Giáo trình Viêm tiểu phế quản cấp
lượt xem 84
download
1. Dịch tễ học: - Thường gặp ở trẻ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Viêm tiểu phế quản cấp
- Viêm tiểu phế quản cấp 1. Dịch tễ học: - Thường gặp ở trẻ < 24 tháng. - 80% trẻ 2 – 6 tháng tuổi. 2. Nguyên nhân: - Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial Virus): 50 %. - Parainfluenza: 25%. - Adenovirus: 5%. - Influenza: 5%.
- - Các virus khác: 10 – 12%. Virus hô hấp hợp bào qua kính hiển vi điện tử xuyên. 3. Sơ lược sinh bệnh học: RSV xâm nhập và nhân lên ở đường hô hấp trên => Phát triển trên tế bào biểu mô tiểu phế quản, gây ra: - Hoại tử lớp biểu mô hô hấp. - Phá hủy tế bào nhung mao. - Tẩm nhuận tế bào đơn nhân. - Phù nề lớp dưới niêm mạc. Các mảnh vỡ tế bào và fibrin tạo nên các nút gây tắc lòng phế quản => Ứ khí phế nang => Khò khè (wheezing) và khó thở thì thở ra. 4. Lâm sàng: - Khởi đầu bằng triệu chứng nhiễm siêu vi: Ho, sốt nhẹ, sổ mũi. - 1, 2 ngày sau trẻ khò khè, thở nhanh, co lõm ngực, tăng kích thích, quấy khóc.
- - Khám phổi: Ran rít, ran ngáy hoặc ran ẩm nhỏ hạt. - Trẻ có thể bị mất nước do sốt, thở nhanh và bú kém. * Các dấu hiệu nặng: + Liên quan đến hô hấp: 1 trong các dấu hiệu sau. - Thở nhanh > 60 l/p. - Có cơn ngưng thở. - Tím. - Tái. - Bứt rứt, kích thích, vật vã. - Có tam chứng ứ CO2: Vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tăng. Lưu ý: Khi không đo được HA cho những trẻ nhỏ, triệu chứng vã mồ hôi và mạch nhanh có thể nhầm lẫn với hạ đường huyết => Làm đường huyết tại giường ngay để loại trừ. Làm đường huyết tại giường khi không thể loại trừ hạ đường huyết.
- + Liên quan đến cơ địa: - Trẻ < 3 tháng, sinh non < 34 tuần: Nguy cơ ngưng thở cao. - Tim bẩm sinh có tăng áp phổi. - Suy giảm miễn dịch. - Loạn sản phổi. - Có bệnh lý miễn dịch đi kèm. 5. Cận lâm sàng: 4 cận lâm sàng chính: + X quang ngực thẳng: - Hình ảnh ứ khí phế nang. - Xẹp phổi lan tỏa có thể có do tắc nghẽn các tiểu phế quản - Thâm nhiễm phế nang khi có bội nhiễm. - 10% có X quang bình thường. + Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc tăng chủ yếu lympho. + Khí máu động mạch: Làm trong những trường hợp nặng để đánh giá suy hô hấp. + Ion đồ: - Làm trong những trường hợp ứ khí nặng để tìm hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (Na+ máu giảm). - Cơ chế: Ứ khí phế nang => Giảm máu về tim => Giảm tưới máu đến vùng hạ đồi – tuyến yên => Phản ứng gây tăng tiết ADH.
- 6. Chẩn đoán: + Trẻ < 2 tuổi, có: - Khò khè ít hoặc không đáp ứng giãn phế quản. - Ứ khí phế nang. - Thở nhanh, co lõm ngực. - Khám phổi: Ran rít, ran ngáy hoặc ran ẩm nhỏ hạt. - X quang ngực thẳng: Ứ khí có hoặc không kèm xẹp phổi hoặc thâm nhiễm. + Chẩn đoán phân biệt: - Hen phế quản nhũ nhi: Tiền căn ho, khò khè tái phát 3 lần hoặc hơn, tiền căn gia đình di ứng hoặc hen phế quản. Khò khè đáp ứng tốt giãn phế quản. - Dị vật đường thở: Hội chứng xâm nhập. - Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng ọc sữa. - Suy tim. 7. Điều trị: - Cho nhập viện những trẻ có tình trạng nặng ở trên. 7.1. Điều trị hỗ trợ hô hấp: + Giữ thông đường thở, hút đàm nhớt thường xuyên. + Nằm đầu cao. + Chỉ định thở Oxy ẩm qua canula: - Tím tái.
- - Thở nhanh > 60 lần/phút. - Co lõm ngực nặng. - Bú kém, bỏ bú. - Thở rên. Thở Oxy sao cho SpO2 > 90%, tốt nhất > 95%. + Chỉ định CPAP (Continuous Positive Airway Pressure): - Không đáp ứng với Oxy qua canula với FiO2 = 40%. - Thở nhanh > 60 l/p dù đang thở Oxy. - Có hình ảnh xẹp phổi trên X quang. CPAP + Chỉ định thở máy: - Thất bại với CPAP.
- - Có cơn ngưng thở. - Kiệt sức. + Giãn phế quản: Chưa được chứng minh có tác dụng, tuy nhiên vẫn được dùng trên lâm sàng. - Phun khí dung Beta 2: Salbutamol 0.15 mg/kg/lần. Khí dung Beta 2 tuy chưa được chứng minh có tác dụng nhưng vẫn được sử dụng + Corticoid: Có thể dùng trong các trường hợp nặng. - Dexamethasone 0.15 mg/kg/lần IV mỗi 6 – 8 giờ. 7.2. Phát hiện và điều trị biến chứng: + 2 biến chứng thường gặp: - Suy hô hấp. - Bội nhiễm vi trùng (đa số là Hemophilus influenza).
- + Chỉ định kháng sinh: - Đối với dạng không có triệu chứng nặng: Lâm sàng không cải thiện sau 4 – 5 ngày, sốt cao > 38,5 oC, có dấu hiệu tổn thương nhu mô phổi/ X quang. - Dạng lâm sàng có triệu chứng nặng: Chưa loại trừ viêm phổi => Kháng sinh ngay. - Kháng sinh sử dụng: Ampicillin hoặc Cephalosporin 3 (Ceftriaxone, Cefotaxim). 7.3. Cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ: - Bù bằng đường tiêu hóa hoặc đường tĩnh mạch. - Bù đủ dịch để tránh tắc đàm. - Bù ¾ nhu cầu căn bản trên những bệnh nhân có hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp. - Nếu trẻ thở quá nhanh ( > 60 l/p) không nên cho bú vì nguy cơ hít sặc cao. 7.4. Thuốc chống siêu vi: Đắt tiền, dành cho trẻ có nguy cơ cao (< 3 tháng, sinh non, tăng áp phổi...) 8. Diễn tiến: - Đa số giảm khò khè sau 3 – 4 ngày, khỏi bệnh hẳn từ 1 – 2 tuần. - Có biến chứng: + Suy hô hấp. + Bội nhiễm. - Kéo dài: Thường do Adenovirus.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Học Nhi khoa theo chủ đề
6 p | 344 | 137
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
166 p | 114 | 19
-
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU HO RA MÁU
8 p | 160 | 15
-
BỆNH HEN PHẾ QUẢN - CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP NẶNG
7 p | 130 | 14
-
Trạng thái Khí phế thũng
9 p | 90 | 7
-
Giáo trình Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
416 p | 38 | 7
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
257 p | 23 | 6
-
Các nguyên nhân Viêm phế quản cấp
14 p | 93 | 5
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính trong y học p8
9 p | 64 | 4
-
Giáo trình Bệnh học cơ sở: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
62 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn