intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp con trở thành “nhà đàm phán” lí tưởng

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chị Liên thấy nặng trĩu lòng vì mỗi lần đón con đều thấy bé sứt đầu mẻ trán, kết quả của những cuộc tranh giành đồ chơi trong lớp mà cô giáo cũng không thể kiểm soát được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp con trở thành “nhà đàm phán” lí tưởng

  1. Giúp con trở thành “nhà đàm phán” lí tưởng Chị Liên thấy nặng trĩu lòng vì mỗi lần đón con đều thấy bé sứt đầu mẻ trán, kết quả của những cuộc tranh giành đồ chơi trong lớp mà cô giáo cũng không thể kiểm soát được. Tối hôm qua, chị Hà nghe Linh - cô con gái lớn 8 tuổi lớn tiếng với cậu em Tom 5 tuổi: "Em trả tivi cho chị xem phim Mr.Bean đi, em xem hoạt hình nhiều quá đấy!". Thường thì bé Tom sẽ chạy ngay vào trong bếp sà vào lòng mẹ nước mắt ngắn nước mắt dài nhưng lần này, thật ngạc nhiên, cậu bé đứng thẳng dậy và thỏa thuận với chị: "Em coi nốt đoạn này, xong chị coi phim, được không. Mỗi chị
  2. em mình coi 45 phút như nhau!". Không như mọi lần lấn át ý kiến của em, kết quả của cuộc thương lượng chớp nhoáng là bé Linh cho em coi nốt phần còn lại của bộ phim và đợi đến lượt mình, cả hai cùng hài lòng với kết quả đàm phán. Chị Liên (Cầu giấy) thấy nặng trĩu lòng vì mỗi lần đón đứa con trai học lớp mẫu giáo nhỡ đều thấy bé sứt đầu mẻ trán, kết quả của những cuộc tranh giành đồ chơi trong lớp mà ngay cả cô giáo cũng không thể kiểm soát được. Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày, bé yêu của bạn cũng phải đối mặt với muôn vàn những tình huống khó khăn khả năng dẫn đến "sứt đầu bể trán" như chia sẻ đồ chơi, hòa hợp với anh chị em, dàn xếp bất hòa với bạn bè, gia hạn thêm về thời gian làm bài tập với thầy cô đòi hỏi bé phải có kỹ năng đàm phán để giải quyết những khúc mắc. Việc dạy cho con biết đàm phán ngay từ bé thơ thực sự rất thuận lợi bởi nó giúp bé Tom - con chị dàn xếp những bất hòa mà không cần đến bạo lực, và giúp con tự tin hơn vào chính bản thân mình khi đối mặt với những vấn đề trong cuộc sống. Chị Hà nhấn mạnh: "Tôi tin rằng những đứa bé biết đàm phán bước vào đời dễ dàng hơn vì chúng có thể
  3. bàn bạc, làm chủ tình huống tại các cuộc đàm phán trong kinh doanh hoặc chính sách ở nơi làm việc". Vậy làm thế nào để con yêu của bạn có kỹ năng đàm phán ngay từ còn nhỏ? khi Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy cho bé quen với những "thỏa hiệp". Nếu con muốn đi chơi với bạn, con phải chứng minh rằng việc đi chơi là cần thiết và an toàn; con làm xong những việc cần làm và việc đi chơi của con không ảnh hưởng đến việc học. Hãy nhấn mạnh rằng bố mẹ chỉ tin tưởng nếu con thực hiện lời hứa qua hành động. Tạo cho trẻ một thói quen không năn nỉ, không vòi vĩnh, và có điểm dừng cho những mong muốn của mình và chứng minh rằng con hiểu nhu cầu của mình và có trách nhiệm khi được đáp ứng nhu cầu đó. Đừng bao giờ đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện và tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng thuyết phục của mình. Một khi sự bất đồng xuất hiện giữa cha mẹ và con cái thì cha mẹ nên lắng nghe và quan sát sự việc từ nhiều góc độ khác nhau và giải quyết tình huống. Chị Phượng - Hà Nội, nói rằng nếu hai con chị tranh chấp với nhau, thì chị đóng
  4. vai một vị quan tòa bình đẳng, đặt câu hỏi cho cả hai con, tập trung vào những gì chúng làm để giải quyết mâu thuẫn và theo ý kiến của chúng thì việc nào có kết quả và việc nào không. Còn chị Liên sau những lần chứng kiến con cố giành đồ chơi hay khi chị yêu cầu chia đồ chơi cho bạn bé không vâng lời, chị nhẹ nhàng giải thích cho bé để bé thay đổi ý kiến ban đầu. Chị cũng khuyến khích lệ con diễn đạt lý do vì sao bé không đồng ý để có thể giải thích cho con hiểu được ý nghĩa to lớn khi quan tâm và chia sẻ đồ chơi với một bạn khác. Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán mang lại kết quả hài lòng cho cả hai bên. Qua đó, trẻ sẽ học được cách giữ lời hứa, thực hiện đúng theo cam kết. Nếu đứa bé 4 tuổi đồng ý nhặt quần áo bẩn xuống cho bạn giặt để đánh đổi lấy một câu chuyện được mẹ kể trước giờ đi ngủ thì bạn nên nhắc nhở trẻ thực hiện phần việc của mình trước khi lên giường nghe bạn kể chuyện. Nếu giải pháp bạn đưa ra có nhiều chọn lựa thì tốt hơn là áp đặt một chọn lựa duy nhất, ví dụ: "Con muốn dọn đồ chơi trước hay sau khi chúng ta đi chơi công viên về?" hay "Con thích uống sữa
  5. trước hay ăn phở trước?". Con của bạn thích được chọn lựa hơn là cảm giác bị ép buộc của cha mẹ. Theo afamily
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0