Gợi ý phát triển kinh tế biển cho Việt Nam từ các chính sách của Trung Quốc, Malaysia và Singapore: Phần 2
lượt xem 4
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và gợi ý chính sách cho Việt Nam" do TS. Lại Lâm Anh biên soạn trình bày các nội dung: Phát triển kinh tế biển của Singapore, một số gợi ý chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gợi ý phát triển kinh tế biển cho Việt Nam từ các chính sách của Trung Quốc, Malaysia và Singapore: Phần 2
- C hương 4 PHÁT TRIỂN KINH TÉ BIỂN CỦA SINGAPORE Nội dung chủ yếu của chương này sẽ tập trung vào quan điểm chiến lược, thực trạng và kinh nghiệm phát triển kinh tế biển với các lĩnh vực liên quan tới: Kinh tế hàng hải (cảng biển và vận tải biển); Khai thác khoáng sản (chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt); Du lịch biển đảo của Singapore. Từ đó, tác giả đưa ra các đánh giá những thành công cũng như những vân đê còn tồn tại trong phát triển kinh tế biển của Singapore và đưa ra một số bài học về phát triển kinh tế biển ở Singapore. 4.Ỉ. Quan điểm, chiến lược về phát triển kỉnh tế biển của Singapore Singapore là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7 km2, dân số 4,6 triệu người. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Ngày nay, Singapore đã lớn mạnh trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Singapore là cảng sầm uất nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường vận chuyển gửi tàu chở dầu, tàu công ten nơ và tàu chở khách, với khoảng 130.000 tàu ra vào mỗi năm. Singapore là một trong những trung tâm chế biến dầu khí, phân phối và lọc dầu chính trên
- 138 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BlỂN.. thế giới, là một nhà cung cấp chính các linh kiện điện từ và là nhà tiên phong trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu. Là một quốc đảo nằm trên tuyến đường biển huyết mạch của thế giới, Chính phủ Singapore đã xác định phát triển kinh tế biển là một ngành mũi nhọn, trọng tâm trong nền kinh tế. Quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Singapore là phát triển không mang tính dàn trải mà chi tập trung vào những ngành vốn là lợi thế lớn nhất của mình, như du lịch, chế biến dầu khí, cảng biển và vận tải biển. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của mình, Chính phủ Singapore đã xây dựng được hệ thống thể chế pháp luật khá đồng bộ và bài bản, cụ thể như: - Nhằm điều chỉnh các hoạt động về cảng biển và các hoạt động liên quan tới biển, Chính phủ Singapore đã ban hành “Luật về Biển và Cảng biểrí\ - Để điều chỉnh hoạt động của các tàu buôn, sự an toàn của đội thủy thủ, trách nhiệm của các chủ tàu, sự an toàn của tàu và các vấn đề liên quan tới vật chất khác, Chính phủ Singapore đã ban hành “Luật về Thương thuyérí\ - Không những thế, chính phủ Singapore còn ban hành “Luật về Tàu buôn (Trách nhiệm dân sự và bồi thường về ô nhiễm dầu)”, quy định bắt buộc về bảo hiểm đối với các chù tàu chở dầu khi dầu bị tràn gây nguy hại và bồi thường cho các thiệt hại do tràn dầu gây ra. - Bên cạnh đó, “Luật chổng ô nhiễm biển' được đưa ra nhàm mục đích chống, giảm thiểu và kiểm soát sự ỏ nhiễm biển từ tàu thuyền để bảo vệ môi trường biển.
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 139 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển của Singapore 4.2.1. Phát triển kinh tế hàng hải của Singapore 4.2.1.1. Cảng biển của Singapore Thực trạng phát triển cảng biển của Singapore Phát triển cảng biển và vận tải biển là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Singapore. Singapore được xem là thương cảng sầm uất nhất thế giới với 130.000 tàu ra vào mỗi năm1. Hiện có hơn 250 luồng tàu của hơn 370 hải cảng và có hơn 150 công ty hàng hải của hơn 80 nước đặt trạm hàng hải tại đây. Trung bình cứ 10 phút có một chuyến tàu ra vào. Việc vận chuyển container ở Singapore phát triển rất nhanh, xuất và nhập hơn 100 triệu tấn, đứng đầu thế giới. Hệ thống cảng biển của Singapore đã phát triển trong nhiều năm và có truyền thống về dịch vụ, chất lượng phục vụ, điều hành và quản lý hệ thống cảng. Cảng biển đã đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực vận tải của Singapore trong thương mại toàn cầu. Singapore đã ưu tiên phát triển Trung tâm Hàng hải Quốc tế - IMC (International Marintime Center) nơi mà có hệ thống cầu cảng đồng bộ với các dịch vụ cần thiết phục vụ cho các hoạt động liên quan tới tàu biển, thương mại và dịch vụ hậu cần. Đây là một hệ thống đồng bộ về dịch vụ biển với sự đa dạng phong phú như dịch vụ cho các chủ tàu, cho thợ máy và những người chơi thuyền khác. Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho vận tải, có hệ thống mạng thông 1. Mỹ Hạnh - Theo Thesaigontimes, Theo BBC, http://60s.com.vn/in dex/2236650/22072009
- 140 PHÁT TRIỂN KINH TỂ BlỂN.. tin hiện đại kết nối với thế giới và đây cũng được coi là một trung tâm tài chính lớn. Hình 4.1: Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore 35 000 30.000 3I U 25.000 I- o o 20.000 o 15 000 " > c 5 Q 10.000 5 000 0 2004 2005 2006 2007 2008 2000 2010 2011 2012 ■ Singapore 21.329 23.192 24.792 27.932 29.918 25 866 28.431 29.940 31 650 Nguồn: The Journal o f Commerce, August 20, 2012 and August 19, 2013 and ports Các số liệu thống kê chỉ ra rằng Singapore là một quốc gia mạnh về biển. Đây là quốc gia lớn nhất thế giới về chu chuyển hàng hóa và có hệ thống kho lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế - IAPH, cảng của Singapore đã bốc dỡ được 21.329 nghìn TEU công ten nơ năm 2004 thì tới năm 2012 bốc dỡ được 31.650 nghìn TEƯ (tăng thêm gần 50%). Cũng theo thống kê của IAPH thi Singapore được xếp vào nước đứng thứ 3 thế giới về bốc dỡ hàne hóa qua cảng tính bằng công ten nơ (chỉ sau Trung Quốc và MỸ). Trong vài thập kỷ qua Singapore song hành cùne Hồng Kông đã và đang thống trị trong danh sách nhữne car)2 biển
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 141 công ten nơ nhộn nhịp nhất thế giới. Để làm được điều này Singapore đã ưu tiên vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác biển. Vì khả năng tàu công ten nơ xếp dỡ hàng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được các công ty quản lý và khai thác cảng biển sử dụng. Và nhà khai thác cảng biển có nhiệm vụ xử lý công việc xếp dỡ hàng của tàu. Năm 2005, Singapore đã vượt qua Hồng Kông về số lượng công ten nơ xếp dỡ và nắm giữ vị trí thứ hai thế giới (chỉ sau cảng Shanghai) tò đó đến nay (2012). Mô hình cảng biển Singapore Cơ quan đầu não chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển cảng biển của Singapore là Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biển của Singapore - MPA (the Maritime and Port Authority of Singapore) là một trong bốn cơ quan theo luật định được thành lập bởi Chính phủ Singapore để quản lý toàn bộ các cảng biển và các hoạt động về biển của Singapore. MPA còn giữ vai trò dẫn dắt Singapore phát triển trở thành trung tâm cảng biển quốc tế hàng đầu thế giới và xây dựng phát triển Trung tâm Hàng hải Quốc tế - IMC (International Maritime Centre) và đưa ra các chiến lược về phát triển biển. Bên cạnh đó, MPA còn hoạt động như người điều hành hệ thống cảng biển Singapore và bao quát các hoạt động về biển. Để đảm bảo rằng các cảng của Singapore được đặt ở vị trí thích hợp và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cảng quốc tể, MPA đã đưa ra một bản kế hoạch về nâng cấp cảng Singapore có tên gọi là PIPS (Port Improvement Plan of Singapore). PIPS là một dự án mà có nhiều dự án ở cấp thấp hom như: 1) Dự án vê quá cảnh, chỉ ra nơi các tàu quá cảnh trên các tuyến hàng hải có thể neo đậu; 2) Trung tâm khuyển
- 142 PHÁT TRIỂN KINH TỂ BlỂN.. khích hội nhập; 3) Trung tâm dịch vụ khách hàne: 4) Đào tạo thủy thủ. PIDS được thiết kể để phục vụ cho các tuyến đường biển qua cảng Singapore có thể được hỗ trợ để hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Với kế hoạch đó, Singapore ườ thành nơi an toàn hơn, hiệu quả hơn và là sự lựa chọn với chi phí hiệu quả. Bên cạnh các chiến lược dài hạn như PIPS và MPA thì hiện Singapore đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào bậc nhất trên thế giới để cung cấp cho người sử dụng cảng biển Singapore được nhanh hơn và chuẩn xác hơn, từ đó tạo thêm giá trị gia tăng từ các dịch vụ. ửng dụng công nghệ thông tin khai báo, đăng ký trực tuyến Cơ quan Quản lý Biển và cảng biển của Singapore (MPA) đã phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống Marinet vào tháng 4 - 1999. Marinet cho phép cộng đồng vận tải biển khai báo trực tuyến cho MPA những nội dung theo quy định như thời gian đến và đi của tàu, hàng hóa có tính chất nguy hiểm... Quá trình xử lý và xác thực thông tin được tiến hành trên mạng và việc cho phép xác thực được thực hiện neay trong lần giao dịch đầu tiên. Ngoài ra, Marinet còn hồ trợ việc xin những giấy phép do MPA cấp trên mạng. Ôns Toh Ah Cheong, Giám đốc công nghệ tại MPA, cho biết Marinet hiện có 4.000 người đến từ 1.200 công ty sử dụng. Quản lý công ten nơ Singapore có hai nhà khai thác cảng, trong đó lớn nhất là PSA Singapore Terminals. PSA Singapore Terminals ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đê eiảv tơ được
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 143 nộp nhanh hơn. Ngoài ra, PSA còn dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. PSA Singapore Terminals có hai hệ thống chính là Portnet và CITOS. Được phát triển vào năm 1984, Portnet là một nền tảng điện tử không sử dụng giấy dành cho các hãng vận tải, công ty giao nhận, và các cơ quan chính quyền địa phương (bao gồm cả hải quan), nhằm giúp các cơ quan này “giao tiếp” tốt hon với nhau và với cảng biển. Đen năm 1999, hệ thống này được chuyển sang Internet và gần đây được thiết kế lại để hỗ trợ thêm cho nhiều công việc mới. Portnet hiện đang phục vụ cho 8.000 người sử dụng và xử lý khoảng 100 triệu giao dịch mỗi năm. Hệ thống thứ hai của PSA Singapore Terminals, CITOS (Computer Integrated Terminal Operations System) được phát triển vào năm 1988. CITOS là hệ thống tích hợp vận hành cảng. Đây là một hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp có nhiệm vụ điều phối và hợp nhất mọi tài sản, từ cần trục, công ten nơ cho đến tài xế. CITOS còn giúp hoạch định việc xếp công ten nơ. Khi thông tin được nhập vào thông qua Portnet, CITOS sẽ tự động lập kế hoạch xếp hàng và bố trí kho bãi dựa trên những yếu tố như sự ổn định của tàu, trọng lượng công ten nơ, điểm đến của công ten nơ... Điều này cho phép PSA Singapore Terminals tối ưu hóa công việc của mình. Kế hoạch phát triển cảng biển của Singapore Để bắt kịp với yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh, MPA đã nghiên cứu để tiên phong, đi trước đón đầu trong việc đồi mới và tiếp tục làm tăng giá trị cho những người sử
- 144 PHÁT TRIỂN KINH TỂ BlỂN.. dụng cảng. Chính phủ Singapore không ngừng tìm kiếm và đổi mới hệ thống quản lý cảng biển, thường xuyên kiêm tra, giám sát để đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo tính cạnh tranh của cảng biển Singapore. Không những thế, MPA còn lập ra kế hoạch về chiến lược hội nhập có tên gọi là “Ke hoạch nâng cấp cảng Singapore - PIPS (Port Improvement Plan o f Singaporer/’ với mục tiêu là để đưa ra dịch vụ hướng dần tàu thuyền đi theo các tuyến đường an toàn và hiệu quà cao hơn. Nguyên tắc mang tính định hướng và chỉ đạo của PIPS là thúc đẩy Singapore trở nên an toàn hơn, hiệu quả hơn, sạch sẽ với chi phí chọn cảng thấp và hiệu quả. Đề xuất về các hoạt động phát triển biển của PIPS được chia thành bốn nhóm chính là: - Thứ nhất, nhóm tàu thuyền. - Thứ hai, nhóm hoạt động của cảng (như bốc dỡ, lưu kho,...). - Thứ ba, nhóm quản lý điều hành. - Thứ tư, nhóm dịch vụ phục vụ cho hoạt động cùa cảng. 4.2.1.2. Vận tải bằng tàu biển của Singapore Thực trạng vận tải bằng tàu biển của Singapore Kể từ khi giành độc lập năm 1965 tới nay (2012), Singapore luôn được coi là một trong những thương càng sầm uất hàng đầu thế giới. Hàng năm có khoảng 130.000 tàu thuyền cập cảng Singapore' đã làm cho Singapore trở thành 1. Theo thống kê của Cơ quan Hàng hải và Cảng biến Singapore - MPA www.mpa.gov.sg thì từ năm 2001 tới 2008 hàng năm có khoảng 130.000 tới 140.000 tàu thuyên cập cảng Singapore.
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 145 điểm chu chuyển hàng hải lớn nhất thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, hàng hóa được gom từ các nước chuyển tới Singapore rồi chuyển sang tàu lớn trở đi đến các thị trường lớn ở xa như Mỹ, Nhật và Châu Âu. Singapore cũng là điểm chu chuyển cũng như điểm dừng chân của các tuyến đường hàng hải chạy từ Mỹ, Châu Âu và Trung Đông tới Châu Á và Châu Đại Dương. Vận tải hàng hóa bằng tàu biển thực sự chiếm một vị trí quan trọng đổi với nền kinh tế của Singapore. Theo số liệu của UNTAD, từ những năm 1980, lượng hàng hóa vận tải bằng tàu biển của Singapore đã lên tới con số 12,9 triệu DWT, vượt xa so với nhiều nước trong khu vực, gấp 14 lần của Malaysia, gấp gần 6 lần Hồng Kông và gấp 44 lần Việt Nam. Hình 4.2: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore ■ C â c 109* tàu khâc QTâu cổno-ten-no D Tâu chò hânq bâch hóa B Tàu chuyên ch ỏ hânq rở i O Tâu chỏ dầu DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg Nguồn: UNCTAD, 2014
- 146 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BlỂN.. SỔ liệu của ƯNTAD cho thấy, vào những năm 1980, vận tải hàng hóa bằng tàu biển của Singapore tuy lớn về số lượng nhưng lại không đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời kỳ này, mặc dù đây là thời kỳ mà vận tải bàng tàu biển của nhiều nước trong khu vực phát triển khá nhanh. Vận tải bằng tàu biển của Singapore chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam nhưng đối thủ thực sự của Singapore trong khu vực có lẽ chỉ có Hồng Kông. Trong thời kỳ từ những năm 1990 trở lại đây, tốc độ phát triển của vận tải bằng tàu biển của Singapore có sự phát triển mạnh. Theo số liệu của UNTAD, lượng hàng vận chuyển bằng đường biển của Singapore năm 1990 là 11,888 triệu DWT thì tới năm 2000 là 34,635 triệu DWT (tăng gần gấp 3 lần so với năm 1990), tới năm 2013 là 89,697 triệu DWT (tăng gấp hơn 8 lần so với năm 1990). 4.2.2. Khai thác dầu mỏ và khoảng sản của Singapore Khai thác khoáng sản biển của Singapore chủ yếu là hóa dầu và biến nước biển thành nước ngọt để dần thay thế nhập khẩu nước. Singapore không có trừ lượng dầu mỏ nhưng nước này lại khuyến khích các công ty dầu tận dụng vị trí chiến lược của mình đê sản xuất và xuất khẩu sang các nước khác. Singapore trở thành một trung tâm lọc dầu quan trọng và một trung tám phân phối sản phẩm dầu tinh chế hàng đầu trong khu vực. Singapore không sản xuất dầu trong nước nhưne các cóng ty của Singapore chủ yếu hoạt động thăm dò và khai thác ờ nước ngoài. Cả nước này có 7 nhà máy lọc dầu, mỗi nãm lọc
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 147 khoảng 50 triệu tấn dầu, đứng vào hàng thứ ba về trung tâm lọc dầu sau Mỹ và Hà Lan1. Ngoài sản xuất và chế biến dầu khí ở trong nước, Singapore còn mở rộng đầu tư, khai thác, chế biến ở các nước trong khu vực. Không những mạnh về lọc dầu, Singapore còn là trung tâm chế tạo giàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí chiếm 1/3 trên thế giới. Hình 4.3: Xuất khẩu dầu thô của Singapore 120 100 © o ó Ị 40 —i 20 0 S i ĩ l s s s 00 o o H rr> -J u I Vi/ I -» W V' y 1 ' ■* • -»J u I I 1 V/ 1 t — (N — c o o o o o c r . O O O O O O O O O O O O O O O O O ' H ' - H ' - t ỊC o õ ọ ộ õ õ ộ ộ c í ọ ọ o o o o ọ o o o o o o o o o r n p Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2013 Ngành dầu khí nói riêng và ngành năng lượng nói chung của Singapore chịu sự quản lý chủ yếu của: - Bộ Môi trường và Tài nguyên nước (MEWR, http://app.mewr.gov.sg) chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu và chính sách môi trường, bao gồm cả hiệu quả năng lượng. 1. Theo sách “Nhũng nền văn minh thế giới
- 148 PHÁT TRIỂN KINH TẾ BlỂN... - Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI, www.mti.gov.sg) chịu trách nhiệm soạn thảo và thực hiện các chính sách thị trường năng lượng, bao gồm cả cơ chế giá cả. - Bộ Ngoại giao (MFA, www.mfa.gov.sg) chịu trách nhiệm về an ninh năng lượng. Chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) là một trong những trụ cột chính trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế của Singapore. Chính sách này cũng tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vục chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này. 4.2.3. Du lịch biển của Singapore Du lịch là ngành kinh tế phát triển thịnh vượng ở Singapore. Thu nhập của ngành này là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Singapore trở thành trạm trung chuyển du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế. Với dân sổ 4,6 triệu người, không có núi sông đẹp nổi tiếng, cũng không có di tích cổ xưa, nhưng mỗi năm Singapore đón hơn 4 triệu khách du lịch. Singapore thu hút khách vì thành phố xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, nơi đây có những hải cảng và những khu du lịch biển nổi tiếng như Sentosa, Sky Park, tượng ngư sư Merlion, đảo Sentosa, công viên Bướm và Vương quốc côn trùng, Thế giới Đại dương Sentosạ vườn chim Jurong, vườn thú đêm Night Safari,... đã thu hút được rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan, đặc biệt là các nước trong khu vực như Malaysia. Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Việt Nam...
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 149 Để phát triển ngành du lịch của mình, năm 1964, Singapore đã cho ra đời Tổng cục Du lịch Singapore - STB (Singapore Tourism Board). Tổng cục Du lịch Singapore có trách nhiệm xúc tiến, quảng bá đất nước Singapore thành một điểm đến du lịch. Chiến lược phát triển du lịch của Singapore là hướng tới việc phục hồi những giá trị truyền thống ở các điểm du lịch, cũng như chủ động khai thác các nhân tố mới. Những nhân tố này được tăng cường nhờ các hoạt động của Tổng cục Du lịch Singapore trên phạm vi hoạt động quốc tế tại các thị trường chính, nhất là các thị trường tăng trưởng nhanh. Mục tiêu của Tổng cục Du lịch Singapore là tạo ra những sản phẩm mới để hấp dẫn du khách gắn kết với hoạt động thương mại, nhằm khắc sâu hình ảnh một đất nước Singapore độc đáo và thực sự hấp dẫn trong tiềm thức của du khách. Để phát triển du lịch thì Tổng cục Du lịch Singapore được phân thành các nhóm và các bộ phận chức năng: - Nhóm quản lý thương hiệu du lịch và truyền thông - Nhóm quản lý kể hoạch - Nhóm điều phối khu vực - Nhóm quản lý các sự kiện và chương trình - Nhóm quản lý dịch vụ giải trí - Bộ phận quản lý việc phát triển nguồn lực - Bộ phận quản lý lữ hành và giao tiếp - Bộ phận quản lý tài chính và các tập đoàn
- 150 PHÁT TRIỂN KINH T Ể BlỂN. - Bộ phận quản lý nhân sự và tổ chức - Bộ phận quản lý giáo dục - Bộ phận quản lý sức khỏe - Bộ phận quản lý các khu du lịch tổng hợp Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch Singapore còn đật các văn phòng đại diện tại nước ngoài để quảng bá và súc tiến du lịch. Tổng cục Du lịch Singapore có văn phòng đại diện tại Ẩn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, úc, New Zealand, Đức, Vương quốc Anh, Mỹ. Singapore phát triển nhất trong khu vực về lĩnh vực du lịch tàu biển. Tại đây, có Trung tâm Du lịch Tàu biển Singapore (SCC) với tổng số vốn trị giá 50 triệu USD có trụ sở nẳm đối diện với hòn đảo Sentosa, một trong những khu vui chơi giải trí trên đảo hàng đầu trong khu vực. Hàng năm có trên 6 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ tàu biển của s c c để đến những điểm tham quan quyến rũ nhất trong khu vực. Những tiện nghi tại bển tàu hành khách quốc tế (International Passenger Terminal) bao gồm các bến neo tàu, cầu nối dành cho hành khách lên tàu, phòng chờ rộng rãi có máy lạnh, thang máy dành cho người khuyết tật và băng chuyền hành lý. Từ những năm 90, Trung tâm Du lịch Tàu biển Singapore đã có hai bển tàu chính: - Ben tàu “The International Passenger Terminal" có 2 chỗ neo tàu riêng biệt dài 300m và 250m với nhửne vạch
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.., 151 nước sâu lên tới 12m. Bến tàu này phục vụ những chuyến du ngoạn quốc tế xuyên đại dương. - Bến tàu “The Regional Ferry Terminal” với 4 chỗ neo tàu dành cho những chuyến phà trong khu vực chạy tuyến Singapore, quần đảo Riau ở Indonesia và Malaysia. Vào tháng 8 năm 1995, bến phà Tanah Merah (TMFT) được khánh thành để phục vụ nhu cầu đi lại đang gia tăng trong khu vực. Ben phà TMFT nằm ở khu vực Changi gần sân bay Changi Singapore. 4.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển của Singapore 4.3.1. Những thành công trong phát triển kinh tế biển của Singapore Những thành công nổi bật nhất trong phát triển kinh tế biển của Singapore có thể kể đến là: Thứ nhất, Singapore đặc biệt thành công trong phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển. Singapore được đánh giá là phát triển cảng biển và vận tải biển tiên tiến, hiện đại vào bậc nhất trên thế giới. Những điểm nổi bật trong phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển là: 1) Xây dựng MPA với tư cách là cơ quan vừa đưa ra các chiến lược về phát triển biển, lập kế hoạch về phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển, đồng thời MPA còn hoạt động như người điều hành hệ thống cảng biển Singapore và bao quát các hoạt động về biển; 2) Singapore đang ứng dụng những quy trình công nghệ hiện đại vào bậc nhất trên thế giới vào phát triển cảng biển và vận tài bằng tàu biển; 3) Singapore áp dụng những phương pháp quản lý
- .152 PHÁT TRIỂN KINH T Ế BlỂN.. hệ thống công ten nơ hiện đại thông qua PSA Singapore Terminals với hai hệ thống chính là Portnet và CITOS. Thứ hai, Tổng cục Du lịch Singapore đã có đóng góp lớn lao trong việc đưa Singapore trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Tổng cục Du lịch Singapore không những đưa ra chiến lược, kế hoạch chung phát triển ngành du lịch trong cả nước, mà còn thường xuyên cải tổ quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý ngành du lịch. Công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch của Tổng cục cũng rất phát triển, nhăm đưa đất nước Singapore thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Điều đặc biệt là, Tổng cục Du lịch Singapore rất chú ý tạo ra những sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn khách du lịch, như: Du lịch tàu biển, du lịch quốc tế, trung tâm tổ chức các dịch vụ quốc tế (trung tâm chu chuyển khách du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế). Thứ ba, Singapore rất thành công trong quản lý ngành chế biến dầu khí. Ba bộ lớn của Singapore đều tham gia vào phát triển ngành dầu khí ở nước này, đó là Bộ Môi trường và Tài nguyên nước, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Ngoại giao. Những bộ này, trước tiên, đã đưa ra đường lối sáng suốt về phát triển ngành dầu khí của nước này, đó là ưu tiên phát triển ngành chế biến dầu khí thích ứng với hoàn cảnh đặc thù của đất nước. Bên cạnh đó, các bộ này cũng đưa ra chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) nhàm tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong' lĩnh vục chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này. Đặc biệt là, Singapore đã ưu tiên chế tạo dàn khoan đế bẳng thăm dò dầu khí lớn, và trở thành nhà sản xuất lớn trẽn thế giới về lĩnh vực này.
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển.. 153 Nguyên nhăn thành công Qua nghiên cứu kinh tế biển của Singapore có thể thấy được ba nguyên nhân chính tạo nên sự thành công trong phát triển kinh tế biển: 1) Chính phủ Singapore đã có những chính sách và định hướng phát triển kinh té biển đúng đắn. 2) Chính phủ Singapore chú trọng việc xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, hiệu lực trong thực thi pháp luật cao và không chịu sự chi phối của lợi ích nhóm. 3) Chính phủ Singapore rất quan tâm đến việc tạo lập các cơ quan quản lý kinh tế biển một cách gọn nhẹ, hiệu quả. 4.3.2. Các vẩn đề còn hạn chế trong phát triển kinh tế biển của Singapore Tuy đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế biển nhưng Singapore vẫn phải đổi mặt với không ít các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là hai vấn đề: Thứ nhất, các chính sách kinh tế biển của Singapore còn chưa thực sự linh hoạt, chưa đáp ứng được những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Singapore là trung tâm thương mại, buôn bán của thế giới, hoạt động kinh tế biển của Singapore do vậy chịu sự tác động rất lớn của những biến động của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các chính sách phát triển của nước này lại chưa thay đổi thích ứng nhanh chóng với tình hình thế giới. Ví dụ như: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ những tháng đầu năm 2009, các cảng biển của Singapore chứa số lượng tàu “lười” tương đối
- 154 PHÁT TRIỂN KINH TÉ BlỂN.. nhiều, nhiều công ty tàu biển rơi vào tình trạng khó khăn,... Tuy nhiên, chính phủ chưa có dự báo trước và có những biện pháp thích hợp giải quyết tình trạng nói trên. Thứ hai, tuy được đánh giá là nước có chiến lược giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế giới nhưng Singapore vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển. Công tác phát triển kinh tế biển của Singapore chưa thực sự chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển. 4.4. Một số bài học về phát triển kỉnh tế biển của Singapore Thứ nhất, chính sách phát triển chưa đồng đều, chi tập trung vào một số ngành mũi nhọn về biển để tạo ra được những sản phẩm mũi nhọn về biển. Singapore là một quốc đảo có vị trí địa kinh tế thuận lợi nên có nhiều cơ hội phát triển kinh tế biển một cách toàn diện. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore đã không lựa chọn phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế biển mà chi tập trung khuyến khích phát triển một sổ ngành vốn là mũi nhọn của mình. Mặc dù là quốc đảo nhưng Singapore đã không khai thác hải sản, không khai thác muối mà chấp nhận nhập khẩu các sản phẩm này từ các quốc gia khác để dồn nguồn lực vào phát triển các ngành nghề biển khác von là lợi thế lớn của mình như phát triển cảng biển, phát triển vận tải biển, phát triển khoa học công nghệ biển (chế tạo dàn khoan, lọc dầu,...), phát triển du lịch biển. Thứ hai, chính sách phát triển hệ thống cảng biển và vận tải bằng tàu biển của Singapore đã đạt được những thành cóng đáng phải học tập. Đe thành công trong phát triến cản 2 biển và vận tải bằng tàu biển thì ngoài việc xây dụng hệ thốne cầu
- Chương 4. Phát triển kinh tế biển... 155 cảng, kho bãi, thiết bị bốc dỡ hàng hiện đại thì cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý, khai báo, đăng ký trực tuyến, quản lý luồng tàu và hàng hóa ra vào cảng,... từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi lưu tàu tại cảng. Singapore đã ứng dụng hệ thống Marinet vào khai báo và đăng ký trực tuyến tại cảng, ứng dụng hệ thống Portnet và CITOS vào quản lý công ten nơ. Đây chính là các yếu tố quan trọng làm tăng tính cạnh tranh quốc tế trong phát triển hệ thống cảng biển. Thứ ba, phát triển du lịch biển ở Singapore được coi là một kinh nghiệm đáng học tập. Singapore là một quốc đảo hầu như không có địa danh tự nhiên đặc sắc, tất cả các khu du lịch của Singapore đều là nhân tạo nhưng đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Quản lý ngành du lịch đã đóng góp phần quan trọng vào thành tựu này. Tổng cục Du lịch Singapore không những đưa ra chiến lược, kế hoạch chung phát triển ngành du lịch trong cả nước, mà còn thường xuyên cải tổ quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý ngành du lịch. Công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch của Tổng cục cũng rất phát triển, nhằm đưa đất nước Singapore thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Điều đặc biệt là, Tổng cục Du lịch Singapore rất chú ý tạo ra những sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn khách du lịch. Thứ tư, Singapore rất thành công trong phát triển ngành chế biển dầu khí. Ba bộ lớn của Singapore đều tham gia vào phát triển ngành dầu khí ở nước này, đó là Bộ Môi trường và Tài nguyên nước, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Ngoại
- 156 PHÁT TRIỂN KINH TỂ BIỂN.. giao. Những bộ này trước tiên đã đưa ra đường lối sáng suốt về phát triển ngành dầu khí của nước này, đó là: 1) Ưu tiên phát triển ngành chế biến dầu khỉ thích ứng với hoàn cảnh đặc thù của đất nước; 2) Đưa ra chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dẩu khí và là động lực chính để phát triển ngành này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh tế phát triển - Bài 2: Một số lý thuyết và mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế
14 p | 158 | 16
-
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội - Thành tựu, yếu kém và gợi ý chính sách
4 p | 93 | 15
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến trình độ phát triển kinh tế: Mô hình dự báo và gợi ý chính sách (Trường hợp nghiên cứu điển hình ở tỉnh Bến Tre)
14 p | 120 | 14
-
Góp phần hình thành tư duy mới về liên kết phát triển kinh tế vùng đồng bằng Sông Cửu Long
5 p | 103 | 12
-
Nhận thức và giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
9 p | 13 | 7
-
Phát triển kinh tế số: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
12 p | 34 | 7
-
Gợi ý phát triển kinh tế biển cho Việt Nam từ các chính sách của Trung Quốc, Malaysia và Singapore: Phần 1
136 p | 13 | 5
-
Chính sách ứng phó của Trung Quốc trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Gợi ý chính sách cho Việt Nam
12 p | 76 | 4
-
Gắn kết phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế số ở Việt Nam
16 p | 10 | 4
-
Vốn vật chất và phát triển kinh tế ở Việt Nam
4 p | 240 | 4
-
Một số vấn đề lý luận về phát triển vùng kinh tế động lực và gợi ý phát triển cho tỉnh Nghệ An
9 p | 10 | 4
-
Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế: Kinh nghiệm của thế giới và gợi mở cho Việt Nam
4 p | 60 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7 p | 41 | 3
-
Đóng góp của kinh tế tư nhân với sự phát triển kinh tế Hải Phòng trong những năm gần đây
6 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xanh và một số hàm ý về chính sách
10 p | 1 | 1
-
Quá trình phát triển thành nước công nghiệp hiện đại của Israel và một số gợi ý đối với Việt Nam
13 p | 31 | 1
-
Một số vấn đề cần quan tâm về phát triển kinh tế đô thị ở Hà Nội
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn