Giáo trình Xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 5
download
Giáo trình Xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nhập môn Xã hội học; Phương pháp nghiên cứu Xã hội học; Hành động xã hội và tương tác xã hội; Cơ cấu xã hội; Văn hóa và văn hóa xã hội; Một số lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- UBND TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG MÃ SỐ: 61032025 (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐCĐ ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum Kon Tum, tháng 12 năm 2021
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.........................................................................................5 LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................................6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC.............................................................................................7 CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC....................................................................8 Giới thiệu:......................................................................................................................8 Nội dung chính:..............................................................................................................8 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học...........................................8 1.1. Sự ra đời Xã hội học.........................................................................................8 1.2. Các giai đoạn phát triển Xã hội học...............................................................13 1.2.1. Giai đoạn nguồn gốc...................................................................................13 1.2.2. Giai đoạn cổ điển.........................................................................................13 2. Đối tượng, phương pháp của Xã hội học..............................................................15 2.1. Đối tượng nghiên cứu Xã hội học..................................................................15 2.2. Phương pháp của Xã hội học (3)....................................................................16 3. Cơ cấu Xã hội học - phân loại Xã hội học (3)......................................................17 3.1. Xã hội học lý thuyết, Xã hội học thực nghiệm và Xã hội học ứng dụng.......17 3.2. Xã hội học đại cương và chuyên ngành.........................................................18 3.3. Cơ cấu các ngành Xã hội học.........................................................................18 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH...................................................................19 YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.....................................................20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC.................................20 1. Các bước tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu Xã hội học.............................21 1.1. Giai đoạn chuẩn bị..........................................................................................21 1.2. Giai đoạn thu thập thông tin...........................................................................27 1.3. Giai đoạn xử lý phân tích thông tin................................................................29 2. Các phương pháp cụ thể để thu thập thông tin (3)................................................31 2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.......................................................................31 2.2. Phương pháp quan sát....................................................................................33 2.3. Phương pháp phỏng vấn.................................................................................34 2.4. Phương pháp An - két.....................................................................................35 3. Kỹ thuật lập bảng hỏi và chọn mẫu trong nghiên cứu Xã hội học.......................36 3.1. Kỹ thuật lập bảng hỏi.....................................................................................36
- 2 3.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu Xã hội học.........................................................40 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH...................................................................41 CHƯƠNG 3: HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TƯƠNG TÁC XÃ HỘI..........................43 1. Khái niệm hành động xã hội.................................................................................44 2. Cấu trúc của hành động xã hội.............................................................................44 2.1. Các thành phần của hành động xã hội: (2).....................................................45 2.2. Hành động xã hội và những kết quả ngoài chủ định......................................45 3. Những yếu tố quy định hành động xã hội.............................................................46 3.1. Các yếu tố tự nhiên.........................................................................................46 3.2. Quá trình xã hội hoá và cơ cấu xã hội............................................................46 3.3. Hành động xã hội là sự trao đổi xã hội..........................................................47 3.4. Hành động xã hội là sự tuân theo và là sự phản ứng với xung quanh...........47 4. Phân loại hành động xã hội...................................................................................47 4.1. Phân loại theo mức độ ý thức hành động.......................................................47 4.2. Phân loại theo động cơ...................................................................................48 4.3. Phân loại theo định hướng giá trị..................................................................48 5. Tương tác xã hội...................................................................................................49 5.1. Khái niệm và đặc điểm của tương tác xã hội.................................................49 5.2. Lý thuyết tương tác biểu trưng.......................................................................50 5.2.1. Khái niệm....................................................................................................50 5.2.2. Nội dung (4)................................................................................................50 5.3. Một số lý thuyết tương tác xã hội khác..........................................................51 5.3.1. Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội.............................................51 5.3.2. Lý thuyết kịch..............................................................................................51 5.3.3. Phương pháp luận Dân tộc học về tương tác xã hội...................................52 6. Phân loại tương tác xã hội....................................................................................52 6.1. Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội.............................................................52 6.2. Phân loại theo các dạng hoạt động chung......................................................53 6.3. Phân loại theo chủ thể hành động...................................................................53 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH................................................................54 Chương 4. CƠ CẤU XÃ HỘI.......................................................................................55 1. Khái niệm cơ cấu xã hội.........................................................................................56 1.1. Khái niệm........................................................................................................56 1.2. Đặc trưng.........................................................................................................56 2. Các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội..........................................................................57 2.1. Nhóm xã hội....................................................................................................57
- 3 2.2. Vị thế xã hội.....................................................................................................57 2.3. Vai trò xã hội...................................................................................................58 2.4. Mạng lưới xã hội..............................................................................................58 2.5. Thiết chế xã hội (3)..........................................................................................58 3. Các cơ cấu xã hội...................................................................................................59 3. 1. Các loại cơ cấu xã hội......................................................................................59 3.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội.........................................................61 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH...................................................................61 Chương 5. VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA.....................................................................63 1. Văn hóa..................................................................................................................63 1.1. Khái niệm văn hóa...........................................................................................63 1.2. Cơ cấu văn hóa.................................................................................................64 1.3. Các loại hình văn hóa.......................................................................................69 2. Xã hội hóa..............................................................................................................70 2.1. Khái niệm........................................................................................................70 2.2. Môi trường xã hội hóa:.....................................................................................71 2.3. Phân đoạn quá trình xã hội hóa.........................................................................76 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH ……………………………………………..76 Chương 6. MỘT SỐ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC........................78 1. Xã hội học nông thôn..............................................................................................79 1.1. Khái niệm Xã hội học nông thôn......................................................................79 1.2. Một số nội dung nghiên cứu của Xã hội học nông thôn.....................................80 2. Xã hội học đô thị....................................................................................................84 2.1. Khái niệm đô thị...............................................................................................84 2.2. Đặc trưng của đô thị (7)...................................................................................84 2.3. Cấu trúc của đô thị...........................................................................................85 2.4. Nội dung chủ yếu của Xã hội học đô thị............................................................85 2.5. Quá trình đô thị hóa ở Việt nam........................................................................87 3. Xã hội học gia đình.................................................................................................89 3.1. Khái niệm gia đình: (9).....................................................................................89 3.2. Nội dung nghiên cứu của Xã hội học gia đình:..................................................89 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH …………………………………………...94 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................96
- 4 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Xã hội học” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội, trình độ Cao đẳng. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viên và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Giáo trình “Xã hội học” do chúng tôi biên soạn có tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan như: giáo trình Xã hội học đại cương của tác giả Trương Thị Hiền và giáo trình Nhập môn Xã hội học của tác giả Tạ Minh. Ngoài ra giảng viên tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác để hoàn thiện giáo trình này nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
- 5 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, chúng tôi đã biên soạn Giáo trình Xã hội học dựa trên một số giáo trình, tài liệu vè Xã hội học. Đối tượng mà giáo trình này hướng đến là những sinh viên năm thứ hai, ngành Công tác xã hội của trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum. Đây là giáo trình lưu hành nội bộ chỉ phục vụ cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường. Trên cơ sở chương trình khung đã ban hành của trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum, cũng như tham khảo một số chương trình, tài liệu viết về lĩnh vực này, giáo trình môn học được biên soạn để làm tài liệu lưu hành nội bộ trong trường và khoa, tạo điều kiện cho sinh viên ngành công tác xã hội theo học tại trường thuận lợi hơn trong học tập và nghiên cứu. Giáo trình được cấu trúc 6 chương: Chương 1: Nhập môn Xã hội học Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Xã hội học Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội Chương 4: Cơ cấu xã hội Chương 5: Văn hóa và văn hóa xã hội Chương 6: Một số lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học Giáo trình được trình bày một cách cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu. Trong mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: giới thiệu những kiến thức cơ bản, mục tiêu, nội dung, câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành, hướng dẫn thực hành, yêu cầu đánh giá kết quả học tập. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn bám sát đề cương chi tiết môn học đã được nhà trường phê duyệt và cập nhật những kiến thức mới được đưa vào theo nội dung của giáo trình bộ môn. Vì vậy, hy vọng đây sẽ là tập tài liệu có ích cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường đối với bộ môn.
- 6 Tuy đã nhiều cố gắng, nhưng vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm của người biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong nhà trường và đặc biệt là các sinh viên ngành Công tác xã hội để giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn Kon Tum, tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Lê Thị Hoan (Chủ biên) 2. Nguyễn Thị Nhâm (Thành viên)
- 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC Mã môn học: 61032025 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (lý thuyết: 13 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 30 giờ; kiểm tra: 2 giờ) Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn Xã hội học là môn học cơ sở ngành trong chương trình đào tạo nghề công tác xã hội, trình độ cao đẳng. - Tính chất: Xã hội học là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành công tác xã hội, trình độ cao đẳng. Mục tiêu môn học - Kiến thức: + Trình bày được các kiến thức cơ bản về Xã hội học đại cương như: đối tượng, phương pháp của Xã hội học, lịch sử hình thành và phát triển của Xã hội học; phương pháp nghiên cứu Xã hội học; hành động xã hội và tương tác xã hội, cơ cấu xã hội và các chuyên ngành như Xã hội học gia đình, nông thôn, thành thị... + Phân tích được các luận điểm cơ bản về các cách tiếp cận Xã hội học. - Kỹ năng: + Hình thành cho người học kỹ năng đọc, xử lý các tư liệu Xã hội học; + Sinh viên có kỹ năng phân tích và lý giải một số hiện tượng xã hội có liên quan đến hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội; + Sinh viên có kỹ năng vận dụng phương pháp nghiên cứu Xã hội học vào thực tế phân tích các vấn đề xã hội và tác động đối với con người. + Người học có kỹ năng triển khai đề tài nghiên cứu Xã hội học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và thực hành; mạnh dạn tiếp xúc với cộng đồng; tự tin trong giao tiếp; có tinh thần tự nghiên cứu, tham gia có hiệu quả các hoạt động xã hội. + Có ý thức trau dồi chuyên môn, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trong vai trò nhân viên xã hội sau này.
- 8 CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC Giới thiệu: Chương 1 cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản về Xã hội học như: khái quát lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học, đối tượng, phương pháp của Xã hội học, phân loại Xã hội học … tạo điều kiện cho sinh viên có kiến thức nền tảng trước khi tiếp xúc, nghiên cứu các môn học chuyên ngành, đồng thời có thể thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của ngành Xã hội học. + Phân tích được đối tượng, phương pháp của ngành Xã hội học, có thể phân loại Xã hội học. - Kỹ năng: + Người học có kỹ năng nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tự học, làm việc nhóm... + Hình thành cho người học kỹ năng phân loại Xã hội học - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện khả năng nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. + Hình thành sự say mê, hứng thú trong quá trình học tập, nghiên cứu Xã hội học; Nội dung chính: 1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học 1.1. Sự ra đời Xã hội học 1.1.1. Định nghĩa Xã hội học Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas có nghĩa là xã hội, với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay nghiên cứu. Như vậy Xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứu về xã hội. Về mặt lịch sử: August Comte - người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ Xã hội học vào năm 1838. Ông chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các qui luật của sự biến đổi xã hội Từ khi xuất hiện đến nay Xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc gia khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về Xã hội học. Các định nghĩa này có thể khái quát thành ba xu hướng như sau:
- 9 - Định nghĩa Xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội Ví dụ định nghĩa Xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): "Xã hội học Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét theo quan điểm tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của xã hội" . (1) Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ tập trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏ qua cái bộ phận... tương tự như người ta chỉ "thấy rừng mà không thấy cây". - Định nghĩa Xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa Xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): "Xã hội học là công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với những người khác" . Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cái xã hội, tập trung vào cái cụ thể mà quên cái khái quát, chỉ chú ý đến cái bộ phận mà bỏ qua cái tổng thể... tương tự như người ta chỉ "thấy cây mà không thấy rừng". - Khuynh hướng kết hợp định nghĩa Xã hội học như là khoa học về hệ thống xã hội và về hành động xã hội Ví dụ định nghĩa Xã hội học của V.A. Jađốp (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô): "Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng, là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về tính qui luật của các hành động xã hội và các hành vi của chúng" . Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến: "Xã hội học là khoa học về qui luật phát triển của các hệ thống xã hội có tính chất tổng thể (toàn xã hội) cũng như bộ phận. Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và nghiên cứu những qui luật phổ biến trong hành động xã hội của con người" . Đây là xu hướng định nghĩa Xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó cũng bị phê phán là như vậy thì Xã hội học là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu không rõ ràng và quá rộng. Trên thực tế, đặc điểm khách thể nghiên cứu của Xã hội học chứa đựng nhiều cặp phạm trù có tính chất "nước đôi" : con người - xã hội, vi mô - vĩ mô, khái quát - cụ thể, chất - lượng...Điều này gây khó khăn cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu Xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nên sự lý thú của môn khoa học này. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về Xã hội học, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa chung nhất về Xã hội học như sau: Xã hội học là khoa học
- 10 nghiên cứu qui luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. 1.1.2. Sự ra đời của Xã hội học trên thế giới Xã hội học bắt nguồn từ các nghiên cứu của các nhà triết học như Plato (427 - 347 TCN.), Aristotle (384 - 322 TCN.), và Khổng Tử (551 - 479 TCN.) (Stolley, 2005). Trước thế kỷ XVIII, Xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, tâm lý học và đặc biệt là triết học - môn khoa học của các khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ khoảng năm 1750 làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội. Về mặt kinh tế, nền kinh tế đơn giản, quy mô nhỏ, dựa chủ yếu vào lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc trên quy mô lớn. Về mặt xã hội, đó là sự xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp (cụ thể là giữa giai cấp vô sản và tư sản), mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,...Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống - xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. Ngành khoa học mới “Xã hội học” đã được ra đời trong bối cảnh và tình hình như thế. Thuật ngữ “Xã hội học” được đưa ra lần đầu tiên bởi học giả người Pháp tên là Emmanuel Joseph Sieyès (1748–1836) từ chữ Latinh Socius (xã hội, kết hợp, liên kết) và chữ Hy Lạp logia (logy hoặc logos) (nghiên cứu về). Vào năm 1838, Auguste Comte (1798-1857) đã đưa ra định nghĩa cho từ Xã hội học và từ đó ông được xem là người đầu tiên khởi xướng ra môn Xã hội học, ông được coi là ông tổ của môn học này. Comte hy vọng thống nhất tất cả các khoa học dưới Xã hội học, ông tin rằng Xã hội học nắm giữ tiềm năng cải thiện xã hội và hướng dẫn hoạt động con người, bao gồm tất cả các khoa học khác. (2) Ngay sau khi được ra đời, nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về Xã hội học đã được công bố, nhiều khóa học chính thức được tổ chức thu hút sự chú ý của công chúng. Quyển sách đầu tiên với thuật ngữ Xã hội học trong tựa đề được viết vào giữa thế kỷ 19 bởi triết gia người Anh tên là Herbert Spencer. Một khóa học có tên “Xã hội học” ở Mỹ được giảng dạy lần đầu tiên năm 1875 bởi William Graham Summer, trình bày các tư tưởng của Comte và Herbert Spencer. Năm 1890, khóa học tiếp theo về Xã hội học được tổ chức tại Đại học Kansas được giảng bởi Frank
- 11 Blackmar. Bộ môn lịch sử và Xã hội học của Đại học Kansas được thành lập vào năm 1891 và bộ môn Xã hội học độc lập được thành lập vào năm 1892 tại Đại học Chicago bởi Albion W. Small (1854-1926), ông cũng là người đã sáng lập Tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ (American Journal of Sociology) vào năm 1895. Bộ môn Xã hội học đầu tiên ở Châu Âu được hình thành năm 1895 tại Đại học Bordeaux. Năm 1919 bộ môn Xã hội học được thành lập ở Đức tại đại học Ludwig Maximilians bởi Max Weber và năm 1920 ở Bỉ bởi Florian Znaniecki. Bộ môn Xã hội học đầu tiên ở Vương Quốc Anh được thành lập tại trường Đại học Kinh tế Luân Đôn LonDon School of Economics vào năm 1904. So với các ngành thuộc khoa học xã hội khác thì Xã hội học là một ngành học tương đối mới. Nó ra đời nhằm đối phó với những thách thức của cuộc sống hiện đại. Tính di động cao và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho mức độ tiếp xúc của con người đến các nền văn hoá và xã hội khác ngày càng gia tăng. Tác động của sự tiếp xúc này là khác nhau đối với những người khác nhau, nhưng đối với nhiều người nó bao gồm việc phá vỡ các truyền thống, phong tục và cần thiết phải có sự hiểu biết lại cách thức thế giới hoạt động. Các nhà Xã hội học phản ứng lại với những sự thay đổi này bằng cách nghiên cứu yếu tố nào kết nối các nhóm xã hội lại với nhau đồng thời cũng khám phá những cơ chế, cách thức có thể làm phá vỡ sự đoàn kết xã hội. Hơn một thế kỷ qua, Xã hội học đã có những bước phát triển quan trọng và nó đã thu được một số thành tựu to lớn trên thế giới, có tác dụng không nhỏ trong đời sống xã hội. Đặc biệt, Xã hội học được phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Lý luận Xã hội học đã thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân, thông qua hệ thống giáo dục của các trường đại học và cao đẳng. Sự phát triển của Xã hội học gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, thì yêu cầu hiểu biết về Xã hội học càng cần thiết, vì nó trang bị tri thức mới cho sự phát triển của nhân loại, của đời sống xã hội loài người, cùng với mối quan hệ của nó. Cùng với các ngành khoa học khác, Xã hội học đã chỉ ra những con đường, những biện pháp, cách thức hoàn thiện, phát triển các mặt của đời sống xã hội phù hợp với quy luật vận động của xã hội. 1.1.3. Sự ra đời của Xã hội học ở Việt Nam Xã hội học ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các ngành khoa học khác. Cơ quan nghiên cứu về Xã hội học được chính thức ra đời vào ngày 24/03/1976 trong Quyết định số 55/KHXH-QĐ do chủ nhiệm UBKHXHVN Nguyễn Khánh Toàn ký với tên gọi Phòng Xã hội học thuộc Viện thông tin khoa học xã hội. Trong thời gian ban đầu sau khi được hình thành Phòng Xã hội học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ biên dịch các tài liệu của người ngoài thuộc các chuyên đề khác nhau của Xã hội học. Đến tháng 8/1977 Ban Xã hội học được thành lập, sau đó phát triển lên
- 12 thành Viện Xã hội học năm 1980 (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Viện Xã hội học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực nghiệm các vấn đề xã hội bức xúc, tham gia tư vấn cho việc xây dựng những chính sách của Đảng và Nhà nước. Các công trình nghiên cứu Xã hội học chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: cơ cấu xã hội, Xã hội học đô thị và nông thôn, văn hoá, lối sống, gia đình... Đồng thời Viện Xã hội học đã tiến hành các hoạt động dịch thuật và giới thiệu các công trình nghiên cứu Xã hội học của các tác giả nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu ở Việt Nam. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học được chính thức được đưa vào Nghị quyết lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luật học, Xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật v.v...”. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng, vai trò của Xã hội học đã được xác định. Điều đó có nghĩa là bên cạnh những công trình nghiên cứu xã hội thuộc các ngành khoa học xã hội khác, những công trình nghiên cứu Xã hội học được chính thức đặt ra và coi trọng. Cùng với sự ra đời các trung tâm nghiên cứu Xã hội học, từ 1986 trở đi, Xã hội học từng bước được giảng dạy trong nhà trường, trước hết là Học viện chính trị và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Một bước tiến rõ rệt của ngành Xã hội học Việt Nam là sự chú ý, coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên ngành Xã hội học ở bậc đại học. Từ năm học 1992-1993, khoa Xã hội học đào tạo cử nhân Xã hội học chính thức ra đời ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, bắt đầu quá trình đào tạo chính quy đội ngũ các nhà nghiên cứu Xã hội học. Ở Việt Nam, Xã hội học còn rất mới mẻ, có khoảng cách biệt về thời gian khá xa so với các nước trên thế giới, nhưng nó đã xác định được vị trí và vai trò của mình trong khoa học xã hội và đã có những tác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội học Việt Nam đã phát triển không chỉ với tư cách một khoa học lý luận mà cả với tư cách là một khoa học ứng dụng. Với tư cách một khoa học lý luận, Xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con người về quá trình và hiện tượng xã hội đồng thời nó là một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt hiện nay trên phạm vi thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một khoa học ứng dụng, Xã hội học góp phần to lớn vào các quá trình phức tạp và muôn màu muôn vẻ của sự nghiệp quản lý xã hội. 1.2. Các giai đoạn phát triển Xã hội học 1.2.1. Giai đoạn nguồn gốc
- 13 - Những mầm mống tri thức đầu tiên Xã hội học chỉ thực sự trở thành một khoa học độc lập vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, nhưng nguồn gốc của nó đã có mầm mống từ lâu đời. Trong các học thuyết tư tưởng, các trào lưu triết học cổ đại ở phương Đông và phương Tây, đều đề cập đến cách thức tổ chức, xây dựng một xã hội tốt đẹp, một trật tự quan hệ xã hội nề nếp dựa trên những nguyên tắc đạo đức nhất định. Đồng thời cũng nói nhiều đến cách thức tu luyện, ứng xử làm người và nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội. - Xã hội học trở thành một khoa học độc lập Nhưng phải đến thế kỷ XIX, khi hàng loạt phát minh vĩ đại ra đời làm cho khoa học tự nhiên có những bước tiến mới. Đó là những phát minh về cấu trúc tế bào của sinh vật, quy luật về bảo tồn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết của Darwin về sự phát triển của thế giới hữu cơ… Những sự kiện thực nghiệm mà khoa học tự nhiên thu được đã góp phần giúp cho con người nhận thức tổng quát bức tranh về thế giới tự nhiên như là một chỉnh thể thống nhất. Điều đó đã dẫn đến ý nghĩ cho rằng, các hiện tượng và các quá trình xã hội cũng phải tuỳ thuộc vào những tính quy luật nào đó. Khoa kinh tế chính trị học cũng đạt được những tiến bộ trong việc phát hiện bản chất của hàng loạt hiện tượng và quá trình thực tại của chủ nghĩa tư bản. Các môn khoa học xã hội khác như Sử học, Pháp quyền cũng thu được nhiều thành tựu nghiên cứu mới. Trong khi đó môn triết học xã hội thời đó bị tách ra khỏi đời sống thực tế với những lập luận trừu tượng, tư biện không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Xã hội học trở thành một khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu xác định, có phương pháp nghiên cứu đảm bảo các nguyên tắc khoa học, có hệ thống lý luận được xây dựng trên cơ sở kế thừa và tiếp thu hệ thống lý luận của nhiều ngành khoa học khác. Như vậy, Xã hội học chỉ có thể xuất hiện như một khoa học độc lập khi mà các ngành khoa học xã hội và tự nhiên đã đạt tới một trình độ phát triển khiến người ta xác định được sự cần thiết khách quan phải tách việc nghiên cứu các quá trình xã hội ra khỏi triết học. 1.2.2. Giai đoạn cổ điển - Thực chứng luận và phản thực chứng Auguste Comte là một trong những người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng”, triết học thực chứng của ông yêu cầu phải dựa vào các sự kiện, phải tin tưởng vào các tri thức thực chứng, đó là một nguyên tắc và với tư cách là một khoa học độc lập, Xã hội học cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Khi giải thích về nguyên nhân phát triển của xã hội, Comte đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, cho rằng: nguyên nhân của sự phát triển xã hội nằm trong sự phát triển tinh thần của con người. Xã hội học tư sản xuất hiện đồng thời với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản
- 14 và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Các học giả tư sản đã phát hiện thấy trong quá trình của những sự phát triển đó đã nảy sinh một nguy cơ to lớn đối với chủ nghĩa tư bản - đó chính là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Xã hội học có nhiệm vụ: phải điều hoà các quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất; phải nghiên cứu tâm trạng và dư luận xã hội và tìm ra những giải pháp quản lý thích hợp… Nghĩa là cố gắng tìm cách để hạn chế và loại trừ các mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội tư bản. Trong các thập niên 20, 30 (thế kỷ XX), việc nghiên cứu ứng dụng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong Xã hội học và đến giữa thế kỷ XX, đã xuất hiện hai khuynh hướng phát triển của Xã hội học tư sản: đó là khuynh hướng Xã hội học Mỹ và khuynh hướng Xã hội học châu Âu. Sự phát triển của Xã hội học châu Âu gắn với triết học xã hội, còn Xã hội học Mỹ, ngay từ khi mới hình thành đã là một khoa học chủ yếu thiên về nghiên cứu hành vi con người (“Chủ nghĩa hành vi”). Những thành tựu chủ yếu của Xã hội học Mỹ là hàng loạt các công trình lý luận nghiên cứu xã hội ở cấp trung bình, đặc biệt là lý luận về: tổ chức xã hội, cấu trúc xã hội, các nhóm nhỏ, hành vi tập thể, thông tin đại chúng, v.v… định hướng vào các vấn đề xã hội cụ thể. Điều đó hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ, nó mở ra những lĩnh vực mới mà trước đây hoàn toàn chưa được nghiên cứu tới. Chính vì vậy mà xuất hiện xu hướng “Mỹ hoá” Xã hội học châu Âu. Xã hội học Mác xít Những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học là Mác và F.Ăngghen. Trong khi phân tích một cách sâu sắc, toàn diện xã hội tư bản chủ nghĩa và những mâu thuẫn của xã hội đó, các ông đã chứng minh quan điểm duy vật về lịch sử và xã hội. Thiên tài của các ông là không những chỉ ra các quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, mà còn phát hiện ra tính quy luật tất yếu của bước quá độ cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Những tác phẩm của Mác và Ăngghen khi bàn về chủ nghĩa tư bản và Cách mạng Pháp là những mẫu mực thể hiện sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và tài liệu thực nghiệm trong việc phân tích các quá trình và hiện tượng xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa. Di sản phong phú của Mác - Ăngghen đã được V.I. Lênin quán triệt và phát triển trong các tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” và “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”v.v… Lênin coi những công trình nghiên cứu Xã hội học liên quan đến các hoạt động của đảng, nhà nước có một ý nghĩa to lớn. Ông chỉ ra rằng, muốn cho việc nghiên cứu Xã hội học có tính chất thực sự khoa học, thì phải từ những sự thật chính xác và không thể chối cãi được để xác định cơ sở mà người ta có thể dựa vào, hay dùng để đối chiếu với bất cứ lập luận nào trong những lập luận “chung” hay “khuôn mẫu”
- 15 riêng… Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến giữa những năm 80 (thế kỷ XX), Xã hội học ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phát triển không đồng đều, trải qua nhiều bước thăng trầm và không được quan tâm đúng mức. 2. Đối tượng, phương pháp của Xã hội học 2.1. Đối tượng nghiên cứu Xã hội học Quá trình xác định đối tượng nghiên cứu trong Xã hội học cũng là quá trình tranh luận gay gắt kéo dài hơn một thế kỷ cả về lý luận và phương pháp của nhiều trào lưu Xã hội học khác nhau trên thế giới. Mỗi thời kỳ lịch sử hay mỗi khu vực khác nhau, Xã hội học có những cách thức xác định và tiếp cận đối tượng nghiên cứu riêng của mình. 2.1.1. Cách tiếp cận “vi mô” Họ cho rằng: đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người, cách tiếp cận này rất được chú trọng trong nghiên cứu Xã hội học ở Mỹ. Một số nhà Xã hội học Mỹ đưa ra lập luận “hãy trả lại con người cho Xã hội học”. Chính từ đó mà “chủ nghĩa hành vi” ra đời và phát triển, vì thế Xã hội học được định nghĩa là khoa học nghiên cứu hành vi, hành động xã hội của con người, hay còn gọi là Xã hội học vi mô. (3) 2.1.2. Cách tiếp cận “vĩ mô” Xã hội học Châu Âu chủ trương: đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là các hệ thống, các quá trình xã hội hay đời sống xã hội của con người. Nghĩa là phạm vi tiếp cận đối tượng nghiên cứu rất rộng lớn và bao quát. Do cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu như vậy còn được gọi là Xã hội học vĩ mô. 2.1.3. Cách tiếp cận “tổng hợp” Trong quá trình nghiên cứu, các tiếp cận “vi mô” và cách tiếp cận “vĩ mô” đã gặp phải những sự phê phán và “cạnh tranh” đối tượng nghiên cứu. Cách tiếp cận “vi mô” của Xã hội học Mỹ nghiêng về phía con người, bị các ngành khoa học nhân văn và tâm lý học lấn át. Còn cách tiếp cận “vĩ mô” - nghiên cứu quá trình xã hội hay hệ thống xã hội của Xã hội học châu Âu, thường không vượt qua khỏi các khoa học khác như: Triết học (đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử), sử học hay kinh tế chính trị học. Để giải quyết vấn đề này, các nhà Xã hội học mácxít đã đề xuất phương pháp tiếp cận “tổng hợp” bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận “vi mô” và “vĩ mô”, nghĩa là vừa nghiên cứu hành vi con người, vừa nghiên cứu hệ thống xã hội. Theo cách tiếp cận “tổng hợp”, đối tượng nghiên cứu của Xã hội học không chỉ là con người hay xã hội, mà còn có các mối quan hệ hữu cơ, sự ảnh hưởng lẫn
- 16 nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm… và một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Thực tế nghiên cứu Xã hội học ngày nay thường tập trung vào các lĩnh vực hay các nhóm yếu tố xã hội sau đây: - Các yếu tố của Xã hội học gồm: văn hoá, cấu trúc xã hội, xã hội hoá, tương tác xã hội, sự lệch chuẩn và kiểm soát xã hội, các cộng đồng dân cư. - Bất bình đẳng xã hội gồm: phân tầng của các giai cấp, bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc, vai trò giới tính và bất bình đẳng, lứa tuổi và bất bình đẳng. - Các thiết chế xã hội gồm: gia đình, giáo dục, tôn giáo, hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị. - Xã hội biến cách gồm: tính năng động xã hội, hành vi tập thể, các phong trào xã hội, các biến đổi xã hội về văn hoá và chuẩn mực xã hội… 2.2. Phương pháp của Xã hội học (3) Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một phương pháp luận Xã hội học. Quan điểm nhận thức xã hội trên lập trường Mác xít đó là quan điểm duy vật, là sự tồn tại của xã hội là cái thứ nhất. Còn ý thức xã hội là cái thứ hai. Khi giải thích sự tồn tại xã hội, giải thích các hiện tượng và các qúa trình xã hội hết sức đa dạng và phức tạp. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất phát từ những điều kiện hiện thực của đời sống xã hội, của những hoạt động xã hội của con người. Đồng thời với quan điểm duy vật lịch sử về xã hội thì Xã hội học còn sử dụng phương pháp quan điểm biện chứng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là một phương pháp luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các quá trình xã hội trong mối liên hệ và tính quy luật giữa chúng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử tìm nguồn gốc của các hiện tượng và quá trình xã hội trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại giữa chúng. Phương pháp luận duy vật lịch sử về nhận thức xã hội là phương pháp luận khoa học phù hợp với những quy luật khách quan của bản thân thực tại xã hội. Phương pháp quan điểm lịch sử cụ thể là phương pháp của Xã hội học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các qúa trình xã hội. Lênin chỉ rõ : “phép biện chứng Mác-xít đòi hỏi phải phân tích một cách cụ thể từng tình hình lịch sử riêng biệt. Quan điểm lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể đã bác bỏ mối quan niệm trừu tượng về xã hội nói chung. Do đó khi xem xét các hiện tượng và qúa trình xã hội phải xuất phát từ hiện thực khách quan, xây dựng những kết luận và khái quát trên cơ sở nghiên cứu, cơ thể xã hội hiện thực, có nghĩa là phải nghiên cứu các hoạt động của xã hội loài người trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Ngoài ra một trong những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu Xã hội học là phương pháp so sánh. Dùng phương pháp so sánh để phân tích
- 17 những nhân tố thuộc về định chế hoặc thuộc về cấp độ xã hội vĩ mô trong những xã hội khác nhau. 3. Cơ cấu Xã hội học - phân loại Xã hội học (3) Cơ cấu của Xã hội học được phân chia theo các phương diện như, căn cứ vào cấp độ nghiên cứu rộng hay hẹp, tổng quát hay cụ thể; nghiên cứu lý luận hay nghiên cứu thực nghiệm mà phân thành các nhóm: Xã hội học đại cương, Xã hội học chuyên biệt (hay chuyên ngành), Xã hội học lý thuyết - trừu tượng, Xã hội học cụ thể - thực nghiệm, Xã hội học vĩ mô - Xã hội học vi mô… 3.1. Xã hội học lý thuyết, Xã hội học thực nghiệm và Xã hội học ứng dụng - Xã hội lý thuyết và xã hội thực nghiệm Sự phân biệt ranh giới giữa Xã hội học lý thuyết và Xã hội học thực nghiệm chỉ có tính chất quy ước, tương đối mà thôi. Bởi vì, không thể nghiên cứu bất cứ điều gì mà không lấy lý thuyết làm cơ sở cho các hoạt động tìm tòi, phát hiện. Trong Xã hội học đại cương, tuy bao hàm các lý thuyết trừu tượng nhưng cũng rất quan tâm đến sự kiểm chứng qua thực nghiệm. Xã hội học vì thế mà có tính chất, vừa là khoa học lý thuyết vừa là khoa học thực nghiệm. Nhận thức lý thuyết được làm phong phú, sâu sắc thêm trên cơ sở thực nghiệm khoa học. Hệ thống các khái niệm, các định nghĩa luôn luôn được đưa vào kiểm chứng trong thực nghiệm, coi đó là ngọn nguồn của sự khái quát hoá. - Xã hội học ứng dụng Xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học vào cuộc sống. Nghiên cứu ứng dụng hướng tới việc để ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của nghiên cứu lí luận nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các cộng đồng xã hội, các tổ chức và quá trình xã hội, các quan hệ xã hội chuyên ngành, Xã hội học sẽ tìm ra được những kết luận chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng hay quá trình đó, từ đó có các giải pháp để kiểm soát, hay nói cách khác để có những quyết sách hay quyết định quản lí xã hội thích hợp. 3.2. Xã hội học đại cương và chuyên ngành - Xã hội học đại cương Xã hội học đại cương được coi là cấp độ cơ bản của hệ thống lý thuyết xã hội học, là khoa học của cái chung nhất, của các quy luật Xã hội học về sự hoạt động và phát triển của xã hội, của sự tương tác tự nhiên, vốn có của các yếu tố hợp thành hệ thống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu và giảng dạy, mức độ “đại cương” thường tác giả trình bày rất khác nhau, không chỉ về cách thức mà
- 18 quan trọng hơn là sự khác nhau về nội dung của các vấn đề được đưa ra để nghiên cứu. Ví dụ: trong cuốn “Nhập môn Xã hội học”, Tony Bilton và các tác giả đã trình bày nội dung của Xã hội học đại cương rất cụ thể với rất nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau như: Các lý thuyết Xã hội học, các kiểu bất bình đẳng xã hội, vấn đề giai cấp, những hình thức phụ thuộc, giới và chủng tộc, gia đình, giáo dục, quyền lực và chính trị, lao động - nghề nghiệp, tín ngưỡng - tôn giáo, sai lệch xã hội, các phương pháp nghiên cứu… Trong khi đó ở Mỹ, Xã hội học đại cương chỉ tập trung trình bày các nội dung: Xã hội học là gì? Cá nhân và xã hội, tổ chức xã hội, phân tầng xã hội, sự biến đổi xã hội. Xã hội học đại cương thường được quan niệm là Xã hội học chuyên về lý luận. - Xã hội học chuyên ngành Xã hội học chuyên ngành hay còn gọi là Xã hội học chuyên biệt - là một bộ phận của Xã hội học, luôn áp dụng các lý luận của Xã hội học đại cương vào nghiên cứu các mặt khác nhau của đời sống xã hội, hay sự vận động và phát triển của xã hội trong một giới hạn phạm vi nhất định như: nông thôn, đô thị, văn hoá, giai cấp, tôn giáo, giới tính… Hiện nay ở một số nước công nghiệp phát triển đã có trên 200 chuyên ngành Xã hội học khác nhau. 3.3. Cơ cấu các ngành Xã hội học Các lý luận Xã hội học chuyên biệt là khâu trung gian gắn lý luận Xã hội học đại cương với việc nghiên cứu Xã hội học, nghiên cứu các hiện tượng của đời sống xã hội. Xã hội học chuyên biệt được phân chia thành các phân ngành sau đây: - Xã hội học lao động; Xã hội học xung đột xã hội; Xã hội học phân tầng xã hội; Xã hội học đô thị; Xã hội học nông thôn; Xã hội học dư luận xã hội; thông tin đại chúng; Xã hội học thanh niên. Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, Xã hội học chuyên biệt được phân chia đến 200 loại khác nhau. Bao gồm bốn phần riêng biệt: + Các yếu tố của Xã hội học gồm:Văn hóa; cấu trúc xã hội; Xã hội học; tương tác xã hội; sự lệch chuẩn; cộng đồng dân cư. + Bất bình đẳng xã hội: Phân tầng xã hội; bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc; vai trò giới tính và bất bình đẳng; lứa tuổi và bất bình đẳng. + Các thể chế xã hội: Gia đình; giáo dục; tôn giáo; hệ thống kinh tế; hệ thống chính trị. + Xã hội biến cách: Tính năng động xã hội; hành vi; các phong trào xã hội; biến đổi xã hội, văn hóa và chuẩn mực xã hội. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH Câu hỏi ôn tập
- 19 Câu 1: Trình bày khái quát sự ra đời và các giai đoạn phát triển của Xã hội học. Câu 2: Anh chị hãy phân tích làm rõ đối tượng nghiên cứu của Xã hội học. Câu 3: Nêu cơ cấu Xã hội học - phân loại Xã hội học Thực hành 1. Mục đích, yêu cầu a. Mục đích - Củng cố các kiến thức lý thuyết đã được học; - Rèn luyện kĩ năng cho người học khi áp dụng các kiến thức vào các tình huống thực tiễn. - Tăng cường kĩ năng làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác giữa người dạy với người học và giữa người học với nhau b.Yêu cầu - Nắm vững lý thuyết, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nội dung thực hành theo phân công. - Tiến hành nghiêm túc, đảm bảo thời gian, đúng nội dung. 2. Phương tiện thảo luận Giấy A4, bút màu, máy tính xách tay 3. Nội dung thảo luận Có quan điểm cho rằng: Xã hội học là khoa học góp phần hoàn thiện thế giới quan, đồng thời góp phần hoàn thiện công nghệ quản lý cho người cán bộ lãnh đạo - quản lý. Anh (chị) hãy phân tích, luận giải quan điểm trên. 4. Cách tiến hành - Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên tiến hành chia nhóm (mỗi nhóm không quá 6 người); các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký, người trình bày và giao nhiệm vụ để các nhóm về nhà chuẩn bị. - Nội dung: mỗi nhóm chuẩn bị nội dung như câu hỏi yêu cầu - Các nhóm tiến hành làm việc và trình bày kết quả trên tính cá nhân bằng phần mềm Powerpoint 5. Báo cáo kết quả và đánh giá (thực hiện vào tiết học đầu tiên của buổi học kế tiếp), với các bước tiến hành: - Giảng viên nêu lại mục đích, yêu cầu của tiết thực hành và nhắc lại nội dung nhiệm vụ của mỗi nhóm - Các nhóm trình bày kết quả thực hành đã chuẩn bị ở nhà theo các bước - Các nhóm tiến hành nhận xét lẫn nhau - Giảng viên nhận xét, đánh giá, kết luận YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP *Nội dung đánh giá:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn Công tác xã hội với người nghèo: Phần 1
66 p | 331 | 77
-
Giáo trinh xã hội học giáo dục part 8
13 p | 202 | 76
-
Giáo trình Xã hội học (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
121 p | 52 | 9
-
Giáo trình Tâm lý học xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
78 p | 16 | 8
-
Giáo trình Điều tra xã hội học (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 39 | 7
-
Giáo trình Điều tra xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
89 p | 22 | 7
-
Giáo trình Điều tra xã hội học (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
66 p | 41 | 6
-
Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lí dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập
4 p | 177 | 6
-
Giáo trình Kỹ năng sống (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
109 p | 38 | 6
-
Giáo trình Xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
111 p | 11 | 5
-
Giáo trình Kỹ năng sống (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
89 p | 12 | 5
-
Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương
40 p | 33 | 4
-
Giáo trình Kỹ năng sống (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
38 p | 43 | 4
-
Giáo trình Xã hội học (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
32 p | 33 | 4
-
Giáo trình Hành chính học (Nghề: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
99 p | 13 | 4
-
Giáo trình Điều tra xã hội học (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
68 p | 7 | 4
-
Nghiên cứu các vấn đề về xã hội học: Phần 2
99 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn