intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng giảng dạy nghệ thuật Cải lương Tuồng Cổ ở Nam Bộ vào các ngành văn hóa - nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng giảng dạy nghệ thuật Cải lương Tuồng Cổ ở Nam Bộ vào các ngành văn hóa - nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh" nhằm đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện việc giảng dạy loại hình Cải lương Tuồng cổ đối với một số ngành học như văn hóa - nghệ thuật học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cải Lương trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng giảng dạy nghệ thuật Cải lương Tuồng Cổ ở Nam Bộ vào các ngành văn hóa - nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh

  1. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG TUỒNG CỔ Ở NAM BỘ VÀO CÁC NGÀNH VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ThS. Lâm Thị Thu Hiền147 ThS. Thạch Thị Thanh Loan148 Tóm tắt Nghệ thuật sân khấu Cải lương Tuồng Cổ là một tài sản tinh thần vô giá của người dân Nam Bộ. Nó vừa lưu giữ những bản sắc văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ, vừa có sự giao lưu, tiếp biến các giá trị từ nền văn hóa Việt -Hoa. Trong tham luận, chúng tôi vận dụng phương pháp điền dã dân tộc học tiến hành phỏng vấn sâu và tập trung vào gỡ băng các vở tuồng Cải lương Tuồng Cổ nhằm phân tích và nhận diện được vai trò giáo dục của Cải lương Tuồng Cổ trong đời sống người dân ở Nam Bộ. Qua thực tế giảng dạy Cải lương Tuồng Cổ cho các ngành văn hóa - nghệ thuật Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi đưa ra thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện việc giảng dạy loại hình Cải lương Tuồng cổ đối với một số ngành học như văn hóa - nghệ thuật học nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cải Lương trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Thực trạng, giảng dạy, Cải lương Tuồng Cổ CURRENT STATUS OF TEACHING ANCIENT CAI LUONG TUONG ART IN THE SOUTH REGION IN CULTURAL - ART SECTORS AT TRA VINH UNIVERSITY Abstract The theater art of Cai Luong Tuong Co is an invaluable spiritual asset of the Southern people. It not only preserves the typical cultural identities of the Southern people, but also has the exchange and adaptation of values from Vietnamese-Chinese culture. In the paper, we applied the ethnographic fieldwork method to conduct in-depth interviews and focused on transcribing the Cai Luong Tuong Co plays to analyze and identify the educational role of Cai Luong Tuong Co in people's lives in the South. Through the practice of teaching Cai Luong Co opera for cultural and art majors at Tra Vinh University, we present the current situation and propose solutions to improve the teaching of Cai Luong Co opera for some students. majors such as cultural and artistic studies aim to preserve and promote the value of Cai Luong intangible cultural heritage in the current context. Keywords: Current situation, teaching, Reformed Tuong Co 147 Thạc sĩ. Lâm Thị Thu Hiền - Trường Đại học Trà Vinh (NCS) 148 Thạc sĩ. Thạch Thị Thanh Loan - Trường Đại học Trà Vinh 386
  2. 1. Dẫn nhập Nghệ thuật sân khấu Cải lương Tuồng cổ được hình thành trong quá trình cộng cư giao lưu, tiếp biến đã tiếp thu những tinh hoa nghệ thuật từ các loại hình nghệ thuật sân khấu khác như: sân khấu Hát Bội, sân khấu Kinh Kịch, sân khấu Triều Châu của người Hoa - trong dân gian còn gọi là “gánh hát Tiều” và sân khấu Cải lương. Từ đó, sân khấu Cải lương Tuồng cổ Nam Bộ đã bổ sung thêm những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Nó làm phong phú thêm cho loại hình nghệ thuật vốn có của mình trong đó có âm nhạc. Từ nền tảng của nền âm nhạc dân gian truyền thống lâu đời, âm nhạc trong nghệ thuật sân khấu Cải lương Tuồng cổ là sự tổng hợp hài hòa sự giao thoa và tiếp thu các làn điệu, dàn nhạc trong loại hình sân khấu Hí kịch của người Hoa, sân khấu Hát Bội của người Việt ở Nam Bộ, dàn nhạc Hồ Quảng, nhạc phim Đài Loan và kể cả nhạc Phương Tây (Pháp)… Các làn điệu âm nhạc đó đã được Việt hóa, dung nạp vào sân khấu Cải lương Tuồng cổ Nam Bộ đậm đà âm hưởng, sắc thái người Việt ở Nam Bộ. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về giáo dục đại học và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học [2]. Việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học luôn đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo giảng viên ở các trường đại học. Việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên (SV), đồng thời bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên ở Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh đã có nhiều chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đất nước và nhu cầu học tập của Nhân dân. Trường Đại học Trà Vinh đã tăng cường phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu xây dựng bộ Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp theo hướng phát triển năng lực. Căn cứ cho hướng đi này là Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý” [9]. Xu thế hội nhập quốc tế, phát triển con người thế kỷ XXI cho thấy việc tăng cường chất lượng dạy học các môn thuộc ngành văn hóa - nghệ thuật và không ngừng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Văn hóa - Nghệ thuật của Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ chính là một vấn đề nghiên cứu cần được quan tâm. Hiện nay, việc đào tạo sinh viên ngành Văn hóa - Nghệ thuật, chuẩn bị cho họ đầy đủ khả năng hoạt động văn hóa - nghệ thuật và khả năng thích ứng với chương trình giáo dục mới. Với tình hình thực tiễn này, tham luận nghiên cứu “Thực trạng giảng dạy nghệ thuật Cải lương Tuồng Cổ ở Nam Bộ vào các ngành văn hóa - nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh” là vô cùng cấp thiết. 387
  3. 2 Nội dung 2.1 Vị trí của các môn học Nghệ thuật trong chương trình đào tạo ngành Văn hóa - Nghệ thuật thuộc Trường Đại học Trà Vinh Trong chương trình đào tạo của Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, các môn học Nghệ thuật tạo thành một hệ thống bao gồm: Các môn học cơ sở và những môn học mang tính nghiệp vụ như: Cơ sở văn hóa Việt Nam, mĩ học đại cương, Văn hóa Nam Bộ, Nghệ thuật đương đại, Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Ca hát truyền thống, Marketing Văn hóa nghệ thuật... Các môn học này là những thành phần thiết yếu của chương trình đào tạo ngành Văn hóa - Nghệ thuật, thực hiện chức năng giáo dục và hình thành cho sinh viên các phẩm chất, năng lực trên phương diện: Giáo dục sinh viên thành người công dân tốt: cung cấp cho sinh viên kiến thức về văn hóa nghệ thuật, hình thành khả năng cảm thụ thẩm mĩ và thái độ trân trọng các giá trị Trí tuệ - Thẩm mĩ - Đạo đức trong nền văn hóa của nhân loại; Bồi dưỡng cho sinh viên khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong nhận thức, giao tiếp và lao động sáng tạo. Sự phối hợp các môn học Nghệ thuật trong chương trình đào tạo sẽ tạo nên một quá trình đào tạo với chức năng: Giáo dục văn hóa - nghệ thuật. Chính vì vậy, khi giảng dạy các môn học ngành Văn hóa - Nghệ thuật, giảng viên luôn lồng ghép lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm rèn luyện các kĩ năng và giúp sinh viên phân tích các đặc trưng các loại hình nghệ thuật, vai trò giáo dục của từng loại hình nghệ thuật. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích vai trò giáo dục của Cải lương Tuồng cổ Nam Bộ một trong những loại hình nghệ thuật và đưa ra những thực trạng và đề xuất những giải pháp khi giảng dạy cho sinh viên Đại học Trà Vinh. 2.2. Đặc điểm vai trò giáo dục của nghệ thuật Cải lương Tuồng cổ Nam Bộ 2.2.1 Giáo dục con người “Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc” Từ ngàn xưa, truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa có lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước gắn liền với lòng yêu thương con người, yêu đồng bào, yêu thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống quý báu được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, hiếm có dân tộc nào trải qua chiến tranh giành độc lập nhiều như dân tộc ta (chống ngoại xâm và sự đô hộ của ngoại bang). Độ dài về thời gian, tần suất của các cuộc chiến tranh lớn, nước ta lại luôn ở trong thế “nhỏ chống lớn”, “ít địch nhiều” đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất và niềm tự tôn của người dân Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Tinh thần đại đoàn kết, yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động... đã góp phần xây dựng giá trị con người Việt Nam trong tổng hòa nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, trở thành nét đặc trưng so với các dân tộc khác trên thế giới. 388
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Qua đó, cho thấy Bác Hồ rất coi trọng vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử đối với mỗi người dân như thế nào. Đây không chỉ là một lời kêu gọi mà là một gợi mở khoa học, là thực tiễn và là đề cao trách nhiệm của mỗi người dân đối với quá trình phát triển của dân tộc, vận mệnh đất nước. Việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha cũng như quá trình phát triển lịch sử thế giới là rất quan trọng. Do đó, mỗi người phải biết tường tận về lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc thì mới có cách ứng xử phù hợp, tốt nhất với tình huống xảy ra hiện tại và tương lai [1]. Sau năm 1975, với ý thức tự hào dân tộc và lòng yêu nước với mong muốn đoàn kết dân tộc Việt nên các tác giả như Thanh Tòng và Bạch Mai viết một số vở Cải lương Tuồng cổ về theo dòng lịch sử Việt Nam như: Trưng Nữ Vương viết về Bà Trưng (Bạch Mai), Má Hồng Soi Kiếm Bạc viết về Triệu Thị Trinh –Bà Triệu (Thanh Tòng), Cờ Lau Dựng Nước viết về Đinh Bộ Lĩnh (Bạch Mai), Câu Thơ Trên Yên Ngựa viết Lý Thường Kiệt, Thái Hậu Ỷ Lan và xử án Thượng Dương Hoàng Hậu tội phản quốc (Thanh Tòng), Bão Táp Nguyên Phong viết về Trần Thủ Độ và Trần Thái Tông chiến công đánh thắng quân Nguyên-Mông lần nhất, Bức Ngôn Đồ Đại Việt viết về Nguyễn Địa Lô và Nguyễn Phục (Thanh Tòng), Anh Hùng Bán Than (Bạch Mai) viết về Trần Khánh Dư ở ẩn bán than, Lam Sơn Tụ Nghĩa viết về Nguyễn Trãi và Lê Lợi đi tìm nhau nuôi chí lớn (Thanh Tòng chuyển thể), Dưới Cờ Tây Sơn (Thanh Tòng) và Mặt Trời Đêm Thế Kỷ (Bạch Mai) viết về người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Thông qua biểu diễn trên sân khấu các vở Cải lương Tuồng cổ lịch sử Việt Nam các đoàn cải lương đang cố gắng tái hiện lại lịch sử nước nhà, với mong muốn khán giả xem hiểu một phần nào đó lịch sử nước nhà tự hào về tinh thần yêu nước và đoàn kết quyết tâm chống giặc ngoại xâm trong thời ngàn năm Bắc thuộc và sau khi giành độc lập bởi chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938. Thời gian nước ta là bị đô hộ của bọn giặc phương Bắc, chúng đồng hóa biến nước ta thành một quận của chúng, nhưng nhân dân ta quyết tâm chống Hán hóa và đấu tranh giành độc lập có nhiều cuộc khởi nghĩa diễn ra mà nổi bậc là khởi nghĩa của Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị được tái hiện qua Vở Trưng Nữ Vương đã hi sinh tế sống chồng trước và đánh trống đồng tiến công để chống giặc và vở Má Hồng Soi Kiếm Bạc nói về nữ anh hùng Triệu Thị Trinh đã hi sinh tình yêu để đứng lên chống giặc. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa của các Bà lúc đầu cũng chiến thắng, nhưng về sau cũng thất bại vì giặc nhiều còn dân ta thì ít. Sau khi, Ngô Quyền lên ngôi năm 939 và ông mất thì đất nước rối ren chia cắt mười hai sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn mười hai sứ quân và giặc ngoại xâm, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt và vở Dưới Ngọn Cờ Lau tái hiện lại cảnh Đinh Bộ Lĩnh là đứa và bẻ những ngọn lau chơi đánh trận với các bạn cùng trang lứa và lớn lên dẹp loạn thù trong giặc ngoài. Câu Thơ Yên Ngựa là vở kinh điển của nghệ thuật Cải lương Tuồng cổ Việt Nam, câu chuyện xảy ra giai đoạn thời Lý, khi quân Tống lăm le xâm phạm bờ cõi nước nhà. Nội bộ vương triều biến động, một số quý tộc tư thông, cấu kết làm nội gián với quân giặc. Thù trong, giặc ngoài khiến nổi bật lên tinh thần yêu nước của Thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành...lãnh đạo Tổ Quốc đánh tan quân thù phương Bắc. Kịch bản vẫn luôn có ý nghĩa trong sự nghiệp bảo 389
  5. vệ Tổ quốc hôm nay. Ba vở Cải lương Bão Táp Nguyên Phong, Bức Ngôn Đồ Đại Việt, Anh Hùng Bán Than viết về nhà Trần ba lần chống quân Nguyên Mông. Giai đoạn này đã thấy rõ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết nên đất nước ta mới chiến thắng quân Nguyên – Mông vì chúng đã chiếm cả Châu Âu và Nga nhưng đến Đại Việt thì chúng thất bại bởi kế hoạch “vườn không nhà trống”của người dân nhà Trần. Để chống giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã đi tìm người tài đức cùng chí hướng đó là Lê Lợi để cùng nhau chống giặc được thể hiện qua vở Lam Sơn Tụ Nghĩa. Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ được rất nhiều soạn giả viết nhưng hai soạn giả Thanh Tòng và Bạch Mai đã viết về ông qua hai vở Dưới Cờ Tây Sơn (Thanh Tòng) và Mặt Trời Đêm Thế Kỷ (Bạch Mai) kể về quá trình Nguyễn Huệ đứng lên chống giặc Thanh cùng các anh em của mình Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ và chuyện tình đẹp của Nguyễn Huệ với Công chúa Ngọc Hân. 2.2.2 Giáo dục con người theo Lối sống “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là năm điều mà Nho Giáo khuyên mọi người phải thường noi theo hằng ngày. Thời nào cũng vậy, chữ nhân luôn đặt lên hàng đầu, là quan trọng hơn cả, nó đã là bao quát, là đạo làm người. Dù thời xưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con người. Cách đối nhân xử thế, tấm lòng của con người giữa đời thường, cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội. Nghĩa ở đây thể hiện vai trò, trách nhiệm của con người với người, giữa người với đời, với xã hội hiện tại. Sống ở đời cần có một trách nhiệm với đời, cũng chính vì vậy mà cần có nghĩa, sống có trách nhiệm với quê hương đất nước, với gia đình, với anh em bằng hữu cũng là nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa. Lễ được xem qua cách hành xử, ứng xử cùng với những nghi thức, lễ nghi đúng thủ tục, hợp lòng người trong cuộc sống đương thời mà qua đó xã hội đánh giá đến sự hiểu biết của một cá nhân, phải đạo với trời đất, hợp đạo với đời. Trí là một sự hiểu biết, người không trí, không hiểu biết thì quả là một thiệt thòi lớn, có thể nói người không trí không làm được gì cả. Chữ tín là bằng hữu của uy tín, thủy chung trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là người biết giữ uy tín. Cải lương Tuồng cổ chuyển thể hay viết theo dã sử của Trung Quốc nên ảnh hưởng triết lý giáo dục của Nho Giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích một số Tuồng cổ giáo dục con người theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín như: Lưu Kim Đính, San Hà Xã Tắc. Về Nhân trong vở Lưu Kim Đính với nội dung Cao Quân Bảo phá bảng Chiêu Phu và đánh thua Kim Đính, cả hai tiến hành đính ước tặng kim xuyến trao tay. Quân Bảo ra đi cứu cha nhưng vẫn nhớ đến lời ước nguyện. Lưu Kim Đính vì thương người mình yêu nên đã một mình một ngựa phá bốn cổng thành đánh bại Dư Hồng giải cứu cho Cao Hoài Đức. Tình tiết trong vở cả hai tự đính ước đã bị thất lễ vì tội không xin phép phụ mẫu nhưng Kim Đính có công cứu phụ thân Quân Bảo nên được Vua Tống ban hôn và được phụ mẫu Quân Bảo vui vẻ chấp nhận vì Hoàng Thượng ban hôn phải giữ chữ tín . Nghĩa ở đây là vì chồng đính ước mà cứu phụ thân chồng cho dù tưởng chừng mất mạng. Kim Đính là một cô gái xinh đẹp được thánh mẫu đưa về động tiên truyền dạy võ nghệ và phép thuật để sau này giúp nước giúp đời nên tài trí vẹn toàn đã đánh bại Dư Hồng người mưu mô tài trí đã dù phép thuật làm cho Cao 390
  6. Hoài Đức thần trí bất minh. Tín ở đây là Quân Bảo sau khi bị thọ thương nằm mê man vẫn luôn khắc ghi lời thề hẹn ước ba sinh với Kim Đính, và sau khi phụ thân được cứu thoát và được Kim Đính trị khỏi bệnh, phụ thân không chấp nhận hôn nhân, trừng phạt vì tội không thưa phụ mẫu mà dám đính ước với Kim Đính nhưng Quân Bảo quỳ chịu phạt và cầu xin phụ thân đồng ý mối lương duyên, tình tiết này chứng minh Quân Bảo giữ chữ tín với Kim Đính. Nội dung vở San Hà Xã Tắc cũng giáo dục chúng ta về nhân, nghĩa, lễ, trí,tín. Triệu Khải là tướng cướp gặp được Thạch Nương Tiên và họ nên nghĩa vợ chồng. Tuy là cướp nhưng Triệu Khải chỉ cướp quan lại cường hào ác bá và chia lại cho dân nghèo. Hai vợ chồng sống nơi thâm sơn cùng cốc nhưng vẫn sống rất hạnh phúc còn có hai người con lễ phép ngoan hiền tên là San Hà và Xã Tắc. Những tình tiết trên đã minh chứng cho nhân, lễ, nghĩa. Một hôm, hai người con đi dạo chơi tình cờ cứu được con cá mắc cạn không ngờ đó là Công Chúa Thủy Tề và được Công Chúa trả ơn cũng chính là nghĩa “cứu vật vật trả ơn” bằng chính dẫn xuống chơi ở Long Cung và ban phép thần thông cho San Hà, Xã Tắc. Vì có phép thuật, hai anh em lại ham chơi đi đến Triều đình, quên đường về không xin phép cha mẹ tình tiết này thiếu lễ cho dù cha mẹ dạy đi đâu phải xin phép. Tình cờ thấy bảng thông cáo và đã xin chữa khỏi bệnh cho Nhạc Nguyên Sói. Nhạc Nguyên Sói tỉnh dậy và quỳ gối tạ ơn người đã cứu giúp cho dù là hai đứa trẻ và đây cũng là nghĩa. Sau đó, Triệu Khải được Nhạc Nguyên Nhung chiêu dụ về phò vua giúp nước. Nhưng đó cũng là con đường hoạn nạn khiến Triệu Khải rơi vào nghịch cảnh. Vua Minh ra lệnh cho San Hà và Xã Tắc đi xứ cùng với Ngự Đệ sang nước Cao Ly. Tài thao lược anh em San Hà Xã Tắc đã giúp Ngự Đệ thoát khỏi vòng vây mai phục của Công chúa Cao Ly. Trên đường đi xứ Ngự Đệ và Xã Tắc yêu thương nhau nhưng vẫn giữ lễ nghĩa chưa vượt qua vòng lễ giáo. Triệu Khải sau khi dẹp giặc về và được Bạch Thứ Phi - vợ vua mê đắm. Vì muốn chiếm đoạt chàng, Bạch Thứ Phi tìm mọi cách chia rẽ gia đình của Triệu Khải và Thạch Nương Tiên. Khiến Triệu Khải bị vu oan đến mức bị chém đầu. Với tài trí nên Ngự Đệ đã cứu giúp người anh hùng trung kiên Triệu Khải khỏi bị chém đầu. Thạch Nương Tiên khi hay tin chồng bị chém đầu, bà kéo quân về hỏi tội vua Minh đây là bất trung hành động này thiếu lễ nghĩa với vua nhưng vì chồng chết oan nên bà mới có hành động như thế. Bà được Nhạc Nguyên Soái khuyên giải và lý giải cho vua hiểu và vua biết mình sai vì mĩ nhân vu oan cho tôi trung. Sau đó, Ngự Đệ mới báo là Triệu Khải còn sống, cả nhà sum họp. Thạch Nương Tiên tạ lỗi với vua và hứa từ đây không tái phạm. Cả nhà Triệu Khải tạ ơn Ngự Đệ và vua ban hôn cho Xã Tắc với Ngự Đệ. Những tình tiết trên đã minh họa cho lễ, trí và tín. 2.3 Thực trạng và giải pháp giảng dạy Cải lương Tuồng cổ vào học phần các ngành văn hóa - nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh 2.3.1 Thực trạng Ưu điểm Hiện nay, hầu hết giảng viên giảng dạy chuyên trách phân môn ngành văn hóa – nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh, họ đều được đào tạo bài bản tại các Trường Văn hóa - Nghệ thuật, các trường có khoa đào tạo Nghệ thuật trong cả nước. Về độ tuổi của giảng viên 391
  7. hầu hết là còn trẻ, nên họ có sức khoẻ tốt, có sức sáng tạo để giảng dạy cũng như thu hút được học sinh tham gia vào quá trình hoạt động văn hóa – nghệ thuật. Trình độ của giảng viên ngành văn hóa - nghệ thuật nói chung, giảng viên âm các phân môn nghệ thuật nói riêng đã đạt chuẩn, hầu hết có trình độ sau đại học được đào tạo chính quy tại các trường văn hóa - nghệ thuật, đây là điều đáng mừng cho đội ngũ giáo dục cho ngành văn hóa - nghệ thuật của chúng ta hiện nay. Chính vì, có nhiều kiến thức sâu rộng như thế, nên các giảng viên giảng dạy các học phần văn hóa - nghệ thuật luôn phân tích sâu và lồng vào các bài giảng luôn luôn giáo dục nhân cách cho sinh viên. Chẳng hạn, khi dạy học phần Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, giảng viên phân tích vở diễn sân khấu trong đó có vở diễn Cải lương Tuồng cổ và giúp sinh viên nhận diện được vai trò giáo dục của từng vở diễn đối với thời xưa như lòng yêu nước và các làm người theo phép tắc ứng xử của Nho giáo “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” và so sánh đối chiếu xem vai trò giáo dục đó có còn phù hợp với con người đặc biệt là thế hệ trẻ trong bối cảnh ngày nay hay không. Hạn chế Theo quy định xây dựng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giảng dạy ngành văn hóa – nghệ thuật tại Trường Đại học Trà Vinh chủ yếu là các môn học lý thuyết kết hợp với, tiết học thực hành, thực tế. Số tiết học về lý luận thường ít, nghiên cứu chuyên sâu chiếm tỉ lệ ít, số tiết thực hành thường nghiêng về thực hành của lý thuyết như thảo luận thuyết trình chứ chưa tạo cho sinh viên môi trường thực hành. Chẳng hạn, khi giảng dạy các môn Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam thì giảng viên chỉ dạy phần lý thuyết cung cấp kiến thức cơ bản về nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, gồm: khái niệm, các đặc trưng, các loại hình của nghệ thuật biểu diễn; Quá trình tiếp thu, biến đổi những tinh hoa của dân tộc và thế giới để phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam hiện đại. Qua đó, giúp sinh viên có tri thức cơ sở để hiểu biết về nghệ thuật biểu diễn và sử dụng trong hoạt động văn hóa. Trong học phần này, khi giảng dạy nghệ thuật biểu diễn sân khấu Cải lương Tuồng cổ Nam Bộ thì giảng viên chỉ dạy phần lý thuyết và cho sinh viên phân tích các vở diễn qua đã thu hình chứ chưa cho sinh viên đi xem thực tế trực tiếp các vở diễn trên sân khấu. Vì thời gian môn này phần thực hành ba mươi tiết, phần lớn giảng viên ra yêu cầu sinh viên chỉ báo cáo thuyết phân tích tìm hiểu các loại hình biểu diễn khách ở Việt Nam nên sinh viên ngành văn hóa - nghệ thuật chưa tái hiện hay diễn thực tế một vở diễn, hay trích đoạn của vở diễn trong đó có sân khấu Cải lương Tuồng cổ. Và đặc biệt, sinh viên muốn thực hiện vở diễn phải có thời gian luyện tập, nhưng thời gian thực hành bị khống chế, hay vở diễn và các trích cần có nhiều diễn viên, phần lớn các sinh viên học ngành văn hóa - nghệ thuật học tại Trường Đại học Trà Vinh rất ít nên không đú tái diễn một vở Cải lương Tuồng cổ. Đặc biệt trang phục của Cải lương Tuồng cổ ở Trà Vinh không có chỗ thuê, phải lên Thành phố Hồ Chí Minh mới thuê được và chi phí thuê hay may một bộ trang phục Cải lương Tuồng cổ rất mắc. Đây cũng là một trong những hạn chế mà giảng viên và sinh viên Trường Đại học Trà Vinh trong giảng dạy phần thực hành các môn nghệ thuật biểu diễn sân khấu Việt Nam. Khi giảng dạy học phần Marketing văn hóa nghệ thuật, giảng viên cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, các kỹ năng về marketing văn hóa nghệ thuật, như: khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của marketing; quy trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành và đánh giá hoạt 392
  8. động marketing trong các đơn vị văn hóa nghệ thuật. Trong học phần này, giảng viên tập trung giảng dạy phần lý thuyết, còn nội dung thực hành thì giảng viên cho sinh viên xem và phân tích cách tổ chức quảng bá truyền thông và điều hành các vở diễn đã quay hình sẵn, hướng dẫn sinh viên cách tổ chức từ hình ảnh có sẵn mà sinh viên cũng chưa đi thực tế xem các quảng bá hình ảnh và cách tổ chức trực tiếp một vở diễn, đây cũng là điều trăn trở và sẽ điều chỉnh một ngày không xa. 2.3.2 Đề xuất giải pháp Phương pháp giảng dạy có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Vận dụng các phương pháp một cách hiệu quả trong giảng dạy đòi hỏi giảng viên cần khéo léo, chọn lựa và sử dụng đúng thời điểm, phù hợp với đặc thù môn học. Trước hết cần tích hợp lồng ghép nội dung lý thuyết trong thực hành, thảo luận, kết hợp liên hệ kiến thức, kỹ năng của môn Văn hóa - nghệ thuật với các hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp và thiết thực. Cùng đó cần chú trọng dạy học trải nghiệm, vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học và các hình thức tổ chức không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của sinh viên, tạo cơ hội để sinh viên được vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống. Theo đặc thù các môn Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam và Marketing văn hóa - nghệ thuật, ngoài tiếp thu phần lý thuyết thì yếu tố nghe nhìn cực kì quan trọng. Giảng viên có thể song song kết hợp giảng dạy lý thuyết đan xen cho sinh viên xem trực tiếp các hoạt động nghệ thuật ở các sân khấu lớn như: biểu diễn sân khấu kịch, sân khấu Cải lương, các chương trình, hội thi, liên hoan... được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, không chuyên đến chuyên nghiệp. Điều này sẽ cụ thể hóa các nội dung yêu cầu môn học, sinh viên dễ nắm bắt thông tin nhằm tăng hiệu quả chất lượng giảng dạy. Khuyến khích, động viên người học tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, mạnh dạn thành lập và tham gia các câu lạc bộ/đội/nhóm trong nhà trường: câu lạc bộ âm nhạc, yêu ca hát, câu lạc bộ nhảy, múa, câu lạc bộ đờn ca tài tử, Câu lạc bộ Cải lương Tuồng cổ. Thông qua, các câu lạc bộ này, sinh viên trải nghiệm diễn một nhân vật trong vở diễn Cải lương tuồng cổ hay múa một bài hát mà sinh viên đã từng học và phân tích trong giờ lý thuyết trên lớp. Nâng cao trình độ thẩm mĩ trong văn hóa - nghệ thuật cho SV, cần phân tích và khơi gợi cho các em cảm nhận sâu sắc hơn các giá trị nghệ thuật của những tác phẩm nghệ thuật chính thống Việt Nam và trên thế giới. Ví dụ, khi giảng dạy Cải lương Tuồng cổ thì giảng viên phân tích nguồn gốc của Cải lương và sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa của loại hình nghệ thuật này với Kinh kịch và Hí kịch của Trung Hoa... Điều này sẽ giúp SV nhận định tốt hơn trong chọn lựa tác phẩm, tiết mục phục vụ cho chương trình để mang lại hiệu quả chất lượng nghệ thuật. Giảng viên cần có những buổi giao lưu, giới thiệu những nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh (hoặc giảng viên giữa các trường) thông qua đó học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm. Tạo 393
  9. sự liên kết, giúp đỡ giữa những giảng viên có kinh nghiệm và giảng viên mới vào nghề, giữa những giáo viên có khả năng sư phạm tốt trong giảng dạy môn văn hóa - nghệ thuật. Tổ chức buổi tọa đàm về chuyên đề nghệ thuật, mời các nghệ sĩ đến giao lưu và biểu diễn nhằm sẽ khơi dậy trong sinh viên niềm đam mê nghệ thuật, sẽ định hướng cho những em có năng khiếu theo đuổi con đường chinh phục cái đẹp về sau này và cũng làm cho những sinh viên chưa thực sự có khả năng trong học môn thực hành sẽ có những nhìn nhận mới để học tốt và có khả năng biểu diễn các trên các sân khấu dù lớn hay nhỏ. Kết luận Với nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Trà Vinh, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn nghệ thuật cho ngành Văn hóa - Nghệ thuật. Các giải pháp cơ bản đề xuất trên được luận giải một cách cụ thể nhằm phát triển ở sinh viên ngành Văn hóa - Nghệ thuật các phẩm chất và năng lực chung – trong đó có các học phần nghệ thuật nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên năng lực cảm thụ các tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật và kỹ năng biểu diễn phù hợp với lĩnh vực mà cá nhân sinh viên yêu thích. Trong quá trình áp dụng, giảng viên cần phối hợp sử dụng đan xen các giải pháp một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng đơn vị và đối tượng sinh viên mới mang lại hiệu quả cao nhất. Phối hợp các hình thức dạy học, tạo mối quan hệ liên môn về nội dung và phương pháp dạy học để tăng cường khai thác các giá trị văn hóa nghệ thuật trong giáo dục, không ngừng nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên nghệ thuật chính là những điều kiện giúp sinh viên Trường Đại học Trà Vinh được rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Tài liệu tham khảo ThS Phạm Văn Chung, Lịch sử là môn học bắt buộc, truy cập: https://tuoitre.vn/lich-su- phai-la-mon-hoc-bat-buoc-20220423094049284.htm, ngày 29/4/2022 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Nguyễn Phương, Phác thảo nghệ thuật Hát Hồ Quảng (Phần 1), truy cập: https://www.cailuongvietnam.com/specials/vi/news/Nghe-Thuat/Phac-thao-Nghe-Thuat- Hat-Ho-Quang-124/, truy cập 15/3/2024 Thanh Hiệp, Nghệ sĩ Bạch Mai cả đời tận hiến, truy cập: https://nld.com.vn/van- nghe/nghe-si-bach-mai-ca-doi-tan-hien-20210826195131503.htm, ngày 15/3/2024 Nguyễn Phương, Bạch Mai - Đức Lợi, Chứng Nhân Thời Hoàng Kim Và Mạc Vận Của Nghệ Sĩ Sân Khấu, truy cập: https://music.quehuong.org/viewtintuc.php?ID=55, ngày 15/3/2024. Túy Phượng, NSND Thanh Tòng: Vị tướng soái của Cải lương tuồng cổ, truy cập: https://dotchuoinon.com/2015/01/26/dan-ca-dan-nhac-vn-cai-luong-ho-quang/, truy cập 15/3/2024 394
  10. Huỳnh Ái Tông, Đoàn cải lương tuồng cổ Minh Tơ và Huỳnh Long, truy cập: http://huynhaitong.blogspot.com/2018/05/oan-cai-luong-tuong-co-minh-to-va-huynh.html, truy cập 15/3/2024 Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Ban hành kèm theo Nghị quyết số 14/2005/ NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, tr.4 395
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2