Giáo trình Vi sinh - Ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ, Y học cổ truyền - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
lượt xem 1
download
Giáo trình Vi sinh - Ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ, Y học cổ truyền - Trung cấp) này trang bị cho người học được những kiến thức cơ bản về các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh, khả năng gây bệnh, cơ chế gây bệnh từ đó giúp ta có các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Vi sinh - Ký sinh trùng (Ngành: Y sỹ, Y học cổ truyền - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
- TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ MEKONG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: VI SINH - KÝ SINH TRÙNG NGÀNH: Y SĨ, Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2024/QĐ-TCQTMK ngày 25 tháng 01 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Quốc tế Mekong Thành phố Cần Thơ, tháng 01 năm 2024 Lưu hành nội bộ
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Vi sinh - Ký sinh trùng được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục Y sĩ trung cấp của Bộ LĐ-TB&XH trên cơ sở chương trình khung đã được Nhà trường phê duyệt. Giáo trình được biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam. Giáo trình Môn học này trang bị cho người học được những kiến thức cơ bản về các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh, khả năng gây bệnh, cơ chế gây bệnh từ đó giúp ta có các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tổ biên soạn đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Trường rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đồng nghiệp, các độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần ban hành sau. Xin cảm ơn các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. Cần Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2024 Hiệu trưởng (đã ký) DSCKII. Nguyễn Văn Ảnh
- LỜI NÓI ĐẦU Vi sinh - Ký sinh trùng là một môn khoa học nghiên cứu các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh, khả năng gây bệnh, cơ chế gây bệnh từ đó giúp ta có các biện pháp phòng và điều trị hiệu quả. Nhằm giúp cho học sinh trung cấp có tài liệu cơ bản, tổ biên soạn còn nhằm đáp ứng yêu cầu đạt ra trong chương trình không chỉ nắm vững các kiến thức cơ bản về Giải phẫu – sinh lý mà còn có thể thực hiện tốt việc truyền đạt kiến thức về Giải phẫu – sinh lý trong chương trình, đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết về môn học này trong việc tự rèn luyện bản thân về mặt thể lực cũng như trí tuệ. Giáo trình biên soạn nhằm đạt được những mục tiêu: - Về kiến thức: Mô tả được hình thể ngoài, hình thể trong và liên quan của các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình, tranh vẽ; Trình bày được chức năng sinh lý của từng cơ quan trong cơ thể người và các hoạt động điều hòa chức năng của các cơ quan. - Về kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học về giải phẫu, sinh lý người ứng dụng vào nhận định, chẩn đoán, xử trí và chăm sóc người bệnh tại tuyến y tế cơ sở. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, tổ đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Trong quá trình soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mông nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và giáo viên giảng dạy. TM. Tổ biên soạn (đã ký) ThS.Ds.Nguyễn Ngọc Trâm
- MỤC LỤC BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH - KÝ SINH TRÙNG Y HỌC ..……….……….9 1. Đại cương về vi khuẩn..……….………...……….………...……….………...….…9 1.1. Định nghĩa…….………...……….………...……….……….………….……....9 1.2. Hình thể…….………...……….………...……….………...………………..….9 1.3. Danh pháp và phân loại…….………...……….………...……….……….….11 1.4. Đặc tính sinh học…….………...……….………...……….………...………..12 1.5. Tác hại của vi khuẩn.………...……….………...……….………...……..…..13 1.6. Ích lợi của vi khuẩn.………...……….………...……….……….…..………..13 2. Đại cương về virus.………...……….………...……….……….…..……………...14 2.1. Đại cương..………….……….………...……….……….…..………………...14 2.2. Hình thể...……….……….………...……….……….…..………..…………...14 2.3. Cấu trúc...………...……….………...……….……….…..………..……..…...14 2.4. Sinh sản...………...……….………...……….…..….…..………..…………...14 2.5. Phản ứng của virus với các tác nhân...………...……..………...…………...15 2.6. Cách truyền nhiễm...………...……….………...……….….……….…….….15 2.7. Cách phòng và điều trị bệnh.……...……….………...……….………….….15 3. Đại cương về ký sinh trùng.……...……….…….………...……….………….….16 3.1. Định nghĩa.……….………...…….………...…….………...…….………...…16 3.2. Các kiêu tương quan giữa các sinh vật…...…….………...…….……….….16 3.3. Nguồn gốc của hiện tượng ký sinh…...…….………...……..….………....…16 3.4. Tính đặc hiệu của ký sinh.…...…….………...…….……….………….….…16 3.5. Các loại ký sinh trùng.…...…….………...…….……….………….……...…17 3.6. Các loại ký chủ.…...…….………...…….……….………….….…………….17 3.7. Chu trình phát triển.….………...…….……….………….….………………18 3.8. Tác hại của kí sinh trùng.……...…….……….………….….….……………19 3.9. bệnh do ky sinh trùng gây ra.……...…….……….………….….……..……19 BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH VÀ NGUYÊN LÝ THUỐC CHỦNG NGỪA ..……………………………………………………………………………....21 1. Đại cương.………………………………………………………………………....21 2. Miễn dịch.………………………………………………………………………....21 2.1. Miễn dịch tự nhiên.……………………………………..…………………....21 2.2. Miễn dịch thành lập.………………………………………………………....21 1
- 3. Dị ứng (quá mẫn)..…………………………………………………………..…....22 3.1. Quá mẫn tức thời. choáng phản vệ..…………………….………………......22 3.2. Quá mẫn chậm..……………………………………………………………....22 4. Vaccine..…………………………………………………………………...……....22 4.1. Định nghĩa.…………………………………………………………………....22 4.2. Phân loại.……………………………………………………….……………..22 4.3. Tiêu chuẩn của vaccine.……………………………………….……………..23 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực vaccine.……………...….……………..23 4.5. Nguyên tắc sử dụng………………………………………...….……………..23 4.6. Phương pháp dùng vaccine……………………………...….………………..24 4.7. Khoảng cách……………………………………………...….………………..24 4.8. Phản ứng phụ………………………..…………………...….………………..24 4.9. Thận trọng và chống chỉ định……………………………...…….…………..24 4.10. Bảo quản vaccine……………………………….……...….………………..24 4.11. Các vaccine đang được sử dụng……………………………...….………...25 5. Phản ứng phối hợp kháng nguyên - kháng thể…………………...….……..…..25 5.1. Mục đích sử dụng các phản ứng kháng nguyên- kháng thể...….……..…...25 5.2. Các phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể...….……..…………….....26 5.3. Nhận định kết quả các phản ứng kết hợp kháng nguyên - kháng thể….....27 BÀI 3. MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP...........…………........30 TRỰC KHUẨN THƯƠNG HÀN...........………………………………………........30 1. Đặc điểm sinh học...........………………….…………………………...……........30 2. Khả năng gây bệnh........………………….………………………...………....….31 2.1. Gây bệnh thương hàn ở người.……...…………………………………....….31 2.2. Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn…...…………………………………....….31 3. Chẩn đoán vi trùng…...…………………………………..…………………...….32 3.1. Chẩn đoán trực tiếp…………………………………..…………………..….32 3.2. Chẩn đoán huyết thanh…………………………………..……..………...….32 4. Phòng bệnh.…………………………….……………………..……..………...….33 TRỰC TRÙNG LỴ……………………….……………………..……..………...….33 1. Đặc điểm sinh học……………………….……………..……..……..………...….33 1.1. Hình thể…………………..………….……………..……..……..………...….33 1.2. Sức đề kháng……………..………….……………..……..……..………...….33 2
- 2. Khả năng gây bệnh…………..………….……………..……..……..………...….34 3. Chẩn đoán vi trùng học……..………….……………..……..….…..………...….34 4. Phòng bệnh……..……………………….……………..……..….…..………...….35 TỤ CẦU TRÙNG…..………………..…….……………..……..….…..………...….35 1. Đặc điểm sinh học…..…………………..……………..……..….…..………...….36 2. Khả năng gây bệnh..…………………..……………..…..…..….…..………...….37 3. Chẩn đoán vi trùng.…………………..……………..…..…..….…..….……...….38 4. Phòng bệnh.……………….…………..……………..…..…..….…..….……...….38 LIÊN CẦU TRÙNG…...…….…………..……………..…..…..….…..….……...….39 1. Đặc điểm sinh học…..…….…………..……………..…..…..….…..….……...….39 2. Khả năng gây bệnh..…….…………..……………..…..…..…...…..….……...….41 3. Chẩn đoán vi trùng.…….…………..……………...…..…..…...…..….……...….42 3.1. Chẩn đoán trực tiếp.…….…………..……………..…..…..…...………...….42 3.2. Chẩn đoán gián tiếp.…….…………..……………..…..…..…...………...….42 4. Phòng bệnh.…….………………….……..……………..…..…..…...………...….42 BÀI 4. MỘT SỐ VI RÚT GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP........………………….....44 ROTAVIRUS.......……………………………………………………………...….....44 1. Đại cương........………………..………………..…………....………………….....44 2. Tính chất........………………...………………..…………....………………….....44 2.1. Hình thể, cấu trúc……...…………..……..…………....………………….....44 2.2. Cấu tạo kháng nguyên..…………..……..…………....……………….…......45 3. Khả năng gây bệnh - miễn nhiễm……..……..…………....……………….….....45 4. Chẩn đoán virus.……..……..…………....………………………………....….....46 5. Phòng bệnh..……..……..………………....………………………………....….....46 VIRUS DENGUE…..……..………………....………………………………....….....47 1. Đại cương...……..…...…..………………....………………………………....….....47 2. Tính chất virus học...…..….……………....………………………………....….....47 2.1. Hình thể...…..….…………….……....………………………………….….....47 2.2. Sức đề kháng..….…………….……....………………………………..…….....47 2.3. Nuôi cấy..….…………….……....……………………………………..…….....47 2.4. Tính kháng nguyên..….…………….……....…………………………....….....47 3. Khả năng gây bệnh..….…………….……....…………………………….......….....48 4. Chuẩn đoán virus học.……………..……....…………………………….......….....50 3
- 4.1. Phân lập virus.……………..……..…..…………………………….......….....50 4.2. Phản ứng huyết thanh.……………..……....…………………...….......….....50 5. Phòng bệnh.……………..……....…………………………….………….......….....51 VIRUS VIÊM GAN B…..……....….………………………….………….......….….51 1. Đại cương…..………………....….………………………….………….......……..51 2. Tính chất…..………………....….………………………….………….......…...…51 2.1. Cấu trúc của virus……....….………………………….………….......…...…51 2.2. Tính kháng nguyên……....….…………………………..………….......….....52 2.3. Tính đề kháng.……..…….….…………………………..………….......….....52 3. Khả năng gây bệnh……..…….….…………………………..…………......….....52 3.1. Dịch tể học………….…….….…………………………..………….......….....52 3.2. Đặc điểm gây bệnh……..…….….……………………...………….......….....52 4. Chuẩn đoán virus học……..…….….………………………….……….......….....53 5. Phòng bệnh……..…….….……………………………….…….……….......….....53 BÀI 5. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT..........................................……………...........55 1. Đại cương......................…………………………....................……………...........55 2. Hình thể.......................……………….…………....................……………...........55 3. Chu trình phát triển...……………….…………....................……………...........58 3.1. Chu trình sinh sản vô tính ở người.………....................……………...........58 3.2. Chu kỳ hữu tính trong mỗi cái anopheles (chu kỳ sinh sản hữu giới)........59 4. Dịch tể học. ...……………….…………..................................……………...........59 4.1. Các phương pháp lây truyền...……………….…………...............…...........59 4.2. Đặc điểm dịch tể học. …….………….....…….………….....…….…………60 5. Phòng bệnh. …….…………………..…….....…….………….....…….…………60 BÀI 6. GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN KIM, GIUN MÓC, GIUN CHỈ..............62 GIUN ĐŨA………………..…….....…….………………………………….....…….62 1. Hình thể.………………..…….....…….………………………………….....…….62 1.1. Giun trưởng thành...…….....…….………………………………….....…….62 1.2. Trứng. .………………..…….........………………………………….....…….62 2. Chu trình phát triển. .………………..…….........……………………….....…….63 3. Dịch tể học. .………………..…….........………………………………….....…….63 GIUN TÓC.………………..……..............………………………………….....…….63 1. Hình thể. .………………..…..….........………………………………….....…….63 4
- 2. Chu trình phát triển. .………………..…..….........…………………………….64 3. Dịch tể học. .………………..…..….........…………………………………....….64 GIUN MÓC.………………..…..….........…………………………………....………65 1. Hình thể…...……………..…..….........…………………………………....………65 1.1. Giun trưởng thành. …....….........…………………………………....………65 1.2. Trứng. ……………..…..….........…………….……………………....………65 2. Chu trình phát triển.…..…..….........………….………………………....………65 3. Dịch tể…………………..…..….........……….…………………………....………66 GIUN KIM………………..…..….........…….……………………………....………66 1. Trứng. ………………..…..….........……………………………………....………66 2. Chu trình phát triển. ………………..…..……………………………....………66 3. Dịch tể học. ………………..…...........…………………………………....………66 GIUN CHỈ…………………….…...........…………………………………....………67 1. Hình thể. …………………….…...........…………………………………..………67 2. Chu trình phát triển. ……………………...........………………...………………67 3. Dịch tể học.. ……………………...........………………...…………………..……68 4. Phòng bệnh. . ……………………...........………………………...………………68 BÀI 7. A- MÍP, TRÙNG ROI....................................................................................70 A MÍP GÂY BỆNH (Entamoeba hystolytica)..........................................................70 1. Hình thể...................................................................................................................70 2. Chu trình phát triển...............................................................................................70 3. Bệnh học. ................................................................................................................71 3.1. Đường tiêu hóa. ...............................................................................................71 3.2. Ngoài đường tiêu hóa.......................................................................................71 4. Dịch tể học. .............................................................................................................71 5. Phòng bệnh. ............................................................................................................71 TRÙNG ROI (TRICHOMONAS) ............................................................................71 1. Hình thể. .................................................................................................................71 2. Chu kỳ phát triển...................................................................................................72 3. Phòng bệnh……….................................................................................................72 TRÙNG LÔNG……...................................................................................................72 1. Hình thể.……..........................................................................................................72 2. Chu trình phát triển...............................................................................................72 5
- 3. Dịch tể học...............................................................................................................73 4. Phòng bệnh..............................................................................................................73 BÀI 8. SÁN LÁ, SÁN DÂY, SÁN CHÓ....................................................................74 SÁN DẢI BÒ...............................................................................................................74 1. Hình thể…...............................................................................................................74 2. Chu trình phát triển...............................................................................................74 3. Dịch tể……..............................................................................................................74 4. Dự phòng.................................................................................................................75 SÁN LÁ NHỎ Ở GAN................................................................................................75 1. Hình thể. .................................................................................................................75 2. Chu trình phát triển...............................................................................................75 3. Dịch tể học...............................................................................................................75 BÀI 9. PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM, BẢO QUẢN SINH BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT NGHIỆM ...........................................................................................77 1. Đại cương................................................................................................................77 2. Cách lấy vài loại bệnh phẩm thông thường..........................................................78 2.1. Mủ. ....................................................................................................................78 2.2. Phân. .................................................................................................................78 2.3. Nước tiểu. .........................................................................................................78 2.4. Máu. ..................................................................................................................78 2.5. Tổn thương da. ................................................................................................78 3. Cách bảo quản bệnh phẩm. ..................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................80 6
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: VI SINH – KÝ SINH TRÙNG Mã môn học: MH08 Thời gian thực hiện: 30 giờ (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 0 giờ; Kiểm tra: 02 giờ) Vị trí, tính chất môn học Vị trí: Môn Vi sinh – Ký sinh trùng là môn cơ sở quan trọng giúp ta hiểu được về một số vi sinh vật gây bệnh cho con người để phòng ngừa chúng. Môn này liên quan đến nhiều môn bệnh học trong các phần sau. Tính chất: Là môn học bắt buộc. Mục tiêu Về kiến thức: Trình bày một số khái niệm cơ bản về vi sinh, ký sinh trùng trong Y học. Mối liên quan giữa vi sinh, ký sinh trùng với sức khoẻ và bệnh tật; Trình bày khái niệm cơ bản về kháng nguyên, kháng thể quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể, vác xin và huyết thanh. Về kỹ năng: Trình bày đặc điểm cấu trúc, sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh thường gặp. Nhận dạng một số vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xây dựng tác phong thận trọng, chính xác, khoa học và trách nhiệm trong phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Nội dung môn học Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Số Tên đơn vị bài học TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra Đại cương về Vi sinh - Ký sinh trùng Y 1. 2 2 học Đại cương về miễn dịch và nguyên lý thuốc 2. 4 4 chủng ngừa 3. Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp 4 4 4. Một số vi rút gây bệnh thường gặp 4 4 5. Ký sinh trùng sốt rét 3 2 1 Giun đũa, giun tóc, giun kim, giun móc, 6. 4 4 giun chỉ 7
- Thời gian (giờ) Số Tên đơn vị bài học TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 7. A- míp, trùng roi 4 4 8. Sán lá, sán dây, sán chó 2 2 Phương pháp lấy bệnh phẩm, bảo quản sinh 9. 3 2 1 bệnh phẩm để làm xét nghiệm Cộng 30 28 0 2 8
- BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH - KÝ SINH TRÙNG Y HỌC MỤC TIÊU. 1. Nhận biết được hình thể của vi khuẩn và virus. 2. Trình bày được các đặc tính sinh học của vi khuẩn và sự phản ứng của virus với các tác nhân. 3. Trình bày được tác hại của vi khuẩn, Ích lợi của vi khuẩn và đường lây nhiễm bệnh do virus. NỘI DUNG. Vi sinh học là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, sinh lý và hoạt động của các vi sinh vật nhằm để phục vụ con người. 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI KHUẨN 1.1. ĐỊNH NGHĨA. - Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, Đời sống ngắn ngủi, nhưng sự sống và sinh sản rất mãnh liệt, Vi khuẩn sống ở quanh ta: Không khí, đất, nước, phân, các loại động , thực vật và cả trong cơ thể con người, muốn quan sát được phải dùng kính hiển vi. Chúng thường sinh sản vô tính. 1.2. HÌNH THỂ. 1.2.1. Kích thước. trung bình 1 – 2µm. 1.2.2. Hình dạng. - Cầu trùng: hình cầu (Staphylococs aureus). - Trực trùng: hình que (Escherichia coli). - Xoắn trùng: hình xoắn (Treponema pallidum). - Phẩy trùng: hình dấu phẩy (Vibrio cholerae). - Khi quan sát trên kính hiển vi có thể thấy một số vi khuẩn có cách sắp xếp đặc biệt là do chúng phân chia nhưng không tách rời nhau giúp cho việc định danh dễ dàng hơn: song cầu. liên cầu, tụ cầu…. 9
- Phẩy khuẩn tả - Cầu khuẩn: 1,2,3,4,5. Trực khuẩn: 6,7,8,9. Xoắn khuẩn: 10,11,12. A. Hình que - trực khuẩn (Bacillus) B. Hình cầu (coccus) tạo thành chuỗi (strepto-)-liên cầu khuẩn (Streptococcus). C. Hình cầu tạo đám (staphylo-); D. Hình tròn sóng đôi (diplo- ); tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). song cầu khuẩn (Diplococcus). 10
- E. Hình xoắn - xoắn khuẩn F. Hình dấu phẩy - phẩy khuẩn (Vibrio). (Spirillum,Spirochete). 1.2.3. Cấu tạo. Từ ngoài vào trong - Thành tế bào (vách tế bào). - Màng tế bào. - Tế bào chất. - Nhân: gồm 1 vòng nhiễm sắc là ADN. - Ngoài ra một số vi khuẩn còn có thêm một hoặc các thành phần sau: Vỏ chiên mao (giúp vi khuẩn di chuyển), pili (pili ngắn hơn chiên mao, thường có ở vi khuẩn gram âm)…. 1.3 DANH PHÁP VÀ PHÂN LOẠI. 1.3.1. Danh pháp. Tên vi khuẩn được gọi bằng hai chữ: 11
- - Chữ đầu tiên viết hoa chỉ giống, - Chữ sau viết thường chỉ loài (chỉ viết hoa khi đó là tên của người tìm ra vi khuẩn). Ví dụ: Escherichia coli => E. coli. 1.3.2. Phân loại. Có 2 cách: - Theo thứ tự: + Giới, lớp, bộ giống, loài. - Theo gram: *Gồm 2 nhóm: gram(+), gram(-). + Gram (+) nhuộm bắt màu tím, + Gram(-) nhuộm bắt màu hồng. 1.4. ĐẶC TÍNH SINH HỌC. 1.4.1. Tính di động. - Vi khuẩn nào có lông thí di động được (trực khuẩn). - Vi khuẩn nào không có lông không di động (cầu khuẩn). 1.4.2. Sinh sản. - Thường bằng cách trực phân. 1.4.3. Dinh dƣởng. - Vi khuẩn cần: + Các nguyên tố (C, H, O, N). vitamin, acid amin, các chất men. 1.4.4. Sự nha bào hóa. - Xảy ra ở một số vi khuẩn. + Khi gặp điều kiện bất lợi thì biến thành dạng nha bào để tồn tại. + Gặp điều kiện thuận lợi, nha bào biến lại thành vi khuẩn. 1.4.5. Hô hấp. - Có 3 dạng: + Hiếu khí. + Yếm khí. + Hiếu khí hoặc yếm khí tùy nghi. 1.4.6. Các chất tiết. - Sắc tố: Là chất màu giúp định danh một số vi khuẩn. 12
- - Kháng sinh: Dùng trong điều trị. - Độc tố: Gây độc cho cơ thể. 1.4.7. Ảnh hưởng hoàn cảnh. - Với độ ẩm hay nhiệt độ thích hợp (370 C) giúp vi khuẩn phát triển nhanh, còn với tia cực tím vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. - Ngoài ra một số hóa chất cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn như: Cồn, phenol, phormon…. 1.5. TÁC HẠI CỦA VI KHUẨN. 1.5.1. Gây nhiễm khuẩn. - Khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật tùy khả năng đấu tranh giữa vi khuẩn và sinh vật mà sinh vật sẽ bị: mắc bệnh, không mắc bệnh hoặc sinh vật mang mầm bệnh. - Vi khuẩn gây bệnh được tùy thuộc vào: + Số lượng, đường xâm nhập, độc lực của vi khuẩn. + Sức đề kháng của sinh vật. 1.5.2. Cách gây nhiễm khuẩn. (Nhiễm khuẩn qua các đường). - Không khí. - Ăn uống. - Tiếp xúc trực tiếp. - Trung giang truyền bệnh. 1.6. ÍCH LỢI CỦA VI KHUẨN. - Chẩn đoán bệnh: + Tìm vi khuẩn gây bệnh trong các bệnh phẩm như đàm, phân, máu, nước tiểu…hoặc dùng huyết thanh người để chẩn đoán bệnh. - Dự phòng các bệnh truyền nhiễm: + Bằng cách đề ra các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và chủ động sản xuất ra các loại vacxin phòng bệnh như lao, sởi, bại liệt…. - Điều trị bệnh: + Bằng kháng độc tố của vi khuẩn như Bạch hầu, uốn ván….hoặc sản xuất ra các loại kháng sinh như Streptomycin, Penicillin…. 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS 2.1. ĐẠI CƯƠNG. 13
- - Virus là những tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, có các đặc điểm chung như sau: + Kích thước khoảng 10 - 300nm, nên virus có thể qua được màng lọc vi trùng dễ dàng. + Virus bị bất hoạt ở môi trường ngoại bào, chúng chỉ nhân lên trong các tế bào sống. 2.2. HÌNH THỂ. Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, từ trong ra ngoài gồm: - Một cuộn acid Nucleic là ADN hoặc ARN. - Vỏ là protein cấu trúc đối xứng gọi là capside. - Vỏ capsid có kích thước và cách sắp xếp khác nhau khiến cho virus có hình dạng khác nhau. 2.3. CẤU TRÚC. - Có thể chia ra ba loại cấu trúc : đối xứng xoắn, đối xứng hình khối và cấu trúc phức tạp . 2.3.1. Acid Nucleic. - Virus chỉ chứa một loại acid nucleic đó là ARN (acid ribonucleic) hoặc ADN (acideoxyribonucleic). 2.3.2. Protein. - Cấu tạo nên vỏ bào (capsid) , vỏ bào này bọc acid nucleic, giúp virus bền vững chống lại môi trường ngoại bào và dễ dàng xâm nhập vào các tế bào cảm thụ mới. Vỏ virus có tính kháng nguyên, do đó những loại virus không chứa acid nucleic thì không có tính nhiễm khuẩn nhưng lại tạo giúp cơ thể tạo kháng thể. - Chất béo: có ờ virus có màng bào . - Chất đường : một số virus có chất đường ở dạng kết hợp với chất đạm dạng trong vỏ virus. - Men : virus chỉ có ít men. 2.4. SINH SẢN. - Virus không có men để chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên phải ký sinh trên tế bào sống và nhờ vào sự chuyển hóa của tế bào mà phát triển, Mỗi chủng virus chỉ phát triển được trên một loại tế bào người. 2.5. PHẢN ỨNG CỦA VIRUS VỚI CÁC TÁC NHÂN. 14
- - Nhiệt độ: + Môi trường đông lạnh: Virus còn giữ nguyên tính nhiễm trùng. + -20 đến - 400C tồn tại, hàng tháng hoặc hàng năm. + 50 - 60o C: Đa số virus bị chết trong vòng 30 phút. - Tia cực tím và tia X: Trung hòa được virus. - Các chất màu: Có thể xâm nhập vào acid nicleic của virus. - Ete: Trung hòa được các virus có vỏ bao. 2.6. CÁCH TRUYỀN NHIỄM. 2.6.1. Đường đào thải virus. - Chất tiết nhầy đường hô hấp. - Nước bọt. - Phân, chất tiết, từ các mụn nước. 2.6.2. Đường xâm nhập của virus. 2.6.2.1. Trực tiếp. - Niêm Mạc: hô hấp, tiêu hóa (sởi, cúm, đường ruột). - Qua nhau thai (Rubella) 2.6.2.2. Gián tiếp. - Côn trùng và dộng vật mang mầm bệnh truyền cho người qua vết cắn đốt. 2.7. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH. 2.7.1. Phòng bệnh. - Cách ly bệnh nhân triệt để (phương pháp này còn hạn chế trong trường hợp bệnh lây lan trực tiếp giữa người với người). - Vacxin tạo miễn dịch,có hai loại: + Vacxin với virus giảm độc lực. Bại liệt, sởi, Rubella.… + Vacxin với virus chết. Viêm não, dại, cúm…. 2.7.2. Điều trị. - Chủ yếu là điều trị triệu chứng. - Kháng sinh chỉ có tính chất ngừa bội nhiễm, chứ không có tính chất tiêu diệt virus. - Thuốc điều trị diệt virus. 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG 3.1. ĐỊNH NGHĨA. 15
- - Là môn học nghiên cứu về những sinh vật sống bám trên bề mặt hoặc bên trong cơ thể sinh vật khác một cách tạm thời hay vĩnh viễn với mục đích: có nguồn thức ăn và có nơi cư trú. - Sinh vật sống bám gọi là ký sinh trùng: chí, rệp, giun đũa, sán…. - Sinh vật cho ký sinh trùng sống bám gọi là ký chủ. Nếu ký chủ là con người thì ký sinh trùng được gọi là ký sinh trùng y học. 3.2. CÁC KIỂU TƯƠNG QUAN GIỮA NHỮNG SINH VẬT. 3.2.1. Cộng sinh. - Sự sống chung giữa hai sinh vật A và B là bắt buộc, vì cả hai cùng có lợi. Ví dụ: con mối và loại đơn bào trong ruột mối. 3.2.2. Tương sinh. - Sự sống chung giữa hai sinh vật A và B không mang tính bắt buộc nhưng khi sống chung thì cả hai cùng có lợi. Ví dụ: con của biển và con hải tức (anemone). 3.2.3. Hội sinh. - Sinh vật A sống bám lên sinh vật B, Sinh vật A có lợi còn sinh vật B không lợi cũng không hại. Ví dụ: E.coli sống bám trên ruột già người. 3.2.4. Ký sinh. - Sinh vật A sống bám lên sinh vật B sinh vật A có lợi còn sinh vật B có hại. Ví dụ: ký sinh trùng sốt rét trong máu người. 3.3. NGUỒN GỐC CỦA HIỆN TƯỢNG KÝ SINH - Ban đầu các sinh vật sống tự do, qua nhiều lần tiếp xúc với cơ thể con người, các sinh vật này phát triển thành dạng tiền thích ứng rồi đến dạng thích ứng gọi là ký sinh trùng. 3.4. TÍNH ĐẶC HIỆU CỦA KÝ SINH. 3.4.1. Đặc hiệu về ký chủ. - Đặc hiệu hẹp về ký chủ: ký sinh trùng chỉ thích ứng với một loại ký chủ duy nhất. - Đặc hiệu rộng về ký chủ: ký sinh trùng thích ứng với nhiều loại ký chủ khác nhau. Ví dụ: Toxoplasma gondii có thể gặp ở người, heo bò, gà.... 3.4.2. Đặc hiệu về nơi ký sinh. 16
- - Đặc hiệu hẹp về cơ quan ký sinh: ký sinh trùng chỉ thích ứng ở một cơ quan trong cơ thể nhất định. - Đặc hiệu rộng về cơ quan ký sinh: ký sinh trùng thích ứng được nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ: giun đũa. + Chỉ ký sinh ở người: hẹp về ký chủ. + Chỉ ở ruột non: hẹp về cơ quan. + Toxoplasma gondii có thể ở: não, gan, lách, mắt... 3.5. CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG. 3.5.1. Ký sinh trùng bắt buộc. - Muốn tồn tại, ký sinh trùng bắt buộc phải sống bám vào cơ thể của sinh vật khác. Ví dụ: Chí, giun đũa...khi rời cơ thể người sẽ chết. 3.5.2. Ký sinh trùng tùy nghi. - Loại này có thể ký sinh hoặc sống tự do ở môi trường ngoài. Ví dụ: giun lươn. 3.5.3. Nội ký sinh trùng. - Là ký sinh trùng sống bên trong cơ thể sinh vật khác. Ví dụ: giun đũa, sán lá gan... 3.5.4. Ngoại ký sinh trùng. - Là ký sinh trùng sống trên bề mặt cơ thể hoặc trong da của sinh vật khác. Ví dụ: chí, rận, cái ghẻ.. 3.5.5. Ký sinh trùng lạc chỗ. - Là khi ký sinh trùng lạc sang cơ quan khác với cơ quan mà nó thường ký sinh. Ví dụ: giun chui ống mật. 3.6. CÁC LOẠI KÝ CHỦ. 3.6.1. Ký chủ vĩnh viễn. - Chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc ở giai đoạn phát triển hữu tính. Ví dụ: người là ký chủ vĩnh viễn của giun đũa, giun kim.. 3.6.2. Ký chủ trung gian. - Chứa ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng, hoặc giai đoạn chưa phân giống. Ví dụ: Sán dãi bò ký sinh ở người trong giai đoạn trưởng thành, vậy người là ký chủ vĩnh viễn. Ký sinh ở bò giai đoạn ấu trùng, vậy bò là ký chủ trung gian. 3.6.3. Ký chủ tàn chủ. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Vi sinh vật
779 p | 924 | 419
-
Giáo trình -Vi sinh y học - phần 1
87 p | 589 | 159
-
Giáo trình -Vi sinh y học - phần 2
73 p | 514 | 154
-
Giáo trình Vi sinh y học - ThS.BSCKII. Trần Văn Hưng, ThS.BS. Nguyễn Thị Đoan Trinh
152 p | 321 | 100
-
Giáo trình -Vi sinh y học - phần 3
56 p | 283 | 88
-
Giáo trình thực tập vi sinh gây bệnh part 2
8 p | 164 | 24
-
Giáo trình Vệ sinh dinh dưỡng (Dành cho hệ CĐ sư phạm mầm non) - Lê Thị Mai Hoa
135 p | 45 | 10
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 11 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 4 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
183 p | 2 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 2 | 0
-
Giáo trình Xác suất thống kê (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
87 p | 5 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 1 | 0
-
Giáo trình Giải phẫu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
378 p | 1 | 0
-
Giáo trình Dược lý (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
391 p | 0 | 0
-
Giáo trình Y xã hội (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
116 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dược học cổ truyền (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
142 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn