intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Y học cổ truyền - phục hồi chức năng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:192

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Y học cổ truyền – phục hồi chức năng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức về: Học thuyết âm dương; Học thuyết ngũ hành; Học thuyết tạng tượng; Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Y học cổ truyền - phục hồi chức năng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH TÊN MÔ ĐUN:Y HỌC CỔ TRUYỀN – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 Lưu hành nội bộ 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi mục đích khác mang tính chất lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm LỜI GIỚI THIỆU Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp chặt chẽ giữa YHHĐ với YHCT trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Để thực hiện tốt chủ trương này, ngay từ thập niên 60-70 của thế kỷ trước, bộ môn YHCT đã được đưa vào giảng dạy trong các trường Trung cấp và Đại học chuyên ngành Y. Như chúng ta đã biết nền Y học cổ truyền Việt Nam đã tồn tại và đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước từ rất lâu. Do vậy, kết hợp chặt chẽ giữa Đông y -Tây y để xây dựng nền Y học mang đặc thù Việt Nam là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phát huy được đặc điểm về vị trí địa lý của Việt Nam; vì nước ta vốn là một đất nước có khí hậu nhiệt đới, với nhiều cây con có thể sử dụng để làm dược liệu. Trong nhiều thập kỷ gần đây, YHCT phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã được nhiều nước, nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới quan tâm nghiên cứu, ứng dụng; trên cơ sở đó người ta đã phát hiện ra nhiều tính ưu việt của nền YHCT, ví dụ như: thuốc YHCT đa phần là triết xuất từ thảo mộc nên khá an toàn cho người sử dụng, rất phù hợp cho người già vì mắc nhiều bệnh mãn tính cùng lúc và phải điều trị trong một thời gian dài, trong khi chức năng gan thận theo thời gian đã suy kém. Các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT như châm cứu, nhĩ châm, xoa bóp-bấm huyệt, dưỡng sinh, … dễ thực hành, ít tai biến và cũng rất có giá trị trong phòng và chữa bệnh,… Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp . Thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn giáo trình Pháp luật tổ chức y dành riêng cho người học trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình bao gồm các bài sau: Bài1: Học thuyết âm dương Bài 2:Học thuyết ngũ hành Bài 3:Học thuyết tạng tượng Bài 4: Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền Bài 5: Tứ chuẩn Bài 6: Bát cương – Bát pháp Bài 7:Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác Bài 8: Đại cương đông dược và một số nhóm thuốc tiêu biểu 2
  3. Bài 9:Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và cách phòng ngừa tàn tật Bài 10:Một số phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thường dùng Bài 11: Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên và thân kinh tủy sống Bài 12: Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nữa người Bài 13: Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp Bài 14: Phục hồi chức năng bệnh nhân bị não Bài 15: Phục hồi chức năng và các trường hợp gãy xương Bài 16: Nhận biết đường đi của 12 đường kinh và 2 mạch nhâm đốc trên tranh, trên người,xác định 3 nguyết trên mỗi đường kinh. Bài 17:Kỹ thuật châm cứu Bài 18:Nhận dạng thuốc đông dược Bài 19: Kỹ thuật vận động trị liệu Bài 20: Kỹ thuật điện trị liệu Bài 21: Kỹ thuật xoa bóp trị liệu Bộ môn Y học Dự phòng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Y và tất cả các thành viên hội đồng đã tạo điều kiện hoặc góp phần để giáo trình sớm đến tay bạn đọc. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Bên cạnh đó, trong quá trình biên soạn chắc chắn về nội dung và hình thức sẽ không thể hoàn hảo và đầy đủ như mong muốn. Bộ môn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp cho giáo trình của các đồng nghiệp và bạn đọc. Cà Mau, ngày tháng năm 20 Tham gia biên soạn Chủ biên: Bs Nguyễn Hồng Quân 1. Bs. Dương Văn Ngữ 3
  4. MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu Trang 2 2. Mục lục 4 3. Giáo trình mô đun 5 4. Bài 1.học thuyết âm –dương và ứng dụng trong y học cổ truyền 13 5. Bài 2: Học thuyết ngũ hành 20 6. Bài 3: Học thuyết tạng tượng 27 7. Bài 4: Nguyên nhân gây bệnh y học cổ truyền 37 8. Bài 5: Tứ chuẩn 49 9. Bài 6: Bát cương – Bát pháp 58 10. Bài 7: Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng 72 thuốc khác 11. Bài 8: Đại cương đông dược và một số nhóm thuốc tiêu biểu 85 12. Bài 9: Đại cương vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và cách 107 phòng ngừa tàn tật 13. Bài 10: Một số phương pháp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng 11 thường dùng 14. Bài 11: Phục hồi chức năng tổn thương thần kinh ngoại biên và 130 thân kinh tủy sống 15. Bài 12: Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nữa người 139 16. Bài 13: Phục hồi chức năng trong các bệnh hô hấp 151 17. Bài 14: Phục hồi chức năng bệnh nhân bị não 161 18. Bài 15: Phục hồi chức năng và các trường hợp gãy xương 170 19. Bài 16: Nhận biết đường đi của 12 đường kinh và 2 mạch nhâm 172 đốc trên tranh, trên người,xác định 3 nguyết trên mỗi đường kinh 20. Bài 17. Kỹ thuật châm cứu 181 21. Bài 18:Nhận dạng thuốc đông dược 189 22. Bài 19: Kỹ thuật vận động trị liệu 193 23. Bài 20: Kỹ thuật điện trị liệu 199 24. Bài 21: Kỹ thuật xoa bóp trị liệu GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1.Tên mô đun: Y HỌC CỔ TRUYỀN- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 2.Mã mô đun:MH 38 3.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1.Vị trí: Học kỳ IV 3.2.Tính chất: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.3.Ý nghĩa và vai trò: Học phần này cung cấp cho sinh viên kiến thức về Y học cổ truyền- phục hồi chức năng. Trên cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức 4
  5. đã học trong học phần này vào việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. 4.Mục tiêu mô đun: 4.1. Kiến thức: A1. Trình bày được Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm - Dương, ngũ hành, tạng tượng, nguyên nhân gây bệnh,tứ chuẩn, bát cương, bát pháp, kinh lạc, huyệt vị… A2. Trình bày được kiến thức cơ bản về dân số và sức khỏe. A3. Trình bày được các khái niệm cơ bản về VLTL- PHCN,các kỹ thuật phục hồi ở một số bệnh thường gặp 4.2.Kỹ năng: B1. Vận dụng được những kiến thức cơ bản của y học cổ truyền vào việc chăm sóc, bảo vệ, phòng và nâng cao sức khỏe cho người bệnh B2.Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tại gia đình và cộng đồng. B3. Hướng dẫn được người nhà và bệnh nhân các bài tập VLTL - PHCN để bệnh nhân tự tập tại giường bệnh, tại nhà. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. . Có ý thức kỷ luật trong học tập, có tinh thần tự giác trong học tập C2. Thực hành nghề nhiệp theo pháp luật, tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. C3. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 5.Nội dung của môn học TÊN BÀI SỐ GIỜ TT GIẢN Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra G Bài1: Học 1. thuyết âm 2 2 0 0 dương Học thuyết 2 0 2. 2 0 ngũ hành Học thuyết 2 0 3. tạng tượng 2 0 5
  6. Nguyên nhân 2 0 gây bệnh y 4. học cổ 2 0 truyền 5. Tứ chuẩn 2 2 0 0 Bát cương – 2 0 6. Bát pháp 2 0 Châm cứu và 2 0 các phương pháp chữa 7. 2 1 bệnh không dùng thuốc khác Đại cương 2 0 đông dược 8. và một số 2 0 nhóm thuốc tiêu biểu Đại cương 2 0 vật lý trị liệu – Phục hồi 9. chức năng và 2 0 cách phòng ngừa tàn tật Một số 2 0 phương pháp vật lý trị liệu 10. – Phục hồi 2 0 chức năng thường dùng Phục hồi 2 0 chức năng tổn thương 11. thần kinh 2 0 ngoại biên và thân kinh tủy sống Phục hồi 2 0 chức năng 12. bệnh nhân 2 0 liệt nữa người Phục hồi 2 0 chức năng 13. trong các 2 0 bệnh hô hấp 6
  7. Phục hồi 2 0 chức năng 14. bệnh nhân 2 1 baị não Phục hồi 2 0 chức năng và 15. các trường 2 0 hợp gãy xương Nhận biết đường đi của 12 đường kinh và 2 mạch nhâm đốc trên 16. tranh, trên 5 0 5 0 người,xác định 3 nguyết trên mỗi đường kinh. Kỹ thuật 0 17. châm cứu 5 0 5 Nhận dạng 0 18. thuốc đông 5 0 5 dược Kỹ thuật vận 0 19. động trị liệu 5 0 5 Kỹ thuật 0 20. điện trị liệu 5 0 5 Kỹ thuật xoa 0 21. bóp trị liệu 5 0 5 TỔNG 45 30 15 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác:Người học tìm hiểu thực tế bệnh viện nơi tham gia thực tập, thực tế. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. 7
  8. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra SSố Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, 1 Sau 10 giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, B3, Báo cáo C1, C2 Định kỳ Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 1 Sau 25 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Kết thúc môn Viết trắc nghiệm A1, A2, A3, A4, A5, 1 Sau 30 giờ học B1, B2, B3, B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:Đối tượng Cao đẳng điều dưỡng. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. 8
  9. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. Trường Đại Học Y Hà Nội, (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 2. Ths. Ngô Anh Dũng, (2008), Y lý Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học. 3. PGS.TS. Phan Quan Chí Hiếu, (2007), Châm cứu học, Nhà xuất bản y học. 2. Ngô Thế Vinh và các tác giả, (1983), Y học phục hồi, Nhà xuất bản y học. BÀI 1.HỌC THUYẾT ÂM –DƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN  GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về học thuyết âm –dương và ứng dụng trong y học cổ truyền để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương. - Trình bày và phân tích được ý nghĩa của 4 quy luật cơ bản của học thuyết Âm Dương. 9
  10. - Trình bày và phân tích được những áp dụng của học thuyết âm dương, trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị. - Nhận thức được tính cơ bản của học thuyết Âm Dương trong hệ thống lý luận của YHCT.  Về kỹ năng: - Phân tích được những tác động của học thuyết âm –dương đến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn củahọc thuyết âm –dương trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: 10
  11.  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNGBÀI 1 1. Học thuyết âm dương: 1.1. định nghĩa: Học thuyết Âm Dương cho rằng: bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có 2 mặt Âm và Dương đối lập mà lại thống nhất với nhau. Hai mặt này tác động lẫn nhau, vận động không ngừng là nguồn gốc của sự sinh trưởng, biến hóa và tiêu vong của sự vật. Thầy thuốc ngày xưa đã vận dụng phương pháp tư tưởng này để tìm hiểu những quy luật của sinh lý cơ thể, những quy luật biến hóa của bệnh tật và để chỉ đạo cho điều trị bệnh nhân. Thiên Âm Dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn nói: “Âm Dương là quy luật của trời đất, là kỷ cương của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là đầu mối của sự sống chết, là chỗ ở của thần minh, chữa bệnh cần tìm đến gốc của Âm Dương”. 1.2. Khái niệm cơ bản về âm dương: Trong thực tiễn sinh hoạt của nhân loại, nhận thức về thế giới vật chất bắt đầu từ hiện tượng tự nhiên, phát hiện được vũ trụ là một chỉnh thể thống nhất, biến hóa, vận động không ngừng: trời vận động, đất cũng vận động, muôn sự, muôn vật trong vũ trụ đều vận động. Không có vận động thì không có gì hết. Sách Tố Vấn nói: “Vật sinh ra được là chỗ Hóa, vật phát triển đến mức cùng cực được là nhờ ở Biến. Hóa là nguồn gốc của sự tác động lẫn nhau, có cái sinh ra và cái mất đi, sự sinh ra và mất đi dựa vào nhau, ẩn náu trong sự vận động. Vận động không ngừng thì là Biến vậy”. Từ chỗ vật sinh ra đến chỗ vật phát triển đến mức cao nhất của sự vật này thì phát sinh ra một sự vật khác; trong quá trình từ Hóa đến Biến thì một mặt có sự vật cũ hủy hoại đi, lại có một sự vật mới hình thành; trong lúc sự vật đã chín muồi thì đã có nhân tố tiêu vong nằm trong đó; trong sự vật cũ hư hỏng đi thì cũng chứa đựng mầm mống mới sinh ra, cứ thay đổi mới cũ không ngừng như vậy mà sự vật phát triển đi lên. 1.2.1. Âm Dương đối lập nhau: Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt Âm Dương. Ví dụ: Âm Dương Đêm Ngày Nước Lửa Dưới Trên Tĩnh Động Tối Sáng Lạnh Nóng Ức chế Hưng phấn v…v… Trong khái niệm Âm Dương, bất kỳ sự vật nào cũng đều có 2 mặt đối lập nhau, và mỗi mặt này cũng lại có 2 mặt đối lập của nó. Ví dụ: ban ngày là Dương – ban đêm là Âm, nhưng trong ban ngày thì buổi sáng là dương, buổi chiều là âm, trong ban đêm thì có nửa đêm về trước là âm, nửa đêm về 11
  12. sau là dương. Hiện tượng “Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương” này nêu rõ âm dương không phải là tuyệt đối mà chỉ là tương đối. Hai mặt đối lập này luôn mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau, mặt này thái quá sẽ làm cho mặt kia suy kém, mặt kia suy kém sẽ làm cho mặt này thái quá (vận động không ngừng). 1.2.2. Quy luật Âm Dương hỗ căn: Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương trong mọi sự vật đều nương tựa lẫn vào nhau, không có mặt nào có thể tồn tại một cách độc lập được. Ví dụ: không có trên thì không có cái gì để gọi là dưới, không có bên tả thì không có cái gì để gọi là hữu. Người xưa có nói: ‘‘Cô Âm thì không sinh, độc Dương thì không trưởng’’ và ‘‘Không có Âm thì Dương không có nguồn để mà sinh, không có Dương thì Âm không có gì mà hóa’’, chính là nêu rõ 2 mặt Âm Dương có sẵn quan hệ rất mật thiết, nương tựa lẫn nhau và cùng tồn tại. 1.2.3. Quy luật Âm Dương tiêu trưởng: Tiêu là sự mất đi – Trưởng là sự phát triển. Âm và Dương đối lập nhưng đồng thời lại dựa vào điều kiện nhất định theo mặt tương phản của nó mà phát triển không ngừng; cho nên Âm có thể chuyển thành Dương, Dương có thể chuyển thành Âm – Thiên Âm Dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn viết: ‘‘Hàn cực sinh nhiệt – Nhiệt cực sinh hàn’’ và ‘‘Trùng Âm tất Dương, Trùng Dương tất Âm’’ có ý nêu rõ 2 mặt đối lập của tất cả sự vật không phải cố định bất biến mà có thể chuyển hóa lẫn nhau (trong những điều kiện nhất định). Như khí hậu bốn mùa luôn thay đổi từ lạnh sang nóng từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình ‘‘Âm tiêu Dương trưởng’’. Từ nóng sang lạnh là quá trình ‘‘Dương tiêu Âm trưởng’’. Do đó mà có khí hậu: mát, lạnh, ấm và nóng. Như trong quá trình phát triển bệnh tật: bệnh thuộc phần dương (sốt cao) gây ảnh hưởng đến phần âm (mất nước); hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, chất điện giải) tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (choáng, trụy mạch) gọi là thoát Dương. 1.2.4. Quy luật Âm Dương bình hành: Hai mặt Âm Dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng phải lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt trong tình trạng sinh lý bình thường. Sự mất thăng bằng giữa hai mặt Âm Dương biểu hiện cho sự phát sinh bệnh tật. Sách Tố Vấn nói ‘‘Âm Dương là năng lực nguyên thủy của sự vật. Âm Dương xen kẽ lẫn nhau mà sinh ra biến hóa. Nhưng trong tình trạng bình thường, tác dụng luôn chế ước lẫn nhau giữa Âm và Dương đều không làm cho Âm Dương biến hóa mà phát ra hiện tượng thiên thịnh thiên suy. Bởi vì Dương được Âm giúp đỡ thì không đến nỗi càng thịnh quá. Âm được Dương điều hòa thì không đến nỗi suy bại quá, cho nên Âm Dương tuy có biến hóa tiêu trưởng, nhưng không vượt khỏi mức độ nhất định’’. Tóm lại: Hai mặt Âm Dương tuy đối lập mà lại thống nhất, chế ước lẫn nhau đồng thời lại liên hệ nương tựa lẫn nhau mà tồn tại, chuyển hóa lẫn nhau mà phát sinh phát triển. Đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng và bình hành là nguồn gốc của sự vận động chuyển hóa và phát triển không ngừng của sự vật. 12
  13. 1.3. Biểu tượng của âm dương: Hình 1.1. Biểu tượng của âm dương 1.4. Ứng dụng trong y học: 1.4.1. Trong cấu tạo cơ thể và chức năng sinh lý: Thiên Kim quỹ chân ngôn luận sách Tố Vấn viết: ‘‘Con người ta phần ngoài là Dương, phần trong là Âm; ở thân thể thì lưng là Dương, bụng là Âm; ở tạng phủ thì tạng là Âm, phủ là Dương; ngũ tạng Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận đều là Âm; lục phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu đều là Dương’’… lại nêu: ‘‘Tâm là dương ở trong dương, Phế là âm ở trong âm…’’. Như thế về cấu tạo cơ thể: Âm: Tạng, kinh âm, huyết, bụng, trong, dưới,… Dương: Phủ, kinh Dương, khí, lưng, ngoài, trên,… Tạng thuộc âm, do tính chất trong âm có dương nên còn phân ra Phế âm, phế khí; Tâm huyết, Tâm khí; Can huyết, Can khí; Thận âm, Thận dương. Cũng cùng một cách lý luận mà có Vị âm, Vị hỏa,… 1.4.2. Trong quá trình phát sinh bệnh tật: 1.4.2.1. Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể (biểu hiện bằng sự thiên thắng hay thiên suy) Thiên thắng: - Dương thắng: gây chứng nhiệt, sốt cao, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ,… - Âm thắng: gây chứng hàn, người lạnh, tay chân lạnh, tiêu lỏng, mạch chậm,… Thiên suy: - Dương hư: hội chứng hưng phấn thần kinh giảm: mệt mỏi, suy nhược, sợ lạnh, nằm im, nằm co, thích ăn uống đồ nóng - Âm hư: hội chứng ức chế thần kinh giảm: mệt mỏi, suy nhược, bứt rứt, nóng trong người, sợ nóng, thích ăn uống đồ mát. 1.4.2.2. Quá trình phát triển bệnh tật: 13
  14. Tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương như bệnh ở phần dương ảnh hưởng tới phần âm (dương thắng tắc âm bệnh) như sốt cao kéo dài làm tiêu hao tân dịch; bệnh ở phần âm ảnh hưởng tới phần dương (âm thắng tắc dương bệnh) như cầu lỏng, nôn mửa kéo dài làm mất nước gây sốt cao, co giật, thậm chí gây trụy mạch (thoát dương). 1.4.2.3.Sự mất thăng bằng của âm dương gây ra các chứng bệnh ở các vị trí khác nhau của cơ thể tùy theo vị trí đó ở phần âm hay dương Như dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng vì phần dương của cơ thể thuộc biểu – thuộc nhiệt; Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, sợ lạnh, nước tiểu trong nhiều vì phần âm thuộc lý, thuộc hàn; Âm hư sinh nội nhiệt: mất tân dịch gây chứng khát nước, họng khô, táo bón, nước tiểu đỏ vì phần âm huyết bên trong bị giảm sút. Dương hư sịnh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần dương khí ở ngoài bị giảm sút. 1.4.3. Trong chẩn đoán bệnh tật: Âm Dương mất điều hòa là mấu chốt của bệnh tật biến hóa như đã phân tích ở trên, nên việc chẩn đoán bệnh phải dựa vào phương diện biến hóa của âm dương mà xem xét. 1.4.4. Trong điều trị: 1.2.5.1. Điều trị là điều hòa lại sự mất thăng bằng âm dương của cơ thể Tất cả những phương pháp điều trị của YHCT như: thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công,… đều triệt để tuân thủ nguyên tắc điều chỉnh lại sự mất thăng bằng giữa âm và dương. 1.4.5. Về châm cứu: Bệnh nhiệt dùng châm, bệnh hàn dùng cứu, bệnh hư thì bổ, bệnh thực thì tả. Bệnh thuộc tạng (bệnh của phần âm) thì dùng các huyệt Du sau lưng (thuộc dương) để chữa; bệnh thuộc phủ (bệnh của phần dương) dùng các huyệt mộ ở ngực, bụng (thuộc âm) để chữa. Đây là cách sử dụng huyệt theo nguyên tắc ‘‘dương dẫn âm, âm dẫn dương’’. 1.4.6. Thuốc Dược liệu chia thành 2 loại chính: - Thuốc lạnh, mát (hàn, lương) thuộc âm để chữa bệnh nhiệt thuộc dương. - Thuốc nóng, ấm (nhiệt, ôn) thuộc dương để chữa bệnh hàn thuộc âm.  TÓM TẮT BÀI 1 Trong bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: Học thuyết Âm – Dương và ứng dụng trong y học cổ truyền: Học thuyết âm dương, ứng dụng trong y học CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ Câu 1:Học thuyết Âm Dương bao gồm các quy luật: a. Đối lập b. Hỗ căn 14
  15. c. Tiêu trưởng d. Tất cả đều đúng Câu 2:Quy luật nào sau đây không thuộc quy luật của Học thuyết Âm Dương: a. Hỗ căn b. Tương sinh c. Tiêu trưởng d. Bình hành Câu 3: Quy luật nào sau đây không thuộc qua. Hỗ căny luật của Học thuyết Âm Dương: b. Tiêu trưởng c. Bình hành d. Tương khắc Câu 4:Theo học thuyết Ngũ hành, giận quá sẽ làm tổn thương đến: a. Tâm b. Can c. Tỳ d. Phế Câu 5:Sự sắp xếp tương ứng giữa ngũ tạng và ngũ hành sau đây, câu nào đúng: a.Tâm tương ứng với Hỏa b. Can tương ứng với Thủy c.Thận tương ứng với Mộc d. Phế tương ứng với Thổ BÀI 2.HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN  GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về một số nội dung cơ bản về học thuyết ngũ hành và ứng dụng trong y học cổ truyền để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo.  MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày và phân tích được nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành. Nêu được những quy luật tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ; - Xếp loại được sự vật, hiện tượng, thành phần trong thiên nhiên và trong cơ thể con người theo ngũ hành; - Trình bày và phân tích được những áp dụng của học thuyết ngũ hành trong sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, điều trị; - Nhận thức được tính cơ bản của học thuyết Ngũ hành trong hệ thống lý luận của YHCT.  Về kỹ năng: 15
  16. - Phân tích được những tác động của học thuyết Ngũ hành đến đời sống thực tế.  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của học Ngũ hành trong thực tiễn. - Tuân thủ nội quy, quy định nơi thực tập, làm việc.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: phòng học lý thuyết tại trường. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  NỘI DUNGBÀI 2 1. Học thuyết ngũ hành: 1.1. Đại cương: 16
  17. Học thuyết ngũ hành cũng là 1 phương pháp nhận thức của người xưa về sự vật. Học thuyết này có quan hệ chặt chẽ với học thuyết âm dương. Trong thực tiễn sinh hoạt và sản xuất người xưa đã nhận thức được rằng trong quá trình vận động phát triển và biến hoá của sự vật; chẳng những có quan hệ đối lập thống nhất của âm dương để vận động biến hoá phát triển không ngừng mà còn có quan hệ, liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa cái này với cái khác. Để mô tả được đầy đủ hiện tượng này, người xưa đã dùng 5 loại vật chất quen thuộc trong đời sống hằng ngày là Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ làm biểu tượng; đồng thời lấy quan hệ tương sinh của 5 thể này làm công cụ giải thích, cứ thế dần hình thành học thuyết ngũ hành. Thầy thuốc xưa đã vận dụng tư tưởng của học thuyết ngũ hành, kết hợp với những kinh nghiệm và kiến thức đã tích luỹ được trong thực tiễn trị bệnh lâu đời để giải thích được 1 cách có hệ thống về hoạt động sinh lý, bệnh lý và mối quan hệ lẫn nhau giữa cơ thể với hoàn cảnh tự nhiên… làm cho học thuyết âm dương, ngũ hành trở thành phương pháp luận chỉ đạo trong phòng bệnh, trị bệnh. 1.2. Học thuyết ngũ hành: 1.2.1. Ngũ hành: Trong thiên nhiên có 5 dạng vật chất chính: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thuỷ (nước), Hoả (lửa), Thổ (đất). Và người xưa đã đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hoá của các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể. 1.2.2. Quy loại ngũ hành trong con người và thiên nhiên Bảng 1.1. Phương diện nhân thể Ngũ Ngũ Ngũ Ngũ Tạng Phủ hành quan Thể chí Mộc Can Đởm Mắt Cân Giận Tiểu Hoả Tâm Lưỡi Mạch Mừng Trường Cơ Thổ Tỳ Vị Miệng Lo nhục Đại Kim phế Mũi Bì mao Buồn trường Bàng Thuỷ Thận Tai Xương Sợ quang Bảng 1.2. Phương diện tự nhiên Ngũ Ngũ Quá trình Ngũ vị Ngũ khí Thời lệnh hành Sắc phát triển 17
  18. Mộc Chua Xanh Phong Sinh Xuân Hoả Đắng Đỏ Thử Trưởng Hạ Thổ Ngọt Vàng Thấp Hóa Trưởng hạ Kim Cay Trắng Táo Thu Thu Thuỷ Mặn Đen Hỏa Tàng Đông Bảng phân loại trên cho chúng ta thấy quy luật ngũ hành được vận dụng trong tự nhiên giới (đại vũ trụ) lẫn trong cơ thể con người (tiểu vũ trụ). 1.3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành: Vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để hoạt động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này chế ước hành kia). 1.3.1. Quy luật tương sinh của ngũ hành: Có nghĩa là nuôi dưỡng, thúc đẩy, giúp sức phát triển lẫn nhau. Theo cách nói chung thì quan hệ tương sinh của ngũ hành là: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Trong quy luật tương sinh của ngũ hành, bất kỳ 1 hành nào cũng đều quan hệ theo 2 mặt “cái sinh ra nó” và “ cái nó sinh ra”. Lấy Mộc làm ví dụ: cái Mộc sinh ra là Hoả; cái sinh ra Mộc là Thuỷ. Cái sinh ra nó là mẹ nó; cái nó sinh ra là con nó, cho nên quan hệ tương sinh của ngũ hành còn gọi là quan hệ mẫu tử. Trong cơ thể của con người: Can mộc sinh ra Tâm hoả, Tâm hoả sinh ra Tỳ thổ, Tỳ thổ sinh Phế kim, Phế kim sinh Thận thuỷ, Thận thuỷ sinh Can mộc. 1.3.2. Quy luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là hạn chế, ức chế, chèn ép lẫn nhau. Quan hệ tương khắc của ngũ hành là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Trong qui luật tương khắc, bất kỳ một hành nào cũng quan hệ theo 2 mặt: “cái nó khắc” và “cái khắc nó”; ví dụ như cái Mộc khắc được cái Thổ, Thổ là cái bị Mộc khắc. Cái khắc được Mộc là Kim, Kim là cái khắc được Mộc. Khắc được nó là cái thắng nó, bị nó khắc là cái thua nó. Cho nên quan hệ tương khắc cũng gọi là quan hệ giữa cái thắng và cái kém. Trong cơ thể con người: Can mộc khắc Tỳ thổ, Tỳ thổ khắc Thận thuỷ, Thận thuỷ khắc Tâm hoả, Tâm hoả khắc Phế kim, Phế kim khắc Can mộc. 1.3.3. Quy luật Tương thừa: 18
  19. Thừa có nghĩa là thừa hư mà xâm lấn vào. Bình thường Can mộc khắc Tỳ thổ, nếu Can khắc Tỳ quá mạnh sẽ gây các hiện tượng đau dạ dày, tiêu chảy. Khi chữa phải bình Can và kiện Tỳ (nâng cao sự hoạt động của Tỳ). 1.3.4. Quy luật Tương vũ: Vũ có nghĩa là cậy thế mạnh mà lấn kẻ yếu. Bình thường Tỳ thổ khắc Thận thuỷ, nếu Tỳ hư không khắc được Thận thuỷ sẽ gây ứ nước như việc tiêu chảy kéo dài, phù do suy dinh dưỡng. Khi chữa phải kiện Tỳ và lợi thấp. Xuất hiện ra thừa, vũ không phải là 1 hành nào đó bị bất túc mà là do 1 hành nào đó bị thái quá (phải hiểu kỹ ý này). Như trường hợp Hỏa khí có thừa (hữu dư) là do Thuỷ không đủ sức hạn chế bình thường đối với Hoả, làm cho Hoả khí vượt mạnh lên mà xâm lấn, gây hại cho kim, đồng thời quay lại ảnh hưởng ngược lại thuỷ; trái lại khi hỏa khí không đủ (bất túc) thì thuỷ lại xâm lấn hỏa, kim lại ảnh hưởng ngược lại hỏa, như thế cái thịnh càng thịnh – cái hư lại càng hư – cơ chế sinh hóa này sẽ nẩy sinh rối loạn cho nên thiên “lục vi chỉ đại luận” sách Tố vấn nói “Cang thịnh quá thì có hại, cái mạnh sẽ chế ước đi, chế ước đi thì lại hoá sinh, thịnh suy quá độ, hại nhau thì rối loạn bại hoại đại bệnh sẽ sinh ra”. 1.4. Vận dụng ngũ hành vào y học: Ứng dụng học thuyết ngũ hành trong y học, tức là căn cứ vào sự “quy loại thuộc tính của sự vật” như nói ở trên; vận dụng các quy luật: “Sinh khắc, thừa vũ, cang hại thừa chế” để giải thích 1 cách cụ thể sinh lý của cơ thể, biến hoá của bệnh lý, và chỉ đạo thực tiễn trị bệnh trên lâm sàng. 1.4.1. Trong tình trạng sinh lý: Giữa các tổ chức tạng phủ trong cơ thể, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên hoạt động sinh lý của cơ thể. Tất cả các bộ phận đều tồn tại trong quan hệ tương sinh lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, đồng thời sự hoạt động bất kỳ tạng nào cũng đều có liên hệ nhất định với hoàn cảnh ngoại lai. Vì thế khi nghiên cứu bất kỳ 1 tạng nào cũng cần phải liên hệ đến những mặt liên quan khác, cần phải dựa vào toàn diện mà khảo sát vấn đề. Ví dụ như khi nghiên cứu hoạt động ngũ tạng với 5 mùa, 5 khí, giữa tạng và tạng, ngũ thể với ngũ vị … Tất cả những vấn đề này đều dùng quan hệ sinh khắc, chế hoá của ngũ hành và sự liên quan của chúng với ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp hiểu biết về các hiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng hơn. 1.4.2. Trong tình trạng bệnh lý: Căn cứ vào ngũ hành, tìm vị trí phát sinh 1 chứng bệnh của 1 tạng hay 1 phủ, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp. 1.4.2.1. Sự phát sinh ra 1 chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đó có thể xảy ra 5 vị trí khác nhau sau đây - Chính tà: Do bản thân tạng phủ ấy có bệnh; - Hư tà: Do tạng trước nó gây bệnh cho nó, còn gọi là bệnh từ mẹ truyền sang con; - Thực tà: Do tạng sau nó gây bệnh cho nó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ; 19
  20. - Vi tà: Do tạng khắc tạng đó mà gây ra bệnh (tương thừa); - Tặc tà: Do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ). Đó là sự phát sinh và truyền biến bệnh theo quy luật tương sinh, tương khắc hay theo quan hệ chế hoá. 1.4.2.2. Ngoài ra sự phát sinh bệnh ở ngũ tạng còn do - Mỗi tạng bị bệnh theo từng mùa, có quan hệ với khí hậu: Thí dụ: Mùa xuân hay bị Can bệnh; Mùa hạ hay bị Tâm bệnh; Trưởng hạ hay bị bệnh Tỳ; Mùa đông hay bị bệnh Thận. - Thắng khí tăng thêm: Thí dụ: Phong khí thái quá có thể làm cho Can dương thịnh lên mà xuất hiện chứng nhức đầu, chóng mặt, cũng có thể xâm lấn Tỳ thổ mà phát sinh tiết tả, đau bụng; Nhiệt khí thái quá có thể làm cho Tâm dương cang thịnh lên mà xuất hiện chứng trúng thử ngã ra hôn mê; cũng có thể xâm phạm vào Phế kim mà xuất hiện chứng ho, suyễn… 1.4.3. Trong chẩn đoán: Ứng dụng ngũ hành vào chẩn đoán, chủ yếu là căn cứ vào những gì thu được qua tứ chẩn, vận dụng sinh khắc của ngũ hành để suy đoán bệnh tật, như quan sát ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm tạng phủ liên quan: 2.4.3.1. Ngũ sắc: Sắc vàng thuộc Tỳ, sắc trắng thuộc Phế, sắc xanh thuộc Can, sắc đỏ thuộc Tâm, sắc đen thuộc Thận. 2.4.3.2. Ngũ chí: Giận dữ cáu gắt bệnh ở Can, sợ hãi bệnh ở Thận, lo nghĩ bệnh ở Tỳ, buồn rầu bệnh ở Phế, vui quá bệnh ở Tâm. 2.4.3.3. Ngũ khiếu và ngũ thể: - Bệnh ở cân: tay chân co quắp, thuộc Can bệnh; - Bệnh ở mũi: hắc hơi, sổ mũi, chảy máu cam…thuộc Phế bệnh; - Bệnh ở miệng: ăn kém, lạt miệng, loét miệng…thuộc Tỳ vị bệnh; - Bệnh ở xương tủy: chậm biết đi, chậm mọc răng, đau nhức xương, tóc bạc sớm… thuộc Thận bệnh; - Bệnh ở mạch thuộc Tâm bệnh. 1.4.4. Trong điều trị: 1.4.4.1. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con. Ví dụ: bệnh Phế kim hư, Phế lao…phải kiện Tỳ vì Tỳ thổ sinh Phế kim (hư thì bổ mẹ); Bệnh tăng huyết áp do Can dương thịnh phải chữa vào Tâm, vì Can mộc sinh Tâm hỏa (thực thì tả con). 1.4.4.2. Trong châm cứu: Người ta tìm ra loại huyệt ngũ du. Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa kinh khí đi bên trong đường kinh như dòng nước chảy. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2