intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giun sán

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì số lượng bệnh truyền nhiễm cũng nhiều hơn và tỷ lệ mắc cao hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giun sán

  1. Giun sán Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau. Ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì số lượng bệnh truyền nhiễm cũng nhiều hơn và tỷ lệ mắc cao hơn. Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp, nhiều vùng tập quán sinh hoạt còn lạc hậu, vì vậy bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm như Dengue xuất huyết, sốt rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm lây qua đ ường tỉêu hóa như dịch tả, dịch tiêu chảy cấp, các bệnh ký sinh tr ùng đường ruột. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số nét cơ bản về các bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra còn chiếm tỷ lệ cao ở Việt Nam như lỵ amíp, bệnh do giun và sán. 1. Bệnh do amip.
  2. Đây là bệnh do nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica, là một bệnh xuất hiện toàn thế giới nhưng chủ yếu xuất hiện ở các nước nhiệt đới có điều kiện vệ sinh thấp kém. Bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ abces ở những cơ quan khác nhau. Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Bệnh lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm kén amip. Kén amip tồn tại ở ngoại cảnh tương đối tốt, ở nhiệt độ 17 – 20 độ C chúng tồn tại hàng tháng, tuy nhiên ở nhiệt độ 85 độ C, chúng chết sau vài giây. Biểu hiện giai đoạn cấp là đau bụng, đại tiện nhiều lần 5 – 15 lần/ ngày phân ít hoặc không có, nhiều nhầy mũi máu, đau quặn bụng, đau rát hậu môn, sốt nhẹ; biểu hiện giai đoạn muộn chủ yếu là các triệu chứng đau dọc khung đại tràng, rối loạn tiêu hóa với các đợt táo lỏng xen kẽ; kèm theo có các đợt bùng phát lan tỏa giống giai đoạn cấp. Điều trị hiện nay chủ yếu dùng nhóm imidzole. 2. Nhiễm Giun Giun kim: là loại giun tròn Enterobius vermicularius dài 1 – 1,5cm, sống ở đoạn cuối hồi tràng và manh tràng; giun cái mang trứng và đẻ ở trực tràng. Giun này chủ yếu gây nhiễm cho trẻ em ở các khu vực tập thể. Nhiễm do thức ăn hoặc n ước bẩn có chứa trứng giun, nhiễm tự nhiên ở trẻ em theo đường phân – tay – miệng.
  3. Biểu hiện chủ yếu là trẻ em bị ngứa hậu môn làm mất ngủ, do gãi có thể gây ra các vết xước quanh hậu môn, trẻ gái có thể bị viêm âm hộ âm đạo. Chẩn đoán bằng việc phát hiện giun trong phân, tìm trứng giun bằng nghiệm pháp Scrotch. Điều trị bằng Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. Giun đũa: khoảng chừng 1 tỷ người trên thế giới nhiễm loại giun này, cao nhất là ở các nước nhiệt đới chậm phát triển. Bệnh do nhiễm loại Ascaris lumbricoides. Giun trưởng thành dài 1 – 3 cm, sống ở ruột non từ nhiều tháng đến 1 năm rưỡi. Giun cái đẻ trứng theo phân ra ngoài. Lây nhiễm do ăn hoặc uốn g nước uống có nhiễm giun đũa. Nó phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn ấu tr ùng và giai đoạn trưởng thành, và do đó biểu hiện lâm sàng cũng khác nhau. Giai đoạn ấu trùng có hội chứng Loeffler với sốt, ho khạc đờm giàu bạch cầu ái toan và thể Charcot Leyden, xquang phổi có nhiều đám mờ không đối xứng, chỉ thoáng qua trong 5 – 7 ngày. Thời kỳ giun trưởng thành với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa không đặc hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn khan; ngoài ra có thể gây giun chui ống mật, viêm đường
  4. mật, viêm tụy cấp, tắc ruột…chẩn đóan bằng tìm giun trong phân hoặc phát hiện bằng các phản ứng điện di miễn dịch huỳnh quang. Điều trị bằng Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. Giun móc: có khoảng 1tỷ người nhiễm bệnh, thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Giun trưởng thành dài 1 – 2 cm sống ở tá tràng và hỗng tràng, chúng hút máu khoảng 0,2ml/ngày, sống trung bình 5 năm do đó gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc nặng. Điều trị bằng Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. Giun lươn: là loại Strongyloides stercoralis, loại giun này nhỏ dài 2 – 3cm, sống ở đoạn đầu ruột non, ít gặp hơn giun đũa và giun móc; ký sinh nhiều năm trong cơ thể vật chủ. Phát triển ở khu vực nhiệt đới và cận nhỉệt đới nóng ẩm. Ấu trùng theo phân ra ngoài và lây nhiễm cho con người qua da khi tắm nước bẩn hoặc đi chân đất trong bùn. Thường không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ có các biểu hiện đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo lỏng xen kẽ từng đợt. Cần chú ý khi có sự lan tỏa của ấu trùng vào trong mọi phủ tạng là biến chứng nặng, thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch và thường gây tử vong.
  5. Chẩn đoán bằng tìm ấu trùng trong phân hoặc xét nghiệm dịch tá tràng và hỗng tràng. Điều trị đặc hiệu là dùng thibendazole, có thể điều trị bằng Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. Giun tóc: do loại Trichiuris Trichiura dài 4 – 5cm sống ở đại tràng, gặp ở toàn thế giới nhưng thường gặp nhất ở khu vực kém vệ sinh. Lây nhiễm do thức ăn, đồ uống sống, bẩn chứa trứng giun. Thường không có triệu chứng, phát hiện tình cờ qua xét nghiệm phân. Điều trị bằng Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. 3. Nhiễm sán Sán sơ mít: gồm Taenia saginata và Taenia solium, đây là loại giun dẹt có đốt, đường kính 2 – 3mm, nhưng dài 6 – 10m; sán trưởng thành sống ở ruột non, mỗi đỗt chứa trứng ra ngoài được bò hoặc lợn ăn. Người ăn thịt lợn hoặc bò này không được nấu chín sẽ mắc bệnh. Biểu hiện đau bụng mơ hồ, không đặc hiệu, chán ăn hoặc ăn không biết no. Trong sán bò có thể thấy các đốt sán tên giường hoặc quần áo bệnh nhân, còn sán lợn thì đốt sán chỉ theo phân; có thể tìm trứng trong phân bằng nghiệm pháp Scotch. Điều trị bằng Nicosamid hoặc praziquantel.
  6. Sán máng: còn gọi là bệnh Bilharzia do loài sán dẹt Schistosoma gây ra. Có khoảng 200 triệu người trên thế giới mắc bệnh này, chủ yếu ở châu Phi. Lây nhiễm bắt đầu từ ấu trùng sống trong nước ngọt xâm nhập vào da bệnh nhân, sau đó theo các tĩnh mạch và bạch mạch về gan, tại đây phát triển thành ấu trùng sán đực trưởng thành, chúng tiếp tục di chuyển đến các tĩnh mạch mạc treo tràng, trứng cảu chúng tích tụ lại các nút tận cùng tĩnh mạch, sau đó đi vào lòng các cơ quan liên quan, cuối cùng được bài tiết theo phân hoặc nước tiểu. Biểu hiện lâm sàng giai đoạn cấp thường xuất hiện vào tuần thứ 4 – 6, với các triệu chứng đau đầu, sốt, rét run, ho, đau cơ, đau khớp, gan to đau, tăng bạch cầu ái toan. Nếu không được điều trị sẽ chuyển sang mạn tính với các biến chưng tại gan và khoảng cửa, gây tắc nghẽn xoang hang và cuối cùng là gây tăng áp lực cửa, nếu nặng sẽ dẫn đến các biến chứng của tăng áp lựuc cửa như cổ chướng, lách to, giãn tĩnh mạch thựuc quản; đặc biệt nếu đồng nhiễm viêm gan B sẽ làm tăng nguy cơ ưng thư gan. Điều trị bằng praziquantel, nếu không đáp ứng có thể dùng Oxamniquin. Sán lá gan lớn: do nhiễm loài sán Fasciola hepatica, xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.sán trưởng thành sống trong đường mật của bệnh nhân, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành các mao ấu trùng, đóng kén vào các cây sống dưới nước, người ăn phải chúng sẽ vào ống tiêu hóa, đến gan và phát triển trong đường mật.
  7. Biểu hiện lâm sàng chia làm 3 giai đoạn, biểu hiện cấp tính là giai đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng sẽ là sốt, đau vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to, chức năng gan bị tổn thương; giai đoạn tiềm tàng biểu hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đây là lúc sán khư trú trong đường mật; giai đoạn tắc nghẽn là hậu quả của viêm và phì đại đường mật. Nhiễm khuẩn lâu ngày có thể gây xơ gan mật. chẩn đoán dựa vào sự phát hiện kháng thể bằng CIE hoặc ELISA. Điều trị đặc hiệu bằng bithionol. Sán lá gan nhỏ: con trưởng thành sống ở đường mật, đôi khi sống trong ống tuỵ. Trứng nở trong nước hoặc được ốc ăn vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thâm nhập vào cá, đóng nang, người ăn phải loại cá này chưa nấu chín (chủ yếu do tập quán ăn gỏi cá) sẽ mắc bệnh. Biểu hiện lâm sàng âm thầm và không đặc hiệu với sốt, đau bụng và tiêu chảy. Nếu để lâu dài không điều trị sẽ dẫn đến các bién chứng viêm đường mật, xơ quanh khoảng cửa, có thể xuất hiện ung thư biểu mô đường mật. Chẩn đoán bằng việc tìm trứng trong phân. Điều trị chủ yếu bằng praziquantel.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2