Giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường tiểu học ở Vương quốc Anh - Từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” nghĩ về Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết "Giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường tiểu học ở Vương quốc Anh - Từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” nghĩ về Việt Nam" nhằm đưa ra những khuyến nghị giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông Việt Nam thông qua khai thác các giá trị nghệ thuật dân tộc được thể hiện trên các sản phẩm gốm, sứ Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục nghệ thuật dân tộc trong nhà trường tiểu học ở Vương quốc Anh - Từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” nghĩ về Việt Nam
- GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở VƯƠNG QUỐC ANH - TỪ DỰ ÁN “HÃY CHỌN MỘT BỨC TRANH” NGHĨ VỀ VIỆT NAM SV. Phan Hoàng Minh Anh175 HV. Phạm Nguyễn Phúc Toàn176 Tóm tắt Trong các trường học ở Vương quốc Anh, lồng ghép, tích hợp giáo dục và nghệ thuật dân tộc được thực hiện một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn từ bậc học nền tảng. Hoạt động của dự án “Hãy chọn một bức tranh” đã có nhiều tác động tích cực không chỉ đến hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh các trường và cả cộng đồng xung quanh ở Vương quốc Anh mà còn lan tỏa hiệu ứng sang Việt Nam. Dự án này có mục đích nâng cao hiệu quả nghệ thuật dân tộc tại các trường học phổ thông thông qua phương pháp giảng dạy bằng nghệ thuật, giúp học sinh được tiếp cận gần hơn với các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, khai mở sức sáng tạo của giáo viên và học sinh. Điều mà ở Việt Nam chúng ta cần học tập được chúng tôi quan sát một cách đặc biệt qua dự án “Hãy chọn một bức tranh” của Phòng Triển lãm nghệ thuật Quốc gia của Vương quốc Anh. Từ dự án trên, chúng tôi đưa ra những khuyến nghị giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông Việt Nam thông qua khai thác các giá trị nghệ thuật dân tộc được thể hiện trên các sản phẩm gốm, sứ Đồng Nai. Từ khóa: Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc; “Hãy chọn một bức tranh”; Nghệ thuật gốm, sứ; Vương Quốc Anh; Biên Hòa, Đồng Nai. 1. Đặt vấn đề Bảo tồn văn hóa – nghệ thuật truyền thống luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm, giáo dục theo định hướng đưa văn hóa – nghệ thuật truyền thống vào nhà trường phổ thông và đại học được thực hiện hiệu quả sẽ giúp học sinh sinh viên (HSSV) có sự hiểu biết và hứng thú hơn với văn hóa – nghệ thuật của dân tộc. Tại Việt Nam, việc đưa văn hóa – nghệ thuật truyền thống vào nhà trường phổ thông và đại học chỉ thật sự được quan tâm trong những năm gần đây – từ sau khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai. Dù có nhiều nỗ lực nhưng trên thực tế, việc triển khai các môn nghệ thuật tại nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy hoạt động này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi mà chỉ được triển khai trong một số thời điểm hoặc ở một số các địa phương và trường học có tính “phong trào, hình thức”. Khắc phục tình trạng nêu trên và góp phần cải tiến hoạt động giảng dạy văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông và đại học ở Việt Nam, theo chúng tôi, rất cần có sự nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm và việc tổ chức các chương trình, hoạt động 175 . Trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh 176 . Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 436
- thực tế về giảng dạy văn hóa – nghệ thuật trong nhà trường phổ thông và đại học của các nước phát triển. Bài viết này chia sẻ những nghiên cứu của chúng tôi từ các đồng nghiệp thực hiện và là cộng tác viên của dự án “Hãy chọn một bức tranh” ở Phòng triển lãm nghệ thuật Quốc gia Anh [9], thông qua dự án đề xuất những giải pháp, khuyến nghị tổ chức giảng dạy văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông tại Việt Nam. Trong bài viết này, tôi gọi tắt Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia Anh là The National Gallery (TNG) 2. Giới thiệu Dự án “Hãy chọn một bức tranh” của Phòng triển lãm nghệ thuật Quốc gia Vương quốc Anh (The National Gallery) “Hãy chọn một bức tranh” là chương trình giáo dục nghệ thuật được triển khai ở các trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc của The National Gallery. Mỗi năm, chương trình lựa chọn 1 bức tranh trong bộ sưu tập của mình để tạo cảm hứng cho các hoạt động giảng dạy ở các lớp tiểu học. Trong khuôn khổ chương trình, một khóa tập huấn Liên tục phát triển Chuyên môn dành cho giáo viên tiểu học được tổ chức trong 1 ngày. Trong hoạt động này vấn đề đặt ra là các trường tiểu học phải sử dụng bức tranh một cách sáng tạo tại các lớp học, xem bức tranh là chất liệu kích thích học sinh học nghệ thuật, đồng thời là chất liệu cho những hoạt động nằm ngoài dự kiến của chương trình tập huấn. Sau đó, Bộ phận giáo dục của The National Gallery trưng bày một bộ sưu tập với những sản phẩm được sáng tạo từ chương trình, đây là một nội dung quan trọng của triển lãm “Hãy chọn một bức tranh” được tổ chức hàng năm tại Gallery, cũng như trên các trang web riêng của các trường. Dự án này được thực hiện thường kỳ hàng năm và triển khai theo 6 bước chính: 1. Khóa tập huấn Liên tục phát triển Chuyên môn 1 ngày có nội dung xây dựng kế hoạch cho chương trình đào tạo; 2. Tư duy; 3. Lập kế hoạch; 4. Sáng tác; 5. Chia sẻ; 6. Tác động. Cụ thể, trong Khóa tập huấn Liên tục phát triển Chuyên môn 1 ngày tại The National Gallery, bộ phận giáo dục của The National Gallery tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên tiểu học, nhân viên của Gallery, trong đó sử dụng các bức tranh thuộc bộ sưu tập độc nhất vô nhị của Gallery bao gồm các bức tranh Tây Âu làm tâm điểm lồng ghép nghệ thuật vào chương trình giáo dục bậc tiểu học. Giáo viên tham gia buổi tập huấn được tìm hiểu một loạt các cách thức sử dụng các bức tranh trong suốt chương trình giảng dạy tiểu học và được tham dự một chuyến tham quan tương tác ở các Bảo tàng. Các buổi tập huấn này còn giới thiệu các nguyên tắc chung liên quan đến việc sử dụng các hình ảnh, từ việc tái tạo hình ở các lớp học cho đến các tác phẩm ở các Gallery địa phương. Bên cạnh kết nối với các chương trình sáng tạo nghệ thuật, các khóa tập huấn này còn tìm hiểu cách thức sử dụng các tác phẩm hội họa trong giảng dạy các bộ môn khác như văn học, lịch sử và khoa học... Kết thúc khóa tập huấn, mỗi giáo viên mang về trường của mình một bản in của tác phẩm nghệ thuật có chủ đề xác định cùng những ý tưởng và cảm hứng. Khi kết thúc buổi tập huấn, các giáo viên hình thành ý tưởng cơ bản thể hiện tính sáng tạo trong giảng dạy lồng ghép với nghệ thuật. Việc giáo viên suy nghĩ xem mình muốn làm gì với bức tranh được đem về chính là bước đi đầu tiên của quá trình sáng tạo này. Khi tư duy nghĩa là giáo viên phát triển được những ý tưởng mới; suy nghĩ một cách sáng tạo và trao đổi 437
- với các đồng nghiệp trong trường về cách mà mình có thể sử dụng bức tranh hỗ trợ quá trình học tập của học sinh trong suốt chương trình đào tạo. Bước kế tiếp là tìm kiếm ý tưởng từ những chương trình sẵn có hoặc từ các kế hoạch xây dựng chương trình giảng dạy có thể giúp giáo viên phát triển nhiều ý tưởng mới. Sau khi đã tìm tòi ý tưởng về cách sử dụng bức tranh, bước tiếp theo là lập kế hoạch kỹ lưỡng để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Một số câu hỏi được đặt ra để cân nhắc lập kế hoạch như: Trong thời gian biểu của học sinh, khi nào giáo viên có thể sử dụng bức tranh? Giáo viên có thể điều chỉnh gì từ những chương trình sẵn có? Giáo viên cần những nguồn lực gì, bao gồm cả những hỗ trợ bổ sung từ gia đình học sinh và cộng đồng? Học sinh có cần xây dựng những kỹ năng mới hay không, hay giáo viên giúp các em củng cố những kỹ năng và kiến thức đã có? Giáo viên có muốn cộng tác với những đối tác khác bên ngoài nhà trường không? Sau các bước tư duy và lập kế hoạch, đến khâu thực hành – học sinh sáng tạo tác phẩm của chính mình. Quá trình sáng tạo này có thể diễn ra trong các giờ học nghệ thuật, trong các môn học khác, hoặc trong khuôn khổ một tuần chuyên đề về nghệ thuật. Các hoạt động của chương trình “Hãy chọn một bức tranh” rất đa dạng, bao gồm: thơ, kịch, múa, điêu khắc, thậm chí cả các thử nghiệm khoa học và công nghệ thông tin. Quá trình làm việc độc lập hoặc hợp tác sáng tạo có khả năng thu hút học sinh rất tốt. Theo nhận xét của giáo viên tổ chức chương trình này, ngay cả những em học sinh thờ ơ nhất cũng tỏ ra hứng thú với hoạt động giáo dục sáng tạo này. Sau quá trình sáng tạo, bước tiếp theo là chia sẻ tác phẩm của mình. Việc chia sẻ giúp học sinh cũng như giáo viên có cơ hội suy ngẫm và đánh giá tác phẩm của chính mình đã thực hiện. Hình thức chia sẻ đa dạng: trưng bày tác phẩm của các lớp trong cùng một trường, triển lãm toàn trường, ra mắt phụ huynh, hoặc xây dựng một trang web. Việc tham gia dự án “Hãy chọn một bức tranh” đã tạo ra tác động sâu rộng về giáo dục văn hóa – nghệ thuật. Đối với giáo viên, chương trình này là cơ hội để giáo viên được tập huấn và phát triển chuyên môn, được khuyến khích các cách làm mới một cách sáng tạo. Đối với học sinh, dự án giúp kích thích tư duy và hành động sáng tạo, gia tăng cảm giác hứng thú trong học tập, đồng thời giúp học sinh được tiếp cận gần hơn với các tác phẩm nghệ thuật theo nhiều hình thức đa dạng. Học sinh được tham gia các hoạt động trong lớp, trong trường và dự án nghệ thuật quốc gia giúp tăng cường sự tự tin của học sinh về sản phẩm của chính mình, củng cố tinh thần làm chủ của công dân đối với bộ sưu tập các bức tranh được The National Gallery quản lý. Sau đây là một số bức tranh được dự án sử dụng. 438
- Hình 1. “The Stonemason's Yard”, 1727-1728 của Canaletto Hình 2. “Beach Scene”, 1868-1877 của Degas Hình 3. “Saint George and the Dragon”, 1460 của Paolo Uccello 3. Tác động từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” đến hoạt động giảng dạy và học tập tại các trường tiểu học Ở vị trí là người trực tiếp giảng dạy cho học sinh bằng hình thức tiếp cận nghệ thuật mới mẻ này, giáo viên là đối tượng nhận được nhiều lợi ích từ dự án. Trong quá trình tham gia dự án, giáo viên không chỉ được tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật một cách chuyên nghiệp hơn mà còn được khai mở các cách thức mới trong giảng dạy, được khuyến khích sự sáng tạo 439
- trong phương pháp giảng dạy đưa nghệ thuật đến gần với các em học sinh. Ví dụ, một năm nọ, 6 giáo viên tiểu học cùng đang dạy cho lớp của mình vở kịch “Giấc mộng đêm hè”, họ đã nghĩ ra cách làm thế nào để vở kịch này có thể được liên hệ đến tác phẩm hội họa 'Bacchus and Ariadne' của Titian thông qua những suy nghĩ về những sinh vật thần bí và huyền diệu. Những liên tưởng này được sử dụng để xây dựng một đoạn phim ngắn trong đó cho phép học sinh của trường tiếp xúc với thế giới thần bí và huyền diệu xung quanh trường. Một giáo viên khác lại nghĩ đến việc xây dựng bản đồ hoạch định chương trình giảng dạy, để chỉ ra khả năng sử dụng bức họa “Thánh George và Con rồng” của Uccello nhằm hỗ trợ cho việc học tập ở tất cả các bộ môn khác. Hình 4. Bản đồ hoạch định chương trình giảng dạy.- Nguồn TNG Học sinh là đối tượng chính được hưởng những lợi ích từ dự án này, so với phương thức học tập truyền thống, việc học tập thông qua những bức tranh đã giúp tăng cường sự sáng tạo và hứng thú của các em với môn học, đồng thời giúp các em tự khám phá những tiềm năng của bản thân. Một ví dụ như, lấy ý tưởng từ một bức họa, các học sinh 6 tuổi của trường Northampton Preparatory School đã vẽ nên các hình thù ngộ nghĩnh, rồi thể hiện ở dạng mô hình 3-D. Các em đã xây dựng được những hình thù cơ bản từ nguyên liệu dây điện và băng dính, vo tròn những tờ báo thành hình cái đầu. Dây điện được sử dụng để làm cốt, sau đó bồi giấy báo và băng dính thành các bộ phận của cơ thể người. Cuối cùng, các hình thù này được bao phủ bởi các nguyên liệu tạo mô hình, được sơn màu và đánh bóng. Hình 5, 6. Sản phẩm của học sinh. 440
- Một ví dụ khác, những bức tranh do các em học sinh sáng tạo lấy cảm hứng từ “The Stonemason’s Yard” của Canaletto. Cụ thể, học sinh ở Swansea tìm kiếm những điểm tương đồng giữa sân trường mình với sân của người thợ đá trong bức tranh cùng tên của Canaletto. Các em thay thế các nhân vật trong tranh bằng những nhóm học sinh và giáo viên của trường. tranh cùng tên của Canaletto. Các em thay thế các nhân vật trong tranh của Canaletto bằng những nhóm học sinh và giáo viên của trường. Hình 7, 8, 9. Sản phẩm của học sinh. Học sinh của trường Walter Infant and Nursery School ở Wokingham tự thiết kế và sáng tác các kiệt tác của mình. Các em đã thử nghiệm với chất liệu sơn dầu thật, cùng với các phương pháp và trang thiết bị truyền thống, như bảng màu, dao trộn, và thậm chí cả mũ nồi. Một nhóm học sinh khác ở Swansea lại sử dụng một loạt các nguyên liệu khác nhau để tạo nên các hộp mô hình. Một vài em sắp xếp để toàn bộ bức tranh nằm gọn trong chiếc hộp, một số em khác lại tập trung đến những hoạt động diễn ra bên trong các tòa nhà. Có nhóm học sinh còn nghiên cứu về thành phố Venice hiện đại và cố tưởng tượng xem khung cảnh nhà người thợ đá giờ đã thay đổi như thế nào để tạo nên bức tranh “The Stonemason’s Yard” phiên bản hiện đại. Học sinh còn bổ sung thêm cho bức tranh nguyên gốc những ý tưởng riêng của bản thân mình về hình thái tranh graffiti trên tường. Để các em có sự hiểu biết rõ ràng hơn về tác phẩm nghệ thuật được lấy cảm hứng, trường The Straits Primary School ở Dudley còn mời một người thợ đá đến trò chuyện với học sinh về công việc của mình. Ông ta đem theo các công cụ làm đá để học sinh có thể thử nghiệm cách đục đá. Cả cộng đồng cũng được thông tin về chuyến viếng thăm này qua tờ báo địa phương. 441
- Hình 10, 11. Học sinh trong lớp học với người thợ đá và Tác phẩm của học sinh. Học sinh 6 tuổi của trường St John's School, Nottingham được cùng làm việc trong thời gian vài tuần lễ vào các buổi chiều với một kiến trúc sư dựng mô hình. Kiến trúc sư trò chuyện với học sinh về nghề nghiệp của mình và dạy các em cách dựng mô hình 3D cho bức tranh “The Stonemason’s Yard” của Canaletto. Các em học sinh học cách đo đạc và cắt tỉa chính xác, và sau đó đã tiếp tục xây dựng những mô hình tương tự. Ngoài hoạt động sáng tạo đem lại nhiều lợi ích cho học sinh, hoạt động chia sẻ đến cộng đồng còn giúp các em tự tin hơn trong thể hiện những ý tưởng sáng tạo của mình và đưa những tác phẩm nghệ thuật đến gần hơn với cộng đồng dưới nhiều hình thức. Ví dụ, một lớp học đã trình diễn lại nội dung bức tranh “Thánh George và con rồng” trong một buổi lễ của toàn trường. Trường All Saints School ở Hampshire đã đăng tải các tác phẩm của học sinh lên trang web của mình. Một nhóm gồm 4 trường ở Swansea cùng tổ chức một triển lãm chung dựa trên bức tranh “The Stonemason’s Yard” của Canaletto cho đối tượng khách tham qua là toàn bộ cộng đồng dân cư. Một số trường tham gia dự án còn chia sẻ tác phẩm của học sinh với đông đảo công chúng thông qua triển lãm “Hãy chọn một bức tranh” ở The National Gallery. Các kết quả đầu ra đầu ra mong đợi đối với học sinh sau khi tham gia dự án này là học sinh được quen thuộc với những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng; được khám phá những ý tưởng và cảm xúc mà tác phẩm thể hiện; được học các kỹ năng và kỹ thuật sáng tác một tác phẩm và có thể thể hiện cảm nhận của mình đối với tác phẩm nghệ thuật: thích hay không thích, biết cách tư duy tranh biện về những phản ứng cơ bản của bản thân. Việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật xuyên suốt quá trình giảng dạy giúp làm giàu và kích thích học sinh tự sáng tạo nghệ thuật ở học sinh. Ngoài ra, các bức tranh còn được liên kết một cách hữu ích với các môn học cơ bản khác với các tiếp cận đa dạng, biên độ mở rộng và cân bằng mà không cần quá nhọc công cho các mối liên hệ, có thể chỉ là vấn đề sử dụng bức họa một cách sáng tạo, và lồng ghép nó vào các chương trình sẵn có nếu thấy phù hợp. Một số mối liên hệ có thể xuất hiện một cách đơn giản qua quá trình thảo luận chung về bức họa; và cũng có thể dẫn đến việc sáng tạo nên những tác phẩm mở rộng. 442
- 4. Từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” nghĩ về giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc trong nhà trường Việt Nam (Trường hợp gốm, sứ Đồng Nai) Việt Nam là một quốc gia giàu có và đa dạng về di sản văn hóa, đặc biệt là di sản gốm, sứ. Gốm, sứ xuất hiện ở Việt Nam từ rất sớm với sự đa dạng các sản phẩm cũng như công dụng và kiểu dáng. Nhiều sản phẩm lưu giữ các giá trị truyền thống, thể hiện bước chuyển mình của dân tộc như đĩa gốm men nâu triều Trần, thạp hoa trắng nền nâu triều Trần, Lý, các bức tượng rồng, tượng người, tượng người cưỡi voi, tượng sư tử, mô hình tháp triều Trần, gạch lát nền khắc hoa văn triều Trần, Lý,... Đặc biệt, gốm hoa nâu là dòng gốm đặc trưng của Đại Việt mà không một quốc gia nào có. Thế kỷ 18, nghề làm đồ gốm, sứ Việt Nam phát triển tạo ra những trung tâm sản xuất chuyên nghiệp: Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Giang), Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc),... Đến thế kỷ 19-20, gốm, sứ Việt Nam một lần nữa tự hào khi gốm mỹ nghệ Biên Hòa, Đồng Nai được định danh trên bản đồ gốm thế giới, được nhiều nước châu Á và châu Âu đón nhận. Có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời và phong phú, gốm, sứ Việt Nam là một kho tàng dữ liệu quý báu và quan trọng để khai thác giáo dục văn hóa – nghệ thuật truyền thống dân tộc trong nhà trường. Ngược lại, quá trình lồng ghép giáo dục văn hóa – nghệ thuật truyền thống Việt Nam từ các giá trị nghệ thuật trên các sản phẩm gốm sứ sẽ góp phần làm sống dậy các làng nghề gốm, sứ cổ vốn đang bị lãng quên, ít được quan tâm đến như gốm Luy Lâu, gốm Thanh Hà, gốm đỏ Vĩnh Long, gốm Biên Hòa,... Qua tìm hiểu dự án “Hãy chọn một bức tranh” ở Vương quốc Anh, chúng tôi nhận thấy: việc chọn gốm, sứ làm “chất liệu” cho giáo dục văn hóa – nghệ thuật truyền thống dân tộc trong nhà trường phổ thông có tiềm năng rất lớn trong giảng dạy về lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ... và sẽ đạt hiệu quả cao nếu có cách tiếp cận và thực hiện như cách làm dự án giáo dục nghệ thuật ở nước bạn. Nhận định này của chúng tôi xuất phát từ những cơ sở sau: 1. Các họa tiết hay tạo hình trang trí trên gốm, sứ giàu tính truyền thống và lịch sử, thường là những hình ảnh thân thuộc với người dân Việt Nam như hoa cúc, hoa sen, sóng nước, hình ảnh sinh hoạt,... hoặc những hình ảnh văn hóa, tín ngưỡng của người Việt như rồng, phụng,... 443
- Hình 12. Thạp gốm hoa nâu họa tiết hoa cúc và chiến sĩ thời Trần. Ảnh: Redsvn. Hình 13. Thống gốm hoa nâu họa tiết hoa sen – bảo vật quốc gia. Ảnh: Redsvn. Hình 14. Họa tiết con chuột và hoa lá trên đĩa gốm hoa lam. Ảnh tác giả. 444
- Hình 15. Hình ảnh song long chầu nguyệt trên trụ gốm trang trí. Ảnh tác giả. Hình 16. Các tượng thần tiên trong tín ngưỡng của người Việt. Ảnh tác giả. 2. Gốm, sứ là một sản phẩm nghệ thuật kích thích óc sáng tạo. Các sản phẩm gốm, sứ Việt Nam đa dạng về công dụng, mẫu mã, họa tiết, hoa văn. Từ các sản phẩm gốm, sứ học sinh có thể thoải mái phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo của mình khi kể về câu chuyện di sản gốm, sứ hay vẽ và tạo hình các sản phẩm gốm, sứ. 3. Mỗi loại gốm, sứ gắn liền với mỗi thời đại, do đó, tìm hiểu về gốm, sứ tức là tìm hiểu về câu chuyện đằng sau những tác phẩm gốm, sứ thông qua đó, học sinh có thể hiểu biết hơn về hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa dân tộc gắn liền với từng tác phẩm gốm, sứ. 4. Gốm, sứ yêu cầu trình độ thẩm mỹ cao, hoa văn, hoạ tiết trên gốm, sứ biến đổi theo thời gian nên mang hơi thở thời đại, nhờ đó học sinh có được cơ hội trải nghiệm và sự cảm nhận phong phú về các giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, bàn tay khéo léo và công lao to lớn của nghệ nhân gốm, sứ. 445
- 5. Gốm, sứ dễ hòa nhập vào đời sống và mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Khác với các hình thức nghệ thuật khác, gốm, sứ sinh ra từ nhu cầu cuộc sống của con người, vì vậy gốm, sứ dễ dàng đi vào đời sống thường nhật và in đậm những nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của từng thời đại, từng vùng miền. Như vậy, việc đưa gốm, sứ vào chương trình giảng dạy văn hóa – nghệ thuật giúp học sinh tiếp cận các môn lịch sử và văn hóa truyền thống dân tộc dễ dàng hơn, đồng thời kích thích khả năng sáng tạo ở học sinh. Từ thực tế từ dự án “Hãy chọn một bức tranh” của The National Gallery, chúng tôi có một số khuyến nghị giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc thông qua các tác phẩm gốm, sứ trong nhà trường phổ thông như sau: 1. Ngành Giáo dục, Văn hóa, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể cần có sự quan tâm đúng mức để xác lập 1 cơ chế liên kết thực hiện những dự án giáo dục nghệ thuật như mô hình dự án “Hãy chọn một bức tranh” của The National Gallery ở Vương quốc Anh. Sớm tổ chức các hội nghị, hội thảo, các đoàn đại diện ngành chức năng, trường học, cộng đồng... tham quan giao lưu thực tế, học tập dự án của nước bạn để có thể xây dựng và thực hiện những dự án tương tự với nguồn học liệu giàu tiềm năng như gốm, sứ…, tổ chức giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc theo định hướng tạo môi trường cho học sinh có sự tiếp xúc trực tiếp và sáng tạo trên các tác phẩm nghệ thuật, đưa sản phẩm gốm, sứ vào lớp học và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận thông qua các sản phẩm sinh động đó. 2. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên với sự tham gia của nghệ nhân, các thiết chế văn hóa như bảo tàng, viện nghiên cứu... truyền cảm hứng cho học sinh trải nghiệm và sáng tác các tác phẩm lấy cảm hứng từ gốm, sứ và các chất liệu dân gian bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh có thể tự sáng tạo các sản phẩm gốm, sứ hoặc sáng tác các tác phẩm tranh, video, ảnh chụp, câu chuyện di sản... lấy cảm hứng từ sản phẩm gốm, sứ mẫu với hệ thống hoa văn, hoạ tiết đậm đà dấu ấn cổ truyền, dân tộc. Huy động sự tham gia của cộng đồng sẽ đem lại sự đa dạng về hình thức và chất liệu sinh động khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh khi được giáo dục và tự giáo dục nghệ thuật truyền thống dân tộc. 3. Mời các nghệ nhân, những người có chuyên môn cao của ngành gốm, sứ và các loại hình nghệ thuật liên quan tổ chức và tham gia các khóa tập huấn về giáo dục nghệ thuật giao lưu, hướng dẫn về chuyên môn và truyền cảm hứng cho giáo viên và học sinh. Việc giao lưu với nghệ nhân sẽ giúp học sinh hiểu hơn về ngành gốm, sứ, qua đó nuôi dưỡng tình yêu với những sản phẩm gốm, sứ truyền thống của dân tộc. Điều này còn hướng đến mục tiêu góp phần bảo tồn các làng nghề gốm, sứ trong hoàn cảnh gốm, sứ đang dần bị lãng quên trước làn sóng đô thị hóa. Trên thực tế, mặc dù một số dòng gốm, sứ vẫn được duy trì cho đến ngày nay, tuy nhiên vẫn có sự suy giảm về chất lượng sản phẩm, nguy cơ mai một làng nghề truyền thống gốm, sứ rất cao. Theo lời của nghệ nhân gốm Đinh Công Việt Khôi, giảng viên dạy ngành gốm ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai (14/3/2024): “... sản phẩm gốm Biên Hòa từng được định danh quốc tế, tuy nhiên hiện nay chất lượng các sản phẩm gốm đã có phần suy giảm. Nguyên nhân một phần là người học không còn chú trọng đến việc tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao theo đúng quy chuẩn truyền thống, đồng thời còn do sự 446
- phát triển của công nghiệp khiến các sản phẩm gốm truyền thống khó khăn trong cạnh tranh trên thị thường và xu hướng chạy theo trào lưu thẩm mỹ”. Hình 17. Nghệ nhân gốm Đinh Công Việt Khôi trong một giờ lên lớp. Ảnh tác giả. 4. Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng sáng tạo dự án “Hãy chọn một bức tranh” của The National Gallery ở Vương quốc Anh vào điều kiện Việt Nam, thực hiện mô hình thí điểm từ các trường tiềm năng như trường ĐH Mỹ thuật, ĐH Văn hóa và Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai... lan tỏa và dẫn dắt các trường phổ thông, tổ chức biên soạn tài liệu và mở các khóa tập huấn phát triển chuyên môn dành cho giáo viên trường phổ thông. Như đã nói ở trên, việc tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn về nghệ thuật chúng tôi tạm gọi là chương trình “Đưa gốm, sứ vào lớp học!” sẽ giúp giáo viên không chỉ được tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật một cách chuyên nghiệp hơn mà còn được khai mở các cách thức mới trong việc giảng dạy, được khuyến khích sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm đưa nghệ thuật cổ truyền của dân tộc đến gần với học sinh và cộng đồng. 5. Thực hiện các cơ chế liên kết giữa các trường học với các tổ chức nghệ thuật, doanh nghiệp, làng nghề, nghệ nhân và gia đình học sinh... tổ chức các lớp học nghệ thuật và các buổi triển lãm trưng bày sản phẩm của học sinh. Đặc biệt quan tâm nghiên cứu, học tập và xây dựng mô hình Phòng Triển lãm nghệ thuật Quốc gia của Vương quốc Anh ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng cầu nối từ mô hình này sẽ rất hữu ích và quan trọng trong tiến trình đổi mới và nâng cao hiệu quả giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Từ kinh nghiệm dự án “Hãy chọn một bức tranh” của The National Gallery, chúng tôi dự đoán rằng việc đưa gốm vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật và tổ chức các hoạt động cho các em sáng tạo nhiều hơn với gốm sẽ đem lại những tác động tích cực và kích thích sự sáng tạo trong tổ chức giảng dạy văn hóa – nghệ thuật truyền thống. Qua quá trình tiếp xúc đến các sản phẩm gốm, các em sẽ có sự hiểu biết thêm về di sản gốm của Việt Nam, đồng thời nuôi dưỡng được ý thức bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc – cội nguồn của “sức mạnh mềm” Việt Nam. 447
- Kết luận Vương quốc Anh là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời và phát triển mạnh về công nghiệp văn hóa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ này là do ở Anh sự quan tâm của nhà trường, các thiết chế văn hóa, doanh nghiệp và cộng đồng đến giáo dục thông qua văn hóa – nghệ thuật và giáo dục kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Việc tổ chức các hoạt động này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát huy, bảo tồn và lan tỏa các di sản văn hóa – nghệ thuật truyền thống đến cộng đồng, điều này đã được minh chứng qua dự án “Hãy chọn một bức tranh” của The National Gallery. Từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu dự án đặc biệt này, nghĩ về giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc ở Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị và tin tưởng cách tiếp cận, cách tổ chức thực hiện dự án “Hãy chọn một bức tranh” sẽ đem lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc giáo dục văn hóa – nghệ thuật trong các trường học Việt Nam, trước hết là các trường phổ thông. “Đưa gốm, sứ vào lớp học!” là chương trình giáo dục nghệ thuật dân tộc giúp học sinh có được sự tiếp cận gần gũi hơn đến các di sản gốm, sứ , từ đó lan tỏa các câu chuyện, các các sản phẩm sáng tạo từ gốm, sứ của học sinh đến với cộng đồng. “Đưa gốm, sứ vào lớp học!” không chỉ đem lại hiệu quả tích cực cho quá trình học tập của học sinh mà còn góp phần quan trọng bảo tồn di sản văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Tú Anh (2014), Gốm Lái Thiêu (qua các sưu tập ở thành phố Hồ Chí Minh), luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học, Trường ĐH KHXH&NV Tp. HCM. Nguyễn Du Chi (2003), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Đình Chiến & Phạm Quốc Quân (2005), 2000 năm gốm Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Hoàng Xuân Chinh (2011), Tiến trình gốm sứ Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. Trần Khánh Chương (2001), Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ, Nxb. Mỹ thuật, HN. Diệp Minh Cường (2005), “Tranh gà trên gốm Lái Thiêu", Nam bộ đất & người, tập 3, Hội Khoa học lịch sử Tp. HCM, Nxb. Trẻ, Tp. HCM, tr.549 - 554. Diệp Minh Cường (2007), “Chữ trên gốm Lái Thiêu xưa", Nam bộ đất & người, tập 5, Hội Khoa học lịch sử Tp. HCM, Nxb. Trẻ, Tp.HCM, tr.242-247. https://laodong.vn/ban-doc/dua-nghe-thuat-dan-gian-vao-truong-hoc-can-can-nhac- hieu-qua-1119223.ldo truy cập ngày 15/03/2024. https://www.nationalgallery.org.uk/learning/take-one-picture truy cập ngày 15/03/2024. 448
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông và đại học - Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia
448 p | 9 | 4
-
Dự án bảo tồn nghệ thuật múa “Otsu-e”, Nhật Bản - Khuyến nghị giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ múa rối nước cho các trường đại học Việt Nam
13 p | 7 | 4
-
Vai trò của hệ thống thư viện trường học trong việc giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc
7 p | 8 | 3
-
Xây dựng hồ sơ nghệ sĩ các đoàn nghệ thuật Khmer - Giải pháp thúc đẩy giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ở Tây Nam Bộ
11 p | 5 | 2
-
Giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ dân ca Việt Nam cho sinh viên – Góc nhìn từ một khảo sát ở khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 10 | 2
-
Giáo dục nghệ thuật trình diễn dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Ninh
11 p | 9 | 2
-
Cơ sở lý thuyết cho giải pháp giáo dục nghệ thuật trong nhà trường về nghệ thuật dân gian - dân tộc của thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 6 | 2
-
Vai trò của giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong việc phát triển du lịch cộng đồng của người Khmer ở tỉnh An Giang
7 p | 9 | 2
-
Sức mạnh của giáo dục văn hóa dân tộc: Định hướng thế hệ tương lai
4 p | 7 | 2
-
Tích hợp giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong giảng dạy môn Ngữ văn THPT 2018
6 p | 8 | 2
-
Giáo dục văn hóa – nghệ thuật dân tộc cho học sinh Trường THPT Thực hành Cao Nguyên qua hoạt động trải nghiệm tác phẩm văn học
9 p | 8 | 2
-
Giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong nhà trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục
6 p | 6 | 2
-
Suy nghĩ về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường
4 p | 7 | 2
-
Một số phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc Khmer ở Trường Đại học Bạc Liêu
7 p | 6 | 1
-
Giáo dục nghệ thuật múa dân gian dân tộc trong nhà trường phổ thông từ phương pháp học dựa trên khám phá
7 p | 4 | 1
-
Giáo dục văn hóa, nghệ thuật dân tộc trong nhà trường ở Campuchia - Chia sẻ và gợi mở hợp tác với Việt Nam
13 p | 7 | 1
-
Giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ít người tại các địa phương ở Việt Nam
13 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn