Giữ nhân tài: Phải hiểu nhu cầu người lao động
lượt xem 136
download
Từ những nghiên cứu về chính sách quản trị nhân sự của các doanh nghiệp nổi tiếng thế giới cùng với kinh nghiệm làm việc tại một công ty tuyển dụng nhân sự tại Mỹ, tác giả bài viết đưa ra một giải pháp cơ bản để giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng xây dựng và áp dụng các chính sách để giữ được nhân tài. Đó là giải pháp hiểu nhu cầu người lao động. Hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanh nghiệp gắn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giữ nhân tài: Phải hiểu nhu cầu người lao động
- Giữ nhân tài: Phải hiểu nhu cầu người lao động Từ những nghiên cứu về chính sách quản trị nhân sự của các doanh nghiệp nổi tiếng thế giới cùng với kinh nghiệm làm việc tại một công ty tuyển dụng nhân sự tại Mỹ, tác giả bài viết đưa ra một giải pháp cơ bản để giúp các doanh nghiệp Việt Nam định hướng xây dựng và áp dụng các chính sách để giữ được nhân tài. Đó là giải pháp hiểu nhu cầu người lao động.
- Hiểu được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao động. Khi đạt được điều này mức độ hài lòng của người lao động về công việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên và vì vậy sẽ cống hiến nhiều hơn. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp thành công cho thấy họ rất chú ý đến yếu tố này và coi đó là một chiến lược quan trong để giữ chân người lao động. Nhà nghiên cứu về tâm lý Abraham Maslow, vào năm 1954 đã đưa ra hình kim tự tháp cho năm cấp độ nhu cầu của con người để chứng minh tầm quan trọng tương đối của các loại nhu cầu khác nhau (từ những nhu cầu sơ đẳng, bậc thấp đến những nhu cầu bậc cao) đối với mỗi cá nhân trong hoạt động đời thường cũng như trong công việc. Sơ đồ: Mức thang nhu cầu của Maslow
- Rõ ràng, mọi người đều có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất trước khi nảy sinh các nhu cầu cao hơn. Những nhu cầu về sinh lý như ăn, uống, ngủ, là những nhu cầu tối thiểu, thể hiện bản năng sinh tồn và con người luôn có khuynh hướng thoả mãn những nhu cầu này trước khi có những nhu cầu khác. Theo Maslow, một nhu cầu mới nảy sinh khi nhu cầu dưới nó được đáp ứng. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa hệ thống thứ bậc các nhu cầu theo cách nhìn chung và áp dụng vào môi trường làm việc của doanh nghiệp, chúng ta có thể nhìn vào bảng sau: Cấp Theo cách nhìn chung Áp dụng vào đời sống nghề độ nghiệp Các nhu cầu vượt lên Được tự chủ, sáng tạo và có chính mình: Phát triển tiềm quyền ra quyết định khi thực hiện năng sáng tạo, vượt lên chính nhiệm vụ. Được khuyến khích, ghi 5 mình trong hiệu suất làm việc. nhận khi đạt được thành tích. Được xây dựng thành nhân vật hình mẫu, được để lại dấu ấn của mình.
- Các nhu cầu độc lập: Được giữ các chức vụ quan Chứng tỏ năng lực của mình, trọng. Được độc lập suy nghĩ và làm 4 gây được ảnh hưởng, được việc. Được khuyến khích, động viên xung quanh chấp nhận và của lãnh đạo được tôn trọng. Các nhu cầu về xã Được lãnh đạo, định hướng hội: Là thành viên của một có hiệu qủa. Được làm việc trong 3 nhóm. Được lắng nghe và môi trường làm việc thân thiện. được hiểu, chia sẻ. Được kết giao tình bạn trong công việc. Các nhu cầu về an Được bảo đảm quyền có việc toàn: Là sự kéo dài của các làm. Được hưởng các phúc lợi xã 2 nhu cầu cấp 1 như được bảo hội như lương hưu, trợ cấp. Được trả hiểm, có tiết kiệm. lương theo lao động và đóng góp. Các nhu cầu về sinh Được đảm bảo các điều kiện lý: thở, ăn, uống, ngủ, sinh làm việc tối thiểu như không khí, 1 sôi… tiếng ồn, nhiệt độ. Được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu như lương
- cơ bản, địa điểm làm việc. Con người là một sinh vật đặc biệt, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý. Thông thường, người lao động dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho công việc, song điều đó không có nghĩa là họ không có các nhu cầu khác. Điều quan trọng là nhà lãnh đạo và quản lý hiểu ra được điều đó để có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh những nhu cầu của người lao động hiện nay so với thời kỳ trong cơ chế tập trung bao cấp. Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, người lao động sẽ hướng đế những nhu cầu ở bậc cao hơn. Thông thường, người lao động với khả năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việc cao hơn so với lao động cơ bắp đơn thuần. Đặc biệt các “nhân tài” sẽ hướng đến việc thoả mãn các nhu cầu bậc cao nhiều hơn. Đối với họ, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động xã hội, mà quan trọng hơn đấy chính là nơi họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện mình, và cao hơn nữa, là nơi mà họ có
- thể phát huy hết những khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chính khả năng vốn có của mình. Một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ vào năm 1946 và được lặp lại nhiều lần sau đó cho thấy sự khác biệt giữa lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên trong việc lựa chọn ra các nhân tố quan trọng nhất quyết định động lực làm việc của nhân viên và sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp. Trong khi phần lớn lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trả lời lương bổng là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, đa số những người lao động được hỏi chỉ xếp lương ở vị trí thứ 5 sau các yếu tố khác như sự đánh giá cao của lãnh đạo về công việc hoàn thành hay cảm giác được làm việc mình yêu thích. Sự khác biệt rất lớn cho thấy nhu cầu của con người rất phức tạp và nếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chỉ áp đặt ý chí chủ quan của mình trong việc đưa ra các chính sách để thỏa mãn các nhu cầu của nhân viên, các chính sách đó sẽ không đem lại hiệu quả cao nếu không muốn nói rằng nhiều khi phản tác dụng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm cách nào để lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhận ra được hệ thống các nhu cầu phức tạp của người lao động, đặc biệt là nhu cầu của các “nhân tài”. Qua nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, việc nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của người lao động chưa được thực
- hiện một cách thường xuyên và phổ biến. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện các nghiệp vụ này thông qua các kênh không chính thức và không được thể chế hoá vào chính sách của doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn biết tâm tư, nguyện vọng thực sự của nhân viên. Hậu quả tất yếu là nhân viên không cảm thấy hài lòng với tổ chức của mình và muốn tìm đến một môi trường làm việc mới, hoặc vẫn cố duy trì nhưng làm việc cầm chừng, kém hiệu quả. Hơn thế nữa, việc lãnh đạo doanh nghiệp không hiểu được các nhu cầu của nhân viên có thể tạo nên sự ngăn cách, chia rẽ bè phái giữa các nhóm, các bộ phận với nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có những chính sách rõ ràng về việc tìm hiểu nhu cầu của nhân viên. Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau trong đó việc tiến hành các cuộc nghiên cứu, điều tra về nhu cầu và sự hài lòng của nhân viên được coi là phương thức sử dụng rộng rãi nhất, đem lại hiệu quả cao và thường được tiến hành với một chí phí hợp lý. Việc làm này sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận một cách tương đối chính xác các nhu cầu của nhân viên để đưa ra các chính sách hợp lý. Khi người lao động được chia sẻ, họ sẽ cảm thấy gắn bó với tổ chức của mình hơn và đương nhiên sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Thông thường hàng năm các doanh nghiệp nên tiến hành các cuộc điều tra về sự hài lòng của nhân viên đối với công việc họ đang làm, đối với đơn vị trực tiếp quản lý và đối với toàn doanh nghiệp
- nói chung. Việc làm này sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc là người lao động chỉ thực sự nói ra lý do của mình khi đã quyêt định chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc vì những lý do không đáng có. Hiện nay, một số doanh nghiệp của chúng ta đã tiến hành các cuộc phỏng vấn người lao động khi họ quyết định thôi việc. Đây là một việc làm cần thiết để tìm hiểu các lý do dẫn đến quyết định thôi việc của nhân viên đó. Song việc làm này chỉ có tác dụng đối với người lao động tương lai còn đối với người đã quyêt định thôi việc thì đấy là việc làm quá muộn. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, các cuộc phỏng vấn này là cần thiết vì nó giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được phần nào về sự phản ứng của nhân viên đối với các chính sách cũng như đối với hoạt động của doanh nghiệp để có những cải cách đối với hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Các cuộc điều tra, phỏng vấn cần được tiến hành một cách thường xuyên và chuyên nghiệp. Các nghiệp vụ này cần phải được thể chế hóa bằng chính sách của doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận thức đây là một việc làm hết sức cần thiết để gìn giữ và phát triển nguồn lực quý giá nhất. Doanh nghiệp cần xây dựng ngân sách để thực hiện các hoạt động này và chi phí cho các hoạt động đó được tính vào giá thành của sản phẩm. Thông thường, chức năng này do bộ phận quản trị nhấn sự chịu trách nhiệm triển khai hoặc do một cơ quan tư vấn đảm
- trách. Người phỏng vấn cần được đào tạo các kỹ năng cần thiết để tiến hành các cuộc phỏng vấn. Thời gian, địa điểm để tiến hành các cuộc phỏng vấn cũng cần phải xem xét cẩn thận để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái trong việc chia sẻ tất cả những thông tin muốn nói. Quan trọng hơn, các ý kiến thu được của người lao động cần phải được lãnh đạo doanh nghiệp lắng nghe và có những hành động cụ thể sau khi cân nhắc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ xảo chăm sóc khách hàng
4 p | 189 | 57
-
Khi CEO sa đà vào các hoạt động thường nhật
4 p | 189 | 37
-
Chiến lược vượt qua suy thoái của “gã khổng lồ” Starbucks
6 p | 161 | 36
-
"Lùng" - "câu" và giữ chân người tài
8 p | 105 | 32
-
Quảng cáo và PR nên độc lập
4 p | 113 | 17
-
Event Team – Cộng sự đắc lực hay Người gây rắc rối
5 p | 102 | 14
-
Nguyên nhân chính của việc phát triển và mở rộng thị trường khó khăn của các doanh nghiệp Fast Food nước ngoài tại Việt Nam
4 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn