intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu về Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT)

Chia sẻ: Nguyenthanh Long | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

158
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài này sẽ giới thiệu về máy tính. Kiến thức của bạn về thành phần của máy tính và cách thức hoạt động của chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được phần cứng, phần mềm và mạng máy tínhở các phần sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu về Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT)

  1. Module 1 Giới thiệu về Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Bài 2 Máy tính hoạt động như thế nào?
  2. Lí do cơ bản Bài này sẽ giới thiệu về máy tính. Kiến thức của bạn về thành phần của máy tính và cách thức hoạt động của chúng sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được phần cứng, phần mềm và mạng máy tínhở các phần sau.
  3. Phạm vi • Máy tính là gì? • Các thành phần của hệ thống máy tính? • Các loại hệ thống máy tính khác nhau? • Các thành phần của một chu trình xử lý dữ liệu? • Vai trò của máy tính trong chu trình xử lý dữ liệu này là gì? • Những xu hướng phát triển máy tính?
  4. Kết quả học tập Kết thúc bài 2, học viên sẽ có thể: • Mô tả cách thức xử lý thông tin của máy tính • Liệt kê các thành phần của hệ thống máy tính • Xác định các loại hình khác nhau của các hệ thống máy tính và cách sử dụng của chúng. • Giải thích chu trình xử lý dữ liệu • Xác định vai trò của máy tính trong chu trình xử lý dữ liệu • Nhận thức được các xu hướng phát triển
  5. Máy tính là gì? Máy tính là một thiết bị gồm các bộ phận điện tử và điện-cơ. Nó có thể lập trình được và có khả năng thực hiện những chức năng sau: • Nhập dữ liệu. • Xử lý dữ liệu. • Tạo thông tin (đầu ra). • Lưu trữ dữ liệu/thông tin. • Truy hồi/gửi dữ liệu/thông tin.
  6. Dữ liệu được xử lý thành thông tin như thế nào? Xuất Nhậ Xử lý p Thông tin Dữ liệu Tác giả Biểu ghi biên mụ c Tên sách Biên mục Sắp xếp In biểu Chủ đề ghi Mục lục phiếu Ký hiệu Lưu trữ PL
  7. Vai trò của máy tính trong chu trình xử lý thông tin • Nạp dữ liệu qua các thiết bị nhập. • Xử lý dữ liệu bằng bộ vi xử lý. • Lưu trữ dữ liệu cho việc sử dụng tương tác vào bộ nhớ thâm nhập ngẫu nhiên (RAM) và lưu giữ trong những giai đoạn dài hơn ở bộ nhớ chỉ để đọc (ROM) và ở các ổ đĩa cứng. • Xuất dữ liệu qua các thiết bị đầu ra.
  8. Chu trình xử lý thông tin Tài liệu m ới Dữ liệu Xử lý Xuất nhập Dữ liệu Tài liệu lưu trữ
  9. Các thành phần của hệ thống máy tính (1) 1. Con người – là bộ phận quan trọng và hưởng lợi nhiều nhất trong hệ thống thông tin, nhìn chung được xếp vào hoặc là người sử dụng hoặc người phát triển thông tin. 2. Quy trình – là các mô tả về cách thức mà các công việc được hoàn thành như thế nào, ví dụ tài liệu hướng dẫn, lập văn bản, … 3. Dữ liệu/Thông tin – dữ kiện (dữ liệu) thô và dữ liệu đã xử lý (thông tin) được sử dụng để tạo ra kết quả theo mong muốn.
  10. Các thành phần của hệ thống máy tính (2) 4. Phần cứng – các bộ phận vật chất của hệ thống máy tính được phân loại theo các hoạt động căn bản mà chúng phải thực hiện: nhập, xử lý, xuất, lưu trữ và truyền thông. 5. Phần mềm – cung cấp các hướng dẫn từnh bước để máy tính biết phải làm gì. Phần mềm thường được chia thành 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. 6. Truyền thông – đề cập đến việc truyền dữ liệu điện tử từ nơi này sang nơi khác.
  11. Dữ liệu được trình bầy trên máy tính như thế nào? • Máy tính hiển thị dữ liệu theo hệ thống nhị phân, nghĩa là máy tính chỉ nhận dạng được 2 số là số 0 và số 1. Những số lớn hơn, các chữ cái hay các ký tự đặc biệt sẽ được tạo thành bằng cách sử dụng các tổ hợp 0 và 1. Mỗi tổ hợp hai số này được gọi là một bit từ các chữ binary digit. Sự tổ hợp của nhiều “bit” để tạo ra các ký tự có nghĩa hoặc những con số được gọi là một byte.
  12. Hệ thống mã hóa được sử dụng để tạo ra các byte dữ liệu có nghĩa là gì? • Thường có 8 bit một byte . Hệ thống mã hóa ASCII (mã chuẩn để trao đổi thông tin của Mỹ) và ASCII-8 còn gọi là ASCII mở rộng được chính phủ Mỹ và các nhà máy sản xuất máy tính coi là hệ thống chuẩn. • ASCII có thể gồm 128 tổ hợp, mỗi tổ hợp gồm 7 bit cho mỗi tổ hợp. Trong khi ASCII-8 có thể có đến 1256 tổ hợp.
  13. Sự phát triển của máy tính • Sự khởi đầu của thời đại máy tính thương mại xuất hiện bắt đầu vào ngày 14/6/1951 khi UNIVAC – công ty Máy tính tự động toàn cầu cung cấp cho Văn phòng Điều tra dân số Mỹ. • Thật ra, ông Charles Babbage đã phát minh một cỗ máy có tên là “Cỗ máy khác biệt” và ông cũng sáng tạo ra một thiết bị gọi là “Thiết bị phân tích”. Thiết bị phân tích này g ồm tất cả các thành phần của máy tính ngày nay: thiết bị đầu vào, đầu ra, xử lý và lưu trữ. Ông
  14. Các thế hệ máy tính (1) • Thế hệ thứ nhất 1951-1958: bộ phận bên trong của máy tính là các ống chân không, thẻ đục lỗ và băng từ để lưu trữ dữ liệu, ngôn ngữ máy dùng để lập trình. • Thế hệ thứ hai từ năm 1959-1964: bóng bán dẫn thay thế các ống chân không, ngôn ngữ kết hợp và ngôn ngữ cao cấp thay thế cho ngôn ngữ máy, đĩa mềm rời thay thế cho thẻ đục lỗ. Bóng bán dẫn giúp các nhà máy cho ra đời những máy tính nhỏ hơn.
  15. Các thế hệ máy tính (2) • Thế hệ thứ ba 1965-1970: Mạch tích hợp (ICs) được phát triển . IC làm kích thước của máy tính nhỏ hơn, được gọi là máy tính mini Phần mềm máy tính trở nên tinh vi hơn. • Thế hệ thứ tư từ 1971 đến nay: bộ vi xử lý hay còn gọi là con chíp máy tính được đưa vào sử dụng dẫn đến sự ra đời máy tính cá nhân (PC). • Thế hệ thứ năm, hiện tại và tương lai. Bao gồm công nghệ hiện tại và mới xuất hiện (nhận dạng giọng nói, trí thông minh nhân tạo,
  16. Các loại hệ thống máy tính Nói chung, máy tính được phân loại dựa trên kích thước vật lý và khả năng xử lý thông tin Các loại máy tính khác nhau gồm: – Máy tính siêu tốc – Máy tính cỡ lớn – Máy tính mini – Máy tính vi tính (máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính cỡ nhỏ, máy tính bỏ túi, – Bộ vi điều khiển.
  17. Thuận lợi của việc sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu? • Nhập, xử lý và truy xuất dữ liệu nhanh hơn. • Làm việc không mệt mỏi –có thể hoạt động 24giờ một ngày, 7 ngày một tuần. • Giảm khả năng gây lỗi. • Tạo dữ liệu đầu ra theo yêu cầu một cách dễ dàng. • Có thể gửi và truyền dữ liệu từ các máy tính khác nhau trong cùng một mạng.
  18. Bất lợi trong việc sử dụng máy tính để xử lý dữ liệu? • Đòi hỏi nhân lực có kỹ năng để thiết kế, lập trình và mã hóa dữ liệu. • Cần phải có điện. • Cần có máy điều hòa cho những máy tính hoạt động không ngừng. • Chi phí cho việc mua sắm và bảo trì rất cao. • Đòi hỏi nâng cấp thường xuyên do sự phát triển nhanh chóng của phần cứng và phần mềm. • Đòi hỏi huấn luyện nhân viên thường xuyên.
  19. Một số khuynh hướng chung về máy tính? • Luật Moore: khả năng tính toán tăng gấp đôi sau 18 tháng. • Bộ xử lý nhanh hơn. • Khả năng lưu trữ lớn hơn. • Dung lượng của bộ nhớ lớn hơn. • Hoạt động đơn độc  Nối mạng  Xử lý phân tán. • Sự phình lên của phần mềm – chương trình máy tính mới lớn hơn cả về chỗ chứa, khả năng xử lý và bộ nhớ. • Giá thành giảm.
  20. Một số khuynh hướng chung về phần cứng? • Giảm và đúng kích cỡ: máy tính cỡ lớn --- máy tính cá nhân --- máy tính bỏ túi. • Tăng bộ nhớ: RAM 1MB cho đến ít nhất 256MB. • Tăng dung lượng lưu trữ : đĩa cứng hiện nay tính bằng GB • Tăng tốc độ xử lý : từ PC XT đến Pentium 4. • Tăng dung lượng lưu trữ của các thiết bị ngoại vi. Đĩa mềm đến thẻ nhớ dung lượng cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2