intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục văn hóa và văn nghệ trong trường phổ thông và đại học hiện nay ở vùng Tây Nguyên

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giáo dục văn hóa và văn nghệ trong trường phổ thông và đại học hiện nay ở vùng Tây Nguyên" bàn về việc giáo dục văn hóa và văn nghệ trong trường phổ thông và đại học ở vùng Tây Nguyên hiện nay đã có nhiều hoạt động phong phú đa dạng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên và cũng còn không ít những hạn chế làm cho giáo dục văn hóa văn nghệ chưa đi vào chiều sâu giá trị vốn có của dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục văn hóa và văn nghệ trong trường phổ thông và đại học hiện nay ở vùng Tây Nguyên

  1. GIÁO DỤC VĂN HÓA VÀ VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC HIỆN NAY Ở VÙNG TÂY NGUYÊN TS. Trương Thông Tuần7 Tóm tắt Giáo dục văn hóa và văn nghệ trong trường phổ thông và đại học ở vùng Tây Nguyên hiện nay đã có nhiều hoạt động phong phú đa dạng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên và cũng còn không ít những hạn chế làm cho giáo dục văn hóa văn nghệ chưa đi vào chiều sâu giá trị vốn có của dân tộc. Cần thiết phải chú trọng đổi mới một số hoạt động cơ bản để các trường học thực hiện công tác giáo dục văn hóa nghệ thuật dân tộc ngày càng hiệu quả tốt hơn, đem đến cho thế hệ trẻ học sinh sinh viên năng lực cảm thụ và sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Abstract Cultural and artistic education in high schools and universities in the Central Highlands region currently has many diverse activities, achieving many important results, contributing to the development of comprehensive education for students. And there are also many limitations that prevent cultural and artistic education from reaching the depth of the nation's inherent values. It is necessary to focus on innovating a number of basic activities so that schools can carry out national cultural and artistic education more effectively and better, giving the younger generation students the ability to perceive and cultural and artistic creation. Từ khóa: Giáo dục văn hóa nghệ thuật; Du lịch văn hóa cộng đồng; Hoạt động trải nghiệm. Keywords: Cultural and artistic education; Community cultural tourism; Experiential activities. Tây Nguyên có địa bàn rộng lớn là nơi hội tụ của hầu hết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa của các dân tộc nơi đây rất đa dạng, nhiều sắc màu. Do vậy, công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, trong đó có nhiệm vụ giáo dục văn hóa văn nghệ cho học sinh sinh viên (HSSV) trong các trường phổ thông, đại học có ý nghĩa rất quan trọng để góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị. Trên cơ sở các nghị quyết, chính sách quan trọng về phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước và của tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, lãnh đạo của ngành văn hóa và ngành giáo dục đã chú trọng phối kết hợp triển khai chỉ đạo thực hiện nhiều hoạt động giáo dục văn hóa văn nghệ để nâng cao năng lực cảm 7 . GĐ TT KHXH&NV Tây Nguyên, Trường ĐH Tây Nguyên 41
  2. thụ, nhận thức và sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân tộc cho HSSV trong phạm vi trường phổ thông và đại học. I. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ GIÁO DỤC VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY NGUYÊN 1.1. Kết quả Hiện nay ở vùng Tây Nguyên, môi trường sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa nghệ thuật bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó đời sống hiện đại bị sự xâm nhập của làn sóng hội nhập, sự biến đổi không gian sinh tồn, phương thức mưu sinh, tác động của các tín ngưỡng… đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc tạo nên sự thiếu liên kết, mất cân bằng của các hoạt động văn hóa và nghệ thuật dân tộc trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi nhà trường phổ thông và đại học, công tác giáo dục văn hóa văn nghệ dân tộc được chú trọng và cũng đã có nhiều khởi sắc. Ở các trường phổ thông và đại học, trong đó đáng chú ý là các trường phổ thông DTNT đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ dân tộc ngày càng đạt cả chiều sâu lẫn bề diện như: biểu diễn trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống; giới thiệu văn hóa ẩm thực, văn hóa kiến trúc nhà ở, văn hóa vật dụng gia đình v.v… Ngoài ra còn một số trường còn tổ chức HSSV trải nghiệm văn hóa văn nghệ dân tộc như: tiếp xúc các nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng, hát kể sử thi, dệt thổ cẩm; tham gia các lễ hội truyền thống dân tộc; tham quan bảo tàng, các công trình kiến trúc dân tộc,v.v… Một trong những hoạt động nổi trội ở một số trường là thành lập CLB nhạc cụ dân tộc để giao lưu, giới thiệu đặc trưng văn hóa nghệ thuật của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Đối với các trường đại học cao đẳng thì hoạt động văn hóa nghệ thuật của sinh viên (SV) thường chú trọng nghệ thuật biểu diễn sân khấu có trình bày, trang trí gắn với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng dân tộc. Ở một lĩnh vực khác cũng khá quan trọng góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức gía trị văn hóa văn nghệ dân tộc cho toàn xã hội nói chung, HSSV nói riêng là công tác sưu tầm xuất bản và công tác giảng dạy nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian của các DTTS. Công tác sưu tầm với nhiều thể loại sản phẩm như: dân ca, sử thi, truyện cổ, lời nói vần… thì đến nay hầu như đã xuất bản gần hết những tác phẩm truyền miệng có giá trị; công tác nghiên cứu cũng có khá nhiều thành tựu có giá khoa học đã được xuất bản hay công bố trên các tạp chí. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, một số tiếng DTTS ở Tây Nguyên đã có chữ viết đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đưa vào dạy thực nghiệm trong trường phổ thông; đến năm 2004 Chính phủ đã có chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho cán bộ, công chức và viên chức. Từ đó đến nay Bộ đã triển khai nhiều chương trình như: biên soạn sách giáo khoa bằng tiếng DTTS để đưa vào giảng dạy các cấp học phổ thông, đào tạo chuẩn giáo viên dạy tiếng DTTS, khuyến khích các trường mầm non giảng dạy bằng tiếng DTTS cho các cháu v.v… Việc thực hiện những nội dung công việc này đã mang lại hiệu quả giúp cho người học là người DTTS biết chữ viết của dân tộc mình, đặc biệt là gián tiếp cảm nhận những giá trị 42
  3. nghệ thuật ngôn ngữ của dân tộc mình từ khẩu ngữ hằng ngày đến ngôn ngữ nghệ thuật các tác phẩm văn học. Đó là đặc điểm giá trị nghệ thuật các biện pháp tu từ sử dụng trong ngôn ngữ văn học dân gian các dân tộc. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian các dân tộc cũng đã cung cấp nhiều tri thức quý báu về nghệ thuật ngôn ngữ đến với các trại sáng tác văn học nghệ thuật đối tượng là thanh thiếu niên người DTTS trên địa bàn Tây Nguyên. Thông qua các hoạt động giáo dục văn hóa nghệ thuật được tổ chức từ các nhà trường, bản thân HSSV cảm thấy lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc và nuôi dưỡng ý chí phấn đấu học tập nghiên cứu để có cơ hội cống hiến cho dân tộc mình. 1.2. Hạn chế Với cách nhìn chủ quan chúng tôi nhận thấy bên cạnh nhiều kết quả quan trọng đã đạt được rất đáng phấn khởi mang ý nghĩa giáo dục tốt thì có một số hạn chế thiếu sót trong công tác giáo dục văn hóa nghệ thuật trong phạm vi nhà trường phổ thông và đại học. Thứ nhất, các hình thức biểu diễn nghệ thuật sân khấu tại mỗi trường hay giao lưu giữa các trường thì đạo diễn thường quan tâm thiên về biểu diễn nghệ thuật hát múa hiện đại, thiếu hẳn hoặc mất cân bằng so với hát múa truyền thống dân tộc. Đặc biệt là số đạo diễn nghệ thuật múa hát truyền thống của DTTS cũng ngày càng ít và khả năng am hiểu nghệ thuật múa hát DTTS cũng chưa sâu. Vì thế hiện tượng phổ biến diễn viên trang phục thổ cẩm dân tộc mà động tác múa, lời hát thì mang tính hiện đại, một số người xem chưa bằng lòng. Những sáng tác tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng nhạc DTTS rất ít khi được truyền dạy hoặc biểu diễn trong nhà trường. Đó là chưa nói đến chưa thấy xuất hiện sáng tác mới nào bằng lời ca, âm hưởng bản sắc DTTS được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng hay trong trường học. Thứ hai, Nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng, nghệ nhân chế tác nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân hát kể sử thi, dân ca, các ca sĩ người DTTS, diễn viên múa người DTTS, người sáng tác thơ văn là DTTS v.v… thì ngày càng ít dần và chỉ là hoạt động không chuyên, thiếu mặn mà với văn hóa nghệ thuật dân tộc. Đây là yếu tố trực tiếp làm mai một nền văn hóa nghệ thuật dân tộc nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến giáo dục văn hóa nghệ thuật chỉ phát triển bề rộng, bề nổi mà chiều sâu thì chưa đạt kết quả tốt được. Thứ ba, những tác phẩm văn học dân gian của DTTS từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông đến nay vẫn còn mà không có thay đổi, đổi mới. Từ năm 2018 với việc đưa Chương trình Giáo dục địa phương vào giảng dạy ở trường phổ thông thì cán bộ giảng dạy của nhà trường và điều kiện của nhà trường cũng gặp khó khăn. Vì thế cũng thiếu điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc. Thứ tư, năng lực chuyên môn văn hóa nghệ thuật dân tộc của giáo viên và năng lực cảm nhận giá trị văn hóa nghệ thuật của HSSV nhìn chung còn hạn chế mà hằng năm lại không được ngành quan tâm bồi dưỡng. Hơn thế nữa số lượng đội ngũ giáo viên dạy nghệ thuật trong các cấp học phổ thông vừa thiếu lại vừa không được đào tạo chuyên sâu văn hóa nghệ 43
  4. thuật dân tộc, nên giáo dục chất lượng không cao, chưa đáp ứng nhu cầu và năng lực cảm nhận giá trị văn hóa nghệ thuật dân tộc cho HSSV. II. KIẾN NGHỊ Trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế thiếu sót, chúng tôi kiến nghị đối với ngành giáo dục và văn hóa thực hiện một số hoạt động văn hóa nghệ thuật sau đây: 1.1. Chú ý hoạt động trải nghiệm, tham quan du lịch cộng đồng Tây Nguyên có tiềm năng thế mạnh phát triển văn hóa du lịch cộng đồng và hiện nay các tỉnh Tây Nguyên đang triển khai nhiều mô hình phát triển văn hóa du lịch cộng đồng tại các thôn buôn mà chủ thể thực hành văn hóa là người DTTS như: biểu diễn cồng chiêng, các loại nhạc cụ, hát kể sử thi, múa xoang, hát dân ca, ẩm thực truyền thống, các trò chơi dân gian v.v… Những hoạt động thường được tổ chức theo nhu cầu khách du lịch hoặc tập trung thông qua lễ hội của buôn làng. Những hoạt động văn hóa nghệ thuật này có giá trị giáo dục trực quan sinh động để bồi đắp lòng tự hào văn hóa dân tộc và quý trọng vốn văn hóa văn nghệ truyền thống của dân tộc. Đặc biệt điều kiện của môi trường này đã nuôi dưỡng những sáng tác văn học dân gian, lời văn, lời thơ, lời ca, lời kể, lời tả có giá trị nghệ thuật sẽ hình thành phát triển. Từ tiếng chiêng từ Trường ca Dam San trong sách vở mà các em đã học như sau: “Đánh những cái chiêng kêu nhất, những chiêng ấm tiếng nhất! Đánh cho tiếng chiêng lan ra khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng luồn qua nhà sàn, lan xuống dưới đất! Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất! Đánh cho các âm hồn nghe tiếng cũng thôi làm hại người ta. Đánh cho chuột, sóc cũng quên đào hang. Cho rắn bò ra khỏi lỗ. Cho hươu nai phải đứng thinh mà nghe. Cho thỏ lắng tai không kịp ăn cỏ. Cho tất cả muôn vật chỉ còn có thể lắng tai mà nghe tiếng chiêng của Hơnhí và Hơbhí”. Đây là đoạn tả tiếng chiêng hay nhất, được nhắc đến nhiều lần trong sử thi Đam San. Cái hay cái đẹp cái tài của nghệ nhân dân gian chính là tư duy nghệ thuật và nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật ngôn từ của quần chúng cộng đồng dân tộc. Từ trong sách vở bước ra thực tế, từ thực tế đi vào văn chương là nhịp cầu sáng tạo của văn học dân gian. Giáo viên có thể giáo dục cho HSSV nâng cao năng lực cảm thụ văn học, ươm mầm cho sáng tạo nghệ thuật cũng chính từ hoạt động trải nghiệm giáo dục văn hóa nghệ thuật như thế. Ngoài ra, tại các buôn làng du lịch văn hóa các tỉnh Tây Nguyên các nghệ nhân còn có biểu diễn nhiều loại hình hoạt động nghệ thuật khác, qua đó các em HSSV mới thấy sự phong phú đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc và cảm nhận sâu xa hồn cốt nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. 1.2. Phối hợp đưa hoạt động văn hóa nghệ thuật vào trong nhà trường Đưa hoạt động văn hóa nghệ thuật vào trong nhà trường mà trước hết là loại hình âm nhạc và múa dân tộc. Nhà trường phối hợp với ngành văn hóa và nghệ thuật địa phương để thành lập, khôi phục đội cồng chiêng, câu lạc bộ múa hát dân tộc tại trường; tổ chức truyền dạy thường xuyên, có bài bản, nhằm đào tạo lớp trẻ HSSV hiểu biết và có khả năng sáng tạo văn hóa văn nghệ truyền thống của dân tộc mình. 44
  5. - Ngành giáo dục phối hợp địa phương các cấp tổ chức những phong trào hướng về cội nguồn văn hóa nghệ thuật dân tộc thông qua các cuộc liên hoan, cuộc thi, hội diễn âm nhạc dân gian như: liên hoan cồng chiêng, liên hoan dân ca, hội diễn ca múa nhạc dân tộc, thi hát hay đàn giỏi… để đề cao văn hóa nghệ thuật dân tộc cho HSSV, hướng dẫn HSSV phát huy, sáng tạo ra văn hóa nghệ thuật tại chỗ phục vụ giáo dục. 1.3. Chú trọng tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục và văn hóa biết tiếng dân tộc, có hiểu biết về văn hóa và nghệ thuật bản địa. Hiện nay, ở các trường học có nhiều giáo viên người Kinh không biết (hoặc biết rất ít tiếng DTTS ), rất thiếu hiểu biết về văn hóa và nghệ thuật dân tộc . Đây là khó khăn và trở thành “vật cản” lớn cho phát triển giáo dục văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, ngành giáo dục và ngành văn hóa cần có chương trình tập huấn cho lực lượng giáo viên về kiến thức văn hóa và nghệ thuật dân tộc vào các dịp hè hàng năm; đồng thời có yêu cầu bắt buộc giáo viên phải học tiếng dân tộc bản địa như là một ngoại ngữ, ưu tiên đào tạo giáo viên là người dân tộc bản địa. Đồng thời các nhà trường cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ người DTTS. Bởi lẽ, hơn ai hết, đội ngũ cán bộ này hiểu rõ con người, tâm lý, nhu cầu, lợi ích và văn hóa nghệ thuật của các dân tộc bản địa. Và do vậy, họ sẽ làm tốt công tác vận động, lôi cuốn HSSV vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật có hiệu quả. Nhà trường cần gắn kết chặt chẽ với địa phương, với môi trường văn hóa cộng đồng, cần coi cha mẹ học sinh và cộng đồng là chủ thể tích cực trong việc xây dựng trường lớp, giáo dục học sinh phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống. Nhà trường phối hợp với các hội “khuyến học”, “khuyến tài” ở địa phương để chú ý biểu dương và tôn vinh thêm những HSSV trong lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc. Tạm kết luận Tây Nguyên là vùng đất đầy tiềm năng và hứa hẹn trên vực văn hóa nói chung và văn hóa nghệ thuật dân tộc nói riêng. Hoạt động văn hóa nghệ thuật trong phạm vi của nhà trường đã dần dần đi vào chiều sâu, HSSV và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giáo viên đã nâng cao tầm nhận thức về giá trị và khả năng sáng tạo văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên Đảng, Nhà nước và nhân dân kỳ vọng hơn nữa đòi hỏi ngành văn hóa, ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa để tạo nên một nền giáo dục toàn diện của một đất nước đa dân tộc, giàu sắc màu văn hóa. Tài liệu tham khảo: Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” 45
  6. Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GD&ĐT về việc “biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông” Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030" 46
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2