Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam
lượt xem 110
download
Quả trám tươi xanh có tác dụng giải độc rượu, chữa ngộ độc do cua cá. Quả chín có tác dụng an thần, chữa động kinh. Nhân hạt trị giun và chữa. Nhựa trám cất lấy tinh dầu, dùng trong kỹ nghệ nước hoa, colophan dùng trong kỹ nghệ vecni, xà phòng. Nhựa trám trộn với bột cây đậu tương, hương bài làm hương thơm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giới thiệu tác dụng làm thuốc của các cây thuốc nam
- Giới thiệu tác dụng làm thuốc của Trám trắng Cập nhật ngày 9/6/2010 lúc 11:42:00 AM. Số lượt đọc: 690. Quả trám tươi xanh có tác dụng giải độc rượu, chữa ngộ độc do cua cá. Quả chín có tác dụng an thần, chữa động kinh. Nhân hạt trị giun và chữa. Nhựa trám cất lấy tinh dầu, dùng trong kỹ nghệ nước hoa, colophan dùng trong kỹ nghệ vecni, xà phòng. Nhựa trám trộn với bột cây đậu tương, hương bài làm hương thơm. Do đó cây trám có nhiều tác dụng hữu ích trong phòng bệnh và chữa bệnh, cũng như kinh tế, dân sinh. Thông tin chung Tên thường gọi: Trám trắng Tên khác: Cà na, Thanh quả, Cảm lãm, Mác cơm, Cây bùi Tên tiếng Anh: Chinese White Olive Tên khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch. Tên đồng nghĩa: Pimela alba Lour. Thuộc họ Trám - Burseraceae Mô tả Cây cao tới 15-20m, hoặc hơn, thân tròn thẳng. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, dài khoảng 30 - 40cm, gồm 7 - 11 lá chét. Lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình bầu dục. Lá chét dài 5 - 17cm, rộng 2 - 6cm, mép lá nguyên. Gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu bạc. Hoa mọc ở ngọn cành; lá bắc con hình vẩy. Cụm hoa chùm kép, 2 - 3 hoa ở một mấu. Hoa đơn tính, hoa đực có 6 nhị, hoa cái có bầu phủ lông nâu với vòi nhuỵ ngắn và đầu nhuỵ chia 3 thuỳ. Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, rộng 20 - 25mm, khi chín có màu vàng nhạt, trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Trám trắng - Canarium album, ảnh theo dianganlan.cn Mùa ra hoa: tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 10. Ở nước ta còn có loài trám đen (Canarium nigrum Lour. Engl.), họ trám (Burseraceae). Là cây cao trung bình, lá kép hình lông chim, gồm 4 đôi lá chét. Hoa mọc thành chuỳ mang những nhánh gồm nhiều chùm tán 6 - 10 hoa. Quả hình trứng, màu tím đen. Cây được trồng ở nhiều
- nơi của nước ta để lấy quả để ăn và lấy nhựa. Nhân trám đen và trắng đều có khoảng 50 - 70 % chất colophan. Bộ phận dùng Rễ, lá, quả (quả thường có tên là Thanh quả, dùng quả tươi hoặc khô) và nhựa cây. Trám có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị. Nơi sống và thu hái Loài của miền Ðông dương và Trung Quốc, mọc hoang ở rừng trên đất ẩm hoặc hơi khô, từ Bắc vào Nam đến tận Tây Ninh, An Giang. Thu hái rễ, lá quanh năm. Thu hái quả chín vào mùa thu, dùng tươi hay muối và phơi khô hoặc sấy khô làm dạng trám muối. Thành phần hoá học Tinh dầu được tách từ nhựa dầu chứa: thymol, P-cymene, nerol, geraniol, S-cadinene, b- caryophyllen, a- copaen, elemol. Tính vị, tác dụng Rễ, quả và lá đều có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu, sinh tân. Công dụng, chỉ định và phối hợp Thường dùng chữa 1. Sưng hầu họng, sưng amydal; 2. Ho, nắng nóng khát nước; 3. Viêm ruột ỉa chảy, lỵ; 4. Ðộng kinh. Liều dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Quả tươi trị ngộ độc cá thối. Khi dùng quả, bỏ hạt đi rồi nhai hay chiết lấy dịch để dùng. Hạt dùng trị giun và hóc xương. Vỏ dùng trị dị ứng sơn, đau nhức răng. Các món ăn và bài thuốc sử dụng trám trắng Cháo trám vừng: Vừng đen 30g, trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng mỗi đợt 7 - 20 ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau sưng họng. Xi-rô trám củ cải: Trám 20g, củ cải 500g, rau mùi 30g. Củ cải thái lát thêm nước nấu với trám, sau thêm rau mùi, đường trắng (hoặc chút muối, khuấy đều, gạn lấy nước cho uống, Ngày sắc 1 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp sởi, thủy đậu thời kỳ nổi ban, sốt phát ban.... Thanh quả lô căn ẩm: Quả trám 10g, rễ sậy (lô căn) 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc trong 30 phút. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm. Nước sắc trám mạch môn: Trám 30g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g, cam thảo 6g. Cả 4 vị thuốc đều thái vụn, chia nhiều ấm nhỏ hãm cho uống trong ngày. Dùng liên tục một đợt 7 - 20 ngày. Chữa trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản mạn tính, ho có đờm, đau sưng họng. Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: trám 3 - 5 quả, sắc lấy nước để uống. Chữa viêm tắc mạch: Quả trám trắng 200g, luộc kỹ, ăn và uống cả nước. Dùng liền trong 50 ngày. Cao trám: Quả trám tươi 500g, đường trắng 125g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho 125g đường trắng, hoà tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3lần, mỗi lần 8 - 15ml, uống với nước đun sôi để nguội. Chữa cổ họng sưng đau, miệng ráo, lưỡi khô, nhiều đờm.
- Chữa đau răng, sâu răng: Quả trám đốt thành than, tán mịn, trộn với xạ hương. Bôi và xỉa vào chỗ đau. Chữa lở sơn: Vỏ cây trám chặt nhỏ, nấu với nước để tắm. Chữa nứt nẻ kẽ chân, gót chân khi trời rét: Hạt trám đốt thành than, tán mịn, thêm dầu lạc hay dầu vừng, trộn đều. Bôi hàng ngày. Chữa tràng nhạc: Hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng đốt thành than, các vị liều lượng bằng nhau. Trộn đều, hoà với mỡ lợn, bôi vào chỗ sưng. Ðau lưng, sưng amygdal: Quả Trám trắng tươi 6-12g, bỏ hạt và chiết dịch, ngâm dịch này thường xuyên. Lỵ: Quả tươi và hạt Trám trắng 90g, đun sôi với 200ml nước tới khi còn 90ml; uống 30ml, ngày dùng 3 lần. Viêm tắc mạch máu: Quả Trám trắng nấu luộc ăn, mỗi ngày 200g, uống cả nước, ăn liền trong 50 ngày thì kiến hiệu (Lương y Lê Trần Ðức). Ðau răng: Vỏ cây sắc đặc, ngậm. Hóc xương: Hạt đốt tồn tính, tán bột uống cùng với bột rễ Ðậu ván trắng, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-12g. Dị ứng sơn: Vỏ cây nấu nước tắm. Nguồn tư liệu tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; báo Sức khỏe & Đời sống Giới thiệu cây thuốc Hổ trượng căn Cập nhật ngày 9/6/2010 lúc 10:41:00 AM. Số lượt đọc: 476. Hổ trượng căn còn gọi là củ cốt khí, hoạt huyết đan, tử kim long, ban trượng căn, điền thất (miền Nam), là rễ phơi hay sấy khô của cây hổ trượng Thông tin chung Tên thường gọi: Cốt khí củ Tên khác: Cù điền thất, Hổ trượng căn Tên tiếng Anh: japanese knotweed Tên khoa học: Polygonum cuspidatum Sieh. Znce Tthuộc họ Rau răm - Polygonaceae Mô tả Hổ trượng là loại câythảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m. Rễ phình thành củ cứng màu vàng nâu. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm tím hồng . Lá mọc so le, có bẹ chìa ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, đầu trên hơi nhọn, phía cuống hoặc hơi phẳng hoặc hẹp lại, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống dài 1-3cm. Bè chìa ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm ở nách lá. Hoa đực có 8 nhị. Hoa cái có bầu hình trứng với 3 cạnh, 3 núm. Quả khô có 3 cạnh màu nâu đỏ. Hoa tháng 6-7, quả tháng 9-10.
- Polygonum cuspidatum - hình theo image.made-in-china.com Bộ phận dùng Thân rễ - Rhizoma Polygoni Cuspidati; còn gọi tên là Hổ trượng Nơi sống và thu hái Cây của vùng Đông Á ôn đới, mọc hoang ở vùng đồi núi và thường được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc. Ở Việt Nam cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), được trồng bằng củ mọc rất dễ. Mùa thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 8-9 hoặc tháng 2-3. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, dùng tươi hay phơi khô trong râm. Thành phần hoá học Rễ chứa physcin, emodin 8-0-b glucosid, b-sitosterol glucosid, 3.4.5. trihydroxystilben 3-0-b - 0 glucosid, polygonin, rheochrysin, polydatin, resveratol, cuspidatin. Tính vị, tác dụng Cốt khí củ có vị đắng và chua, tính mát, có tác dụng khu phong, hoạt huyết, tiêu viêm, kháng sinh, chống virus, lợi tiểu, lợi sữa, chống ho, tiêu đờm. Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Theo y học cổ truyền, hổ trượng căn có vị đắng, tính hàn. Có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, hoá đàm, chỉ khái. Thường được dùng chữa bế kinh, đau do phong thấp, do chấn thương, té ngã, trị thấp nhiệt hoàng đản, bỏng lửa nước sôi, ho do phế nhiệt,... Ngày dùng 10 - 30g dưới dạng thuốc sắc. Thường dùng trị 1. Phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết; 2. Viêm gan cấp, viêm ruột, lỵ; 3. Viêm amygdal, viêm hầu; 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ; 5. Viêm ruột cấp, nhiễm trùng đường niệu; 6. Kinh nguyệt khó khăn, vô kinh, huyết hôi không ra (đẻ xong ứ huyết); 7. Táo bón. Ngày dùng 10-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị rắn cắn, vết đứt và bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt, viêm mủ da, viêm âm đạo; thường dùng thuốc bột đắp. Các bài thuốc sử dụng Hổ trượng căn / Cốt khí củ Chữa phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ, đau nhức: Hổ trượng căn, gối hạc, bìm bịp, mộc thông, mỗi vị 15-20g, sắc uống. Dùng 7-10 ngày. Chấn thương ứ máu: Hổ trượng căn 20g, lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà thêm 20ml rượu, chia làm 2 lần uống trong ngày để giảm đau, tan huyết ứ. Chữa đau vai gáy, cánh tay: Hổ trượng căn 8g, củ nghệ 10g, cành dâu tằm 10g, bạch truật 10g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày. Trị viêm gan siêu vi thể vàng da: Hổ trượng tươi 20g, lá liễu tươi 30g, địa cam thảo tươi 30g, sắc uống ngày 1 thang, uống liền trong 10-15 ngày. Xơ gan: Hổ trượng căn 20g, đan sâm 15g, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15g, trư linh 30g, trần bì 6g, sơn tra 15g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống trong vòng 1 tuần. Viêm gan cấp tính, sưng gan: Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống. Hạ đường huyết thể nhẹ: Hổ trượng căn 10g, trúc diệp (lá tre) 20g, thổ phục linh 10g, gừng tươi 8g, cam thảo 6g, sắc uống trong ngày thay trà. Chú ý: Không dùng cho phụ nữ có thai. Nguồn tư liệu tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Củ dó làm thuốc bổ dương Cập nhật ngày 5/3/2010 lúc 4:21:00 PM. Số lượt đọc: 625. Toả dương có tên là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cây không lá, xà cô, là loại cây có hình dạng như cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bởi cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi. Vào mùa hoa toả dương nở, cũng là dịp Tết Nguyên đán, nhân dân ở các vùng miền núi thường đi thu hái cây toả dương về rửa sạch, thái mỏng, sao khô để ngâm rượu làm thuốc bổ. Thông tin chung Tên thường gọi: Dó đất Tên khác: Xà cô, Dương đài nam, Toả dương, Chu ca ra Tên tiếng Anh: Tên khoa học: Balanophora indica (Arnott) Griff.
- Tên đồng nghĩa: Langsdorffia indica Arnott; Balanophora fungosa ssp. indica (Arnott) B. hansen; B. pierrei Tiegh.; B. pierrei var. tonkinense Lecomte; B. gracilis Tiegh.; Balaniella sphaerica Tiegh.; B. sphaerica (Tiegh.) Lecomte; B. annamensis Moore, B. gracilis V. Tiegh Thuộc họ Dó đất - Balanophoraceae Mô tả Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hoá thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thuỳ, sần sùi, không có lá. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dài, hình trụ, trục hoa ở gốc có một ít lá không có diệp lục; bao hoa 4-7 thuỳ; nhị có 4-7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hình cầu, hoa không có bao hoa và chỉ là những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.
- Củ gió (cây đực), ảnh theo flickr.com Ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào tháng 11-2. Nơi sống và thu hái Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc trong các rừng thường xanh từ (150-) 500-2600m. Nó ký sinh trên rễ của nhiều loài cây thân gỗ, kể cả cây gỗ và dây leo, như các loài Cissus, Tetrastigma trong họ Nho và nhiều loài cây họ Đậu ở các vùng rừng núi Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái,... Công dụng, chỉ định và phối hợp Đồng bào dân tộc thường dùng cây sắc nước uống làm thuốc trị bệnh đau bụng và đau toàn thân. Có người dùng nó như vị Toả dương làm thuốc ngâm rượu uống bổ tinh, cường tráng, mạnh gân cốt, bổ máu, bổ thận, kích thích ăn ngon miệng, chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối, di tinh, liệt dương, phục hồi sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh,...
- Củ gió (cây cái), ảnh theo flickr.com Một số bài thuốc có vị tỏa dương Chữa liệt dương: Toả dương 12g, thục địa 15g, sơn thù nhục 15g, sơn dược 15g, phục linh 12g, câu kỷ 15g, nhục thung dung 12g, dâm dương hoắc diệp 30g, ba kích nhục 12g, bạch nhân sâm 12g, lộc nhung 6g, sao táo nhân 12g, thỏ ti tử 12g, thiên môn đông 9g, cam thảo 9g. Tất cả đem tán mịn trộn mật làm thành viên, mỗi viên nặng 9g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống với nước đun sôi để nguội. Kiêng ăn thức ăn tanh, lạnh. Món ăn, bài thuốc hỗ trợ tráng dương: Toả dương 5g, nhục thung dung 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g. Trước tiên sắc riêng toả dương và nhục thung dung, lấy nước thuốc này nhào với bột mì, cán mỏng, cắt thành sợi, cho vào nấu với thịt dê, nêm gia vị vừa miệng, làm thức ăn điểm tâm hằng ngày. Hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu, mệt mỏi: Tỏa dương 120g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40g, bạch phục linh 40g. Tất cả tán mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Ngày uống hai lần. Bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng: Tỏa dương, hoàng bá, quy bản, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu, mỗi vị 16g; địa hoàng, đương quy, mỗi vị 10g; phá cố chỉ, tục đoạn, mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20g. Bài thuốc bổ thận tráng dương: (dùng cho người cao tuổi dương hư, thận suy, yếu mệt, liệt dương, di tinh kém ăn, mất ngủ): Toả dương 10g, nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, đỗ trọng 16g, nhục thung dung 8g, thỏ ty tử 12g, xa sàng tử 12g, phúc bồn tử 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 16g, ba kích 12g, dâm dương hoắc 12g, lộc nhung 12g, kỷ tử 12g, đại táo 5
- quả, long nhãn 10g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g, hà thủ ô đỏ 12g. Tất cả cho vào 750ml nước vào sắc kỹ còn 250ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống 7 thang liền thì cơ thể sẽ khoẻ, ăn ngon, ngủ yên, dai sức hết mệt mỏi di tinh, liệt dương. Cùng bài thuốc trên với số lượng gấp 5 lần mỗi vị cho vào 5 lít rượu, ngâm trong 3 tuần, chắt ra, cho thêm 500ml mật ong loại tốt, mỗi ngày uống 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20 - 30ml. Chữa xuất tinh sớm: Thục địa 30g, tỏa dương 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả. Ðuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt thành từng khúc. Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Bài thuốc có công dụng: Tư bổ thận tinh, dùng cho những người bị chứng xuất tinh sớm với các triệu chứng như xuất tinh sớm, tinh dịch ít và loãng, cơ thể hao gầy, suy giảm ham muốn tình dục, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng loãng, chất lưỡi nhợt, thường có bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, u phì đại tiền liệt tuyến mạn tính, suy giảm công năng tuyến thượng thận... Xuất tinh sớm và liệt dương: Toả dương 20g, tang thầm (quả dâu tằm chín đen) 20g. Hai thứ tán nhỏ, hãm trong phích nước sôi với 10g mật ong. Sau 15 phút là uống được. Uống thay nước trà hàng ngày. Chú ý, người bị tiêu chảy không nên dùng loại nước này. Phục hồi sức khoẻ cho phụ nữ sau khi sinh: Toả dương sau khi thu hái về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 - 40 độ. Cứ 1 phần toả dương, 5 phần rượu. Ngâm trên 1 tháng mới dùng được, hoặc càng lâu càng tốt. Khi đó rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Nếu khó uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén con (khoảng 30ml). Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Sức khỏe & Đời sống, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam Dứa mỹ- cây cảnh - cây thuốc Cập nhật ngày 5/3/2010 lúc 2:43:00 PM. Số lượt đọc: 578. Cây Dứa mỹ còn gọi là Thùa, là một cây cảnh được nhập trồng phổ biến ở Việt Nam, nhiều nơi đã thành hoang dại hóa, đó ngoài tác dụng là cây cảnh, còn là một loại cây thuốc với nhiều tính năng hay Thông tin chung Tên thường gọi: Dứa mỹ Tên khác: Thùa Tên tiếng Anh: Century plant Tên khoa học: Agave americana L. var. marginata Baill. Thuộc họ Dứa Mỹ - Agavaceae
- Cây Dứa mỹ lúc còn non, được trồng làm cảnh ở nhều nơi (theo wikipedia) Mô tả Cây thảo to sống nhiều năm, có nhiều đọt. Lá 25-30, hình ngọn giáo, dài 1-1,5m, màu xanh lục, mép lá có răng đen gốc rộng và một viền vàng dọc theo hai mép lá. Chuỳ hoa cao tới 10m, nhánh ngang ngắn, hoa màu vàng lục, hình lục lạc dài 2cm; nhị có chỉ nhị hẹp lồi ra ngoài. Quả nang cao 4cm, dai hay hoá gỗ, chứa nhiều hạt màu đen. Trổ bông sau 8-14 tuổi. Hoa vào hạ, thu. Cây Dứa mỹ ở Phúc Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (ảnh: Dân trí) Nơi sống và thu hái Gốc ở Mêhicô, được nhập trồng. Thường trồng làm hàng rào và lấy sợi. Sau khi trồng 3 năm có thể bắt đầu thu hoạch lá. Có thể thu hái 2-3 lứa lá trong 1 năm, mỗi cây có thể thu hoạch được 5-6 năm liền. Thành phần hoá học Trong lá có rất nhiều đường khử saccharose, chất nhầy, vitamin C và các saponoizit steroit trong đó thành phần chủ yếu là hecogenin và tigogenin. Tỷ lệ hecogenin ở lá dứa Mỹ ở miền Bắc nước ta vào khoảng 0,03%, còn ở Ấn Độ tỷ lệ này là 0,065%. Tính vị, tác dụng Lá có vị ngọt, hơi cay, tính bình, có tác dụng nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái. Ở Ấn Độ, dịch lá được xem như nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh. Rễ lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống giang mai. Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Ở Trung Quốc, lá được dùng làm thuốc trị ho do hư lao, cầm máu và chứng thở khò khè. Ta thường dùng lá sắc uống chữa sốt, lợi tiểu. Rễ và lá phơi khô, thái nhỏ ngâm rượu uống giúp sự tiêu hoá, chữa đau nhức, thấp khớp. Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng trong bệnh scorbut. Ở nhiều nước, dứa Mỹ được khai thác làm nguồn nguyên liệu chiết hecogenin, để từ đó bán tổng hợp ra các thuốc loại cortison. Tác dụng làm thuốc của Nho Cập nhật ngày 27/1/2010 lúc 11:50:00 AM. Số lượt đọc: 522. Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Rễ Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng khư phong thấp, nối gân, lợi niệu. Dây lá Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng giải độc, lợi niệu. Lá của loài Nho đỏ có tác dụng bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu và làm mát Thông tin chung Tên thường gọi: Nho Tên khoa học: Vitis vinifera L. Thuộc họ Nho - Vitaceae. Mô tả Dây leo bằng cành có tua cuốn. Vỏ lúc đầu màu lục, rồi màu tro khi hoá bầu bong ra thành dải mỏng. Lá mọc so le thành hai dãy có hai lá kèm sớm rụng; phiến lá chia 5-7 thuỳ, khía răng không đều ở mép; cuống lá dài. Tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi một hai lần, ở chỗ rẽ có một lá giảm. Hoa mọc thành chùm xim hai ngả; hoa đầu, tạp tính khác gốc, màu xanh xanh. Quả mọng hình trứng lúc tươi, vàng vàng đỏ hay đen, chứa 4 hạt hình quả lê, có vỏ rắn như xương.
- Hình mô tả Nho - Vitis vinifera L., theo botanical.com Bộ phận dùng Toàn cây- Herba Vitidis Viniferae, thường có tên là Bồ đào. Nơi sống và thu hái: Cây nhập nội, được trồng chủ yếu làm cảnh, làm giàn lấy bóng mát. Ở các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ (Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh), ta nhập trồng nhiều giống của Pháp, Hoa Kỳ, Úc, để lấy quả ngọt làm rượu chát. Trồng bằng hom, lấy ở cành già một năm tuổi, làm đất sâu, bón phân đủ và giữ đất ẩm. Cắt tỉa cành và chăm bón để nuôi quả. Thành phần hoá học
- Quả Nho chứa 0,2% protein, 0,1% chất béo, 0,1% glucid, 0,2% tro. Trong 100ml dịch quả có 0,05mg As. Trong quả chín có acid oxalic, acid malic, acid tartaric và acid racemic, còn một lượng nhỏ vitamin B1 và B2. Hạt chứa 2% dầu nửa khô. Lá của thứ Nnho đỏ chứa tanin, levulose saccharose, dextrose, choline, inositol, vitamin C, các chất màu, anthocyan. Vỏ quả nho có nhiều chất chát có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp theo dõi đồng vị phóng xạ chất này không bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân. Trong vỏ quả nho có nhiều chất Resveratrol hơn so với trong thịt quả. Nó có khả năng chống ôxy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E cho nên khi ăn nho nên ăn cả vỏ. Vỏ hạt nho: Cấu trúc hoá học của chất Resveratrol có trong vỏ của hạt nho và hocmon oestrogene của con người có sự tương đồng. Chúng có tác dụng tốt đối với lượng cholesterol và với thành mạch máu trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao những người uống rượu vang đỏ có hệ thống tim mạch tốt.
- Cao hạt nho chứa chất Proanthocyanidin “chất chống ôxy hóa siêu đẳng" ngăn chặn sự phát triển của nhiều bệnh nan y và của quá trình lão hoá. Trong dầu hạt nho có nhiều axit linoleic (nhiều hơn tất cả các loại dầu hiện nay đang dùng) dầu này làm tăng HDL giảm LDL. Dùng dầu hạt nho hàng ngày thì nguy cơ bệnh tim mạch giảm 39-56%. Các nhà khoa học Mỹ cho biết khi nam giới có HDL thấp (cholesterol tốt) hay bị chứng bất lực. Sau một thời gian dùng dầu hạt nho HDL sẽ tăng lên và chứng bất lực giảm rõ rệt. Dầu hạt nho còn giảm kết vón tiểu cầu, có tác dụng phòng tăng huyết áp, hàn gắn vết thương, tiểu đường gây ra. Tính vị, tác dụng Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Rễ Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng khư phong thấp, nối gân, lợi niệu. Dây lá Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng giải độc, lợi niệu. Lá của loài Nho đỏ có tác dụng bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu và làm mát. Công dụng làm thuốc Làm thuốc lợi tiểu, Rễ và thân dùng chữa phong thấp, gãy xương, bệnh sởi, chống nôn, làm an thai. Nho khô tại Trung Hoa được dùng chữa đau lưng, váng đầu, đau dạ dày mãn tính, động thai. Nho tươi dùng trị đái buốt, đái dắt, đái ra máu. Lá làm thuốc trị ỉa chảy. Dịch quả tươi chát, được dùng ở Ấn Độ trị bệnh đau cổ họng. Ở châu Âu, người ta dùng chữa bệnh đau tim thận, chứng béo phì và táo bón. Rễ Nho trị: Viêm khớp đau nhức xương, đau nhức gân cốt khớp xương. Rễ và cành bên dùng làm thuốc cầm nôn, an thai. Ở Ấn Độ, lá dùng làm thuốc ỉa chảy. Nhựa các cành non dùng làm thuốc trị các bệnh ngoài da. Ở Âu châu, lá của loài Nho đỏ dùng chữa rối loạn tuần hoàn, rối loạn mãn kinh, chứng mũi đỏ, dãn tĩnh mạch, trĩ, thống kinh, ỉa chảy và giảm niệu. Các bài thuốc sử dụng Nho 1. Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn oẹ, buồn nôn hay thai động trồi lên: Dùng lá, dây, rễ Nho 20-40g, sắc uống. 2. Chữa động thai hay nôn nghén: Quả Nho 40g ăn hay sắc uống. 3. Đái buốt, đái dắt, đái ra máu: Nho tươi, ngó sen, Sinh địa hoàng lượng vừa đủ, mật ong 150g. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1000ml, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 100ml, trước bữa ăn nửa giờ, chiêu thuốc với nước ấm. Ghi chú: Ở nước ta cũng có trồng một loài khác là Vitis labrusca L., với lá có 3 thuỳ, có lông trắng ở mặt dưới, có quả tròn tròn, màu lục hay vàng vàng, có hạt hay không. Cũng có công dụng như Nho. Giới thiệu cây thuốc Sa kê Cập nhật ngày 27/1/2010 lúc 10:55:00 AM. Số lượt đọc: 542.
- Sa kê còn gọi là cây bánh mì, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở nước ta thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Trái sa kê nấu chín là món ăn khá thú vị, đặc biệt các bộ phận như rễ, thân và lá của cây sa kê rất giàu dược tính, bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh là lá, rễ, vỏ và nhựa cây. Thông tin chung Tên thường gọi: Xa kê Tên khác: Sa kê, Cây bánh mì Tên khoa học: Artocarpus altilis (Park) Forb. Tên đồng nghĩa: Artocarpus communis Forst. et Forst. f. Thuộc họ Dâu tằm - Moraceae Mô tả Cây gỗ lớn cao 15-20m, có mủ trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền. Lá dài đến 1m, có khía sâu thành 3-9 thùy, rất nhám ở mặt dưới; lá kèm vàng mau rụng, dài 12-13cm. Xa kê là loài cây đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Bông đực dài 20cm, hoa đực có 1 nhị. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho nó là các loài dơi ăn quả thuộc Cựu thế giới trong họ Pteropodidae). Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Thường có nhiều quả phức cùng mọc chụm trên thân nhìn giống như chùm. Quả phức hình cầu màu xanh rồi vàng vàng, to bằng đầu người, có nạc trắng, không ngọt nhưng nhiều bột, to như như quả mít tố nữ, tròn hoặc hình trứng. Hoa được nhìn thấy trên lớp vỏ quả như là các đĩa giống hình lục giác. Hạt to 1cm.
- Xa kê trồng trên đảo Hawaii, ảnh theo wikimedia Bộ phận dùng Rễ, vỏ, lá - Radix, Cortex et Folium Artocarpi Altilis. Nhựa cây cũng được sử dụng. Nơi sống và thu hái Gốc ở Malaixia và các đảo Thái bình dương, được nhập trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam của nước ta. Thành phần hóa học Phần múi ăn được của Xa kê chiếm tới 70% quả phức; trong múi có tới 25% tinh bột, 3% protein và 0,5% lipid. Tính vị, tác dụng Đông y cho rằng rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; Lá có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Tác dụng làm thuốc Ở Tân đảo (Nouvelle Calédonie), rễ cây được dùng trị hen và các rối loạn dạ dày ruột, một số rối loạn khi mang thai, đau răng miệng và trị bệnh về da. Ở Papua Niu - Guinea, vỏ cây được dùng trị bệnh ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng uống trị ỉa chảy và lỵ; lá được dùng phối hợp với lá Ðu đủ rồi giã với vôi cho tới khi có màu vàng, lấy hỗn hợp này đắp trị sưng háng, lá cũng được dùng trị đinh nhọt, sưng háng. Ở nước ta, dân gian dùng lá chữa phù thũng. Múi quả Xa kê có thể đem luộc chín, nướng bỏ lò, nấu xúp đồ ăn hoặc đem nghiền thành bột dùng làm bánh như bột khoai tây và làm các loại bánh như bánh xèo, hoặc chiên, nấu như một loại thực phẩm.
- Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp... Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê tươi 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày. Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê tươi 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày. Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày. Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày. Trị đau răng: lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng. Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điển Giới thiệu tác dụng làm thuốc của Cốt toái bổ Cập nhật ngày 9/12/2009 lúc 1:01:00 AM. Số lượt đọc: 409. Cốt toái bổ là cây thuốc quý, được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, một trong những loài thực vật không hạt quý hiếm với nhiều tính năng chữa bệnh. Thông tin chung Hình mô tả Cốt toái bổ Hình theo beepharmacy.com Tên thường gọi: Cốt toái bổ Tên khác: Ráng đuôi phương phoóc tun, Bổ cốt toái, Tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm. Tên đồng nghĩa: Polypodium fortunei Kuntze Thuộc họ Ráng đa túc - Polypodiaceae
- Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên "Cốt toái bổ", cần chú ý. Mô tả Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, mọng nước, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình trái xoan. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta. Cốt toái bổ bò trên đá, ảnh caythuovn.com Bộ phận dùng Thân rễ - Rhizoma Drynariae, thường gọi là Cốt toái bổ Nơi sống và thu hái Cây mọc phụ sinh trên cây gỗ và đá, ở vùng rừng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội tới Nghệ An. Thu hái thân rễ quanh năm, cắt bỏ rễ con, phần lá sót lại và cạo sạch lông, rửa sạch, cắt thành từng miếng theo kích thước quy định, phơi hay sấy khô. Thành phần hoá học Thân rễ chứa glucos, tinh bột 25-34,98%, hesperidin và naringenin. Tính vị, tác dụng Cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm; có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hành huyết, phá huyết ứ, cầm máu, khu phong thấp, sát trùng, giảm đau. Công dụng, chỉ định và phối hợp
- Dùng chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, phong thấp đau nhức xương, sưng đau khớp, ù tai và đau răng, chảy máu chân răng. Ngày dùng 6-12g thân rễ khô, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, lấy thân rễ tươi giã nát đắp lên vết thương, chỗ sưng đau hoặc dùng dược liệu khô sao cháy, tán bột rắc. Đơn thuốc Chữa bị thương, gân cốt bị tổn thương, chảy máu, đau nhức và chân răng sưng viêm, lung lay chảy máu: dùng Cốt toái bổ 15g, lá Sen tươi, lá Trắc bá tươi, Sinh địa đều 10g, sắc uống. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư răng đau: dùng Cốt toái bổ tán nhỏ 4-6g, cho vào bầu dục lợn, nướng chín ăn. Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu: dùng Cốt toái bổ 16g, Cẩu tích 20g, rễ Gối hạc 12g, Củ mài 20g, rễ Cỏ xước 12g, Dây đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g, sắc uống. Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay. Cốt toái bổ liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi. Thang gia vị địa hoàng: Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Tiếp cốt liệu thương: Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền (nối xương, chữa vết thương - Thuốc bột tẩu mã). Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài. Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được. Nguồn tổng hợp: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Từ điển thực vật thông dụng, Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam Cẩn thận khi dùng nhân sâm Cập nhật ngày 8/12/2009 lúc 11:22:00 PM. Số lượt đọc: 344. "Phúc thống phục nhân sâm, tắc tử = Đau bụng uống nhân sâm, thì chết" Trang Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại nhân sâm nào dùng cho bệnh nhân nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau và không phải bệnh nào cũng có thể dùng nhân sâm được Các loại nhân sâm
- Nhân sâm, ảnh theo suckhoedoisong.com - Hồng sâm (sâm chế chín) có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn. - Bạch sâm (sâm chế nửa chín nửa sống) và sâm tương (đã phơi) có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch. Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm - Dù là sắc hay hấp cách thủy cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, không được uống trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm. - Không nên ăn củ cải và đồ biển sau khi uống sâm: Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. - Không nên cho trẻ ăn món có nhân sâm: Trẻ dùng các thực phẩm hoặc thuốc bổ chứa nhân sâm có thể bị kích thích tình dục sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát dục bình thường và gây hậu họa nhiều mặt cho trẻ. - Không dùng quá nhiều: Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã dùng sâm thay nước uống hằng ngày, có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo... Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Các bệnh kiêng kỵ với nhân sâm Nhân sâm là vị thuốc quý nhưng có tính hàn, nếu không biết sử dụng có thể 'tắc tử' vì nó. Dưới đây là những người và những loại bệnh không được dùng nhân sâm: - Dùng nhân sâm với liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, hơn nữa liều thuốc khó nắm vững, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống. - Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Người cần phải uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống. - Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp nhiệt, khí không lưu thông thanh thoát được. Nếu uống nhân sâm sẽ lại được trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cẩm nang Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 2): Phần 1
527 p | 1024 | 319
-
Bài giảng Dược lý chuyên đề Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
40 p | 613 | 97
-
Cẩm nang Cây rau làm thuốc: Phần 1
122 p | 200 | 67
-
Tác dụng chữa bệnh của vỏ trái cây
8 p | 120 | 57
-
Bài giảng Thuốc điều trị suy tim
22 p | 253 | 48
-
Tương tác giữa thuốc và thức ăn
5 p | 150 | 25
-
TÌM HIỂU SÂU THÊM VỀ NHUNG HƯƠU (Kỳ 2)
5 p | 143 | 16
-
Cách dùng ba ba làm thuốc
5 p | 1011 | 14
-
cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh: phần 1 - nxb khoa học và kỹ thuật
208 p | 88 | 13
-
rau gia vị kỹ thuật trồng, làm vườn thuốc nam và nấu nướng: phần 1 - nxb nông nghiệp
55 p | 63 | 12
-
Bài giảng Giới thiệu về điều trị ARV
35 p | 118 | 9
-
9 loại trà thuốc thông dụng
5 p | 107 | 8
-
Những vị thuốc làm thông tuyến sữa
3 p | 147 | 4
-
Cây sung làm thuốc
5 p | 90 | 4
-
Những phát hiện mới nhất về vitamin A và D
5 p | 78 | 4
-
Phẫu thuật thu gọn vú cho chứng vú to đàn ông do tác dụng phụ của thuốc ARV điều trị HIV: Ca lâm sàng
5 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu quy trình tổng hợp sulforaphan dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư
5 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn