Đến một giai đoạn phát triển độc lập nhất định, ở bé sẽ hình thành những tích cách như cứng đầu, thích nổi loạn - không phải mọi yêu cầu của bạn đều được bé 'phục tùng'.
Từ 6-8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ý thức được những giới hạn mà bạn đặt ra. Nếu bạn nói “Không được” bé cũng sẽ cảm nhận bạn không hài lòng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Giới hạn cho bé
- Giới hạn cho bé
Đến một giai đoạn phát triển độc lập nhất định, ở bé sẽ hình thành những
tích cách như cứng đầu, thích nổi loạn - không phải mọi yêu cầu của bạn
đều được bé 'phục tùng'.
Từ 6-8 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ý thức được những giới hạn mà bạn đặt
ra. Nếu bạn nói “Không được” bé cũng sẽ cảm nhận bạn không hài lòng.
Bạn có thể đặt ra những nguyên tắc về việc giới hạn hành vi của bé bắt
đầu khi bé lên 1 tuổi. Chẳng hạn bé dễ dàng kiểm soát hành vi của mình
bằng suy nghĩ: “Nếu mình còn quăng đồ chơi lung tung trên sàn, chắc
chắn mẹ sẽ nổi giận”
Rõ ràng việc đặt giới hạn cũng giống như việc bạn thiết lập thói quen
hàng ngày cho bé. Tất nhiên, ở độ tuổi 1-2 bé sẽ không hiểu hết hành
động ném đồ chơi lung tung của mình có tác hại gì nhưng bé có thể cảm
nhận được nét khó chịu trên khuôn mặt bạn và hình thành ý thức về việc
thu dọn đồ chơi ngăn nắp ngay sau đó.
- Giới hạn vẫn có nghĩa là hướng bé đến sự phát triển nhân cách, cá tính
riêng chứ không phải bạn làm bé sợ hãi. Bạn nên sắp xếp một lịch trình
khoa học về việc nuôi dưỡng bé từ việc ngủ đến việc chơi. Qua đó, quan
sát xem những hành vi nào không được phép mà bé vẫn ương ngạnh
không chịu sửa đổi.
Ở tuổi đầu tiên, bé biết cách “giới hạn” bản thân mình trước những mối
nguy hiểm của môi trường xung quanh. Tuy nhiên, bé vẫn còn rất non
nớt và thiếu các kỹ năng để kiểm soát hành vi của mình. Ví dụ, khi bé
bứt tóc, bạn chớ vội nghĩ là bé hư. Hành động này chỉ đơn giản là động
tác thực hành kỹ năng cầm nắm của bé. Tương tự, nếu bé sợ hay lưỡng
- lự khi leo cầu thang, đơn giản là bé đang thận trọng vì lo ngại nguy
hiểm.
Tuy nhiên, bé 1 tuổi không thể hành động theo giới hạn của bạn chỉ bằng
lời nói. Ví dụ: khi bạn kêu lên: “Đồ ăn còn nóng. Con không được chạm
vào”. Kết hợp với yêu cầu này, bạn nên nhanh chóng kéo hoặc giữ tay
nếu bé có ý định chạm vào đồ ăn nóng.
Từ 18 tháng đến 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu phát triển kỹ năng học đi và học
nói. Lúc này, giới hạn bạn đặt ra cho bé nên thay đổi thành “giới hạn thử
nghiệm”.
Nhiều hành vi có tác dụng thúc đẩy trí thông minh và sự tò mò của bé có
thể được cha mẹ quy kết thành “ương bướng”, cứng đầu. Bé thích phát
triển khả năng hội họa bằng cách sử dụng son môi của bạn để vẽ lên
tường nhưng chính hành vi này lại khiến bạn “phát điên” vì bực mình.
Khi đặt ra những giới hạn, bạn có thể thỏa thuận làm sao khiến bé không
- có cảm giác gò bó hay bị ép buộc. Nếu bạn yêu cầu: “Con không chơi đu
quay nữa vì bố đến đón mẹ con mình rồi” hãy “nới rộng” thêm cho bé:
“Mẹ con mình sẽ lại đến đây chơi vào lần khác nhé!”
Lưu ý: Bạn nên thật kiên nhẫn và linh hoạt với các giới hạn tùy thuộc
vào sự phát triển tự nhiên của bé cũng như tính khí khi bé vui vẻ hay tức
giận.
Phương Thảo (theo LHJ)