intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy nghĩ về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Suy nghĩ về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường" tập trung mối quan hệ giữa nghệ thuật truyền thống với môi trường sinh thái tự nhiên. Sự vận động văn hóa tất yếu khó giữ được sinh hoạt truyền thống ở trạng thái tự nhiên của nó. Do đó cần cải biên, nâng cấp phù hợp với trình độ nhận thức và không khí cuộc sống đang ngày càng văn minh ở các dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy nghĩ về giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc trong nhà trường

  1. SUY NGHĨ VỀ GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TRONG NHÀ TRƯỜNG TS. Hồ Quốc Hùng 8 Tóm tắt: Bài viết tập trung mối quan hệ giữa nghệ thuật truyền thống với môi trường sinh thái tự nhiên. Sự vận động văn hoá tất yếu khó giữ được sinh hoạt truyền thống ở trạng thái tự nhiên của nó. Do đó cần cải biên, nâng cấp phù hợp với trình độ nhận thức và không khí cuộc sống đang ngày càng văn minh ở các dân tộc. Môi trường giáo dục phổ thông rất phù hợp với nhạy cảm bản năng cảm âm truyền thống. Vì vậy cần dạy cơ bản nhất là tận dụng các khuôn văn hóa truyền thống trước khi hiện đại hoá và thương mại hoá như cách làm khá phổ biến hiện nay. REFLECTION ON CULTURAL AND ARTISTIC EDUCATION IN SCHOOLS This article focuses on the relationship between traditional art and the natural ecological environment. The inherent cultural movement is difficult to maintain in its natural state. Therefore, it needs to be adapted and upgraded to be in line with the level of awareness and the increasingly civilized atmosphere of different ethnic groups. The school environment is highly compatible with the sensitive instinct of traditional artistic perception. Therefore, it is necessary to teach fundamental cultural issues, especially by utilizing traditional cultural frameworks before modernization and commercialization, as it is currently a common practice. 1. Theo định hướng của đề tài này chỉ đi vào khía cạnh văn hóa - nghệ thuật tức nói về giáo dục thẩm mỹ trên phương diện đời sống tinh thần thiên về cái đẹp. Trong cách hiểu hạn hẹp của tôi, việc giáo dục văn hóa - nghệ thuật là cách đi vào, truyền dạy, bảo vệ hoạt động nghệ thuật truyền thống của mỗi dân tộc. Tiếp cận ở góc độ này cũng tức là tiếp cận bản sắc dân tộc rõ nhất. Bất cứ nền giáo dục nào dù dân tộc văn minh hay còn lạc hậu đều có nhu cầu hướng về cái hoàn mỹ và khẳng định bản sắc của mình. Nó làm phong phú thêm đời sống, góp phần vào sự phát triển văn minh, tiến bộ của mỗi dân tộc tùy theo điều kiện sống cụ thể. Đấy là quy luật, thuộc tính xã hội loài người. Như vậy, giáo dục văn hóa - nghệ thuật xét trên bình diện triết học vừa là thuộc tính của tạo hóa vừa là nhu cầu tự thân của cuộc sống. Quá trình này được quyết định bởi vai trò của môi trường sinh thái tự nhiên dẫn đến sự định hình, định tính, hình thành ý thức thẩm mỹ của mỗi dân tộc. Sinh thái nào thì văn hóa đó. Đây là cơ sở, nền tảng hình thành lý thuyết “Văn hóa và sinh thái”. Do đó, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật của mỗi cộng đồng dân tộc không thể không dựa vào đặc điểm sinh thái không gian sinh tồn của chính họ. Từ đấy mới hiểu được cơ cấu tư duy, đặc điểm tri giác, nhận thức và tương tác giữa chúng với thế giới để hình thành kiểu tư duy, cảm thụ thẩm mỹ của mỗi cộng đồng dân tộc. Có thể thấy kiểu tiếp cận này của trường phái Nga mà đại biểu xuất sắc là V.L. Kôzơlốp hay nhóm nghiên cứu của các nhà nhân học Mỹ như M. Bacon, R. Bolton… (đọc 8 . Trường Đại học Văn Lang 47
  2. Văn hóa học, những lý thuyết Nhân học văn hóa, Tạp chí văn hóa Nghệ thuật - Hà Nội 2000, tr.255 - 261). 2. Từ cách tiếp cận đó có thể thấy, vấn đề giáo dục văn hóa - nghệ thuật không chỉ gói gọn trong phạm vi học đường mà còn gắn kết với đặc điểm sinh thái của mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng dân tộc. Điều kiện sống cụ thể được chuyển thành nếp sống, nếp cảm, tính cách mà mỗi nền giáo dục buộc phải tham chiếu khi xây dựng chương trình, lộ trình đào tạo. Việc giáo dục có hai phương thức, truyền dạy qua lối sống sinh hoạt trong môi trường gia đình, xã hội qua nhiều thế hệ và học bài bản trong phạm vi nhà trường. Do đó khi bàn đến giáo dục văn hóa - nghệ thuật cần xét trên hai phương diện sau: - Nền tảng văn hóa, trong đó tích cách nghệ thuật được định hình từ sinh thái tự nhiên thông qua hệ thống biểu tượng thang âm, điệu thức, cấu trúc tư duy, hình thức biểu đạt và các quy ước khác có liên quan được cộng đồng truyền dạy dưới nhiều hình thức qua nhiều thời đại. - Khả năng thích nghi trong các điều kiện xã hội luôn thay đổi trên cơ sở tiếp biến có chọn lọc phù hợp gu thẩm mỹ một cách hài hòa. Tất nhiên đây là vấn đề cực kỳ phức tạp vì mỗi thời đại mỗi thay đổi nên giới hạn cái truyền thống với khả năng tiếp thu cái mới rất mơ hồ, thường vấp phải kháng cự từ vô thức, đến các định chế tổ chức xã hội. Bởi vậy để xác lập các tiêu chí, khung tiêu chuẩn thẩm mỹ truyền thống trong xu hướng phát triển xã hội cho dựng chương trình đào tạo hay phương pháp truyền dạy là một vấn đề khá phức tạp và tế nhị. Tất nhiên một bản sắc hay tính cách nghệ thuật khi trở thành nền tảng có tính bền vững cao dù tương tác với nhiều yếu tố phi truyền thống. Chẳng hạn văn hóa Châu Phi được rèn luyện, định hình thành khuôn mẫu chú trọng ngôn ngữ, nhịp điệu, quy tắc, hành vi chặt chẽ (các trọng âm, âm thanh phải mượt mà) hướng vào vận động có nhịp điệu. Nhờ vậy nó chinh phục cả thế giới, dù khác biệt rất căn bản với tư duy, cảm âm phương Tây. 3. Không gian sinh thái không phải nhất thành bất biến. Nó vận động theo sự phát triển chung của xã hội. Ngày nay hầu như cấu trúc đó bị phá vỡ do không cưỡng được xu thế hiện đại hóa, đô thị hóa tác động sự ổn định lối sống của một số cộng đồng dân tộc. Không gian chứa đựng nhiều rủi ro ấy có nguy cơ phá bỏ truyền thống khép kín vốn bảo lưu bao đời trước sự phát triển của khoa học công nghệ. Ngoài sinh thái tự nhiên bị thu hẹp và cộng đồng dân tộc ngày càng được nâng cao dân trí thì chính họ luôn đặt trước sự lựa chọn, một bên văn minh của lối sống du nhập từ vùng xuôi, đô thị, còn mặt khác lại mặc cảm vì sự nghèo nàn và lạc hậu. Văn minh có thể làm cho con người ta hiện đại, hội nhập, hòa đồng với lối sống mới nhưng truyền thống mới là phần hồn cốt, giữ người ta gắn với sinh thái, tập quán, lối nghĩ hình thành nên cái tạng, để dù hòa đồng vẫn không mất đi bản sắc, cái bản tính tự nhiên do con người tương tác với tự nhiên tạo ra. Ở xã hội phương Đông ý thức này vượt trội hơn phương Tây. Vì vậy việc đầu tiên trước khi xây dựng phương hướng đào tạo văn hóa, nghệ thuật cho các cộng đồng dân tộc ít người là việc xác định lại tính cách của tâm lý tiếp nhận nghệ thuật trước khi đề ra phương pháp cụ thể để thực hiện. Chẳng hạn một số nhạc sĩ người bản địa thành công trong sáng tạo hay biểu diễn như cố nghệ sĩ Y Moan hay như nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trần Tiến. Theo tôi biết các nhạc sĩ trong 48
  3. sáng tác rất để ý tiết tấu, giai điệu làm nên giọng điệu dân ca Tây Nguyên. Bốn mươi năm trước, trong một nhạc của khối đại học, cao đẳng miền Trung, Tây Nguyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đội văn nghệ của Đại học Tây nguyên đoạt quán quân và thú vị hơn, ban tổ chức phải dành riêng một chương trình biểu diễn của họ tại nhà hát thành phố Huế cho công chúng xem. Sự thành công ấy nhờ cái chất Tây nguyên để các ca sĩ, nghệ sĩ luôn bám vào đấy thể hiện nhạc phẩm bằng một cảm xúc mãnh liệt, hết mình đầy âm hưởng đại ngàn. Sự bảo lưu này rất may cho đến tận bây giờ vẫn không thay đổi. Nó không khác bao nhiêu so với âm nhạc Phi Châu đã nhắc trên. Ta còn biết rằng ở Vân Nam Trung Quốc có tộc người Việt gốc từ Hải Phòng làm ngư trôi dạt vào định cư từ thế kỷ XV. Sau 5 thế kỷ, dù chung sống với người Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc qua tiếng Việt, dân ca. Để giữ được cốt cách, giọng điệu ấy họ phải dựa vào con đường truyền dạy chữ Nôm. Nếu không có bản lĩnh và chiều sâu văn hóa, chủ yếu qua tiếng mẹ đẻ và cảm thụ cái đẹp nghệ thuật truyền thống thì đã bị đồng hóa từ lâu. Rõ ràng văn hóa, nghệ thuật khi đã trở thành bản sắc, ẩn trong vô thức, nếu biết khơi dậy sẽ thành nội lực cho dù hoàn cảnh có thay đổi. Đây là điều tôi tin các dân tộc khu vực Tây nguyên làm được. 4. Trong tình hình hiện nay, có thể thấy xu hướng mở cửa hội nhập với tốc độ khủng khiếp. Nó đặt ra thách thức cho nhiều dân tộc khi có quá nhiều lựa chọn để đạt được mục tiêu cuộc sống trong khoảng thời gian ngắn mà trước đây tổ tiên, cha ông họ phải mất nhiều thế hệ mới đạt được. Sự đánh đổi cái đang có với nhu cầu mang tính thực dụng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Rất may xu thế này ở một số dân tộc khu vực Tây Nguyên chưa đến độ trầm trọng. Nhưng phải nhìn thẳng sự thật là sinh hoạt văn hóa nghệ thuật truyền thống hiện đang dần chuyển mình theo hướng thương mại. Đấy vừa là cơ hội mà cũng tiềm ẩn nguy cơ. Tất cả những gì hiện có từ dân ca, nghi lễ vốn gắn rất chặt với cuộc sống dung dị và rất hài hòa với bối cảnh sinh thái có hàng ngàn đời đang đứng trước thách đố, giữ nguyên gốc hay chuyển đổi trạng thái. Chẳng hạn đàn đá, đàn t’rưng vốn là công cụ xua đuổi chim thú bảo vệ mùa màng hay các vũ điệu mộc mạc vốn liên quan sinh hoạt tín ngưỡng v.v… nay dường như chức năng đó không còn. Do đó để tổ chức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật xu hướng cải biên là điều tất yếu phải nghĩ đến. Nhiều thập kỷ trước, các khí cụ này từng được một số nhạc sĩ cải biên để thể hiện những bản nhạc, ca khúc hiện đại, thậm chí còn diễn tấu nhạc cổ điển của phương Tây rồi chỉ dừng tại đấy. Những sáng tạo ấy chợt lóe và chợt tắt thật lãng phí. Trong lúc đó ở Trung Quốc, người ta đề cao khí cụ dân tộc cũng như thanh âm truyền thống nên dù cải biên vẫn tạo thành một âm hưởng riêng ngay cả khi chơi các thể loại nhạc phương Tây khiến thế giới ngưỡng mộ. Nghĩa là ta chưa biết đầu tư tới nơi tới chốn. Ngày nay việc duy trì truyền thống phần lớn do những nhân tố tích cực (thường là nghệ nhân), tổ chức truyền dạy cho cộng đồng hoặc vài cá thể. Đấy là mô hình phổ biến rất đáng duy trì. Rất tiếc xu hướng thương mại, đưa vào hoạt động du lịch đã bỏ qua khâu đào tạo căn bản. Kênh VTV5 dành cho các dân tộc, chương trình âm nhạc người Khmer, Chăm ở phía Nam và các dân tộc khu vực Tây nguyên, Tây Bắc khá sinh động được xem là một mô hình tích cực. Ở Tây nguyên, chương trình đưa cồng chiêng vào dạy ở phổ thông cũng là một hướng đi rất đáng khích lệ. Những điều đáng lưu ý là phải tạo không khí tương thích cho hoạt động này. Dĩ nhiên phục dựng không khí sinh hoạt tự nhiên là một trở ngại khi phương thức sống ít nhiều thay đổi, mặt khác nó vốn không phù hợp với sự trình diễn sân khấu. Nhưng nếu đào tạo, phục dựng ngay trong 49
  4. không khí cuộc sống, trong chừng mực vẫn có thể. Nên dạy cơ bản từ cảm hứng không khí lễ hội truyền thống trước khi đưa ra sân khấu hóa để thương mại. Nghĩa là cần có diễn giải đến nơi đến chốn cái không gian sinh hoạt tự nhiên mà hoạt động nghệ thuật vốn được xem là một phần cơ hữu. Ở Đại học Văn Lang, mô hình này được thể nghiệm thành công khi chương trình ca trù, ca Huế, cồng chiêng Tây Nguyên và âm nhạc vũ điệu Tây Bắc đưa đến với sinh viên có bài bản dù chỉ là sơ giao. Môi trường giáo dục phổ thông theo tôi là môi trường gần gũi, tương cận với việc tiếp thu truyền thống nghệ thuật nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này rất lãng phí. Đây là lứa tuổi dễ cảm âm những gì được truyền dạy từ hơi thở của cuộc sống để chuyển hóa vào vô thức, làm nền cho việc tiếp thu lý trí hơn ở giai đoạn sau. Từ hiểu cơ bản này nâng lên cấp độ cao hơn bằng cách phối khí hay tạo cầu nối đến khán giả bằng những diễn giải cần thiết sẽ tạo hiệu ứng tốt cho truyền thống và cách tân. Một ca sỹ người Ê Đê đã hát một câu dân ca tình yêu bằng chất giọng Ê Đê mang âm hưởng, tâm hồn đại ngàn làm hàng triệu khán giả qua truyền hình trầm trồ ngưỡng mộ. Tại sao không nâng cấp, phối khí mang đi biểu diễn cùng với nhiều vũ điệu khác. Hiện nay ta đề cao việc bảo lưu và tất cả mới chỉ dừng lại ở ý tưởng phục dựng. Ngay cả phục dựng cũng phải hiểu tới nơi tới chốn. Ở nước ta có hai cây cổ thụ rất có ý thức nghiên cứu sâu, so sánh âm nhạc của các dân tộc người trong nước và so sánh với các nước trên thế giới cũng như cách truyền dạy, bảo lưu văn hóa cổ truyền rất đáng học tập là GS. Trần Văn Khê và Phạm Duy. Những thành tựu của họ đạt được từ thế kỷ trước nhờ đi sâu khảo sát thực tế chứ không phải qua sách vở. Hãy vừa thôi nói lý thuyết để tập trung vào việc dạy thao tác cụ thể. Tôi tin với những động thái gần đây được thực hiện hay thể nghiệm mà Đại học Tây Nguyên là đơn vị tiên phong đáng học tập, chắc chắn sẽ có những biến chuyển tích cực. Trong việc này, cần đến sự góp sức của các chuyên gia thực thụ trên từng lĩnh vực. Tôi tin rằng rất nhiều lễ hội, làn điệu dân ca nếu đầu tư sâu bằng nguồn tài chính và chế độ khuyến khích người có tài (cần được đào tạo bài bản) sẽ tạo một tiền đề có lợi cho việc dạy học ở nhà trường. Người tài ở mọi dân tộc không thiếu nhưng còn dạng mộc. Biết đào tạo sâu, nâng cao trình độ thì chính họ sẽ cải biên, đưa đời sống văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình lên một tầm cao mới, mang chất trí tuệ hơn, phù hợp với gu thẩm mỹ thời đại hơn. Đến lúc ấy hội thảo khoa học của lĩnh vực này sẽ mang tính học thuật sâu hơn, cần nhiều chuyên môn hẹp chứ không dừng ở bàn luận như lâu nay. Dù sao ngồi lại với nhau, như hội thảo này, chúng ta vẫn có thể học hỏi thêm, chia sẻ thêm những tri thức cần thiết và kinh nghiệm từ nhiều hoạt động của các dân tộc ở các địa phương, vùng miền cũng như trên thế giới để tin tưởng hơn vào sức sống, khát vọng tự khẳng định giá trị văn hóa - nghệ thuật của mỗi dân tộc. 50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2