intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu thang đo đánh giá theo khung năng lực số Digcomp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, năng lực số là một dạng năng lực đặc biệt quan trọng. Bài viết xin giới thiệu thang đo đánh giá năng lực số cá nhân DigComp dựa trên tổng hợp, phân tích các nghiên cứu đi trước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu thang đo đánh giá theo khung năng lực số Digcomp

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 GIỚI THIỆU THANG ĐO ĐÁNH GIÁ THEO KHUNG NĂNG LỰC SỐ DigComp INTRODUCTION OF THE DigComp DIGITAL COMPETENCY FRAMEWORK ASSESSMENT SCALE NGUYỄN VĂN PHONG Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, phongnv@sgdbinhduong.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 04/02/2023 Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, năng lực số là một Ngày nhận lại: 10/02/2023 dạng năng lực đặc biệt quan trọng. Bài viết xin giới thiệu thang Duyệt đăng: 23/3/2023 đo đánh giá năng lực số cá nhân DigComp dựa trên tổng hợp, Mã số: T09S1-2023-17 phân tích các nghiên cứu đi trước. ISSN: 2354 – 0788 Từ khóa: Năng lực số, thang đo đánh giá ABSTRACT năng lực số, đổi mới giáo dục. In the current context of educational innovation, digital Key words: competence is a particularly important form of competence. Digital competence, digital This article would like to introduce the DigComp competence competency assessment scale, based on the synthesize and analyze previous studies. educational innovation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ kế đánh giá chi tiết cho từng thành phần của Đo lường năng lực số là điểm khởi đầu cho năng lực số và thảo luận về sự thay đổi trong bản quá trình phát triển năng lực số nếu muốn thiết thiết kế của các công cụ đo lường nhằm đáp ứng kế các phương pháp tiếp cận toàn diện và có hệ các bài kiểm tra năng lực số với các mục đích thống [10]. Hiện nay có nhiều mô hình và công khác nhau; 3) Nghiên cứu của Siddiq, Hatlevik, cụ khác nhau được phát triển bởi các quốc gia, Olsen, Throndsen và Scherer (2016), tìm hiểu 30 khu vực, các tổ chức quốc tế và thương mại để công cụ khác nhau, đã giải quyết sự khác biệt về đo lường và chẩn đoán năng lực số [2]. độ tin cậy và tính hợp lệ [9, tr.58-84]. Kế thừa Năm 2019, để chuẩn bị cho việc xây dựng các kết quả nghiên cứu trên, UNESCO lựa chọn bộ công cụ đo lường năng lực số cho khung tham 44 công cụ để nghiên cứu sâu, đa phần các công chiếu toàn cầu DLGF [4], UNESCO tiến hành cụ đã được thử nghiệm trên các cỡ mẫu lớn. Từ xem xét các nghiên cứu trước đó, bao gồm: 1) đây, UNESCO đưa ra một số nhận định và Nghiên cứu của Carretero và cộng sự (2017), khuyến nghị cho bộ công cụ đo lường năng lực xem xét 22 công cụ hiện có được sử dụng để đo số của khung tham chiếu toàn cầu DLGF như bộ lường năng lực số ở nhiều quốc gia châu Âu công cụ nên triển khai online và phát triển theo khác nhau; 2) Nghiên cứu của Sparks và cộng sự các phương thức đánh giá khác bên cạnh phương (2016) đánh giá 12 công cụ, quan tâm đến thiết thức tự đánh giá. Hiện UNESCO vẫn chưa đưa 13
  2. NGUYỄN VĂN PHONG ra bộ thang đo và các hướng dẫn để xây dựng các dữ liệu tự đánh giá không phản ánh mức độ công cụ đo lường năng lực số theo khung DLGF. thực sự về năng lực số, từ đó, đưa ra gợi ý cho Nghiên cứu tổng quan của Saltos-Rivas và các nghiên cứu tiếp theo nên áp dụng các công cộng sự (2021) bàn về chất lượng của các bộ cụ đo lường các trải nghiệm thực tiễn về năng công cụ đo lường năng lực số trong không gian lực số để giúp hiểu rõ hơn về năng lực số của giáo dục đại học cho thấy: Gần 80% các công bố từng nhóm đối tượng. Việc kiểm chứng độ giá hiện nay sử dụng các công cụ đo lường năng lực trị và tin cậy của các bộ công cụ đo lường rất cần số theo phương thức tự đánh giá và các tiêu chí được tiếp tục hoàn thiện. Thiết kế các nghiên đưa ra không đồng nhất, một số bộ công cụ bỏ cứu hỗn hợp kết hợp cả phương pháp nghiên cứu bớt các thành tố của năng lực số, nhiều bộ công định lượng định tính được cho là có thể mang lại cụ chưa công bố tính giá trị và độ tin cậy. Điều kết quả toàn diện hơn về năng lực số trong giáo này là một điểm yếu lớn cho việc tái sử dụng và dục đại học, so với cách các nghiên cứu hiện nay cải tiến các bộ công cụ trên quy mô rộng hơn, chỉ tiếp cận theo một phương pháp [11]. gây khó khăn cho việc đưa ra các kết luận chung Trong khi đó, các nghiên cứu về phát triển và chính xác từ các kết quả công bố [7]. bộ công cụ đo lường năng lực số tham chiếu cấu Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp trúc và thang đo của khung năng lực số đánh giá năng lực số trong giáo dục đại học của DigComp của châu Âu đã được tổng hợp bài bản Sillat và cộng sự (2021) khẳng định phần lớn các với các thực tiễn sinh động trong báo cáo nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng “DigComp in action”. Kluzer & Pujol Priego được triển khai với công cụ khảo sát được phát (2018) đã nhận định rằng: Có rất nhiều cơ sở triển theo phương thức tự đánh giá hoặc đánh giá giáo dục đại học đã sử dụng khung năng lực số theo kiến thức, chỉ có 3 nghiên cứu sử dụng DigComp để phát triển các bộ công cụ đo lường phương pháp định tính và 2 nghiên cứu sử dụng năng lực số cho sinh viên [4]. phương pháp hỗn hợp. Điều này dẫn đến một 2. KHUNG NĂNG LỰC SỐ DigComp trong những thách thức lớn nhất đó là độ tin cậy Khung năng lực số DigComp của châu Âu, của bộ công cụ, do hầu hết các nghiên cứu sử được thiết kế với 2 mục tiêu vừa là khung năng dụng phương thức tự đánh giá, dẫn đến kết quả lực số, vừa là khung tham chiếu cho bộ công cụ có thể bị thiên lệch vì phụ thuộc vào ý kiến chủ đo lường năng lực số, có mức độ khái quát cho quan của người tham gia khảo sát. Nghiên cứu phép các bên liên quan có thể tinh chỉnh và lựa cũng cho thấy các công cụ đánh giá năng lực số chọn các năng lực thành phần phù hợp với mục được phát triển với các bài tập trắc nghiệm và tiêu, bối cảnh và đối tượng riêng, hiện là khung tương tác, khác với các công cụ tự đánh giá, thì tham chiếu được UNESCO công nhận là cập lại không phải là các công cụ truy cập mở. Việc nhật và toàn diện nhất hiện nay, vì đã có hệ thống kế thừa các kết quả nghiên cứu là không khả thi. các tài liệu hướng dẫn cụ thể, đồng thời cũng đã Ngoài ra nghiên cứu cũng tiết lộ rằng, các bộ câu được rất nhiều cơ sở giáo dục đại học không chỉ hỏi nên được phát triển với nhiều mức độ khác tại châu Âu sử dụng và công bố các kết quả về nhau để đánh giá nhiều năng lực khác nhau. độ giá trị và tin cậy của bộ công cụ, là một mô Nghiên cứu tổng quan của Zhao và cộng sự hình tốt có thể sử dụng để xây dựng bộ công cụ (2021) về năng lực số trong giáo dục đại học đánh giá năng lực số. cũng đưa ra khoảng trống tương tự khi kết luận 14
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 Bảng 1. Khung năng lực số theo DigComp Lĩnh vực Mô tả khái quát Năng lực thành phần năng lực Khả năng xác định rõ nhu cầu thông tin, Lướt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin tìm kiếm thông tin và tài nguyên trong môi và các nội dung số trường số; tổ chức, xử lý, phân tích, diễn Đánh giá dữ liệu, thông tin và các nội 1. Năng lực thông giải thông tin; so sánh, đánh giá một cách dung số tin và dữ liệu nghiêm túc về độ tin cậy và nguồn gốc của Quản lý dữ liệu, thông tin và các nội thông tin dung số Tương tác thông qua các công nghệ số Chia sẻ thông qua các công nghệ số Khả năng sử dụng các công nghệ số một Tham gia vào quyền công dân thông cách hiệu quả và có trách nhiệm để giao 2. Giao tiếp và qua các công nghệ số tiếp, kết nối, cộng tác trong môi trường học cộng tác Cộng tác trong công việc thông qua các thuật và trong cuộc sống; thể hiện bản thân công nghệ số thông qua các phương tiện số Quy tắc ứng xử qua mạng Quản lý danh tính số Khả năng sửa đổi, tạo nội dung số với các Phát triển nội dung số định dạng khác nhau; biết cách tra cứu về Tích hợp và tái tạo nội dung số 3. Sáng tạo nội bản quyền và giấy phép đối với các nội Bản quyền và giấy phép dung số dung số; và khả năng lập trình Lập trình Khả năng hiểu các rủi ro và mối đe dọa đến sức khỏe thể chất và tinh thần trong môi trường số; các biện pháp an toàn và bảo mật Bảo vệ các thiết bị để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư; Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư hiểu cách sử dụng và chia sẻ thông tin đảm Bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc bảo sự an toàn cho cá nhân và người khác; 4. An toàn Bảo vệ môi trường nhận thức về tác động của công nghệ số đến môi trường, và cách sử dụng công nghệ số an toàn và có trách nhiệm Khả năng xác định các vấn đề kỹ thuật và cách giải quyết khi vận hành thiết bị và sử Giải quyết các vấn đề kỹ thuật dụng môi trường số; có thể xác định, đánh Nhận diện nhu cầu và đáp ứng công nghệ giá, lựa chọn sử dụng các công nghệ số để Sử dụng các công nghệ số một cách giải quyết một nhiệm vụ hoặc vấn đề nhất 5. Giải quyết vấn đề sáng tạo định theo cách sáng tạo để tạo ra tri thức; Nhận diện khoảng trống năng lực số biết cách cập nhật năng lực của bản thân và người khác 3. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ thang Likert, trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc 3 phương thức đánh giá của DigComp gồm: đúng hoặc sai. Ưu điểm chính của phương thức Tự đánh giá (Self-assessment): Đo lường tự đánh giá là dễ thực hiện và ít tốn kém nhất để năng lực số bằng cách yêu cầu người tham gia tạo, triển khai và cho điểm [3, tr.41]. Tuy nhiên, tự đánh giá mức độ kiến thức, khả năng, sự tự cá nhân thường khó đánh giá năng lực và khả tin hoặc cách sử dụng. Các câu hỏi có xu hướng năng của bản thân với mức độ chính xác phù hợp sử dụng các thang điểm xác định trước như [6, tr.620]. 15
  4. NGUYỄN VĂN PHONG Đánh giá dựa trên kiến thức (Knowledge- chi phí thực hiện nhưng đem lại kết quả đo lường based assessment): Theo Kluzer & Pujol Priego, chính xác nhất. Kết quả của đánh giá sự thực (2018), “Đo lường năng lực số qua các câu hỏi hiện được sử dụng để cấp chứng nhận về năng liên quan đến kiến thức thực tế (Factual lực số cho cá nhân. Hiện nay, nhiều cơ sở giáo knowledge và kiến thức thủ tục (Procedure dục đại học xem năng lực số là thuộc tính tốt knowledge). Công cụ đánh giá dựa trên kiến nghiệp (Graduate attributes) của người học khi thức là các câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, tạo hoàn thành chương trình đào tạo [8], có xu ra bức tranh chính xác hơn về năng lực so với hướng sử dụng phương thức này. phương thức tự đánh giá” [4, tr.35]. Đánh giá Thang đo các mức độ thành thạo về năng theo kiến thức chưa đo lường được chính xác lực số của khung DigComp ban đầu gồm 3 mức năng lực số qua các tình huống thực tiễn. độ: cơ bản, trung bình, nâng cao (Bảng 2). Phiên Đánh giá sự thực hiện (Performance bản DigComp 2.1 mở rộng mức độ thành thạo assessment): Đo lường năng lực số qua việc thực chi tiết lên 8 mức để hỗ trợ việc phát triển các tài hiện các tình huống thực tế bằng cách sử dụng liệu học tập và đào tạo về năng lực số. Mỗi mức trình duyệt web, phần mềm xử lý văn bản và các độ thành thạo được xác định thông qua việc học mô phỏng [4, tr.35]. Phương thức đánh giá này tập, sử dụng các động từ đo lường theo thang đo phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, tốn kém hơn về Bloom [1]. Bảng 2. Các mức độ thành thạo năng lực số của khung DigComp Mức độ Mức độ thành thạo thành thạo Sự phức tạp Miền Sự tự chủ (DigComp (DigComp của nhiệm vụ nhận thức 1.0, 2,0) 2.1) 1 Các nhiệm vụ đơn giản Cần sự hướng dẫn Ghi nhớ Tự xử lý và với Cơ bản 2 Các nhiệm vụ đơn giản Ghi nhớ hướng dẫn khi cần Các nhiệm vụ thường xuyên và 3 Của riêng tôi Hiểu được xác định rõ Các nhiệm vụ và các vấn đề Độc lập và phù hợp với 4 được xác định rõ nhưng không Hiểu bản thân tôi Trung bình thường xuyên Các nhiệm vụ và các vấn 5 Hướng dẫn người khác Áp dụng đề khác nhau Có khả năng thích nghi 6 Các nhiệm vụ thích hợp nhất với những người khác Đánh giá Nâng cao trong ngữ cảnh phức tạp Tích hợp đóng góp cho Giải quyết các vấn đề phức tạp 7 thực hành chuyên nghiệp Sáng tạo với các giải pháp hạn chế và hướng dẫn người khác Chuyên gia Đề xuất các ý tưởng và Giải quyết các vấn đề phức tạp 8 quy trình mới cho lĩnh Sáng tạo với nhiều yếu tố tương tác vực đó 16
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 3. KẾT LUẬN cơ sở giáo dục đại học hiện nay. Trong bối cảnh Việc xác định khung năng lực số và thang đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, các nhà đo đánh giá năng lực số của cá nhân là việc làm nghiên cứu và quản lý giáo dục có thể sử dụng vô cùng quan trọng, là cơ sở để các nhà quản lý lý thuyết này để đo lường năng lực số của đội đánh giá năng lực số của mỗi cá nhân, từ đó đề ngũ giáo viên cũng như học sinh các trường phổ xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng thông tại Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng lực số cho các cá nhân. Khung năng lực số và để phát triển năng lực số cho đội ngũ giáo thang đo năng lực số DigComp của châu Âu có viên, học sinh phổ thông đáp ứng đổi mới giáo nhiều ưu điểm và đang được áp dụng tại nhiều dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carretero, S., Vuorikari, R., & Punie, Y. (2017), DigComp 2.1: The Digital Competence Framework for Citizens. With eight proficiency levels and examples of use, EUR 28558 EN. In Joint Research Centre (Issue May). https://doi.org/10.2760/38842. [2] Çebi, Ayça, & Reisoglu, I. (2020), Digital competence: A study from the perspective of pre- service teachers in Turkey, In Journal of New Approaches in Educational Research (Vol. 9, Issue 2, pp. 294–308). https://doi.org/10.7821/naer.2020.7.583. [3] International Telecommunication Union (ITU). (2018). Digital Skills Toolkit. [4] Kluzer, S., & Pujol Priego, L. (2018), DigComp into action - Get inspired, make it happen. A user guide to the European Digital Competence Framework, In European Commission. (JRC Science for Policy Report). Publications Office of the European Union. https://doi.org/10.2760/112945. [5] Laanpere, M. (2019), Recommendations on Assessment Tools for Monitoring Digital Literacy within UNESCO Digital Literacy Global Framework. Information Paper. [6] Litt, E. (2013), Measuring users’ internet skills: A review of past assessments and a look toward the future. New Media and Society, https://doi.org/10.1177/1461444813475424. [7] Saltos-Rivas, R., Novoa-Hernández, P., & Rodríguez, R. S. (2021), On the quality of quantitative instruments to measure digital competence in higher education: A systematic mapping study. PLoS ONE, 16(9 September). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0257344. [8] Sharpe, R. (2018), Digital literacy: from a definition to a graduate attribute to a measure of learning gain. Queen’s Learning and Teaching Conference 2018 on Creativity and Innovation in Teaching, June. [9] Siddiq, F., Hatlevik, O. E., Olsen, R. V., Throndsen, I., & Scherer, R. (2016), Taking a future perspective by learning from the past - A systematic review of assessment instruments that aim to measure primary and secondary school students’ ICT literacy. In Educational Research Review (Vol. 19). https://doi.org/10.1016/j.edurev.2016.05.002. [10] Sillat, L. H., Tammets, K., & Laanpere, M. (2021), Digital competence assessment methods in higher education: A systematic literature review. Education Sciences, 11(8). https://doi.org/10.3390/educsci11080402. [11] Zhao, Y., Pinto Llorente, A. M., & Sánchez Gómez, M. C. (2021), Digital competence in higher education research: A systematic literature review. Computers and Education, 168(August 2020), 104212. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2