intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vẽ kỹ thuật Cơ khí: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Vẽ kỹ thuật Cơ khí: Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ; Vẽ hình học; Biểu diễn vật thể; Hình chiếu trục đo; Vẽ quy ước các mối ghép; Vẽ quy ước bánh răng và lò xo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vẽ kỹ thuật Cơ khí: Phần 1

  1. LỜI NÓI ĐẦU Vẽ kỹ thuật là tiếng nói của người làm công tác kỹ thuật. Phương tiện thông tin chủ yếu giữa những người thiết kế và người chế tạo sản phẩm là bản vẽ kỹ thuật. Ở một trường đại học kỹ thuật, môn vẽ kỹ thuật có mục đích là tạo cho sinh viên khả năng thiết lập và đọc các bản vẽ lắp ráp thuộc ngành học. Môn học này có những yêu cầu với người học như sau: - Nắm vững phương pháp hình chiếu vuông góc qua môn Hình học họa hình đã học trước để biểu diễn vật thể, nhờ vậy nâng cao tư duy không gian của người thiết kế sau này. - Nhớ và vận dụng được các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) hiện hành có liên quan đến bản vẽ. - Biết trình bày bản vẽ và sử dụng các dụng cụ, thiết bị vẽ thông thường. Có tác phong chính xác, tỉ mỉ, kiên nhẫn của người kỹ sư. - Biết sử dụng tin học (phần mềm AutoCAD) để lập bản vẽ trên máy tính để giảm nhẹ công việc thiết kế. Nội dung giáo trình gồm 9 chương: 1. Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ 2. Vẽ hình học 3. Biểu diễn vật thể 4. Hình chiếu trục đo 5. Vẽ quy ước các mối ghép 6. Vẽ quy ước bánh răng và lò xo 7. Bản vẽ chi tiết 8. Bản vẽ lắp 9. Xây dựng bản vẽ bằng phần mềm AutoCAD Tham gia biên soạn có các tác giả: - Trương Văn Toàn viết các chương 5, 6, 7, 8, 9. - Phan Thanh Nhàn viết các chương 1, 2. - Trịnh Xuân Cảng viết các chương 3, 4. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các giảng viên đã tham gia đọc bản thảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thiện giáo trình này. Mặc dù các tác giả rất cố gắng, song khó tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để hoàn thiện giáo trình này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Bộ môn Hình họa – Vẽ kỹ thuật – Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. CÁC TÁC GIẢ 1
  2. 2
  3. Chương 1 CÁC TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ 1.1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ 1.1.1. Vật liệu vẽ 1.1.1.1. Giấy vẽ a. Giấy tinh: Là loại giấy trắng, hơi dày, một mặt nhẵn và một mặt hơi ráp, khi vẽ dùng mặt nhẵn. b. Giấy kẻ ôli: Là loại giấy dầy, một mặt màu nhạt có kẻ ô vuông. Loại giấy này dùng để vẽ phác, vẽ biểu đồ. c. Giấy can: Là loại giấy bóng mờ dùng để sao chép lại các bản vẽ. 1.1.1.2. Chì (hình 1-1) a. Chì cứng: Kí hiệu là H, trước chữ H có chỉ số chỉ độ cứng, chỉ số càng cao độ cứng càng lớn: 2H, 3H, 4H… Chì cứng dùng để vẽ mờ, vẽ các đường trục, đường tâm, đường dóng, đường kích thước… b. Chì mềm: Kí hiệu là B, trước chữ B có chỉ số chỉ độ mềm, chỉ số càng cao độ mềm càng lớn: 2B, 3B, 4B… Chì mềm dùng để vẽ nét đậm khi tô bản vẽ như đường bao thấy, khung tên, khung bản vẽ… c. Chì trung gian: Kí hiệu là HB trong vẽ kỹ thuật thường dùng các loại bút chì H, HB, 2B, 3B. Hình 1-1 3
  4. 1.1.1.3. Tẩy Có hai loại: Tẩy chì (hình 1-2) và tẩy mực. Tẩy chì thường chọn loại mềm, tẩy mực thường cứng hơn tẩy chì. Ngoài ra muốn tẩy xoá các nét vẽ bằng mực có thể dùng lưỡi dao cạo, bút phủ… (hình 1-3). Hình 1-2 Hình 1-3 1.1.1.4. Mực Mực dùng để vẽ các bản vẽ bằng mực, ngày nay mực thường ở dạng pha chế sẵn, sử dụng rất thuận lợi. 1.1.2. Dụng cụ vẽ 1.1.2.1. Ván vẽ (hình 1-4) Làm bằng gỗ không cứng lắm như gỗ dán có bề dày ít nhất là 5mm hoặc bằng phoóc mi ca, bề mặt ván vẽ phẳng, nhẵn, hai bên mép trái và phải của ván vẽ ghép bằng gỗ cứng hoặc bằng nhôm để mặt ván vẽ không bị cong vênh và dùng để trượt thước chữ T. Hình 1-4 4
  5. 1.1.2.2. Các loại thước vẽ a. Thước thẳng (hình 1-5) bằng gỗ hoặc nhựa, chủ yếu dùng để kẻ các đường thẳng nằm ngang và phối hợp với êke để kẻ các đường song song thẳng đứng. Hình 1-5 b. Thước chữ T (hình 1-6) làm bằng gỗ hoặc nhựa, chủ yếu dùng để kẻ các đường thẳng nằm ngang và phối hợp với êke để kẻ các đường song song thẳng đứng. Có thể dùng thước T để kẻ các đường xiên song song bằng cách xoay đầu thước T di một góc. Hình 1-6 c. Thước vuông (hình 1-7) Hình 1-7 d. Êke (hình 1-8) Một bộ ê ke gồm hai cái: một cái vuông cân và một cái có góc nhọn bằng 300 và 600. Khi vẽ thường phối hợp 2 ê ke, ê ke với thước T, ê ke với thước thẳng. 5
  6. 75 ° Hình 1-8 e. Thước cong (hình 1-9) Thước cong dùng để vẽ các đường cong không vẽ được bằng compa. Để vẽ được đường cong trước hết cần phải xác định một số điểm thuộc đường cong (thường không ít hơn 5 điểm), không dùng thước chỉ dùng tay nối các điểm thành đường cong trơn bằng bút chì, lựa thước cong và đặt sao cho thước cong trùng với đường cong chì đã vẽ rồi tô đậm đường cong. Hình 1-9 g.Thước lỗ (hình 1-10) Là một tấm nhựa mỏng có khoét lỗ tròn, elíp, chữ cái, kí hiệu…giúp cho người vẽ nâng cao hiệu suất vẽ. Hình 1-10 1.1.2.3. Compa (hình 1-11) Có nhiều loại compa nhưng cơ bản có hai loại: Compa vẽ đường tròn và compa dùng để đo. 6
  7. Hình 1-11 1.1.2.4. Bút vẽ a. Bút mực (hình 1-12): Có nhiều loại bút mực với chiều rộng nét khác nhau dùng để vẽ các bản vẽ bằng mực. Hình 1-12 b. Bút chì (hình 1-13): Có bút chì gỗ và bút chì kim, hiện nay bút chì kim được sử dụng rộng rãi do nó có nhiều loại, mỗi loại bút thích hợp cho một cỡ đường kính lõi chì như 0,1; 0,7; 1,2mm. Hình 1-13 Khi sử dụng bút chì kim để vẽ phải chọn loại lõi chì có đường kính và độ cứng thích hợp cho từng bản vẽ. 7
  8. 1.1.2.5. Máy tính điện tử, máy in Ngày nay với sự trợ giúp của các phần mềm như AutoCAD, 3Dmax, Autodesk Revit 2015 và các phần mềm chuyên ngành cơ khí khác như: Solidworks, Catia, Ansys, MasterCAM... thì việc kết hợp giữa máy tính điện tử (hình 1-14) và máy in (hình 1-15) các khổ giấy lớn nhỏ đã trở thành một công cụ vẽ phổ biến với đặc tính ứng dụng cao, hiệu quả. Hình 1-14 Hình 1-15 1.2. KHÁI NIỆM TIÊU CHUẨN VỀ BẢN VẼ Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện thông tin giữa những người làm công tác kỹ thuật, là tài liệu kỹ thuật cơ bản chỉ đạo sản xuất và xây dựng. Vì vậy bản vẽ kỹ thuật cần được 8
  9. thiết lập theo những quy định thống nhất. Những tiêu chuẩn này được Nhà nước thông qua và ban hành gọi là Tiêu chuẩn Nhà nước. Những Tiêu chuẩn Nhà nước về bản vẽ bao gồm các tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ, về các hình biểu diễn, các ký hiệu và quy ước v.v... cần thiết cho việc thành lập bản vẽ. Hiện nay, trong phạm vi Tổ chức quốc tế có các Tiêu chuẩn ký hiệu ISO. Ở Việt Nam có các Tiêu chuẩn Nhà nước ký hiệu TCVN, viết sau ký hiệu này là số thứ tự của Tiêu chuẩn và năm ban hành nó tiêu chuẩn đó ví dụ: TCVN 7285: 2003. Các Tiêu chuẩn thường xuyên được bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất. Trong phần này sẽ giới thiệu những tiêu chuẩn chung về trình bày bản vẽ áp dụng cho mọi ngành kỹ thuật. 1.2.1. Khổ giấy TCVN 7285: 2003 quy định khổ giấy các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật khác của các ngành kỹ thuật. Khổ giấy được xác định bằng kích thước mép ngoài của tờ giấy (hình 1-16). Khung tªn Khung b¶n vÏ MÐp ngoµi giÊy Hình 1-16 Có năm khổ giấy chính, khổ lớn nhất là khổ A0 có kích thước các cạnh là (1189x841)mm, diện tích bằng 1m2 và các khổ khác được chia từ khổ A0 (hình 1-17) Ký hiệu và kích thước các khổ giấy chính theo bảng 1-1. 9
  10. A4 A3 A2 A2 A1 A1 A4 A3 A0 A4 Hình 1-17 Bảng 1-1 Ký hiệu và kích thƣớc các khổ giấy chính Ký hiệu khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Kích thước các cạnh 1189x841 594x841 594x420 297x420 297x210 của khổ giấy(mm) 1.2.2. Khung bản vẽ - Khung tên 1.2.2.1. Khung bản vẽ Là hình chữ nhật kẻ bằng nét liền đậm bao quanh bản vẽ, cách các mép của khổ giấy 10mm. Nếu các bản vẽ cần đóng thành tập thì cạnh trái của khung bản vẽ cách mép giấy 20mm (hình 1-18). 10 10 20 Khung tªn Khung b¶n vÏ 10 MÐp ngoµi giÊy Hình 1-18 10
  11. 1.2.2.2. Khung tên Là hình chữ nhật kẻ bằng nét liền đậm. Khung tên có thể đặt theo cạnh dài hoặc cạnh ngắn của bản vẽ và đặt ở phía dưới góc bên phải bản vẽ (hình 1-19). Nếu có nhiều bản vẽ được vẽ chung trên một tờ giấy thì mỗi bản vẽ phải có khung bản vẽ và khung tên riêng. Hình 1-19 Mỗi ngành có một loại khung tên phù hợp với ngành đó. Khung tên dùng trên các bản vẽ cơ khí theo TCVN 9163: 2012 (hình 1-20a). Nội dung và kích thước khung tên dùng trong học tập được trình bày như hình 1-20b hoặc 1-20c. 14 15 5x4=20 6x5=30 30 20 10 20 25 30 50 55 180 a) 11
  12. 20 30 15 8 8 32 8 8 25 140 b) 30 20 20 8 8 32 8 8 20 30 20 140 c) Hình 1-20 Hình 1-20a là khung tên trên bản vẽ chi tiết cơ khí: Cột 1, cột 2 và cột 3 ghi chức danh, chữ ký, họ và tên của những người có liên quan đến bản vẽ thiết kế như giám đốc, trưởng phòng, chủ nhiệm đồ án, người thiết kế, người kiểm tra. Ô 4: Ghi ngày hoàn thành bản vẽ. Ô 5: Ghi tên chi tiết thể hiện trên bản vẽ. Ô 6: Ghi số hiệu của bản vẽ chi tiết. Ô 7: Ghi tờ số mấy trên tổng số tờ . Ô 8: Ghi khối lượng chi tiết Ô 9: Ghi tỷ lệ bản vẽ. Ô 10: Ghi số hiệu lưu trữ hồ sơ. Ô11: Ghi tên sản phẩm. 1.2.3. Tỷ lệ Tỷ lệ của một hình biểu diễn là tỷ số giữa kích thước đo trên bản vẽ và kích thước tương ứng đo trên vật thật. TCVN 7286: 2003 quy định các tỷ lệ của các hình biểu diễn trên các bản vẽ kỹ thuật. Tùy theo độ lớn, độ phức tạp của vật thể và tùy theo tính chất của mỗi loại bản vẽ mà chọn các tỷ lệ phù hợp. Các tỷ lệ ưu tiên sử dụng trên các bản vẽ kỹ thuật được quy định trong bảng 1-2. 12
  13. Bảng 1-02 Bảng tỷ lệ Tỷ lệ phóng to 2:1 5:1 10:1 20:1 50:1 100:1 Tỷ lệ nguyên dạng 1:1 1:2 1:5 1:10 1:20 1:50 1:100 Tỷ lệ thu nhỏ 1:200 1:500 1:1000 1:2000 1:5000 1:10000 Tuỳ theo độ lớn và mức độ phức tạp của vật thể mà người ta chọn tỷ lệ nguyên dạng, tỷ lệ phóng to, tỷ lệ thu nhỏ. Trong trường hợp đặc biệt, nếu vì lý do chức năng không thể áp dụng các tỷ lệ quy định thì có thể chọn các tỷ lệ trung gian. Cách ghi ký hiệu tỷ lệ: Nếu các hình biểu diễn trên bản có chung tỷ lệ thì tỷ lệ đó được ghi vào ô trong khung tên bản vẽ. Nếu hình biểu diễn của một bộ phận hay chi tiết nào được vẽ với tỷ lệ khác với tỷ lệ chung của bản vẽ thì phải ghi tỷ lệ phía trên hình biểu diễn đó hoặc ghi ngay dưới giá nằm ngang của tên hình biểu diễn đó (ví A AA dụ: , ). TL1: 2 TL1: 2 1.2.4. Chữ và số Trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài các hình biểu diễn còn có các chữ số kích thước, các ghi chú, ký hiệu bằng chữ. Chữ và chữ số được viết thống nhất theo một tiêu chuẩn nhất định, không được vẽ một cách tuỳ tiện mà phải viết theo các kiểu chữ đã quy định để cho dễ đọc, đẹp mắt, tránh nhầm lẫn. TCVN 7284-0: 2003 hoàn toàn tương đương với ISO 3098-0: 1997 quy định kiểu chữ và chữ số viết trên các tài liệu và bản vẽ kỹ thuật. Khổ chữ danh nghĩa được xác định bởi chiều cao (h) của đường bao ngoài của chữ cái viết hoa (hình 1-21a, bảng 1-3, bảng 1-4). Các kích thước nêu ra ở các hình 1-21a, b, c được áp dụng cho bảng chữ cái latinh (L), bảng chữ cái Kirin (C) cũng như bảng chữ cái Hy lạp (G). ISO 91 g h c2 a e d f b1 Ð a) 13
  14. c1 ep M5 Rh K3 b2 b3 c3 b) c) Hình 1-21 Khổ chữ danh nghĩa (h) và khoảng cách giữa các ký tự (a) phải được dùng làm cơ sở để xác định đường trung tâm. Đối với các kích thước khác xem bảng 1-3 và bảng 1-4. Bảng 1-3 Kích thƣớc của chữ kiểu A Đặc trƣng Nhân với h Kích thƣớc(mm) Chiều cao chữ h (14/14)h 1,8 2,5 3,5 5 7 10 14 20 Chiều cao của chữ viết c1 (10/14)h 1,3 1,8 2,5 3,5 5 7 10 14 thường Đuôi của chữ viết thường c2 (4/14)h 0,52 0,72 1 1,4 2 2,8 4 5,6 Đầu của chữ viết thường c3 (4/14)h 0,52 0,72 1 1,4 2 2,8 4 5,6 Vùng ghi dấu (Cho chữ f (5/14)h 0,65 0,9 1,25 1,75 2,5 3,5 5 7 viết hoa) Khoảng cách giữa các ký a (2/14)h 0,26 0,36 0,5 0,7 1 1,4 2 2,8 tự Khoảng cách nhỏ nhất b1 (25/14)h 3,25 4,5 6,25 8,75 12,5 17,5 25 35 giữa các đường cơ sở 1 Khoảng cách nhỏ nhất b2 (21/14)h 2,73 3,78 5,25 7,35 10,5 14,7 21 29,4 giữa các đường cơ sở 2 Khoảng cách nhỏ nhất b3 (17/14)h 2,21 3,06 4,25 5.95 8,5 11,9 17 23,8 giữa các đường cơ sở 3 Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h 0,78 1,08 1,5 2,1 3 4,2 6 8,4 0,18 0,35 Chiều rộng nét chữ d (1/14)h 0,134 4 0,25 4 0,5 0,74 1 1,44 1. Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường có dấu xem hình 1-21a . 2. Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường không có dấu xem hình 1-21b. 3. Dáng chữ: Chỉ có chữ hoa xem hình 1-21c. 4. Các giá trị đã làm tròn: Các giá trị của các kích thước từ c1 đến e được tính toán theo các giá trị đã làm tròn của d. 14
  15. Bảng 1-4 Kích thƣớc của chữ kiểu B Đặc trƣng Nhân với h Kích thƣớc(mm) Chiều cao chữ h (10/10)h 1,8 2,5 3,5 5 7 10 14 20 Chiều cao của chữ viết c1 (7/10)h 1,26 1,75 2,54 3,5 54 7 104 14 thường Đuôi của chữ viết c2 (3/10)h 0,54 0,75 1,05 1,5 2,1 3 4,2 6 thường Đầu của chữ viết c3 (3/10)h 0,54 0,75 1,05 1,5 2,1 3 4,2 6 thường Vùng ghi dấu (Cho chữ f (4/10)h 0,72 1 1,4 2 2,8 4 5,6 8 viết hoa) Khoảng cách giữa các a (2/10)h 0,36 0,5 0,7 1 1,4 2 2,8 4 ký tự Khoảng cách nhỏ nhất b1 (19/10)h 3,42 4,75 6,65 9,5 13,3 19 26,6 38 giữa các đường cơ sở 1 Khoảng cách nhỏ nhất b2 (15/10)h 2,7 3,75 5,25 7,5 10,5 15 21 30 giữa các đường cơ sở 2 Khoảng cách nhỏ nhất b3 (13/10)h 2,34 1,5 4,55 6,5 9,1 13 18,2 26 giữa các đường cơ sở 3 Khoảng cách giữa các e (6/10)h 1,08 0,25 2,1 3 4,2 6 8,4 12 từ Chiều rộng nét chữ d (1/10)h 0,18 0,184 0,35 0,5 0,7 1 1,4 2 1. Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường có dấu xem hình 1-21a 2. Dáng chữ: Chữ hoa và chữ thường không có dấu xem hình 1-21b 3. Dáng chữ: Chỉ có chữ hoa xem hình 1-21c 4. Các giá trị đã làm tròn Dãy kích thước danh nghĩa được quy định như sau: 1,8 mm; 2,5 mm; 3,5 mm; 5 mm; 7 mm; 10 mm; 14 mm; 20 mm. Hệ số nhân 2 trong dãy chiều cao chữ được lấy từ cấp số đã tiêu chuẩn hóa của kích thước các khổ giấy (xem ISO 216). Chiều rộng các nét chữ phải phù hợp với TCVN 8-20:2002 và cùng một chiều rộng nét chữ phải được dùng cho cả chữ hoa cũng như chữ thường. Chữ có thể viết thẳng đứng xem hình 1-21a, b, c hoặc viết nghiêng 75o so với phương nằm ngang xem hình 1-22. 75 ° Hình 1-22 15
  16. Các kiểu chữ như sau: - Kiểu chữ A, đứng (V) Các kích thước quy định ở bảng 1-3 - Kiểu chữ A, nghiêng (S) - Kiểu chữ B, đứng (V) (ưu tiên áp dụng) Các kích thước quy định ở bảng 1-4 - Kiểu chữ B, nghiêng (S) - Kiểu chữ CA, đứng (V) - Kiểu chữ CA, nghiêng (S) (khi áp dụng các hệ vẽ bằng điều khiển - Kiểu chữ CB, đứng (V) kỹ thuật số CAD) - Kiểu chữ CB, nghiêng (S) Khi gạch chân và gạch trên cho chữ hoặc đoạn chữ phải để đứt quãng ở nơi có đuôi chữ (hình 1-23) hoặc nơi có dấu (hình 1-24). Nếu không thể gạch được như vậy thì khoảng cách giữa các đường cơ sở phải được mở rộng. Hình 1-23 Hình 1-24 Hiện nay hầu hết các bản vẽ được vẽ trên máy tính và đa phần sử dụng phần mềm AutoCAD do vậy Nhà nước đã ban hành TCVN 7284-5: 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 3098-5: 1997. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với chữ viết, số và dấu dùng cho các hệ thống vẽ và thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) phù hợp cho tất cả các phần khác của tiêu chuẩn Việt Nam, được sử dụng trong các tài liệu kỹ thuật (trên các bản vẽ kỹ thuật nói riêng). Tiêu chuẩn này bao gồm những quy ước cơ bản cũng như các quy tắc dùng cho các ứng dụng chữ viết có sử dụng kỹ thuật chữ viết hoa và các hệ thống vẽ bằng máy tính. Một số fonts chữ thường dùng vẽ AutoCAD như: Arial, technic, time new romand, symbol.v.v.. 16
  17. 1.2.4.1. Chữ cái Latinh TCVN7284-2: 2003 (ISO 3098-2: 2000) quy định chữ cái Latinh, chữ số và dấu dùng trên bản vẽ kỹ thuật và tài liệu có liên quan thay thế cho TCVN 6-85. Dưới đây là chữ Latinh kiểu B, đứng (V) hình 1-25 và kiểu B, nghiêng (S) hình 1-26. Hình 1-25 17
  18. Hình 1-26 Một số chữ cái và dấu thanh của tiếng Việt được trình bày như hình 1-27. Hình 1-27 18
  19. Một số kí hiệu thường dùng được trình bày như hình 1-28. Cộng Trừ Nhân Gạch phân số Cộng-Trừ Bằng Trùng nhau Chia Nhỏ hơn Lớn hơn Nhỏ hơn bằng Lớn hơn bằng Ngoặc kép Ngoặc đơn Ngoặc vuông Ngoặc móc Phần trăm Vô tận Căn Gần bằng Tiệm cận Chấm than Chấm hỏi Và Giây Phẩy Phút Chấm phẩy Chấm Hai chấm Tương ứng A móc Tổng Tích phân Góc Vuông Phi Khác nhau Hình 1-28 19
  20. Ví dụ về cách viết chữ như sau: TCVN 7284 – 0: 2003 BỘ MÔN: HÌNH HỌA – VẼ KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI GIÁO TRÌNH VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ 1.2.4.2. Chữ cái Hy Lạp ISO 3098-3: 2000 Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm – chữ viết – phần 3 – bảng chữ cái Hy Lạp, quy định chữ cái Hy Lạp, chữ số và dấu dùng trên bản vẽ kỹ thuật và tài liệu có liên quan. Dưới đây là chữ Hy Lạp kiểu B, đứng (V) hình 1-30 và kiểu B, nghiêng (S) hình 1-31. Anpha Bêta Gama Denta Epxilon Zêta Êta Têta lôta Kapa Lamda Muy Nuy Kxi Ômikrôn Pi Rô Xicma Tô Epxilon Phi Khi Pxi Ômêga Anpha Bêta Gama Denta Epxilon Zêta Êta Têta lôta Kapa Lamda Muy Nuy Kxi Ômikrôn Pi Rô Xicma Tô Epxilon Phi Khi Pxi Ômêga Hình 1-30 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2