GIÁO TRÌNH VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
lượt xem 49
download
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới hợp lí vừa là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực và thu được những thành công đáng kể nhưng nhìn chung nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế chưa có bước phát triển vững chắc, còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong khu vực nông thôn. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO TRÌNH VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
- Lời mở đầu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới h ợp lí vừa là điều kiện vừa là mục tiêu phát triển c ủa m ỗi qu ốc gia. T ừ năm 1986, Vi ệt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực và thu được những thành công đáng k ể nhưng nhìn chung nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, n ền kinh tế chưa có b ước phát triển vững chắc, còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong khu vực nông thôn. M ột trong những nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa có m ột th ị trường sức lao đ ộng nông nghi ệp nông thôn phát triển để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển dịch c ơ cấu kinh t ế ở khu vực này. Một thị trường sức lao động phát triển cả về số lượng và chất luợng không những giúp tăng trưởng kinh tế, thuận lợi cho quá trình chuyển dịch mà còn đảm bảo cho quá trình chuyển dịch ổn định, bền vững. Đây chính là lí do để em lựa chọn đề tài “Một số gi ải pháp phát tri ển th ị tr ường s ức lao động ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài gồm 3 chương Chương 1: Vai trò của thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển d ịch c ơ c ấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chương 2: Thực trạng thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển d ịch c ơ c ấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta. Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường sức lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chương 1 Vai trò của thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển dịch c ơ cấu nông nghiệp và nông thôn 1.1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Sự phát triển của một nền kinh tế gắn với sự thay đổi trong c ơ c ấu kinh t ế, đ ặc biệt là một quốc gia đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hi ện đại hoá như Vi ệt 1
- Nam. Yêu cầu của sụ phát triển luôn đòi hỏi một cơ cấu kinh tế hợp lý, n ội dung là xác định các bộ phận hợp thành và quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận đó. C ụ th ể xác đ ịnh rõ m ối quan hệ giữa các thành phần kinh tế quốc dân, quan hệ gi ữa các thành ph ần kinh t ế, quan hệ giữa các vùng kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận (các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế) cấu thành tổng thể các ngành sản xuất kinh doanh và m ối tương quan t ỷ l ệ gi ữa các b ộ phận cấu thành so với tổng thể. Khối ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn đóng góp 30% GDP và chi ếm h ơn 76% dân số cả nước. Vì vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là m ột b ộ ph ận c ấu thành vô cùng quan trọng trong nền kinh tế qu ốc dân, có ý nghĩa r ất to l ớn đ ối v ới s ự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một t ổng thể các m ối quan h ệ kinh t ế trong khu vực nông thôn. Các bộ phận hợp thành cơ cấu có mối quan hệ gắn bó h ữu c ơ v ới nhau theo những tỉ lệ nhất định về mặt luợng và liên quan chặt chẽ về mặt chất trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều ki ện kinh tế nhất đ ịnh, t ạo thành một hệ thống kinh tế ở nông thôn – m ột bộ phận h ợp thành không th ể tách r ời c ủa hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn bao gồm: - Cơ cấu ngành và cơ cấu nội bộ ngành Ngành là một tổng thể các đơn vị kinh tế cùng thực hiện m ột lo ại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn bao gồm: + Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm Nông nghi ệp (tr ồng tr ọt chăn nuôi, Lâm nghiệp và Thuỷ sản. + Công nghiệp nông thôn: là một bộ phận cấu thành n ền kinh tế lãnh th ổ, là ngành bao gồm hoạt động của thợ thủ công chuyên nghiệp và không chuyên nghi ệp, các doanh nghiệp tư nhân,các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã, các tổ hợp, tổ ch ức sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, các xí nghiệp quốc doanh chế bi ến lương th ực, th ực 2
- phẩm hoặc các xí nghiệp công nghiệp khác có quy mô vừa và nhỏ mà ho ạt d ộng c ủa nó trực tiếp gắn với kinh tế trên địa bàn nông thôn. Công nghiệp nông thôn bao gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản, sản xuất công cụ thường, công cụ cải biến và sửa chữa máy móc trong nông thôn, công nghi ệp sản xuất vật liệu xây dựng, ngành thủ công mỹ nghệ Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã h ội, các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn được phát tri ển thành các ngành nghề độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với các ho ạt động kinh tế khác ở nông thôn. Ngành này có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. + Dịch vụ: là một bộ phận của ngành dịch vụ c ả n ước, là m ột b ộ ph ận c ấu thành kinh tế lãnh thổ nông thôn. Dịch vụ nông thôn bao gồm nhi ều lo ại: ngân hàng, tín d ụng, bưu điện, thông tin liên lạc, cung ứng điện nước, và tiêu n ước, sửa chữa máy móc và công cụ sản xuất; cung ứng giống cây trồng, gia súc, phòng trừ sâu bệnh cây tr ồng gia súc, khám chữa bệnh gia súc... Những hoạt động dịch vụ đầu vào đầu ra ngày càng được m ở rộng, tỉ tr ọng c ủa nó trong cơ cấu nông nghiệp nông thôn ngày càng lớn hơn. - Cơ cấu các thành phần kinh tế: Bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tư nhân họ gia đình. Trong đó h ộ gia đình và các trang trại gia đình đóng vai trò quan trọng để sản xuất nông sản phẩm. - Cơ cấu kinh tế vùng là sự phân công lao động theo lãnh th ổ. S ự phân công lao động theo lãnh thổ gắn liền với những không gian nhất định. Trên các vùng không gian nh ất định có sự bố trí các ngành và sự hoạt động của các thành phần kinh tế. Cơ cấu vùng hợp lí cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng của vùng. Hình thành các vùng chuyên môn hoá để sản xuất khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho nhu c ầu tiêu dùng trong n ước và xuất khẩu là một xu thế tất yếu. 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghi ệp nông thôn 1.1.2.1. Lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 3
- Xác định cơ cấu kinh tế đã bao trùm cả chuyển dịch c ơ cấu kinh tế. Đây không ch ỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là sự biến đổi cả về s ố lượng và chất l ượng. Vi ệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên một cơ c ấu kinh tế hiện có, do đó n ội dung c ủa nó là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu chưa phù hợp để xây dựng m ột c ơ c ấu kinh t ế tiên ti ến, hoàn thiện bổ sung hơn cơ cấu cũ thành cơ cấu mới cho phù hợp hơn. S ự thay đ ổi về lượng đển một mức độ tích luỹ nhất định sẽ dẫn đến sự bi ến đ ổi v ề chất. Quá trình chuyển hoá từ cơ cấu cũ thành cơ cấu mới đòi hỏi phải có th ời gian và phải qua các thang bậc nhất định của sự phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển d ịch c ơ c ấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của các hoạt động công nghi ệp, dịch v ụ, là quá trình thay đổi phương pháp, công cụ và công nghệ sản xuất chủ yếu còn t ự túc, t ập quán s ống cổ truyền ở nông thôn bằng các phương pháp công cụ và công nghệ tiên ti ến đạt hi ệu qu ả cao đi dần lên hiện đại trong đó thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, đi ện khí hoá, sinh h ọc hoá và những nội dung then chốt nhất và tập quán sống văn minh lành m ạnh c ủa n ền văn minh công nghiệp mang nặng bản sắc dân tộc. 1.1.2.2. Một số vấn đề có tính quy luật trong chuyển d ịch c ơ c ấu kinh t ế nông nghiệp nông thôn Dù là cơ cấu kinh tế của cả nước hay cơ cấu kinh tế nông thôn đều mang tính khách quan, một cơ cấu kinh tế hợp lý, bao giờ cũng phù hợp với quy lu ật v ận đ ộng khách quan của nền kinh tế. Con người thông qua nhận thức quy lu ật khách quan tìm ra ph ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất. Trong thời đại ngày nay, khi xây dựng m ột cơ cấu kinh tế của một nước, không thể không xem xét mối quan h ệ c ủa nó v ới th ế gi ới bên ngoài. Sự phát triển đan xen, cũng như sự phân công lao động qu ốc t ế, sự thâm nh ập kinh tế giữa các nước với nhau, đều chỉ rõ tính đa dạng ph ương pháp và tính qu ốc té c ủa một cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, n ếu không chú ý đúng m ức đ ến đặc trưng này sẽ hạn chế sự phát huy các nội lực bên trong. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc trưng của cơ cấu kinh tế và các nhân tố ảnh h ưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế, ta thấy một số vấn đề có tính quy luật trong vi ệc xác l ập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn như sau: 4
- - Cơ cấu kinh tế nông thôn cần được xác lập và dịch chuyển theo h ướng t ừ m ột nền nông nghiệp độc canh chuyển sang một n ền nông nghiệp đa canh, phát tri ển s ản xu ất hàng hoá với ngành nghề đa dạng, Tỷ trọng nông nghiệp ngày càng gi ảm và tỷ tr ọng các ngành công nghiệp và tiểu thủ nghiệp và dịch vụ càng tăng. - Nông nghiệp hàng hoá chỉ có thể phát triển với sự tác động mạnh m ẽ c ủa công nghiệp. Công nghiệp hoá nông nghiệp là một tất yếu. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước không thể tách r ời v ới sự phát tri ển kinh tế của cộng đồng quốc tế cũng như sự chuyển dịch c ơ c ấu kinh t ế nông thôn không thể tách rời cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kinh tế chung của cả nước. - Phân công lại lao động theo hướng lao động nông nghiệp ngày càng gi ảm và lao động các ngành nghề khác (công nghiệp, thương mại, dịch vụ) ngày càng tăng, là hi ện tượng khách quan, thể hiện sự tiến bộ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. - Phát triển kinh tế hộ gắn với phát triển kinh tế hợp tác - Xu hướng tích tụ ruộng đất - Sự phân hoá giàu nghèo vừa là kết vừa là động lực thúc đẩy sự chuyển d ịch c ơ cấu kinh tế. 1.1.2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Từ vấn đề có tính quy luật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, Đảng và Nhà nước ta có đề ra xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn như sau. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Từ chỗ năng về trồng trọt chủ yếu là cây lương thực sang sản xuất các cây tr ồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát tri ển các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.Cần tập trung phát tri ển sản xu ất l ương th ực ở những vùng và tiểu vùng trọng điểm; phấn đấu tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người; nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực dáp ứng nhu c ầu chăn nuôi, dự trữ và xuất khẩu.Trong đó phải giải quyết tốt các m ối quan h ệ c ơ bản như quan h ệ trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với nông nghi ệp, gi ữa nông nghi ệp v ới lâm 5
- nghiệp, giữa nông lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gi ữa đẩy mạnh sản xu ất hàng hoá với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn n ước ta văn minh hiện đại. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông thôn nước ta - Chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát tri ển sản xu ất hàng hoá; t ừng bước hình thành các vùng, tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá, khôi phục và phát tri ển các làng nghề, các tụ điểm công nghiệp – thương mại – dịch vụ cho nông thôn, tăng nhanh t ỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghi ệp hoá hi ện đ ại hoá: phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông – lâm – thu ỷ sản, phát tri ển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có tính chất trực tiếp phục vụ sản xuất nông- lâm – ngư nghiệp hoặc sử dụng nguyên liệu của các ngành này. Cân ph ải đ ưa máy móc thiết bị hiện đại vào thay thế lao động thủ công và công c ụ lao đ ộng thô s ơ nh ưng ch ủ y ếu là nâng cao trình độ kĩ thuật và công nghệ bằng cách nghiên cứu, ứng d ụng các công ngh ệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao đ ộng, đ ồng th ời phù h ợp lao động thủ công - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên c ơ sở phát huy vai trò và tác d ụng tích cực của mọi thành phần kinh tế trong nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên nguyên tắc bảo đảm khai thác hợp lí, có hiệu quả các nguồn tài nguyen và bảo vệ môi trường sinh thái. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần phải lựa chọn các vùng ưu tiên, ngành ưu tiên để đầu tư phát triển có hiệu quả. Trong thời gian chúng ta vừa tiến hành mở c ửa nền kinh tế, công nghi ệp hoá hi ện đại hoá đất nước, xu hướng chung chuyển dịch c ơ cấu kinh tế nông nghi ệp nông thôn còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: thị trường, trình độ phát triển của các ngành kinh tế liên quan, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, nhân tố tự nhiên, vấn đề đối ngo ại, ….Vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên c ơ sở phát huy các th ế m ạnh và 6
- các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu th ị tr ường trong và ngoài nước, nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. 1.2. Vai trò của thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển dịch c ơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thị trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết là cơ cấu kinh tế ngành bởi thị trường hàng hoá, thị trường vốn, th ị tr ường lao đ ộng… là yếu tố hướng dẫn, điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung c ủa các doanh nghiệp. Dù là hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế quốc dân (công nghi ệp, nông nghiệp, dịch vụ) thì các doanh nghiệp luôn phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan h ệ cung cầu hàng hoá trên thị trường để định hướng chi ến lược kinh doanh c ủa mình. S ự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với điều kiện của thị trường từng bước dẫn đến thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ c ấu kinh t ế. Nh ư vậy, thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu c ủa nó là giá c ả hàng hoá s ẽ thúc đẩy hay hạn chế sản xuất và tiêudùng. 1.2.1.Thị trường sức lao động Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi n ước đều chịu sự tác đ ộng c ủa nhi ều nhân tố trên thị trường khác nhau ở mức độ khác nhau. Trong đó, thị trường sức lao đ ộng với tư cách là một bộ phận hợp thành hữu cơ của chuyển dịch cơ cấu kinh t ế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng đã đóng vai trò quan tr ọng trong việc xác lập và hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lí. Thị trường sức lao động là một không gian của sự trao dổi tiến tới thoả thu ận gi ữa người sở hữu sức lao động và người cần có sức lao động để sử dụng. Kết qu ả c ủa quá trình trao đổi thoả thuận đó là tiền công được xác lập cùng v ới đi ều ki ện làm vi ệc cho m ột công việc cụ thể. Đó chính là sự mua và bán về sức lao động giữa hai chủ thể. Thị trường sức lao động phát triển cả về số lượng và chất lượng sẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguồn lực con người cho các ngành nghề sản xuất kinh doanh một cách kịp thời, đầy đủ với chất lượng cao và giá cả hợp lí. M ỗi m ột ngành s ản xu ất kinh doanh, m ỗi một doanh nghiệp đều có yêu cầu khác nhau về yếu tố lao động tuỳ theo đ ặc đi ểm s ản xuất của ngành, của doanh nghiệp: một số ngành, lĩnh vực có công ngh ệ hi ện đ ại, công 7
- nghệ cao đòi hỏi trình độ chuyên môn người lao động r ất cao, m ột s ố ngành khác ch ỉ c ần những kĩ thuật đơn giản… Vì vậy khi xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh t ế vào b ất c ứ ngành nào, không một doanh nghiệp nào lại không xem xét, phân tích và đánh giáv ề kh ả năng cung ứng của thị trường sức lao động. Th ị trường sức lao đ ộng cùng v ới y ếu t ố lao động càng phát triển và hoàn thiện sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát tri ển kinh tế, do đó làm sâu sắc thêm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này có ý nghĩa đ ặc bi ệt quan trọng, không thể có được một chính sách chuyển dịch cơ c ấu kinh t ế đáng k ể n ếu không có các điều kiện hỗ trợ cần thiết về mặt nguồn lực con người. Mặt khác, ta cũng nhận thấy rằng cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nhưng nó hình thành nhanh hay chậm, hợp lí hay không hợp lí là do sự tác đ ộng ch ủ quan c ủa con người. Rõ ràng là ở đâu trình độ dân trí thấp kém, th ị tr ường sức lao đ ộng còn manh mún, kém phát triển thì ở đó việc xác lập và chuyển dịch c ơ cấu kinh tế sẽ gặp r ất nhi ều khó khăn và khó tránh khỏi sai lầm. Sở dĩ như vậy là do muốn xác lập và chuyển đ ổi c ơ c ấu kinh tế hợp lí thì phải có con người với trình độ cao để nắm v ững quy lu ật khách quan và vận dụng quy luật, để dự báo và nắm bắt được những diễn biến phức tạp c ủa tình hình kinh tế trước mắt và lâu dài, tình hình trong n ước và quốc tế, đ ể vạch đ ược chi ến l ược sát đúng và thực hiện có hiệu quả chiến lược đó…Con người thông qua nhận th ức các quy luật khách quan, tìm ra phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất. Một trong những yêu cầu của chuyển dịch cơ c ấu kinh tế đó là phải đảm b ảo phát triển kinh tế bền vững, ổn định. Để đạt được yêu cầu này không còn cách nào khác là ph ải phát triển nguồn lực, phát triển thị trường sức lao động bởi vì đây là nhân t ố quy ết đ ịnh việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Không dựa trên nền tảng phát triển cao của thị trường sức lao động và yếu t ố nguồn lao đ ộng v ề th ể ch ất, trình đ ộ văn hoá, tri thức và kĩ năng nghề nghiệp, kinh nghi ệm quản lí và lòng nhi ệt tình… thì s ẽ s ử dụng lãng phí không chỉ bản thân nguồn lực con người mà còn có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực khác. Trên ý nghĩa này thị trường sức lao đ ộng có vai trò quy ết định đến quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế do đó sẽ quy ết đ ịnh đ ến chuy ển d ịch c ơ cấu kinh tế. 8
- 1.2.2. Thị trường sức lao động phục vụ quá trình chuyển dịch c ơ c ấu kinh t ế nông nghiệp nông thôn Như ở trên chúng ta đã tìm hiểu, thị trường sức lao động đã vô cùng cần thi ết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế quốc dân; nhưng trong quá trình chuyển d ịch cơ cấu kinh tế vai trò của thị trường này còn quan trọng hơn rất nhiều. Nông nghi ệp, nông thôn là lĩnh vực chỉ sử dụng hai nguồn lực chính là đ ất đai và lao đ ộng. Đ ất đai là y ếu t ố thụ động và bị giới hạn, nguồn lực lao động quyết định đến việc sử d ụng đất đai có hi ệu quả do vậy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn c ần đặc bi ệt chú trọng đến phát triển thị trường sức lao động. Thị trường sức lao động và yếu tố nguồn lao động là nhân t ố đầu vào không th ể thiếu được trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là lĩnh vực ở trình đ ộ th ủ công lạc h ậu, trình độ khoa học công nghệ còn rất thấp cho nên huy động số lượng lớn lao đ ộng vào quá trình phát triển. Bên cạnh đó, để thực hiện thành công quá trình chuyển dịch c ơ c ấu kinh t ế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hi ện đại hoá, đòi h ỏi th ị tr ường s ức lao động phải phát triển về chất lượng, đặc biệt là về trình độ kiến thức, k ỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, tính năng động sáng tạo c ủa nguồn lao đ ộng. Trình đ ộ h ọc v ấn c ủa người lao động sẽ cho họ khả năng lĩnh hội được nh ững ki ến th ức, kinh ngi ệm s ản xu ất kinh doanh từ các chương trình khuyến nông, khả năng làm được những ngành ngh ề m ới xuất hiện trong quá trình chuyển dịch. Một khi thị trường s ức lao đ ộng phát tri ển, cung c ấp được những lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao phù h ợp v ới nhi ều ngành ngh ề mới hiện nay, các vùng nông thôn và các vùng phụ cận sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp, các liên doanh với nước ngoài tiến hành sản xuất kinh doanh ở đây. Từ đ ấy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng. Do vậy thị trường sức lao đ ộng (xét c ả v ề m ặt chất lượng cũng như số lượng) là yếu tố hết sức quan trọng đối với chuyển d ịch c ơ c ấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, ta cũng nhận thấy rằng ở nông nghiệp, nông thôn một s ố l ượng l ớn người lao động có trình độ trung bình sẽ điều hành công vi ệc riêng c ủa h ọ nh ưng những người có trình độ cao hơn sẽ đi làm thuê với mức lương hấp dẫn h ơn. Đi ều đó cũng có nghĩa là khi thị trường sức lao động phát tri ển về chất lượng, số l ượng người t ự đi ều hành 9
- công việc của mình sẽ giảm, trình độ của họ được nâng lên, h ọ có nhu c ầu đi làm thuê nhiều hơn; qua đó cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chương 2 Thực trạng thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Nông thôn Việt Nam có số hộ thuần nông bao gồm cả nông nghi ệp, ngư nghi ệp chiếm 62,3%, số hộ kiêm nông nghiệp và ngành nghề chiếm 26,5%, số h ộ và doanh nghi ệp chuyên ngành nghề phi nông nghiệp chỉ chiếm 11,3%. Ngành nghề nông thôn rất đa dạng phong phú, có hàng trămn ngành ngghề khác nhau. Theo kết quả khảo sát c ủa Cục ch ế bi ến nông – lâm sản và ngành nghề nông thôn (Bộ Nông nghiệp vsà phát tri ển nông thôn) cad ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, hiện nay có khoảng 17,26% số c ơ sở thu ộc nhóm chế biến nông – lâm – thuỷ sản, 32,86% thuộc nhóm công nghi ệp thủ công nghiệp xây dựngvà 49,88% thuộc nhóm các ngành nghề dịch vụ. Trong tổng s ố 1.350.000 đơn v ị c ơ s ở chuyên ngành nghề phi nông nghiệp, chỉ cóa 3% là các doanh nghi ệp còn l ại 97% là các h ộ gia đình, đại bộ phận tập trung trong các làng nghề.Trong số 3%, cơ sở là doanh nghiệp nhà nước là 14,16%; hợp tác xã 5,73%, doanh nghiệp tư nhân 80,08%. Kinh tế h ộ gia đình ở nông thôn là chính. 2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp nông thôn Cơ cấu nông-lâm nghiệp- thuỷ sản đã có sự chuyển dịch theo hướng hiệu qu ả, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích - Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch theo h ướng phát tri ển chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghi ệp.T ỷ tr ọng chăn nuôi tăng từ 16,5% năm 2000,16,8% năm 2001 lên 17,5% năm 2002 - Ngành thuỷ sản đã chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh sang c ơ chế th ị tr ường, thực hiện tự cân đối tự trang trải, vừa phát triển đánh bắt ven và xa b ờ, v ừa phát tri ển nuôi trồng, tạo ra những chuyển biến lớn trong cơ cấu kinh tế thuỷ sản và kinh tế nông nghi ệp 10
- vùng ven biển. Tỷ trọng của thuỷ sản trong tổng giá trị sản xu ất nông, lâm nghi ệp – thu ỷ sản đã tăng từ 10,9% năm 90, lên 13,4% năm 1995, 15,6%năm 2000, 17,4% năm 2001 và 17,8% năm 2002. Tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng trong t ổng giá tr ị s ản xu ất thu ỷ s ản đã tăng từ 31,9% năm 1995, lên 36,2% năm 2000, 43,7% năm 2001 và 47,2% năm 2002 Trong lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển từ lâm nghiệp nhà n ước sang lâm nghi ệp xã h ội. Nhà nước giao khoán rừng cho các hộ quản lí, gắn trách nhi ệm người bảo v ệ, qu ản lí tài nguyên rừng với lợi ích do rừng đem lại, kết hợp tr ồng r ừng v ới tr ồng cây công nghi ệp, làm vườn và chăn nuôi, góp phần tạo ra sự bền vững về sinh thái và xã h ội đ ể phát tri ển rừng. Trên 1 triệu ha đất lâm nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình h ơn 5 tri ệu ha cho các tổ chức kinh tế xã hội quản lí. Tuy nhiên tỷ tr ọng lâm nghiệp trong c ơ c ấu giá tr ị toàn ngành nông nghiệp vẫn nhỏ bé và ngày càng có xu h ướng gi ảm. Năm 1991 là 7,99%, năm 1995 là 6,41%, năm 1997 là 5,5%. Tốc độ tăng và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp – thuỷ sản (giá so sánh) qua các năm (%) Toàn khu vực Các ngành Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Tổng số Tổng số Trong đó Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Khai thác Nuôi trồng 1990 1,9 (100) 1,6 (82,5) 1,4 2,4 2,8 (6,6) 3,7 (10,9) -4,9 9,0 1991 4,1 (100) 2,7 (81,4) 3,3 0,1 3,8 (6,7) 14,4 (11,9) 17,9 6,8 1992 7,4 (100) 8,4 (82,2) 7,6 13,2 -1,2 (6,1) 5,3 (11,7) 6,2 3,1 1993 6,5 (100) 6,6 (82,3) 6,8 5,6 -1,0 (5,7) 9,3 (12,0) 8,1 12,1 11
- 1994 6,8 (100) 4,9 (80,9) 4,7 5,6 3,3 (5,4) 21,7 (13,7) 21,2 22,8 1995 5,9 (100) 6,9 (81,6) 7,3 4,8 -3,3 (5,0) 3,8 (13,4) 1,0 10,3 1996 7,7 (100) 6,5 (80,7) 6,9 5,3 11,8 (5,2) 13,6 (14,1) 17,2 6,1 1997 6,4 (100) 7,0 (81,7) 7,0 7,8 -3,2 (4,8) 6,3 (14,1) 7,3 4,1 1998 4,9 (100) 5,7 (81,7) 6,0 4,8 -3,5 (4,3) 3,5 (14,0) 2,1 7,1 1999 7,4 (100) 7,3 7,6 7,0 7,0 7,9 7,0 10,0 2000 7,3 (100) 5,4 (80,2) 5,3 6,4 4,9 (4,2) 19,3 (15,6) 9,9 40,4 2001 4,9 (100) 2,6 (78,5) 2,3 4,2 1,9 (4,1) 17,4 (17,4) 3,5 41,9 2002 5,4 (100) 5,2 (78,3) 4,3 9,9 0,2 (3,9) 7,3 (17,8) 0,7 15,8 Nguồn: Kinh tế 2002-2003 Việt Nam và thế giới- Thời báo kinh tế Việt Nam Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, các ngành phi nông nghiệp (công nghi ệp, ngành nghề và dịch vụ) tăng dần từ dưới 10% năm 1989 lên 30% năm 1999 trong GDP nông thôn. Trong nông nghiệp đang hình thành các mô hình kinh tế trang tr ại, mô hình kinh t ế v ườn + ao + chuồng + rừng đã và đang tạo ra nhiều nông, lâm, thu ỷ sản có giá tr ị tiêu dùng và xu ất khẩu. Thời kì 1991-1995, trong tổng số 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất thì nông lâm thuỷ sản có 6 mặt hàng, đó là thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, hạt điều và lạc nhân. 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn Kinh tế hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ sản xuất kinh doanh, người nông dân đã bắt đầu tính toán và quyết định cơ cấu sản xuất cây con, ngành nghề, gắn v ới quyền làm chủ đất đai đồng ruông, vườn đồi. Điều đó cho phép tạo ra nghi ều nông sản hàng hoá. 12
- Kinh tế hợp tác và kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp cũng đã đ ổi m ới c ả v ề n ội dung và tổ chức hoạt dộng. Hộ gia đình là cơ sở của kinh tế hộ gia đình cá thể, không chỉ có trong nông nghi ệp mà còn trong cả lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế hộ gia đình cá th ể nói chung và h ộ gia đình nông dân cá thể mang tính chất tự c ấp, tự túc. Tính đ ến năm 2000, c ả n ước có đ ến hơn 12 triệu hộ nông dân cá thể. Hình thức hộ gia dình cá thể đang có sự chuyển bi ến sâu sắc, là nguồn bổ sung cho các hình thức kinh doanh. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó h ợp tác xã là nòng cốt. Hợp tác xã dựa trên chế độ tư hữu của các thành viên và sở hữu tập th ể, liên k ết r ộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghi ệp nh ỏ, các thành phần kinh tế. Các hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn được tổ chức lại, chuyển đ ổi thành các hợp tác xã “dịch vụ nông nghiệp” hay “hợp tác xã chế biến nông sản”, “h ợp tác xã v ận tải”…Các hợp tác xã mới hoạt động đã làm giảm chi phí đầu vào cho các h ộ nông dân và giảm giá một số dịch vụ, tăng thêm hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình nông dân. Các hợp tác xã dịch vụ đảm nhiệm 1-2 công việc chiếm 30%, các hợp tác xã dịch v ụ đ ảm nhi ệm nhiều khâu chiếm 60%, các hợp tác xã dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 10%. Kinh tế trang trại: chúng ta có trên 110.000 trang tr ại, trong đó riêng các t ỉnh phía Bắc có 67.000. Trong 3.044 trang trại điều tra ở 15 t ỉnh: H ướng sản xu ất kinh doanh ch ủ yếu là: Cây công nghiệp lâu năm (1588trang trại)rải đều trên c ả 3 vùng: Mi ền B ắc, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, Nam Bộ; sau đó là đến cây hàng năm (42 trang tr ại)t ập trung ở miền Bắc và Nam Bộ; cây ăn quả (344 trang trại); chăn nuôi lợn, gia cầm, gia súc… 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng Cùng với sự chuyển biến của nền kinh tế, trên tất cả các vùng thành th ị và nông thôn đều có nhiều chuyển biến, bộ mặt thành thị và nông thôn đã kh ởi s ắc. Riêng trong nông thôn có thể thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các vùng như sau - Nông nghiệp đã giải quyết về cơ bản mục tiêu lương thực, đảm bảo đ ủ l ương thực cho nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng. 13
- Các vùng đất cạn, vùng trung du và miền núi đã quan tâm phát tri ển các cây công nghiệp, cây ăn qủa và chăn nuôi đại gia súc.Vùng đồng bằng kết hợp gi ữa luân canh cây lúa với đa dạng các cây công nghiệp ngắn ngày, tr ồng rau, tr ồng các cây có giá tr ị kinh t ế cao. Vùng đồng bằng ven biển và mặt nước có thể cải tạo kết hợp phát tri ển nông nghi ệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. - Nhà nước đã có những chương trình đầu tư tr ọng điểm khai thác tiềm năng và th ế mạnh của các vùng kinh tế – sinh thái trong cả n ước, taok đ ộng l ực thúc đ ẩy kinh t ế c ủa các vùng. - Trong nông thôn đã phục hồi và chấn hưng các làng nghề truyền th ống, phát tri ển đa dạng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công m ỹ ngh ệ truyền th ống và m ột s ố ngành mới như chế biến nông sản, sản xuất vật li ệu xây d ựng, may m ặc… Thay đ ổi k ết cấu các ngành sản xuất trong nông thôn theo hướng “ly nông bất ly hương”. - Trông khu vực nông thôn các hoạt động dịch vụ cũng được m ở mang, bao gồm c ả dịch vụ phục vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và đời sống * Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn còn t ồn t ại nh ững b ất c ập sau: Cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu kinh tế ngành và c ơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng còn chuyển biến rất chậm. Hi ện nay có kho ảng 80% s ố h ộ nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong c ơ c ấu GDP nông thôn, t ỷ tr ọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa thoát kh ỏi tình tr ạng độc canh tự cấp tự túc, trình độ sản xuất hàng hoá vẫn còn thấp, tính chất quảng canh còn khá phổ biến và hiệu quả sản xuất thấp. Sản xuất hàng hoá còn kém phát tri ển, nhi ều vùng, nhiều địa phương, trồng trọt chăn nuôi theo hướng tự cấp tự túc là chính. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt thuần nông vẫn còn là phổ biến. Trong trồng trọt, lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn cây ăn quả, cây công nghiệp chi ếm tỷ trọng nhỏ. Thuỷ sản có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Lâm nghi ệp còn kém phát triển. Nhìn chung cơ cấu nội bộ ngành nông nghi ệp ch ưa thoát kh ỏi tình tr ạng độc canh, tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá nhỏ. 14
- Công nghiệp nông thôn mới bước đầu phát triển còn rất nhiều yếu kém. Tình trạng phổ biến ở nông thôn là thủ công, phân tán và công nghệ lạc hậu và có nguy c ơ hu ỷ ho ại môi trường sinh thái. Tỷ trọng nông sản được chế biến công nghiệp còn quá thấp, m ới chỉ đạt 30% sản lượng mía, gần 60% chè, 5% rau quả, 1% thịt hơi… Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch chưa theo kịp tốc độ sản xuất nguyên li ệu và có khoảng cách xa so với yêu cầu về nâng cao chất lượng, hiệu quả nông sản. Các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong m ột c ơ c ấu kinh t ế thống nhất. Tình trạng phổ biến trong các mô hình công nông nghiệp, mô hình nông nghi ệp – công nghiệp chế biến là phát triển rời rạc chưa tạo thành tổng thể chặt chẽ, thậm chí còn xảy ra tình trạng gây trở ngại mâu thuẫn cho nhau. Tổ chức tiêu thụ nông sản chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển sản xuất hàng hoá… Như vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chưa gắn chặt với cơ cấu kinh tế nông thôn, chưa hướng tới công nghiệp hoá, cơ sở hạ tầng còn nhi ều điểm ch ưa phù h ợp và đồng bộ gây trở ngại cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. 2.2. Thị trường sức lao động đối với quá trình chuyển dịch c ơ cấu kinh t ế nông thôn nước ta thời gian qua 2.2.1.Những thành tựu của thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn. Để phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, th ị tr ường sức lao dộng nông nghiệp nông thôn đã bước đầu hình thành và thu đ ược nh ững k ết qu ả đáng khích lệ. Trước đây, nền nông nghiệp nước chủ yếu là thuần nông, ngày nay trình đ ộ của người lao động nông nghiệp, nông thôn đã phát tri ển có thể đáp được nhiều ngành nghề khác của thị trường. Hoạt động của thị trường này bắt đầu trở nên sôi đ ộng.M ặc d ầu tỷ lệ còn thấp song chủ kinh tế hộ gia đình hoặc chủ các công việc đã b ước đầu thuê mướn lao động thường xuyên. Xét về mặt số lượng, nguồn cung ứng lao đ ộng ở nông thôn nước ta rất dồi dào. Lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao đ ộng c ủa c ả n ước. Hi ện nay có khoảng 30 triệu lao động và hàng năm có thêm gần 1 tri ệu lao đ ộng b ổ sung. S ố nhân kh ẩu từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% năm 2000.Số nhân khẩu trong độ tuổi lao đ ộng là 69,1% chiếm tỷ lệ cao so với tổng lực lượng lao động trong cả nước. Lao động nông thôn hầu hết là những người rất cần cù chịu khó và do mức sống còn nghèo nên h ọ khát khao đ ược làm 15
- việc thậm chí chỉ với mức lương rất thấp. Đây là một nguồn lực rất đáng quý cho quá trình chuyển dịch nếu chúng ta biết tận dụng tốt. Xét về mặt chất lượng. Trong những năm vừa qua, tuy chất lượng lao đ ộng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém nhưng đã được nâng cao từng bước. Năm 1997, t ỷ l ệ ch ưa biết chữ ở nông thôn là 5,94%, tốt nghiệp trung học cơ sở là 33,1% và t ốt nghi ệp trung h ọc phổ thông là 9,47%. Năm 2000 tỷ lệ tương ứng là 4,79%, 34,59% và 11,18%. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động ở nông thôn đang ngày càng tăng. Tỷ lệ này năm 2002 là 75,29% tăng 0,99% so với năm 2001. Số liệu thống kê hàng năm cho th ấy, t ỷ l ệ lao đ ộng nông thôn có việc làm thường xuyên đã qua đào tạo từ công nhân kĩ thuật trở lên hàng năm đ ều tăng (mặc dầu chậm). Một điều ai cũng thừa nhận rằng sản xuất nông nghi ệp tạo ra hầu h ết công ăn việc và tăng thu nhập cho phần lớn nhân dân. Theo tổng cục th ống kê, từ năm 1990 – 1997 mặc dù trong lĩnh vực công nghiệp GDP tăng 12-14%/năm nhưng ch ỉ tăng thêm được 200 nghìn chỗ làm. Trong khi đó, với mức tăng trưởng bình quân 4-5%/năm, lĩnh v ực nông nghiệp tăng thêm tới 2,9 triệu chỗ làm cho nhân dân. Thu nhập danh nghĩa c ủa ng ười dân nông thôn tăng 12% một năm trong thời kì 1992/1993 đến 1997/1998. Giá tr ị ngày công ở nông thôn tuy còn thấp hơn thành thị song đang từng bước nâng cao. Lao động nông nghiệp nông thôn bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng ti ến bộ: tăng tỷ trọng lao động ở thành thị và giảm tỷ trọng lao đ ộng ở nông thôn, t ỷ tr ọng lao đ ộng sản xuất trong các ngành công nghiệp, dịch vụ sản xuất phi nông nghiệp tăng trong t ổng s ố lao động ở nông nghiệp nông thôn, lao động nông nghi ệp nông thôn chuyển d ịch và phát triển về trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ văn hoá,...Mặc dù vậy, lao đ ộng nông nghiệp nông thôn còn tồn tại nhiều bất cập. 2.2.2. Những tồn tại của thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn Mặc dù đã hình thành song thị trường sức lao động nông nghi ệp nông thôn vẫn còn manh mún, chắp vá, và không ổn định. Đó là n ơi hầu hết người dân vẫn gi ữ nguyên công việc và nơi sinh sống suốt đời và tập quán giữ nguyên ngành ngh ề nh ư vậy không thay đ ổi nhiều trong thời kì đổi mới. Cơ cấu lao động ở nông thôn không hợp lí. Sự phân công lao động còn ở trình độ rất thấp, tỷ lệ thuần nông còn r ất nặng: ở ĐBSCL là hơn 70%, ở Đông Nam Bộ trên 50%, các nơi khác và trung du, mi ền núi 16
- từ 80 đến 90%. Người nông dân vừa sản xuất lương thực, vừa ph ải sản xu ất các th ứ khác, tức là “nhỏ mà đủ”. Không những thế, họ còn phải làm đủ các việc t ừ tr ồng tr ọt, đ ến thu hoạch và cả tiêu thụ… Sau khi nông hộ nhận khoán ra đời và hợp tác xã đ ược t ổ ch ức theo kiểu mới xuất hiện, tình hình ấy tuy có cải thiện, nhưng không nhiều. Số lượng lao động nông thôn khá lớn, chiếm 70% lao động và 80% nhân kh ẩu xã hội, nhưng sản xuất và tiêu dùng dựa chủ yếu vào nông nghi ệp v ới giá tr ị thu nh ập th ấp. Nếu tính GDP bình quân trên một lao động nông nghi ệp là 1 thì GDP bình quân m ột lao động công nghiệp là 6,5 và dịch vụ là 6 lần. Nông dân sản xuất lương th ực ch ỉ đ ủ ăn, không thể làm giàu được. Chất lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn rất thấp. Lực l ượng lao động nông thôn qua đào tạo (sơ cấp và học nghề tr ở lên) mới chỉ chi ếm 9,28% (thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước 3,6%) còn lại hơn 90% chưa qua đào tạo, sản xu ất t ự phát chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền, cha truyền con n ối, năng su ất lao đ ộng th ấp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động trong lĩnh v ực nông nghi ệp, nông thôn được đào tạo trung học chuyên nghiệp chỉ chiếm 2,9%, số được đào tạo cao đẳng và đ ại học chỉ chiếm 0,93%. Bên cạnh đó, lao động nông nghi ệp qua đào tạo chi ếm t ỷ l ệ th ấp l ại phân bố không đồng đều. ở các khu vực càng xa đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao. Số có trình độ tập trung ở những ngành chuyên môn, các c ơ quan quản lí cấp tỉnh, huyện đến các doanh nghiệp. Vi ệc đào tạo tr ước đây ch ỉ h ướng vào đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp, nay do cơ chế đã thay đổi đẩy m ột số cán b ộ kĩ thu ật ra khỏi ngành dẫn tới mất cân đối nghiêm trọng. Đến tháng 10 năm 2000 vẫn còn rất ít lao động ở các tỉnh đã qua đào tạo như Lai Châu chỉ có gần 3000 người trong t ổng s ố 881 ngàn người, số cán bộ kĩ thuật có tay nghề, có trình độ chuyên môn ở Sơn La chỉ chiếm 0,47%, ở Kiên Giang chiếm 0,4%. Còn có tới 1,3-1,6% chủ hộ không bi ết ch ữ, trình đ ộ h ọc v ấn bình quân lớp 7 – 8/12. Tỷ lệ chủ hộ chưa qua đào tạo kiến thức kinh doanh chiếm t ới 51,5% - 69,8%, các chủ doanh nghiệp chưa qua đào tạo cũng chiếm tới 43,55%. Không ít các ch ủ nhiệm Hợp tác xã nhất là ở những vùng sâu vùng xa và mi ền núi ch ỉ qua trình đ ộ văn hoá cấp I, chuyên môn kĩ thuật kém, kế toán trưởng mới chỉ qua lớp tập huấn ngắn hạn. Do chất lượng lao động còn thấp nên thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn không có khả 17
- năng cung cấp nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động c ủa nhi ều khu công nghi ệp và các liên doanh với nước ngoài đầu tư vào các vùng nông thôn ho ặc các vùng ph ụ c ận. Chính vì vậy, lao động nông thôn nước ta chủ yếu là lao đ ộng thu ần nông, lao đ ộng nông nghiệp kiêm thêm ngành nghề khác, lĩnh vực khác không nhi ều, kho ảng 10,88 tri ệu ng ười với thời gian làm việc khác nhau trong năm. Đây cũng là m ột yếu tố ch ứng minh th ị tr ường lao động ở khu vực này kém phát triển. Vấn đề di dân tự do từ nông thôn ra thành thị và thiếu vi ệc làm cao ti ềm ẩn nh ững nhân tố bất ổn định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn(%) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động (%) 72,11 73,14 71,13 73,49 73,86 74,37 75,41 Nguồn:Kinh tế Việt Nam 2002-2003 Việt Nam và thế giới- Thời báo kinh tế Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động có tăng theo mỗi năm: từ 72,11% năm 1996 đ ến 75,41% năm 2002 chứng tỏ tỷ lệ lao động có việc làm ở nông thôn đang tăng lên theo chi ều hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm và chưa tăng đ ều qua các năm. T ỷ l ệ lao đ ộng trong năm thiếu việc làm giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng l ớn trong t ổng lao đ ộng thi ều vi ệc làm ở nông nghiệp nông thôn. Chính vì tình trạng đó dẫn đ ến hi ện t ượng di chuy ển lao động tự do ra thành phố để tìm việc làm. Lao động di chuyển t ự do vào thành ph ố có th ể làm bất cứ việc gì, với giá cả thấp đến mức mà người không có vi ệc làm ở thành ph ố cũng không muốn làm song mức thu nhập thấp ấy vẫn hơn hẳn mức thu nhập ở quê nhà hay so sánh với chi phí cơ hội của thời gian không lao động lúc nông nhàn hay lúc giá nông s ản xuống quá thấp. Lao động tự do di chuyển vào thành phố đáp ứng đ ược nhu c ầu v ề lao động giản đơn ở thành phố nhưng cũng gây ra không ít những khó khăn và vấn đề phức tạp nảy sinh như ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội, suy đ ồi l ối s ống, m ức ti ền công r ẻ m ạt gây khó khăn cho người lao động,... Không những vậy, trong quá trình công nghi ệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nền kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ b ị m ất cân đ ối vì thi ếu cả số lượng và chất lượng lao động cần thiết. 18
- Cung và cầu trên thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn m ất cân đ ối nghiêm ttọng. Xét về cung lao động ta thấy: năm 2001 chúng ta có kho ảng 30,307 tri ệu lao động nông nghiệp, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn còn cao (trên 2%/năm), mỗi năm b ổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động. Lao động ở khu vực nông thôn còn tăng lên b ởi m ột số lí do khác như một lực lượng đáng kể thuộc diên giảm biên chế ở khu vưc nhà n ước, b ộ đ ội xuất ngũ, học sinh bỏ học… trở về nông thôn. Trong khi đó, đ ối t ượng s ản xu ất (đ ất đai) hạn chế, ngành nghề chậm phát triển, công nghiệp nông thôn, dịch v ụ m ới b ước đ ầu phát triển hoặc tuy một số khu công nghiệp và đô thị được hình thành nh ưng trình đ ộ lao đ ộng nông thôn thấp không thể tuyển vào làm việc. Do đó đã d ẫn đến tình tr ạng d ư th ừa lao động. Năm 1990 tỷ lệ lao động chưa có việc làm là 2,98%, năm 1992 là 3,28%, năm 1994 là 4%, năm 1996 là 4,5% và năm 1998 là 3,9% trong tổng s ố lao đ ộng thu ộc khu v ực nông nghiệp nông thôn. Số ngày làm việc trong năm bình quân c ủa lao đ ộng nông thôn (theo nghiên cứu của Trung tâm dân số và nguồn lao động) năm 1992 là 195 ngày (chi ếm 75% quỹ thời gian lao động trong năm), nhưng đến năm 1994 ch ỉ còn bình quân có 180 ngày, t ức là mới sử dụng hết 69% quỹ thời gian trong năm và cho đ ến năm 1999 thì m ới s ử d ụng h ết 73,49% quỹ thời gian. Với tổng số 30,307 triệu lao động nông nghi ệp (năm 2001) n ếu tính quỹ thời gian thì còn tương đương khoảng 7,6 triệu lao động chưa được sử dụng đó là còn chưa kể số lao động chưa có việc làm trong nông thôn ước tính kho ảng t ừ 1,2-1,5 tri ệu người. Hiện nay nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn nước ta so v ới nhu c ầu d ư th ừa trên 30%. Do cung cầu thấp nên mức lao động cân bằng trên thị trường th ấp. L ượng lao đ ộng ở nông thôn thấp so với thành phố. Một vấn đề vẫn còn t ồn tại hiện nay đó là ti ền công của thị trường lao động nông nghiệp nông thôn rất thấp. Năm 1997 ở khu v ực thành th ị có 52,81% số người nhận được mức lương trên 300.000 đồng/tháng trong khi đó t ỷ l ệ này ở khu vực nông thôn chỉ có 45,88%. Số người nhận mức lương dưới 200.000 đồng/tháng tr ở xuống ở thành thị chỉ có 22,72% trong khi ở nông thôn là 35,53%. Từ đó dẫn đ ến hi ện tượng các học sinh giỏi ở nông thôn sau khi tốt nghiệp đại học, trung h ọc chuyên nghi ệp đều muốn kiếm việc làm ở thành phố, muốn thoát ly khỏi nông thôn hay còn gọi là hi ện tượng “chảy máu chất xám ở nông thôn”. Các mục tiêu của Đại hội VIII c ủa Đ ảng đ ề ra là 19
- nâng số lao động có chuyên môn kĩ thuật lên 22-28% vào năm 2000 đã không th ực hi ện được. Các yếu tố cấu thành thị trường sức lao dộng còn thi ếu, chưa hoàn ch ỉnh nhất là các quyết định trả lương cho người lao động. Hệ thống thông tin thị trường chưa phát triển… Thị trường lao động nông nghiệp nông thôn bắt đầu có sự dịch chuyển phù h ợp v ới hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Thể hiện ở sự di chuyển sức lao đ ộng vào ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch này còn chưa đồng đều, chưa thống nhất trong cả nước. Trong sự phát triển các ngành ngh ề ở nông nghiệp nông thôn thì kinh tế làng nghề trở thành nhân t ố tích c ực thúc đ ẩy chuyển d ịch c ơ cấu lao động phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngi ệp nông thôn. Đ ồng bằng sông Hồng là nơi tập trung tới trên 700 làng nghề (chi ếm 50% c ủa c ả n ước), thu hút gần 600 000 lao động, tạo ra hàng nghìn tỉ đồng doanh thu m ỗi năm. Tuy nhiên s ự khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn trong thời gian qua v ẫn còn n ổi c ộm lên m ột s ố vấn đề khó khăn, yếu kém như: khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thi ếu v ốn đ ầu tư cho mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ của làng ngh ề còn l ạc hậu, tình tr ạng ô nhiễm môi trường còn cao... Do vậy, nó làm nản lòng người lao động khi muốn tham gia phát triển các loại hình làng nghề phục vụ cho quá trình chuyển d ịch c ơ c ấu kinh t ế nông nghiệp nông thôn. Tóm lại, thị trường sức lao động nông nghiệp, nông thôn tuy đã hình thành nh ưng chưa phát triển hoàn chỉnh đủ để có khả năng thu hút các ho ạt đ ộng đ ầu t ư bên ngoài (c ả trong nước và ngoài nước) nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực này theo h ướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thị trường sức lao đ ộng nông nghi ệp, nông thôn Trong những tồn tại của thị trường sức lao động nông nghi ệp, nông thôn ta th ấy n ổi lên hai vấn đề chính: chất lượng của thị trường sức lao động còn thấp và mâu thu ẫn cung cầu trên thị trường dẫn đến việc dư thừa lao động. Nguyên nhân của tình trạng trên nh ư sau: Đối với vấn đề chất lượng của thị trường sức lao động nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những nguyên nhân sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Kinh tế chính trị Mác-Lênin
257 p | 7114 | 1733
-
Giáo trình Kinh tế chính trị - GS.TS. Phạm Quang Phan (chủ biên)
209 p | 1161 | 496
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối kinh tế) phần 1
25 p | 1232 | 468
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
257 p | 1162 | 422
-
Câu hỏi tự luận môn Kinh tế chính trị
41 p | 899 | 389
-
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị của Các Mác
12 p | 892 | 118
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (hệ cao cấp lý luận chính trị): Phần 1
172 p | 510 | 108
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (hệ cao cấp lý luận chính trị): Phần 2
175 p | 282 | 73
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho cáckhối kỹ thuật) phần 1
19 p | 302 | 65
-
Giáo trình Kinh tế chính trị - Bài 5: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
41 p | 1383 | 54
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin chuyên ngành
257 p | 224 | 48
-
Đề thi tốt nghiệp kinh tế chính trị
1 p | 250 | 45
-
Giáo trình học Kinh tế chính trị
69 p | 224 | 39
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin: Phần 1
50 p | 137 | 34
-
Kinh tế chính trị - Sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
29 p | 226 | 22
-
Kinh tế chính trị - Phân phối thu nhập trong TKQĐ lên CNXH ỏ Việt Nam
38 p | 139 | 20
-
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin (Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị): Phần 1
240 p | 28 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn