intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giếng cạn

Chia sẻ: Windows_1 Windows_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Người ta trao vào tay cô một đứa bé hai tháng mười chín ngày tuổi. Cô dịu dàng đưa tay đón lấy nó từ vòng tay âu yếm nhẹ nhàng của bà y tá già, áp mặt vào đôi má phủ mịn lông tơ của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giếng cạn

  1. Giếng cạn Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Người ta trao vào tay cô một đứa bé hai tháng mười chín ngày tuổi. Cô dịu dàng đưa tay đón lấy nó từ vòng tay âu yếm nhẹ nhàng của bà y tá già, áp mặt vào đôi má phủ mịn lông tơ của nó. Đầu nó lơ thơ vài sợi tóc, mắt nó nhắm nghiền trong cơn ngủ say bình thản, và đôi môi mím hờ như chực hé một nụ cười. Cô nhìn nó, miệng lắp bắp trong một hình thù méo mó kỳ dị, nửa giống khóc mếu, nửa giống cười. *** Cô mặc bộ đồ bệnh nhân trắng, nằm trên giường bệnh trải drap trắng toát. Nếu không có mái tóc xơ xác và đôi mắt lờ đờ nhìn lơ đãng vào một khoảng
  2. không nào vô định, chắc hẳn có người đã lẫn làn da trắng nhợt của cô vào với đống chăn gối trắng toát đến lạnh lùng. Ấy là khi cô sẩy thai lần đầu tiên. Cô gầy xọp đi, da nhăn nheo lùng bùng, mắt trũng sâu vào giữa hốc mắt thâm quầng mờ mịt. Cô không khóc, cô chỉ ngồi lặng im, như trời bên ngoài mây dông vần vũ xám xịt nhưng không rơi một giọt mưa nào. Chú ngồi xuống thật khẽ bên mép giường, úp bàn tay cô gầy trơ xương vào bàn tay mình, thì thầm những lời an ủi, “Không sao cả em à, mình còn trẻ, thời gian còn dài. Chờ em nghỉ ngơi cho khỏe hẳn, mình có thể thử lại. Không sao. Không sao…” Không biết chú đang an ủi cô, hay chú đang an ủi chính bản thân mình, bởi vai chú run lên từng đợt, và nước mắt chấp chới nặng trĩu trên mi. Cô sẩy thai lần thứ hai. Vẫn bộ đồ bệnh nhân trắng, vẫn cái giường bệnh trải drap trắng toát. Cô ngồi tựa lưng vào thành giường, một cuốn sách mở hờ hững trên tay. Chẳng nhớ cô đã mua cuốn sách ấy từ bao giờ, nhưng chắc là lâu lắm, từ trước khi lấy chồng, trong một hiệu sách cũ nào đấy, vì giấy đã ố vàng và mốc meo, nhiều trang bị mối gặm lởm chởm. Cuốn sách kể về một người con gái lấy chồng đã sáu năm nhưng vẫn không có con. Mẹ chồng thương con dâu nhưng lúc nào cũng mong có cháu, ép người chồng về quê, “cố” với một góa phụ để mang một đứa cháu về cho bà. Hồi ấy, đọc đến đoạn này, cô lặng lẽ quệt nước mắt. Tâm hồn non nớt của cô sinh viên trẻ vừa ra trường chưa va vấp dễ dàng cảm thông cho những kiếp người lận đận khốn khổ. Rồi cô lấy chú. Cuộc sống vui vẻ đầm ấm khiến cô dần quên đi những đau đớn đời thường trong trang sách cũ, cho đến ngày này. Mẹ chú nghe tin, gọi điện, chú ra ngoài nói chuyện, nói lâu lắm, loáng thoáng có tiếng cãi nhau. Cô ngồi bần thần. Văng vẳng đâu đó có tiếng trẻ khóc oe oe. Cô giật mình. Tiếng trẻ con khóc. Bất thần, cô trợn mắt, giật phăng cái kim
  3. truyền nước biển ở cổ tay, cuống cuồng lao xuống giường. Thân hình mỏng manh ốm yếu như đang bơi trong bộ đồ bệnh rộng thùng thình. Cô vấp ngã, nằm sõng soài trên sàn đá hoa lạnh ngắt. Chú hoảng hốt mở cửa chạy vào, ôm chặt lấy cô để bác sỹ tiêm cho cô một mũi thuốc an thần. Cô vẫn cố nhoài người về phía cửa, mắt cô dại dần đi, và chú nghe cô lắp bắp như van xin tuyệt vọng. “Con khóc. Anh ơi, con khóc…”. Chú chết lặng nhìn cô lả người đi trong tay mình. *** Cô nằm trên giường khoa sản, mồ hôi túa ra như tắm. Đèn mở sáng choang. Giữa những tiếng thở hổn hển đứt quãng và những cơn đau cuộn lên từng đợt, cô thấy chú siết chặt tay mình, “Cố lên em, một chút nữa là được rồi. Cố lên em…”. Cô lờ mờ nhớ ra. Cô chuyển dạ sớm, sinh non, cái thai mới có hơn bảy tháng tuổi. Tiếng bác sỹ và y tá nhộn nhạo. Chú vẫn siết chặt tay cô. “Cố lên em”. Đầu óc cô quay cuồng. Con cô. Sao nó nôn nóng thế? Sao nó đòi ra sớm thế? Con cô. Con… Cô lấy hết sức bình sinh cố một lần cuối cùng. Một bác sỹ đưa tay đỡ lấy đầu đứa bé, thận trọng kéo nó ra ngoài. Tiếng khóc trẻ con lẫn trong tiếng vỗ tay của y tá. Chú đỡ lấy đứa bé. Nụ cười rạng rỡ của chú tắt ngấm, mắt chú hoài nghi và lo âu. Chuyện gì thế này? Máu. Máu loang lổ, lênh láng. Cô nằm đó, bất động, không biết chuyện gì đang diễn ra. Mặt chú tái xanh. Tiếng dao kéo lách cách. Mùi cồn sát khuẩn xông lên nồng nặc. Cô buồn nôn. Một bóng người mặc blouse trắng bước tới chụp thuốc mê cho cô. Cô nhìn chú cầu cứu. Chú không để ý, chú giận run quát
  4. tháo một ông bác sỹ đứng gần đấy. “Cô ấy bị gì thế kia? Các người làm gì đi chứ!”. Cô thoáng thấy một chị hộ lý đỡ lấy đứa trẻ từ tay chú, còn chú bị hai y tá cao lớn áp tải ra ngoài. Rồi cô thiếp đi. Băng huyết, người ta giải thích với chú như thế. Tử cung không còn khả năng cầm máu, biến chứng gây tỉ lệ tử vong cao nhất cho sản phụ trong tất cả những loại biến chứng sau sinh. Vị bác sỹ liên tục thuyết giáo như một cái máy vô hồn. Chú đứng đó, bất lực nhìn cô nằm mê man trong phòng hồi sức. Chú tưởng như có thế thấy hơi thở cô, yếu và đứt quãng. Cô như chiếc lá úa trước trận gió cuối cùng trước khi đông sang, cố gắng bám víu cành cây với chút lực tàn. Cô đã qua cơn nguy kịch, nhưng cô không bao giờ có thể làm mẹ được nữa. Không sao, chú tự trấn an mình. Chú không mất cô, đó mới là điều quan trọng. Và dù sao thì cô cũng đã có thể nhìn thấy đứa con của mình chào đời. Nó còi cọc, thì sao? Nó bị sứt môi, thì sao? Nó hở hàm ếch, thì sao? Nó bị tràn dịch màng phổi, thì sao? Nó suy tim, thì sao? Nó phải mang tất cả những dị tật và bệnh tật ấy do sức khỏe cô quá kém trong thời kỳ mang thai và do dị tật tử cung từ hai lần sẩy thai trước đó, thì sao? Cô là vợ chú, và đứa trẻ đang nằm trong lồng kính với đủ thứ dây nhợ gắn vào người ấy là con chú. Đứa con mà hai người đã mong mỏi biết bao, đứa con mà vì nó, cô đã suýt phải đánh đổi sinh mạng mình. Chỉ một vài phẫu thuật đơn giản là nó sẽ có thể có một nụ cười bình thường, chỉ cần một bác sỹ giỏi là nó có thể thoát khỏi bệnh tật và sống một cuộc đời bình thường. Vợ chú và con chú, chú còn có thể đòi hỏi gì hơn nữa cho một gia đình? Mẹ chú gọi điện. Lại thoáng có tiếng cãi nhau. *** Người ta trao vào tay cô một đứa bé hai tháng mười chín ngày tuổi. Cô dịu dàng đưa tay đón lấy nó từ vòng tay âu yếm nhẹ nhàng của bà y tá già, áp
  5. mặt vào đôi má phủ mịn lông tơ của nó. Đầu nó lơ thơ vài sợi tóc, mắt nó nhắm nghiền trong cơn ngủ say bình thản, và đôi môi mím hờ như chực hé một nụ cười. Cô nhìn nó, miệng lắp bắp trong một hình thù méo mó kỳ dị, nửa giống khóc mếu, nửa giống cười. Hai tháng mười chín ngày, cô dựa vào vai chú đứng lặng lẽ bên ngoài phòng cách ly, nhìn hình hài bé bỏng đen đúa nằm thở khó nhọc giữa đủ thứ máy móc nặng trịch, lạnh lẽo vô hồn. Cô ước mình là một trong những y tá, bác sỹ hàng ngày được ra vào khám bệnh, chăm sóc nó. Cô ước được một lần vào thăm con mà không phải đeo khẩu trang y tế, không phải mặc áo trùm từ đầu đến chân, không phải đeo những đôi găng tay làm những rung cảm khi va chạm da thịt tan biến. Cô thèm một lần được áp bầu sữa nóng hổi của mình vào miệng nó, thèm được một lần hôn lên trán nó, thèm được một lần ôm ấp nó mà không bị những thứ dây nhợ truyền dịch để níu kéo sự sống từng ngày cho nó làm cho vướng víu, dù đầu nó gần như trọc lốc, dù nó sứt môi… Và giờ, cô đang thực sự bế nó trên tay, đứa con mà cô luôn ao ước, tay chân lạnh ngắt, mắt nhắm nghiền trong giấc ngủ say không bao giờ tỉnh lại, và đôi môi mãi mãi không nở nụ cười. *** Cô ngồi lặng thinh trong phòng, mắt mở trân trân nhìn khoảng trời xám xịt ngoài cửa sổ. Trời không trăng, một ngôi sao le lói phía xa xa. Nhói. Buốt. Cô mở cửa, bật đèn căn phòng nhỏ sát cạnh phòng mình. Căn phòng sơn xanh dịu dàng, Doraemon dắt Bambi đi tung tăng giữa bảy chú lùn và hoa và
  6. lá. Chiếc nôi nhỏ, mấy cái gối cô tỉ mẩn thêu, lẫn đâu đó là tấm hình đứa con bé bỏng của cô ngày vừa chào đời giờ đặt sau một bát hương nghi ngút khói ong ong trong đầu cô. Ngạt thở. Chú dịu dàng bế cô đặt vào giường, thay cái áo sơ mi trắng bám đầy bụi tro vàng mã của cô bằng một bộ đồ ngủ sạch sẽ. Cô ngoảnh mặt đi, tránh không nhìn vào mắt chú. Chú ngồi bên giường hồi lâu, hôn lên trán cô rồi bước vào phòng tắm. Giữa tiếng nước từ vòi hoa sen tuôn xối xả, cô nghe tiếng nắm tay đấm thình thịch vào tường và những tiếng nấc của chú, nghẹn ngào, nức nở. Điện thoại rung rè rè. Cô giật mình, với tay lên đầu giường. Số của mẹ chú. Cô uể oải nhấc máy. _ Dạ con nghe. _ Cô ngủ chưa? Giọng nói lạnh lùng như một mũi dao bằng nước đá đâm thẳng vào tim cô. _ Dạ chưa. _ Chồng cô đâu? _ Dạ anh đang tắm. Mẹ gọi con giờ này có gì không ạ? Sao hôm nay làm ma cho cháu mà mẹ không sang? _ Đừng có gọi tôi là mẹ. Cái thứ đàn bà không sinh con được thì đừng có làm dâu của tôi, hiểu chưa? Tôi sẽ nói chuyện với chồng cô, cô biết thương nó thì bỏ nó đi, để nó đi lấy người khác. Con trai tôi chẳng làm gì nên tội mà không được làm bố cả, cô hiểu chưa? Tôi nói trước để cô chuẩn bị tinh thần. Cô liệu chuyện mà sắp xếp.
  7. Đầu dây bên kia chỉ còn những tiếng tút tút tàn nhẫn. Cô rụng rời, ngửa mặt nhìn bàn thờ con. Bó nhang còn chưa kịp tắt… *** Cô nằm xếp hai tay trên ngực, im lặng giữa những mảnh ván gỗ xếp bít bùng quanh mình. Một tấm vải trắng trùm kín cô từ đâu đến chân. Suy nhược cơ thể. Đột quỵ. Chú thấy trong nhật ký điện thoại của cô một cuộc gọi của mẹ chú, và trong tay cô mấy trang sách cũ ố vàng nhàu nhĩ với những dòng bị gạch chân bằng bút đỏ, tức tưởi và khổ đau. Nguyên vùng mình bỏ chạy trên đám ruộng khô cằn nứt nẻ, mặc sỏi đá lạo xạo, mặc những gốc rạ bén ngót cứa nát bàn chân. Cảnh vật, xóm làng trôi xuôi về sau lưng cô như những mảnh ký ức chắp vá không rõ hình hài. Giữa cái nền nhòa nhạt nổi lên tiếng trẻ con khóc, nửa mơ hồ nửa thành thật, nửa kiêu ngạo nửa xót xa. Nguyên loạng choạng ngã úp mặt xuống đống rơm cạnh ruộng cải dầu. Mấy con gà mái lục tục mổ thóc. Nguyên bất chợt nhớ đến lời mỉa mai độc địa mà đứa em chồng ác nghiệt đã có lần nói với cô: “Cái thứ đàn bà không sinh được con chả khác gì con gà mái không biết đẻ trứng, hoặc là giết thịt, hoặc là bỏ đi thôi”. Nguyên tối sầm mắt với tay về đường chân trời…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2