Giáo trình Xử lý sự cố thiệt bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
lượt xem 4
download
Giáo trình Xử lý sự cố thiệt bị cơ điện cung cấp cho người học những kiến thức như: Hư hỏng phần cơ; Hư hỏng phần điện; Các lỗi hỏng, cháy động cơ khi vận hành động cơ do người sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Xử lý sự cố thiệt bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
- TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XỬ LÝ SỰ CỐ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN NGHỀ: BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 185 /QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2
- LỜI GIỚI THIỆU Đất nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nền kinh tế đang trên đà phát triển, việc sử dụng các thiết bị điện, khí cụ điện trong sản xuất công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu đặc tính, kết cấu, tính toán lựa chọn rất cần thiết cho sinh viên học ngành Điện. Ngoài ra, việc cập nhật thêm các kiến thức về công nghệ mới đang không ngừng cải tiến và nâng cao các thiết bị đện là vô cùng cần thiết. Với một vai trò vô cùng quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào tạo, chương trình môn học nghề Bảo trì thiết bị cơ điện của Trường Cao đẳng nghề Dầu khí. Chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Xử lý sự cố thiệt bị cơ điện gồm 3 bài với những nội dung cơ bản như sau: Bài 1: Hư hỏng phần cơ Bài 2: Hư hỏng phần điện Bài 3: Các lỗi hỏng, cháy động cơ khi vận hành động cơ do người sử dụng Giáo trình Xử lý sự cố thiết bị cơ điện được biên soạn phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và là tại liệu học tập của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Dầu khí. Do chuyên môn và thời gian có hạn nên không tránh khởi những thiếu sót, vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn sách có chất lượng cao hơn. Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6, năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Lê Cương 2. Ninh Trọng Tuấn 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4. Trang 3
- MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.................................................................................................. 3 2. Mục lục .......................................................................................................... 4 3. Giáo trình mô đun: xử lý sự cố thiết bị cơ điện ............................................... 5 4. Bài 1: hư hỏng phần cơ................................................................................. 10 5. Bài 2: hư hỏng phần điện .............................................................................. 31 6. Bài 3: các lỗi hỏng, cháy động cơ khi vận hành động cơ do người sử dụng . 62 Trang 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: XỬ LÝ SỰ CỐ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN 1. Tên mô đun: Xử lý sự cố thiết bị cơ điện. 2. Mã mô đun: KTĐ19MĐ67 Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) Số tín chỉ: 03 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun xử lý sự cố thiết bị cơ điện là một trong các mô đun bắt buộc ở danh mục các mô đun đào tạo nghề bảo trì thiết bị cơ điện. - Tính chất: Mô đun xử lý sự cố thiết bị cơ điện mang tính tích hợp 4. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Xác định được các sự cố hay xảy ra trong thiết bị cơ điện. - Kỹ năng: + Tìm hiểu được nguyên nhân xảy ra sự cố + Đưa ra được biện pháp khắc phục - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tỷ mỉ, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng Lý thực tập/ MH/MĐ/HP chỉ số thu thí nghiệm/ LT TH yết bài tập/ thảo luận Các môn học I 21 435 157 255 15 8 chung/đại cương MHCB19MH02 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 MHCB19MH04 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 MHCB19MH06 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 Giáo dục quốc phòng và MHCB19MH08 4 75 36 35 2 2 An ninh MHCB19MH10 Tin học 3 75 15 58 0 2 TA19MH02 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0 Các môn học, mô đun II chuyên môn ngành, 59 1470 391 1011 26 42 nghề Trang 5
- Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng Lý thực tập/ MH/MĐ/HP chỉ số thu thí nghiệm/ LT TH yết bài tập/ thảo luận Môn học, mô đun cơ II.1 23 465 208 234 14 9 sở An toàn vệ sinh lao ATMT19MH01 2 30 26 2 2 0 động CK19MH01 Vẽ kỹ thuật 1 2 45 14 29 0 2 KTĐ19MĐ16 Khí cụ điện 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 Đại cương thiết bị cơ KTĐ19MH9 2 30 28 0 2 0 điện KTĐ19MH11 Điện kỹ thuật cơ bản 3 45 42 0 3 0 TBCĐ19MĐ03 Gia công nguội cơ bản 3 75 14 58 1 2 TĐH19MĐ14 Điều khiển điện khi nén 3 60 28 29 2 1 Môn học, mô đun II.2 chuyên môn ngành, 36 1005 183 777 12 33 nghề KTĐ19MĐ50 Thực tập điện cơ bản 1 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 KTĐ19MĐ58 Trang bị điện 2 2 45 14 29 1 1 Xử lý sự cố thiết bị cơ KTĐ19MĐ67 3 60 28 29 2 1 điện KTĐ19MĐ5 Bảo trì máy điện 4 90 28 58 2 2 KTĐ19MĐ4 Bảo trì mạch điện 3 75 14 58 1 2 Bảo trì hệ thống truyền TBCĐ19MĐ02 3 75 14 58 1 2 động cơ khí Bảo trì hệ thống truyền KTĐ19MĐ3 3 75 14 58 1 2 động điện Bảo trì hệ thống bôi TBCĐ19MĐ01 3 75 14 58 1 2 trơn làm mát. KTĐ19MĐ54 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 KTĐ19MĐ20 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 0 129 0 6 Tổng cộng: 80 1905 548 1266 41 50 Trang 6
- 5.2. Chương trình khung chi tiết Mô đun: Thời gian (giờ) Thực hành, thí Kiểm tra Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý nghiệm, TT số thuyết thảo luận, bài LT TH tập 1 Bài 1: Hư hỏng phần cơ 1.1 Cách kiểm tra và khắc phục khi bị khô dầu 15 7 7 1 0 1.2 Cách kiểm tra và khắc phục khi bị sát cốt 2 Bài 2: Hư hỏng phần điện 2.1 Điều chỉnh tốc độ 15 7 7 1 0 2.2 Đứt dây quấn 3 Bài 3: Các lỗi hỏng, cháy động cơ khi vận hành động cơ do người sử dụng 3.1 Động cơ bị cháy do quá tải 3.2 Động cơ bị mất pha 30 14 15 0 1 3.3 Motor hỏng do làm việc trong môi trường quá nóng 3.4 Một vài lỗi trong quá trình sản xuất hoặc quấn lại Motor Tổng Cộng: 60 28 29 2 1 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: - Xưởng thực hành. - Nguồn điện 3 pha. 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Trang bị BHLĐ nghề điện. - Máy biến áp, động cơ ba pha. 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: + Dụng cụ: - Dụng cụ lắp đặt nghề điện (Kìm, kìm ép cốt, tuốcnơvít, clê tuýp...). - Khoan tay, máy bắn vít, mũi khoét kim loại. + Nguyên vật liệu: - Dây điện phù hợp với yêu cầu mạch điện. Trang 7
- - Ghen hộp, Vít nở, bu lông ốc vít nhỏ, Các loại cầu, hộp đấu dây. - Băng cách điện, ghen thuỷ tinh, đầu số dấu, dây buộc. - Đầu cốt đúng chủng loại theo cỡ dây. + Học liệu: - Bản vẽ nguyên lý, và đi dây của các mạch điện. - Bản vẽ sơ đồ lắp đặt và bố trí thiết bị, Catalog thiết bị, Tài liệu định mức dự toán lắp đặt. - Tài liệu hướng dẫn lắp đặt, Bảng danh mục thiết bị, vật tư. Sổ ghi chép, bút, máy tính. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Kiểm tra thường xuyên: - Số lượng bài: 01. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. 7.2. Kiểm tra định kỳ: - Số lượng bài: 03, trong đó kiểm tra LT: 01, kiểm tra TH: 02. - Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Hình thức kiểm Nội dung kiến STT Bài kiểm tra Thời gian tra thức 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1 45÷60 phút 2. Bài kiểm tra số 2 Lý thuyết Bài 2 45÷60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 3 60÷120 phút 7.3. Thi kết thúc mô đun: Lý thuyết và thực hành. - Hình thức thi: trắc nghiệm/tự luận/vấn đáp và thực hành: lập trình PLC/tiểu luận/bài tập lớn. - Thời gian thi: + Trắc nghiệm: 45÷60 phút. + Thực hành: 60÷120 phút. 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình môdun xử lý sự cố thiết bị cơ điện được xây dựng từ kết quả của quá trình phân tích nghề bảo trì thiết bị cơ điện. 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: Trang 8
- - Đối với giáo viên, giảng viên: Mô đun này mang tính tích hợp vì vậy cần phải kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy xong chủ yếu dùng phương pháp bốn bước có như vậy mới đạt được hiệu cao. - Đối với người học: Modun này luyện tập cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng phát hiện và khắc phục các hư hỏng thường gặp, trong các loại thiết bị điện công nghiệp. 8.3. Những trọng tâm cần chú ý: Trong mô đun này cần lưu ý cho học sinh phần nguyên lý cấu tạo của các thiết bị điện công nghiệp và phương pháp sửa chữa. 9. Tài liệu tham khảo: - [1]. Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng - Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2000. - [2]. Thiết kế cấp điện - Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tầm - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2000. - [3]. Sách tra cứu về cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp. Tập 1 và tập 2 - Nhà xuất bản Mir, Maxcơva. Sách dịch. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1981. - [4]. Cung cấp điện trong trong các lĩnh vực kinh tế quốc dân - Đặng Ngọc Dinh, Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Đình Hào - Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp 1987. Trang 9
- BÀI 1: HƯ HỎNG PHẦN CƠ GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài hướng dẫn về cách nhận biết và kiểm tra, khắc phục sự cố thiết bị khô dầu để người học có được kiến thức và kỹ năng cần thiết. MỤC TIÊU CỦA BÀI 1: Về kiến thức: + Nhận biết được được nguyên nhân thiết bị khô dầu Về kỹ năng: + Kiểm tra và khắc phục được sự cố khi bị khô dầu + Kiểm tra và khắc phục được sự cố khi bị sát cốt Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng trang bị điện, phòng máy điện. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1: - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra Kiểm tra định kỳ thực hành: không có NỘI DUNG BÀI 2: Trang 10
- I. Cách kiểm tra và khắc phục khi bị khô dầu: Khi ổ bạc bị khô dầu, động cơ khởi động nặng nề hoặc khi động cơ làm việc thấy có tiếng kêu không bình thường phát ra ở ổ đỡ *Cách kiểm tra và cách khắc phục Ngắt điện, dùng tay quay thử thấy trục động cơ quay không trơn, lấy vít dầu sạch tra vào ổ đỡ trước và sau thông qua lỗ tra dầu của ổ đỡ. Trong khi tra nên quay trục để dầu lan đều trong ổ đỡ, mỗi ổ đỡ chỉ nên tra từ 5 đến 10 giọt đủ thấm dầu cho toàn bộ ổ đỡ, tra dầu xong cần lau sạch phần dầu tràn ra ngoài nhằm tránh không cho dầu dính vào dây quấn. Nếu tình trạng ổ đỡ do quá lâu chưa lau chùi, bảo dưỡng dầu, mỡ bị khô cùng với bụi bẩn làm trục dộng cơ quay nặng nề cần phải tháo hai đầu bịt stato để lộ ổ đỡ ra ngoài. Khi tháo cần xem xét kỹ các chi tiết có liên quan và cẩn thận tháo từng chi tiết một. Chi tiết nào có liên quan đến phần nối dây dẫn đưa điện vào cần tháo nhẹ nhàng và dùng dây cố định chi tiết đó để làm dây không bị đứt, gãy khi tiến hành các thao tác khác Khi ổ đỡ đã lộ ra, nhỏ ít dầu hoả để dầu, mỡ đã khô tan ra dùng giẻ sạch lau sạch dầu, mỡ bẩn trên ổ đỡ cũng trên trục. Sau khi làm sạch phần ổ đỡ và trục tiến hành tra dầu, mỡ mới cho chúng. Việc lắp ráp thực hiện theo trình tự ngược lại khi tháo: Chi tiết nào tháo trước thì lắp sau, chi tiết nào tháo đầu tiên thì lắp cuối cùng. Sau khi lắp lại hoàn chỉnh cần kiểm tra lại lần cuối xem các ốc vít đã được lắp chặt chưa, quay thử trục xem trục có trơn không, dây nối vào động cơ có bị gãy đứt hoặc xây sát phần cách điện không. Quay thử trục quay xem có nhẹ nhàng không, nếu trục quay thấy nặng chứng tỏ việc lắp hai mặt bịt ổ đỡ chưa phù hợp nên có hiện tượng lệch tâm, nới các vít, điều chỉnh vị trí mặt bịt đầu và xiết lại. Việc kiểm tra hoàn tất mới đóng điện cho động cơ làm việc. II. Cách kiểm tra và khắc phục khi bị sát cốt Ta biết giữa Rôto và Stato có khe hở, khe hở này càng nhỏ càng tốt. Do vạy do ổ đỡ bị mòn hoặc trục đỡ cong vì một va chạm mạnh nào đó sẽ gây ra tình trạng: khi rôto quay có phần nào đó của rôto chạm vào stato phát ra tiếng kêu, nhìn vào trục động cơ thấy trục động cơ bị đảo - hiện tượng đó gọi là hiện tượng sát cốt. Hiện tượng sát cốt nếu không được khắc phục ngay sẽ làm động cơ chóng bị hư hỏng nghiêm trọng. *Cách khắc phục Kiểm tra bạc đỡ hoặc vòng bi: dùng tay cầm ổ đỡ và lắc ngang, nếu là bạc đỡ sẽ thấy độ “dơ” ngang của bạc trục, nếu là vòng bi sẽ thấy vòng ngoài của bi “dơ” ngang với các viên bi bên trong. Nếu kiểm tra thấy chúng bị “dơ” nhiều chứng tỏ hiện tường sát cốt do chúng gây lên thay bạc đỡ hoặc vòng bi mới đúng chủng loại Nếu ổ đỡ không bị “dơ”, phải kiểm tra xem trục rôto có bị cong vênh không? Việc kiểm tra và nắn lại trục là việc khó khăn, phải nhờ dụng cụ chuyên dùng mới khắc phục. III. Thực hành tháo lắp động cơ *Tháo động cơ: Trang 11
- Tháo động cơ phải thực hiện theo các bước: 1. Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết và thùng để dựng các phần tháo. 2. Đánh dấu ở trên nắp máy và trên Stator để tránh nhằm lẫn sau này. 3. Tháo nắp bảo vệ quạt gió. 4. Tháo các ốc bắt nắp động cơ. 5. Dùng 2 tuốc – nơ – vít lớn đồng thời bẩy nắp máy ra khỏi thân Stator. 6. Nếu một bên nắp máy đã được tháo ra khỏi Stator, thì có thể đập nhẹ hoặc ấn vào trục (bằng búa nhựa) để lấy phần nắp máy còn lại ra khỏi Stator. 7. Lấy phần quay (trục, rotor) cùng với nắp máy còn lại ra khỏi stator. 8. Tất cả các phần được thu để vào thùng. + Thay bạc đạn cho động cơ - Rửa sạch mặt tiếp xúc của trục với vòng bi bằng dầu. - Lau sạch trục và kiểm tra sao cho trên bề mặt không còn một vết gợn, sau đó bôi một lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng. - Luộc bạc đạn trong dầu khoáng chất tinh khiết ở nhiệt độ 70-80 độ C. Trang 12
- - Lắp vòng bi vào trục khi vẫn ở trạng thái nóng 70-80 độ C. Đưa dần bạc đạn vào trục bằng ống đồng có đáy kín lồi hoặc cảo. - Sau khi lắp xong động cơ điện phải quay nhẹ và êm tay. *Các loại bạc đạn thông dụng hiện nay 1. Bạc đạn cầu (1 hàng bi) Có bán kính vừa phải, trục nhẹ. Tải hướng kính cho cả 2 phía. Chịu tốc độ cao, momen giảm VD: 6000, 6200, 6300, … và 2 hàng bi: VD: 4205, 4305, … Ứng dụng: sử dụng phổ biến, động cơ điện, hộp số, bơm, máy nén khí, tự động hóa, máy phát điện xoay chiều, bộ khởi động, quạt, động cơ ABS, … 2. Bạc đạn ốc bích (1 dãy) Tải hướng kính và dọc trục cho cả 2 phía. Những góc tiếp xúc: A (25⁰ -30⁰), B(40⁰), C(15⁰). Tải dọc trúc lớn hơn bạc đạn cầu, tải hướng kính giảm. Làm việc với khe hở hoặc độ vôi. Ghép đôi có 3 loại (BD, DT, DF) VD: 7000, 7200, 7300, 7412… Ứng dụng: Máy bơm, máy nén khí, thiết bị thổi, động cơ điện, Máy phát điện, máy phay, máy tiện, Trục quay, … 3. Bạc đạn ốc bích (2 dãy bi) Trang 13
- Tương ứng với 2 loại bạc đạn lưng đối lưng. Tiêu chuẩn và năng suất thiết kế cực đại. Loại trống và có nắp Tải hướng kính tương đương 1.7 lần bạc đạn 1 hàng bi. Điều hòa tải hướng kính và dọc trục cho cả 2 phía. Giảm chiều rộng cần thiết trên 2 bạc đạn tiếp xúc góc. VD: 5205, 5305, … Ứng dụng : Bơm ly tâm, Động cơ điện, Thiết bị thổi và Quạt,… 4. Bạc đạn nhào tròn Tải hướng kính vừa phải, tải dọc trục thấp. Tốc độ cao, độ lệch tâm cho phép lớn. Sử dụng phổ biến VD: 1200, 2200, 2305, … 5. Bạc đạn chà (bi cầu) Được thiết kế dùng cho tải dọc trục cao Không phù hợp với tải hướng kính Có 2 loại chà 1 tầng và 2 tầng bi VD: 51105, 51205, 51304, … Ứng dụng: Những cầu trục, mặt xoay (sàn xoay) 6. Bạc đạn đũa Khả năng chịu tốc độ cao (có thể so sánh với bạc đạn cầu) Trang 14
- Có vòng ngoài và vòng trong Có 5 loại 1 hàng bi: NU, NJ, NF, N, NUP Có 2 loài hàng bi: NNU, NN Ứng dụng: động cơ điện lớn, hộp giảm tốc, máy ép, trục quay, … 7. Bạc đạn nhào cà na : Khả năng chịu tải cao Tải hướng kính cao, tải dọc trục vừa phải Tốc độ vừa phải, cho phép độ lệch tâm trong giới hạn khả năng qui định Thiết kế thích hợp tải hướng kính và dọc trục, lỗ thẳng hoặc cone Ứng dụng: Nhà máy thép, Giấy, Máy đúc liên tục, Thiết bị trộn bê tông, Quạt thổi, Quạt, hộp số, Máy ép, … 8. Bạc đạn cone ( 1 hàng bi và 2 hàng bi ) : Thiết kế cho tải trọng nặng hướng kính và dọc trục trong cùng 1 hướng (có thể tách vòng trong và vòng ngoài) ; có hệ inch và hệ mét Vòng ngoài hình chén (cup), vòng trong hình nón (cone) VD: 30207,32007, 32207, 32307, … Ứng dụng: Chuyền tải, Hộp giảm tốc, Máy nghiền, Máy vận chuyển không tải tự động và dây chuyền tải nặng, những trục bánh xe đường sắt 9. Bạc đạn chà (bi đũa, bi cà na) – Bi đũa, bi cà na thì tốc độ thấp hơn bi tròn – Ứng dụng: những máy bơm có độ sâu lớn, máy ép khuôn nhựa, bơm ly tâm lớn, những cái khích nâng hạ 10. Gối đỡ : Trang 15
- – Gồm vỏ (gối đỡ) và ruột (vòng bi) có thể tháo rời và lắp lẫn (tự lựa vòng ngoài). – Một số loại thường gặp: UCP, UCF, UCFL, UCT, UCFC, … – Sử dụng rất phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1: 2.1 Cách kiểm tra và khắc phục khi bị khô dầu. 2.2 Cách kiểm tra và khắc phục khi bị sát cốt. CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1: Bài tập 1: Thực hành bảo dưỡng phần cơ động cơ điện 1 pha? Hướng dẫn: Bước 1: Xác định nguyên nhân hư hỏng phần cơ: - Không khởi động được động cơ hoặc động cơ quay chậm do hỏng tụ điện - Động cơ hoạt động có tiếng ồn lớn do bi đỡ trục mòn hoặc vỡ. - Động cơ không hoạt động do hỏng stator, rotor. Bước 2: Làm sạch bên ngoài động cơ: - Làm sạch nắp trước: Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp trước của động cơ - Làm sạch nắp sau: Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài nắp sau của động cơ Trang 16
- - Làm sạch vỏ stator: Dùng giẻ lau làm sạch bên ngoài stator của động cơ Bước 3: Bảo dưỡng bi đỡ trục rotor - Tháo nắp trước: Dùng tuốc nơ vít tháo các vít bắt nắp trước với stator Trang 17
- - Tháo nắp sau: Dùng tuốcnơvít tháo nắp hộp bảo vệ quạt gió - Dùng tuốc nơ vít tháo các vít bắt nắp sau với stator: Trang 18
- + Tháo nắp chắn mỡ ổ bi: Dùng dụng cụ chuyên dùng cạy nắp chắn mỡ ra khỏi áo bi Chú ý: vị trí cạy và tránh biến dạng nắp chắn mỡ + Làm sạch ổ bi:Dùng giẻ lau làm sạch bên trong và bên ngoài ổ bi, làm sạch mỡ cũ Trang 19
- + Tra mỡ mới vào ổ bi: Vừa bôi mỡ vừa ép chặt mỡ vào trong vòng bi + Lắp nắp chắn mỡ ổ bi: Đặt nắp chắn mỡ vào ổ bi đúng chiều Dùng tay ép đều nắp chắn mỡ vào ổ bi sao cho nắp chắn mỡ vào khớp với áo bi. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ
30 p | 251 | 34
-
Giáo trình Xử lý nước thải (Tái bản): Phần 2
105 p | 132 | 34
-
Giáo trình Xử lý khắc phục sự cố máy chính - MĐ06: Máy trưởng tàu cá hạng 4
79 p | 114 | 19
-
Giáo trình Xử lý tình huống và thủ tục khẩn cấp (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
56 p | 23 | 8
-
Giáo trình Xử lý sự cố thiết bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
69 p | 13 | 5
-
Giáo trình Xử lý sự cố thiết bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
69 p | 19 | 5
-
Giáo trình phân tích khả năng xử lý sự cố spaning system trong mạng chuyển mạch p7
6 p | 82 | 4
-
Giáo trình Xử lý sự cố thiệt bị cơ điện (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
69 p | 12 | 4
-
Giáo trình Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí (Nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí - TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
35 p | 11 | 4
-
Giáo trình Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
103 p | 29 | 4
-
Giáo trình Chuẩn đoán xử lý sự cố thiết bị cơ khí (Nghề: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
35 p | 50 | 4
-
Giáo trình phân tích khả năng xử lý sự cố spaning system trong mạng chuyển mạch p8
6 p | 83 | 4
-
Giáo trình Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố hệ thống điện điều khiển (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 23 | 3
-
Giáo trình Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố hệ thống điện điều khiển (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
149 p | 27 | 3
-
Giáo trình Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố (Nghề Sửa chữa điện máy công trình - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
127 p | 17 | 3
-
Giáo trình Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
100 p | 24 | 2
-
Giáo trình Xử lý tín hiệu số 2: Phần 2
130 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn