Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như lý thuyết
lượt xem 365
download
Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế TNDN đã ban hành từ đầu năm 2005, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn hạch toán cũng đã ban hành từ đầu năm 2006 nhưng cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực này. Nguyên nhân chủ yếu do Chuẩn mực 17 đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như lý thuyết
- Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp - Thực tế có rắc rối như lý thuyết Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế TNDN đã ban hành từ đầu năm 2005, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn hạch toán cũng đã ban hành từ đầu năm 2006 nhưng cho đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực này. Nguyên nhân chủ yếu do Chuẩn mực 17 đưa ra nhiều khái niệm mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi thông tư hướng dẫn vẫn còn trừu tượng và có phần làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn thực tế, khiến cho doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. Bài viết này nhằm trao đổi thêm một số thông tin về bản chất của khái niệm “chênh lệch tạm thời” một cách dễ hiểu hơn thông qua các ví dụ cụ thể. Đồng thời, qua việc phân tích các quy định hiện hành về Thuế TNDN ở Việt Nam, bài viết chỉ ra rằng trên thực tế sự tương đồng giữa Luật Thuế TNDN và các chuẩn mực Kế toán Việt Nam hiện hành khiến cho công việc kế toán thuế TNDN trở nên đơn giản hơn, không quá phức tạp và trừu tượng như Chuẩn mực và Thông tư hướng dẫn. Khó khăn trong hạch toán Thuế TNDN theo Chuẩn mực Kế toán số 17 Khác với nhiều chuẩn mực kế toán, mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiến sau khi có thông tư hướng dẫn, Chuẩn mực Kế toán số 17 - Thuế TNDN được các doanh nghiệp cho là rất khó ngay cả sau khi đã có thông tư hướng dẫn. Một trong những lý do chính là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán Thuế TNDN. Chuẩn mực kế toán số 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN, Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Vấn đề càng trở nên rắc rối hơn khi các khái niệm trong Chuẩn mực 17 và Thông tư hướng dẫn đều khá mới mẻ, mang tính kỹ thuật cao và chưa thực sự có hệ thống. Cụ thể, khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả Chuẩn mực và Thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Sự thiếu đồng bộ này khiến cho các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập hoãn lại. Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân biệt rõ được giữa nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toán thuế TNDN. Về nguyên tắc, chênh lệch tạm thời là chênh lệch về thời gian giữa thu nhập tính thuế và thu nhập kế toán, vì vậy có thể xác định các chênh lệch này dựa trên Báo cáo Kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, do những chênh lệch này có tính chất luỹ kế qua nhiều kỳ kế toán nên việc xác định chênh lệch trực tiếp thông qua Báo cáo Kết quả kinh doanh rất phức tạp và không hiệu quả. Thay vào đó Phương pháp Bảng Cân đối kế toán được sử dụng để xác định các chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả. Như vậy, có thể thấy rõ nguyên tắc của kế toán thuế TNDN là phải xác định chênh lệch tạm thời (giữa thu nhập kế toán và lợi nhuận tính thuế), và phương pháp để xác định các chênh lệch đó là dựa vào Bảng Cân đối kế toán, tức là xuất phát điểm của kế toán khi xác định các chênh lệch tạm thời chịu thuế và được khấu trừ là Bảng Cân đối kế toán chứ không phải Báo cáo Kết quả kinh doanh. Trong phần tiếp theo, tôi xin trình bày một vài khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và số dư kế toán theo thông lệ quốc tế. Những khoản mục tài sản và công nợ thường phát sinh chênh lệch tạm thời Các khoản mục tài sản, công nợ dưới đây được trích từ Bảng Cân đối kế toán theo Mẫu số B01 – DN (Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005). Đây là các khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán theo thông lệ quốc tế. Để thuận tiện cho việc trình
- bày, các khoản mục tài sản có tài khoản dự phòng sẽ được trình bày trên 1 dòng theo giá trị thuần (đầu tư, phải thu, hàng tồn kho). Khoản mục Số dư kế toán Cơ sở tính Chênh lệch Chênh lệch thuế được khấu trừ chịu thuế Đầu tư ngắn hạn Giá gốc - Dự Giá gốc (-) . (thuần) phòng Phải thu khách hàng Giá gốc - Dự Giá gốc (-) . (thuần) phòng Hàng tồn kho (thuần) Giá gốc - Dự Giá gốc (-) . phòng Chi phí trả trước ngắn Giá trị ghi sổ 0 . (+) hạn Phải thu dài hạn của Giá gốc - Dự Giá gốc (-) . khách hàng (thuần) phòng Tài sản cố định hữu Giá gốc - Khấu Giá gốc - Khấu (-) (+) hình (thuần) hao luỹ kế (Kế hao luỹ kế (QĐ toán) 206 Các khoản đầu tư tài Giá gốc - Dự Giá gốc (-) . chính dài hạn (thuần) phòng Chi phí trả trước dài hạn Giá trị ghi sổ 0 . (+) Người mua trả tiền trước Giá trị ghi sổ 0 (+) . (thuê TS) Chi phí phải trả (trích Giá trị ghi sổ 0 (+) . trước chi phí SC lớn) Ký hiệu: (+): Nếu số dư kế toán lớn hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời được khấu trừ. (-): Nếu số dư kế toán nhỏ hơn cơ sở tính thuế. Đối với tài sản, trường hợp này làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, đối với nợ phải trả là Chênh lệch tạm thời chịu thuế. Giải thích các chênh lệch: - Đầu tư, Phải− thu, Hàng tồn kho: Thông thường Luật thuế TNDN quy định những tổn thất do giảm giá chứng khoán, hàng tồn kho, không thu hồi được nợ chỉ được coi là chi phí cho mục đích thuế khi “thực hiện”, tức là khi hàng tồn kho, chứng khoán đã được bán, hoặc khoản phải thu đã đến hạn mà không thể thu hồi được. Vì vậy, các khoản dự phòng sẽ không được tính là chi phí hợp lệ cho mục đích thuế. Nghĩa là cơ sở tính thuế của các khoản Đầu tư chứng khoán, Phải thu, Hàng tồn kho là giá gốc. - Đối với tài sản cố định, khi tính chi phí khấu hao cơ quan thuế− áp dụng tỷ lệ khấu hao riêng, có thể khác với tỷ lệ khấu hao do doanh nghiệp áp dụng. Do đó làm phát sinh chênh lệch, có thể là chênh lệch chịu thuế (nếu doanh nghiệp khấu hao chậm hơn) hoặc chênh lệch được khấu trừ (nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh hơn) - Đối với các khoản Chi phí trả trước và Người mua trả− tiền trước: thông thường luật thuế quy định tính luôn vào chi phí hoặc doanh thu trong kỳ phát sinh, theo đó cơ sở tính thuế của các
- khoản mục này bằng 0. - Tương tự, đối với Chi phí phải trả (trích trước): Luật Thuế chỉ cho− phép khấu trừ khi chi phí đã thực sự phát sinh, không chấp nhận chi phí trích trước. Do đó, cơ sở tính thuế của khoản mục Chi phí phải trả bằng 0. Trên đây là một số khoản mục thường có chênh lệch giữa cơ sở tính thuế và cơ sở kế toán, do đó làm phát sinh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Nếu là chênh lệch tạm thời được khấu trừ) hoặc Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Nếu là Chênh lệch tạm thời chịu thuế). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp lập báo cáo hợp nhất thì việc loại trừ “Lợi nhuận chưa thực hiện” liên quan tới các giao dịch nội bộ cũng làm phát sinh chênh lệch tạm thời. Thông thường các chênh lệch này liên quan tới các khoản mục Hàng tồn kho và Tài sản cố định. Trong trường hợp đó khoản chênh lệch tạm thời bao gồm cả số lợi nhuận chưa thực hiện này. Hạch toán Thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam – thực tế đơn giản hơn lý thuyết Có thể thấy những rắc rối trong hạch toán kế toán Thuế TNDN đều bắt nguồn từ những khác biệt giữa luật thuế và các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, rất may mắn cho những người làm công tác kế toán ở Việt Nam là Luật thuế TNDN hiện hành và các chuẩn mực kế toán Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng, khiến cho việc hạch toán Thuế TNDN trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Phân tích kỹ Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 128 /2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 164/2003/NĐ-CP, có thể thấy khả năng xảy ra chênh lệch tạm thời đối với hầu hết những khoản mục nêu trên là rất thấp. Nhóm tài khoản Cơ sở kế toán Cở sở tính thuế Nhận xét - Đầu tư chứng khoán Giá gốc - Dự Giá gốc – Dự phòng (Nếu dự phòng Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam - Phải thu khách hàng phòng trích theo đúng hướng dẫn tại Thông nay trích lập dự phòng theo hướng dẫ - Hàng tồn kho tư số 13/2006/TT-BTC ngày Thông tư 13. Trong trường hợp đó cơ 27/02/2006) tính thuế và cơ sở kế toán bằng nhau đó không phát sinh chênh lệch. Chi phí trả trước Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ Không có chênh lệch giữa cơ sở tính t (Thông tư 128 /2003/TT-BTC không và cơ sở kế toán. hướng dẫn cụ thể về chi phí trả trước nhưng trong phần hướng dẫn cách xác định Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý mặc nhiên thừa nhận số dư Chi phí trả trước) Người mua trả tiền Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ Thông tư 128 /2003/TT-BTC cho phép trước (thuê TS) doanh nghiệp lựa chọn 1 trong 2 phươ Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu chịu thuế. D pháp xác định doanh thu chịu thuế lựa chọn phương pháp ghi nhận doan theo từng kỳ hoạt động. từng kỳ sẽ giảm được số tiền thuế ph nên thông thường các doanh nghiệp s Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương chọn cách này. Trong trường hợp đó s pháp xác định doanh thu ngay khi không có chênh lệch giữa cơ sở tính t
- nhận tiền cho nhiều kỳ thì cơ sở tính và cơ sở kế toán. thuế bằng 0 Chi phí phải trả Giá trị ghi sổ Giá trị ghi sổ Không có chênh lệch giữa cơ sở tính t (trích trước chi phí (Thông tư 128 /2003/TT-BTC, Đoạn và cơ sở kế toán. sửa chữa lớn) 5.2 Phần III cho phép các doanh nghiệp được tính khoản trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí hợp lệ) Tài sản cố định Nguyên giá - Nguyên giá - Khấu hao lũy kế (QĐ Có thể có chênh lệch giữa cơ sở tính Khấu hao lũy 206) và cơ sở kế toán. Tuy nhiên, do khung kế (Kế toán) gian khấu hao theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC khá rộng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ khấu h gấp 2 lần khung tối đa nên trên thực t không có nhiều doanh nghiệp trích kh hao cao hơn mức khấu hao theo Luật Vì vậy khả năng có chênh lệch cũng k phổ biến. Như vây, có thể thấy sự tương đồng giữa Luật thuế TNDN hiện hành và các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã giảm thiểu khả năng phát sinh các chênh lệch giữa số dư kế toán và cơ sở tính thuế của các khoản mục tài sản, công nợ của doanh nghiệp. Trên thực tế các trường hợp chênh lệch thường do doanh nghiệp áp dụng mức khấu hao vượt khung Quyết định 206/2003/QĐ-BTC hoặc do các doanh nghiệp khi hợp nhất báo cáo tài chính có các khoản lợi nhuận chưa thực hiện. Việc xác định các chênh lệch (và thuế thu nhập hoãn lại tương ứng) trong hai trường hợp này là khá đơn giản và đã được hướng dẫn kỹ trong Thông tư 20/2006/TT-BTC. Trần Đức Nam (University of Oregon, USA)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp - ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính
7 p | 3594 | 1837
-
Bài giảng: Thuế thu nhập doanh nghiệp – ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính
10 p | 658 | 400
-
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với việc hạch toán kế toán
4 p | 721 | 352
-
Kế toán chi phí đi vay
3 p | 917 | 199
-
Làm rõ hơn các vấn đề về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp
10 p | 378 | 187
-
ĐỀ TÀI : THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP & THUẾ MÔN BÀI
20 p | 253 | 70
-
Thuế & khai báo thuế - TH01
2 p | 211 | 62
-
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
18 p | 174 | 56
-
Tài Liệu Học Kế Toán Thuế
3 p | 255 | 54
-
Định giá lại tài sản: hạch toán vào đâu?
4 p | 170 | 50
-
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 111
4 p | 215 | 32
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 7 - Nguyễn Thị Vân Anh
19 p | 150 | 19
-
Có nên đánh thuế thu nhập trên cổ phiếu thưởng?
3 p | 160 | 18
-
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN VÀ TRÌNH BÀY CHÊNH LỆCH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
5 p | 178 | 12
-
Bài giảng môn kế toán doanh nghiệp - Chương 7
19 p | 93 | 11
-
Bài giảng môn kế toán doanh nghiệp - Chương 8
14 p | 73 | 8
-
Bài giảng Kế toán tài chính III: Chương 3 - ĐH Kinh tế TP.HCM
97 p | 49 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn