Gợi mở mô hình . . .<br />
<br />
GỢI MỞ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ<br />
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2016 ĐẾN NĂM 2020<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Đào Duy Huân*<br />
<br />
Bài viết nhấn mạnh, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, mỗi quốc gia, địa phương cần thiết phải<br />
chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế để tạo cơ sở cho hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới. TP.<br />
Cần Thơ được xác định là trung tâm kinh tế, xã hội và khoa học và công nghệ của vùng Tây Nam<br />
Bộ, 10 năm qua, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây<br />
dựng mô hình tăng trưởng kinh tế, thì cũng còn bộc lộ các hạn chế là chưa có một mô hình tăng<br />
trưởng kinh tế tối ưu. Vì vậy, cần tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Cần<br />
Thơ giai đoạn 2016-2020, theo hướng tăng trưởng chiều sâu, đảm bảo bền vững, thật sự là trung<br />
tâm Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ của vùng Tây Nam Bộ, với các chỉ số TFP đạt 27,28%.<br />
ICOR: 2,0-2,5.<br />
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, Cần Thơ<br />
<br />
LOCATIONS OPEN ECONOMIC GROWTH MODEL CAN THO CITY<br />
PERIOD FROM 2016 TO 2020<br />
ABSTRACT<br />
The article emphasized that during the economic globalization, every country, city need<br />
to transform their economic growth model to provide a basis for integrating deeply into the world<br />
economy. Can Tho City is identified as the center of economic, social, scientific and technological of<br />
South west region. Over the past 10 years, in addition to the positive gain in economic restructuring,<br />
building the economic growth model, it also reveals the limitation is notanoptimal economic growth<br />
model. So, during 2015-2020 period, Can Tho city should continue to transform their economic<br />
growth model more deeply, ensuring sustainability, make Can Tho city become truly industrialtrade-services center of South west region, with the ICOR from1-1.5; TFP from 50-60%.<br />
Keyworrds: Conomic growth, Cantho.<br />
*<br />
<br />
PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học<br />
<br />
7<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thành phố Cần Thơ, là trung tâm kinh tế xã hội - khoa học công nghệ của khu vực Tây<br />
Nam Bộ, trung tâm của chuỗi cung ứng dịch vụ<br />
ra các khu vực khác của cả nước, có những thế<br />
mạnh đặc biệt về công nghiệp chế biến, công<br />
nghiệp phụ trợ, sản xuất nông nghiệp, nuôi<br />
trồng thủy hải sản, du lịch, giáo dục - đào tạo.<br />
Nghị quyết 45-NQ/TW đã nêu “xây dựng<br />
và phát triển thành phố trở thành thành phố<br />
đồng bằng cấp quốc gia văn minh, hiện đại,<br />
xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa<br />
ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là<br />
trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại<br />
- dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo<br />
và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và<br />
văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông<br />
vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa<br />
bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc<br />
phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long và của cả nước”.<br />
Qua mười năm xây dựng và phát triển kinh<br />
tế - xã hội, thành phố Cần Thơ đã đạt được<br />
những thành quả tích cực trong chuyển đổi cơ<br />
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng<br />
GDP (theo giá so sánh 2010) bình quân giai<br />
đoạn 2004-2013 đạt 14,5%/năm, tổng GDP.<br />
Tổng giá trị tăng thêm năm 2013 đạt 62.600 tỷ<br />
đồng gấp 3,38 lần so với năm 2004 là 18.502 tỷ<br />
đồng; GDP bình quân đầu người (theo giá hiện<br />
hành) tăng 6,1 lần, từ 10,3 triệu đồng năm 2004<br />
lên 62,9 triệu đồng năm 2013; kim ngạch xuất<br />
khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ tăng gấp<br />
4,7 lần, từ mức 317,6 triệu USD năm 2004 lên<br />
1.500 triệu USD năm 2013; thu ngân sách theo<br />
chỉ tiêu trung ương giao tăng 4,25 lần so với<br />
năm 2004. Năm 2013, giá trị sản xuất theo giá<br />
hiện hành phân theo khu vực kinh tế Nông, lâm<br />
nghiệp và thủy sản bằng 7,48%, Công nghiệp<br />
<br />
và xây dựng 58,55% và dịch vụ 33,97%. Tuy<br />
vậy, nếu xem xét kỹ lưỡng trên các khía cạnh<br />
của mô hình tăng trưởng kinh tế thì thành phố<br />
Cần Thơ vẫn đang chủ yếu tăng trưởng kinh tế<br />
theo chiều rộng dựa trên khai thác tài nguyên<br />
đất, lực lượng lao động trình độ tay nghề chưa<br />
cao, chưa đảm bảo tính bền vững. Với lý do đó,<br />
nghiên cứu này muốn phác họa mô hình tăng<br />
trưởng kinh tế thành phố Cần Thơ giai đoạn<br />
2016 đến năm 2020 là phải chuyển sang phát<br />
triển theo chiều sâu, với hiệu quả sử dụng vốn<br />
(ICOR) cao và năng suất tổng hợp (TFP) phải<br />
đạt từ 35- 40%.<br />
2. KHÁI QUÁT CÁC MÔ HÌNH TĂNG<br />
TRƯỞNG KINH TẾ TRONG LỊCH SỬ<br />
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều mô<br />
hình tăng trưởng kinh tế. Các mô hình tăng<br />
trưởng kinh tế đều hướng tới lý giải nguồn<br />
gốc, hệ thống các nhóm yếu tố quyết định của<br />
tăng trưởng kinh tế, để từ đó các nhà hoạch<br />
định chính sách, chọn lựa mô hình tăng trưởng<br />
kinh tế phù hợp. Cụ thể như:<br />
Mô hình dựa vào tài nguyên của D.Ricardo:<br />
cho rằng, đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng<br />
kinh tế. Vì thế, khu vực đóng góp quan trọng<br />
cho tăng trưởng kinh tế là nông nghiệp. Của<br />
cải, hay sản lượng quốc gia có được là từ đất.<br />
Nhưng đất thì có giới hạn, sử dụng quá nhiều<br />
thì đất sẽ bạc màu, làm cho năng suất giảm, vì<br />
vậy mức giá sẽ tăng, tức lạm phát tăng.<br />
Mô hình nhị nguyên (mô hình hai khu<br />
vực): lý giải rằng, nguồn gốc của tăng trưởng<br />
dựa vào hai yếu tố chính là lao động và vốn.<br />
Tăng trưởng kinh tế dựa vào hai khu vực<br />
chính là nông nghiệp và công nghiệp. Tiêu<br />
biểu cho mô hình Lewis của trường phái Tân<br />
cổ điển và Harry T.Oshima.<br />
Mô hình Kaldor: lại cho rằng tăng trưởng<br />
kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc<br />
trình độ công nghệ.<br />
8<br />
<br />
Gợi mở mô hình . . .<br />
<br />
Mô hình Sung Sang Park: Từ tình hình<br />
thực tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế của<br />
các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil,<br />
… nhà kinh tế học gốc Hàn Quốc lại cho rằng<br />
nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tăng<br />
cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con<br />
người, để có thể có nguồn nhân lực trình độ<br />
cao, nhằm tiếp thu và phát triển những công<br />
nghệ hiện đại nhất của nhân loại mà không<br />
cần đầu tư nghiên cứu và phát triển. Hay nói<br />
cách khác, với nguồn nhân lực trình độ cao,<br />
một quốc gia có thể “đi tắt, đón đầu” công<br />
nghệ của thế giới.<br />
Mô hình Harrod Domar: mô hình tăng<br />
trưởng dựa vào tiết kiệm tư bản và hiệu suất<br />
của đầu tư (ICOR). Giới hạn và vấn đề của<br />
mô hình là (1) tăng tiết kiệm khó thực hiện ở<br />
các nền kinh tế đang phát triển (2) hệ thống<br />
tài chính chưa phát triển (3) vốn nhân lực còn<br />
yếu (4) đầu tư vào nghiên cứu/phát triển để<br />
giảm ICOR hạn chế.<br />
Mô hình tăng trưởng Solow: tăng trưởng<br />
kinh tế đến từ tăng yếu tố đầu vào cho nền<br />
kinh tế, đó là vốn đầu tư, nhân lực và đổi mới<br />
công nghệ. Mô hình Solow tin rằng tăng vốn<br />
đầu tư chỉ đem lại tăng trưởng tạm thời vì tỉ<br />
số vốn trên lao động tăng lên. Tuy nhiên, sản<br />
lượng tăng thêm từ tăng thêm một đơn vị vốn<br />
có thể giảm và nền kinh tế có xu hướng trở<br />
về mức tăng trưởng dài hạn ở đó GDP có tốc<br />
độ tăng trưởng bằng tổng của tốc độ tăng của<br />
nguồn nhân lực và nhân tố hiệu suất. Khác<br />
nhau về tốc độ đổi mới công nghệ giữa các<br />
nước giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng<br />
trưởng. Như vậy, mô hình Solow cho rằng<br />
nhân tố năng suất là nhân tố bên ngoài độc lập<br />
với lượng vốn đầu tư.<br />
Mô hình tăng trưởng nội sinh cho rằng cải<br />
thiện hiệu suất quan hệ trực tiếp đến đổi mới<br />
công nghệ và đầu tư vào nguồn nhân lực. Mô<br />
<br />
hình này nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ<br />
và chính sách khuyến khích khu vực tư nhân<br />
trong việc nâng cao năng suất. Kinh tế tri thức<br />
- như trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh<br />
hóa - trở thành quan trọng đối với các nền<br />
kinh tế đang phát triển. Các nội dung chính<br />
của thuyết tăng trưởng nội sinh bao gồm:<br />
chính sách khuyến khích cạnh tranh trong thị<br />
trường thúc đẩy đổi mới qui trình sản xuất và<br />
sản phẩm; có kinh tế qui mô trong vốn đầu tư;<br />
đầu tư của khu vực tư nhân trong nghiên cứu<br />
và phát triển; bảo vệ bằng sáng chế và sáng<br />
kiến; đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn<br />
nhân lực.<br />
Mô hình Kim cương và Kim cương đôi<br />
của M. Porter: Trong bối cảnh toàn cầu hóa,<br />
M. Porter đã xác định rằng, mô hình tăng<br />
trưởng kinh tế cạnh tranh của một quốc gia,<br />
hay vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi 4 biến<br />
(yếu tố) nội sinh gồm: Điều kiện các yếu tố<br />
sản xuất; Các ngành công nghiệp hỗ trợ, có<br />
liên quan; Chiến lược - cơ cấu và mức độ<br />
cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp; điều<br />
kiện về cầu và 2 biến (yếu tố) ngoại sinh là<br />
chính sách của chính phủ, của địa phương và<br />
cơ hội nảy sinh trong từng thời kỳ.<br />
Như vậy, có nhiều nghiên cứu đánh giá<br />
mô hình tăng trưởng kinh tế và đề xuất giải<br />
pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế<br />
với qui mô cả nước. Các nghiên cứu phần lớn<br />
dựa trên khảo hướng hạch toán định lượng<br />
tăng trưởng để phân tích theo đóng góp của<br />
việc tích lũy yếu tố đầu vào sản xuất là vốn,<br />
lao động và đóng góp của việc tăng TFP.<br />
3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TĂNG<br />
TRƯỞNG KINH TẾ Ở CẦN THƠ<br />
Giai đoạn 2001-2012, TP. Cần Thơ tăng<br />
trưởng kinh tế ổn định ở mức cao (cao hơn<br />
so với khu vực ĐBSCL, các thành phố trực<br />
thuộc Trung ương khác và cả nước). Từ năm<br />
9<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
2012, kinh tế thành phố Cần Thơ có dấu hiệu chững lại do tác động của suy giảm kinh tế của cả<br />
nước và thế giới. Nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng cao (do quy mô kinh tế nhỏ, đầu tư lớn khi<br />
thành phố trực thuộc Trung ương) sang tăng trưởng ổn định ở mức thấp (do quy mô kinh tế trở<br />
nên lớn hơn). Khu vực 1 tăng trưởng thấp và kém ổn định, trong khi đó khu vực 2 tăng trưởng<br />
ổn định ở mức cao (trên 17%/năm), khu vực này giảm tăng trưởng từ năm 2011. Khu vực 3<br />
đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2012, hiện tại khu vực này vẫn tăng<br />
trưởng khá ổn định và duy trì ở mức cao (trên 15%/năm). Cụ thể:<br />
Bảng 1: Tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn (%/năm, giá SS94)<br />
Khu vực kinh tế<br />
Khu vực 1<br />
Khu vực 2<br />
Khu vực 3<br />
Toàn thành phố<br />
<br />
01-05<br />
7,46<br />
17,30<br />
13,86<br />
13,46<br />
<br />
06-10<br />
1,42<br />
18,16<br />
17,20<br />
15,14<br />
<br />
01-10<br />
4,40<br />
17,73<br />
15,52<br />
14,30<br />
<br />
2011<br />
4,92<br />
10,42<br />
18,77<br />
14,12<br />
<br />
2012<br />
4,57<br />
9,56<br />
14,18<br />
11,55<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010 và 2012. Cục Thống kê TP. Cần Thơ<br />
<br />
Tăng trưởng GDP của TP. Cần Thơ (giá SS1994) thời kỳ2001-2005 là 13,5%/năm; 20062012 là 15,1%/năm và bình quân cả giai đoạn 2001-2012 là 14,3%/năm. Tốc độ tăng trưởng này<br />
cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng kỳ của cả nước (giai đoạn 2001-2005 là 7,51%;<br />
2006-2010 là 7,01%); của khu vực ĐBSCL (giai đoạn 2001-2005 là 10,50%; 2006-2010 là<br />
12%); và của các thành phố trực thuộc Trung ương khác như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.<br />
Hình 1: Tăng trưởng kinh tế của TP. Cần Thơ phân theo khu vực<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2005, 2010 và 2012. Cục thống kê TP. Cần Thơ<br />
<br />
Kinh tế khu vực 1 tăng trưởng bình quân 7,46%/năm trong giai đoạn 2001-2005, giảm xuống<br />
còn 1,42%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Các năm gần đây, kinh tế khu vực 1 hồi phục và duy trì ở<br />
mức tăng trưởng bình quân 4,5-5%/năm. Kinh tế khu vực 2 tăng trưởng ổn định ở mức cao (17-18%/<br />
năm) trong giai đoạn 2001-2012. Tuy nhiên, các năm gần đây, kinh tế khu vực 2 có dấu hiệu chựng<br />
lại và duy trì ở mức xung quanh 10% vào năm 2011 và 2012. Kinh tế khu vực 3 tăng trưởng bình<br />
10<br />
<br />
Gợi mở mô hình . . .<br />
<br />
quân 13,86%/năm trong giai đoạn 2001-2005<br />
và 17,20%/năm trong giai đoạn 2006-2012,<br />
các năm gần đây, kinh tế khu vực 3 có dấu hiệu<br />
chựng lại nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ở mức<br />
cao nhất so với 2 khu vực còn lại.<br />
Xét ở cấp độ ngành cấp hai nhận thấy các<br />
ngành có tốc độ tăng trưởng (giá SS94) vượt<br />
trội trong đoạn 2001-2012 lần lượt là: kinh<br />
doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, tài<br />
chính tín dụng, thủy sản, phục vụ cộng đồng,<br />
khách sạn nhà hàng, y tế, giáo dục đào tạo và<br />
hoạt động khoa học công nghệ (chủ yếu thuộc<br />
khu vực 2 và 3). Giai đoạn 2001-2005, các<br />
ngành thủy sản, kinh doanh bất động sản, công<br />
nghiệp chế biến tăng trưởng vượt trội. Đến giai<br />
đoạn 2006-2012, các ngành kinh doanh bất<br />
động sản và công nghiệp chế biến không còn<br />
duy trì tăng trưởng cao như giai đoạn trước, các<br />
ngành giáo dục và đào tạo, y tế, dịch vụ phục<br />
vụ cá nhân và cộng đồng tăng trưởng vượt trội.<br />
10 năm qua, thành phố Cần Thơ đã đưa ra<br />
nhiều chính sách để thúc đẩy chuyển đổi cơ<br />
cấu nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng<br />
của ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ<br />
trọng của ngành nông nghiệp (cơ cấu dịch vụ<br />
- công nghiệp – nông nghiệp). Việc nâng cao<br />
tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp,<br />
giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp là để<br />
hướng tới gia tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư<br />
(ICOR) và gia tăng năng suất tổng hợp (TFP).<br />
Cơ cấu ngành kinh tế đã tác động tích<br />
cực đến tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm<br />
2008, nông nghiệp - thủy sản chiếm 16,74%,<br />
công nghiệp - xây dựng chiếm 38,37%, dịch<br />
vụ chiếm 44,89% trong cơ cấu GDP thì đến<br />
năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản<br />
là 14,02%, công nghiệp - xây dựng 42,48%,<br />
dịch vụ 43,5% trong cơ cấu GDP. Năm 2013,<br />
tỷ lệ tương ứng ở ba lĩnh vực này là 11,07%,<br />
44,32% và 44,61%. So với năm 2010, tỷ trọng<br />
<br />
khu vực I giảm 2,64%, khu vực II giảm 5,01%;<br />
khu vực III tăng 7,65% trong cơ cấu GDP từ<br />
2011 đến 2014. Tốc độ tăng trưởng GDP bình<br />
quân giai đoạn 2004-2013 đạt 14,5%/năm.<br />
Trong đó: khu vực nông nghiệp - thủy sản<br />
tăng 2,86%, khu vực công nghiệp - xây dựng<br />
tăng bình quân 17,22% và khu vực dịch vụ<br />
tăng bình quân 17,54%. Như vậy, ngành dịch<br />
vụ vẫn là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh<br />
nhất, các ngành công nghiệp có tốc độ tăng<br />
trưởng cũng khá cao.<br />
Năm 2013, thành phố Cần Thơ dẫn đầu<br />
trong khu vực về thu nhập bình quân đầu<br />
người. Chỉ tiêu này của thành phố Cần Thơ<br />
(theo giá hiện hành) đạt 62,9 triệu đồng, tương<br />
đương 2.989 USD, tăng 357 USD so với năm<br />
2012. Để đạt được kết quả này, thành phố<br />
Cần Thơ đã thực hiện thắng lợi nhiều chương<br />
trình kinh tế, đưa tổng giá trị GDP năm 2013<br />
đạt 62.600 tỷ đồng, tăng 11,6% so năm 2012,<br />
trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng và<br />
thương mại chiếm 90% trong cơ cấu GDP. <br />
Thực hiện đổi mới máy móc, thiết bị đi<br />
đôi với giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản<br />
phẩm công nghiệp, đưa giá trị sản xuất công<br />
nghiệp đạt trên 87.000 tỷ đồng. Thực hiện tốt<br />
kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của hàng<br />
xuất khẩu, hội nhập quốc tế, đưa kim ngạch<br />
xuất khẩu năm 2013 đạt trên 1,5 tỷ USD.<br />
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp<br />
thành phố đạt mức khá, trên 18%/năm (giai<br />
đoạn 2006 - 2010); Trong các năm từ 2011 đến<br />
2013, tốc độ này tiếp tục được giữ vững và<br />
ổn định. Theo đó, giá trị sản xuất ngành công<br />
nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, năm 2013<br />
đạt trên 30.000 tỷ đồng (tăng gấp 5 lần so với<br />
năm 2004). Theo số liệu của Sở Công thương<br />
Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị<br />
sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố<br />
đạt trên 8.000 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản<br />
11<br />
<br />