.information.gov.kh/articles/83302, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. 432
  11. sẽ là 1 điểm nhấn sáng tạo và nhân văn được lan tỏa từ giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc trong nhà trường hai nước anh em chúng ta - Campuchia - Việt Nam. Tác giả nhận sách Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từ TS. Phạm Văn Luân, trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (Ảnh: PNPT) Kết luận Chính phủ Hoàng gia Campuchia rất quan tâm đến lĩnh vực giáo dục phổ thông nói riêng và giáo dục trong nhà trường nói chung bằng cách đưa ra các kế hoạch chiến lược cũng như một số sáng kiến nhằm đào tạo nguồn nhân lực có năng lực cao, góp phần xây dựng và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đạt được tầm nhìn đến năm 2030 và 2050. Đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang dành sự quan tâm nhiều hơn đến đào tạo cho thế hệ trẻ, để giới trẻ hiểu và biết rõ về văn hóa nghệ thuật của dân tộc, bằng cách đào tạo từ mẫu giáo đến lớp 12, cũng như ban hành nhiều chính sách trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhằm bảo tồn những di sản văn hóa tốt đẹp mà cha ông, tổ tiên đã để lại. Tinh thần đó đã được phổ biến khắp trong nước, quảng bá ra khu vực và thế giới thông qua các diễn đàn khác nhau, để cả thế giới hiểu biết về di sản văn hóa phong phú của Campuchia, về sự thân thiện của người Campuchia. Qua đó cùng nhau thúc đẩy, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên tinh thần xây dựng các cầu nối gắn kết xã hội này với xã hội khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mang lại sự đoàn kết, hữu nghị, hòa hợp và hòa bình. Đây cũng chính là cơ sở khoa học và thực tiễn để chúng tôi chia sẻ và gợi mở những định hướng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường./. 433
  12. Tài liệu tham khảo Amartya Sen(2003), Tầm quan trọng của giáo dục cơ bản" (Diễn đàn chính sách toàn cầu), truy cập ngày 24/03/2024. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao, "Chính sách và Chiến lược về Công nghệ Thông tin và Truyền thông trong Giáo dục," 2004. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (2021), Các chỉ số Thống kê và Giáo dục Công 2020-2021, Vụ thống Thông tin Quản lý Sở Giáo dục, , truy cập ngày 24/03/2024. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao, Các chỉ số Thống kê và Giáo dục Công 2021- 2022 Chính sách quốc gia về học tập suốt đời, năm 2019 Chiến lược Ngũ giác giai đoạn 1, năm 2023 Chính sách quốc gia về văn hóa, năm 2014 Fresh News(2023), Các ưu tiên trong Chiến lược Ngũ giác của Chính phủ Hoàng gia của Ngài Hun Manet là gì? https://www.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/307416- 2023-08-25-10-29-30.html, Fresh News, truy cập ngày 24/03/2024. FreshNews(2024), Samdech Thep Hun Manet giới thiệu các hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc từ tháng 3 đến Tết Khmer, https://www.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/331143-2024-03-03-01-08- 46.html, Fresh News, Truy cập ngày 24/03/2024. Ilhan Ozturk(2008),“ Vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế: góc nhìn lý thuyết,” SSRN Electronic Journal, https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1137541, truy cập ngày 23/03/2024. Jam Huot(2022), Campuchia-Việt Nam đăng cai “Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia 2022” vào ngày 10/8/2022, https://www.information.gov.kh/articles/83302, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. Joanna Mayhew(2016), Giáo dục đa ngôn ngữ Campuchia, https://www.dw.com/en/educating-cambodias-ethnic-minorities/a-19110562, Deutsche Welle, truy cập ngày 24/03/2024. Kế hoạch chiến lược giáo dục năm 2019-2023 Kong Meta(2018), Thủ tướng đã phê duyệt ngân sách năm 2019, https://www.phnompenhpost.com/national/pm-approves-2019-budget, The Phnom Penh Post, truy cập ngày 123/03/2024. Korn Chamnan(2024), Đào tạo tay nghề cho 1,5 triệu người là chiến lược trọng tâm đưa Campuchia trở thành nước phát triển có thu nhập cao, https://www.information.gov.kh/articles/121785, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. 434
  13. Phạm Văn Luân, Chủ biên (2022), Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên, Tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Song nhữ Việt – Hàn, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Por Kosal(2023), Samdech Moha Borvor Thipadei Hun Manet khuyến khích đồng bào và quốc tế tham gia hỗ trợ thực hiện và tận dụng tối đa Chương trình An sinh xã hội quốc gia về chăm sóc sức khỏe và các chương trình đào tạo nghề, kỹ thuật, https://www.information.gov.kh/articles/118070, Bộ Thông Tin, truy cập ngày 24/03/2024. The Cambodia China Times(2023),Trường Thế Hệ Mới có 11 trường cấp THCS, THPT và tiểu học, https://kh.cc-times.com/posts/16873, The Cambodia China Times, truy cập ngày 24/03/2024. Thống kê & Chỉ số Giáo dục Công cộng của bộ giáo dục Campuchia, năm 2021-2022 Tổ chức dữ liệu phát triển(2020), Thông báo chính thức triển khai Chương trình Mầm non của Bộ Giáo dục ngày 24/02/2020, https://opendevelopmentcambodia.net/km/announcements/press-release-of-the-ministry-of- education-on-the-official-launch-of-the-komar-rien-komar-cheh-program-on-24-february- 2020/, truy cập ngày 24/03/2024. Tổ chức dữ liệu phát triển (2019), Kế hoạch chiến lược ngành giáo dục 2019 – 2023, https://data.opendevelopmentcambodia.net/km/library_record/education-strategic-plan- 2019-2023, , truy cập ngày 24/03/2024. Todd Brown(2018), Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống cho mọi trẻ em, https://www.unicef.org/cambodia/km/ការអប់រំ, Unicef, truy cập ngày 24/03/2024. Yim Srey Lin(2022), Bộ Giáo dục phải giảm ngân sách dù mất trường học, https://www.khmertimeskh.com/501106398/education-ministry-gets-budget-cut-despite- learning-loss/, Khmertimes, , Khmer Times, ngày, truy cập ngày 22/03/2024. 435
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2