intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIỚI THIỆU VỀ TƯ DUY KINH TẾ (Phần 2)

Chia sẻ: Tuyetson Tuyetson | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

155
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thời gian, mức giá có thể lên hoặc xuống. Điều thường hay xảy ra nhất là LẠM PHÁT, được định nghĩa là sự tăng mức giá. Tuy nhiên, có những giai đoạn mà mặt bằng giá chung giảm xuống. Hiện tượng này được gọi là GIẢM PHÁT. Đôi khi ta gọi sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát là GIẢM LẠM PHÁT. Để đo lường đúng tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, ta cần lập một năm gốc để từ đó so sánh. Một khi đã lập năm gốc, những thay đổi mức giá tương lai (hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIỚI THIỆU VỀ TƯ DUY KINH TẾ (Phần 2)

  1. GIỚI THIỆU VỀ TƯ DUY KINH TẾ (Phần 2) SỬ DỤNG CHỈ SỐ GIÁ Qua thời gian, mức giá có thể lên hoặc xuống. Điều thường hay xảy ra nhất là LẠM PHÁT, được định nghĩa là sự tăng mức giá. Tuy nhiên, có những giai đoạn mà mặt bằng giá chung giảm xuống. Hiện tượng này được gọi là GIẢM PHÁT. Đôi khi ta gọi sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát là GIẢM LẠM PHÁT.
  2. Để đo lường đúng tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, ta cần lập một năm gốc để từ đó so sánh. Một khi đã lập năm gốc, những thay đổi mức giá tương lai (hoặc quá khứ) có thể được so sánh với năm gốc này. Cách dễ nhất để hiểu điều này là xem chỉ số giá tiêu dùng CPI được tính bằng cách nào. Công thức tính CPI là: P0 là giá món hàng tại thời điểm 0. Q0 là số lượng món hàng tại thời điểm 0. P1 là giá món hàng tại thời điểm 1. Ở dạng chung, để tính CPI ở bất cứ năm nào, ngoài năm gốc luôn bằng 100, ta dùng công thức sau: CPI = Chi phí của Rổ hàng hoá vào năm xem xét X 100. Chi phí của Rổ hàng hoá vào năm gốc SỰ KHAN HIẾM VÀ NHỮNG KHẢ NĂNG LỰA CHỌN Những lựa chọn kinh tế là cần thiết bởi vì nguồn lực là khan hiếm: chúng không tự nhiên có sẵn với số lượng vô hạn.
  3. Ta có thể xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất cho bất cứ thực thể sản xuất nào, kể cả toàn bộ nền công nghiệp hay kinh tế quốc gia. Hãy tham khảo các đồ thị Nhớ rằng chi phí cơ hội của món hàng X mà ta có là số lượng những đơn vị Y phải bỏ đi để có được một đơn vị X: Chi phí cơ hội của X: DY/D X = (YB - YA) / (XB - XA). TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI BIÊN (của x và y) - Số đơn vị một loại hàng phải mất đi để tăng một đơn vị của một loại hàng khác. Về hình học – được thể hiện bởi độ dốc của đường PPF Về kinh tế – đó là chi phí cơ hội của món hàng X Quy luật chi phí tương đối tăng lên – Chi phí cơ hội của những đơn vị tăng thêm của một loại hàng sẽ tăng lên khi xã hội sản xuất loại hàng đó nhiều thêm nữa. Vì sao điều này xảy ra? Quy luật chi phí tăng lên dựa trên thực tế là các nguồn lực có khuynh hướng chuyên môn hóa, vì vậy một phần năng suất sẽ bị mất đi khi các nguồn lực được chuyển từ những hoạt động mà họ làm tương đối tốt sang những hoạt động mà họ có thể làm không tốt bằng.
  4. MÔ HÌNH LƯU CHUYỂN CỦA NỀN KINH TẾ Nền kinh tế ở trạng thái động hay luôn luôn chuyển động. Các yếu tố sản xuất lưu chuyển từ khu vực người tiêu dùng sang khu vực kinh doanh. Rồi khu vực kinh doanh sử dụng những yếu tố này để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đổi lấy việc cung cấp yếu tố sản xuất, người tiêu dùng nhận được thu nhập dưới dạng lương, tiền cho thuê, lãi và lợi nhuận. Thu nhập này sau đó được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ do khu vực kinh doanh sản xuất ra. Một mộ hình lưu chuyển đơn giản của nền kinh tế được minh họa bên dưới bằng các đường vạch. Để thực tập anh chị có thể thêm khu vực quốc tế. Tuy nhiên, người tiêu dùng thường không tiêu hết thu nhập của mình, và khu vực kinh doanh hay công ty thường tiêu hơn số tiền kiếm được. Người tiêu dùng là KHU VỰC THẶNG DƯ –không phải tất cả thu nhập của họ đều được tiêu hết, trong khi công ty là khu vực THÂM HỤT – chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Lượng thu nhập không được người tiêu dùng chi tiêu được đưa vào tiết kiệm. Những nguồn vốn này được khu vực kinh doanh vay để chi cho đầu tư, xây nhà xưởng hoặc mua máy móc.
  5. Rất tiếc là nền kinh tế thực tại phức tạp hơn nhiều so với những gì được mô tả cho đến lúc này. Tất cả chúng ta đều quá biết rằng không phải tất cả thu nhập có được đều có thể tiêu vào hàng hóa, dịch vụ hay tiết kiệm. Một phần thu nhập phải được dùng để trả thuế. Thuế được dùng để trả cho chi tiêu chính phủ. Thoạt đầu việc trả thuế làm giảm dòng thu nhập bằng cách giảm bớt số tiền mà người tiêu dùng có, nhưng về sau lại xuất hiện trở lại trong dòng thu nhập thông qua chi tiêu của khu vực chính phủ. Những thành tố thêm vào mô hình lưu chuyển là nhập khẩu và xuất khẩu. NHẬP KHẨU là những khoản chi tiêu của người tiêu dùng (và công ty) vào những sản phẩm sản xuất ở thị trường nước ngoài. Những khoản chi tiêu này sẽ làm giảm dòng thu nhập. Tuy nhiên, XUẤT KHẨU, tức những khoản chi tiêu của các thực thể nước ngoài vào hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nền kinh tế trong nước sẽ làm tăng dòng thu nhập. Cuối cùng, ta có thể thêm vai trò của các trung gian tài chính như ngân hàng hay thị trường chứng khoán. Những định chế này tập hợp vốn của khu vực thặng dư (Tiết kiệm) và cho khu vực thâm hụt vay để đầu tư. Hai thước đo thường được dùng để biểu diễn giá trị sản lượng trong một nền kinh tế. Đó là Tổng Sản phẩm Quốc dân (GNP) và Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP).
  6. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN (GNP) được định nghĩa là giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nền kinh tế bởi các yếu tố sản xuất thuộc sở hữu trong nước trong một giai đoạn cụ thể, được định giá bằng giá thị trường. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) được định nghĩa là giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nền kinh tế trong một giai đoạn cụ thể, được định giá bằng giá thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2