Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
HÀM PHÂN BỐ XÁC SUẤT HAI CHIỀU PHÂN CỰC -<br />
NĂNG LƯỢNG VÀ BÀI TOÁN NÂNG CAO<br />
KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN MỤC TIÊU<br />
Phạm Trọng Hùng1*, Đào Chí Thành2, Nguyễn Đôn Nhân3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xây dựng hàm phân bố xác suất hai chiều<br />
dựa vào cường độ tín hiệu tổng cộng và hệ số không đẳng hướng phân cực dựa trên tín<br />
hiệu phản xạ từ hệ thống ra đa phân cực hai kênh tuyến tính. Dựa trên sự khác biệt của<br />
hàm phân bố xác suất hai chiều phân cực - năng lượng của tín hiệu phản xạ từ các<br />
dạng mục tiêu khác nhau, các tác giả đề xuất phương pháp phát hiện mục tiêu theo hai<br />
tham số phân cực và năng lượng. Kết quả đánh giá về xác suất phát hiện đúng dựa trên<br />
hai mức ngưỡng theo năng lượng và phân cực theo tiêu chuẩn Neyman - Pearson đã<br />
chỉ ra khả năng tăng xác suất phát hiện đúng mục tiêu khi sử dụng đồng thời hai tham<br />
số phân cực năng lượng so với khi chỉ sử dụng một tham số năng lượng trong bài toán<br />
phát hiện ra đa.<br />
Từ khoá: Phân bố hai chiều phân cực-năng lượng, Phát hiện hai tham số, Hệ số không đẳng hướng phân cực.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Radar phân cực thường hay sử dụng là radar tạo ảnh trong các hệ thống viễn<br />
thám. Bài toán phát hiện mục tiêu của ra đa phân cực chủ yếu được thực hiện với<br />
các mục tiêu trên bề mặt nền. Trong tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, ngoài thông tin<br />
năng lượng (thông qua đại lượng RSC) còn có các thông tin về tham số phân cực<br />
mục tiêu. Các mục tiêu khác nhau sẽ có các tính chất phân cực khác nhau, năng<br />
lượng phản xạ khác nhau. Việc kết hợp được cả hai tham số phân cực và năng<br />
lượng trong bài toán phát hiện là một hướng đi tiềm năng. Để giải quyết được bài<br />
toán phát hiện mục tiêu theo hai tham số phân cực-năng lượng, đầu tiên cần phải<br />
nghiên cứu đến đặc tính thống kê kết hợp của hai tham số đó, tức là phải xây dựng<br />
được hàm phân bố kết hợp cho hai tham số phân cực-năng lượng. Trong [1] các tác<br />
giả nghiên cứu các hàm phân bố xác suất cho các thành phần phân cực trực giao<br />
của tín hiệu phản xạ. Bakarat [2] đưa ra hàm phân bố xác suất Rayleigh hai biến<br />
ứng dụng trong quang phân cực. Steeger [3] sử dụng công thức Bakarat đưa ra để<br />
xây dựng hàm phân bố cường độ tín hiệu tổng cộng của các thành phần phân cực<br />
trực giao. Các nghiên cứu trên chưa trình bày đến hàm phân bố hai chiều phân cực-<br />
năng lượng. Trong [4] các tác giả trình bày các kết quả thực nghiệm việc sử dụng<br />
tham số phân cực và năng lượng trong hiển thị của ra đa tạo ảnh đối với các mục<br />
tiêu phân bố. Kết quả chỉ ra khả năng sử dụng tham số phân cực để phân loại sơ bộ<br />
mục tiêu theo màu sắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết kết hợp hai kênh phân<br />
cực, năng lượng chưa được công bố và do đó cũng chưa thể chỉ rõ khả năng tăng<br />
chất lượng hệ thống ra đa như thế nào khi bằng phương pháp giải tích.<br />
Bài báo trình bày giải pháp xây dựng hàm phân bố hai tham số theo cường độ<br />
tín hiệu tổng cộng và hệ số không đẳng hướng phân cực. Từ hàm phân bố hai chiều<br />
xây dựng được bài báo đề xuất phương pháp phát hiện mục tiêu ra đa theo hai tham<br />
<br />
42 P.T. Hùng,..., "Hàm phân bố xác suất hai chiều... phát hiện mục tiêu."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
số phân cực-năng lượng và đánh giá khả năng tăng xác suất phát hiện đúng mục<br />
tiêu dựa trên bài toán phát hiện theo hai tham số phân cực-năng lượng. Bố cục bài<br />
báo như sau: phần II trình bày về giải pháp xây dựng hàm phân bố xác suất hai<br />
chiều phân cực năng lượng, phần III đề xuất phương pháp phát hiện mục tiêu theo<br />
hai tham số phân cực, năng lượng. Phần IV là kết quả đánh giá khả năng tăng xác<br />
suất phát hiện đúng mục tiêu theo phương pháp hai tham số, phần V là kết luận.<br />
II. PHÂN BỐ XÁC SUẤT HAI CHIỀU PHÂN CỰC-NĂNG LƯỢNG<br />
Theo [5] hàm phân bố xác suất hai biến của các thành phần phân cực trực giao<br />
có dạng:<br />
<br />
E1E2 1 E12 E22 E1E2 R <br />
W(E1 , E 2 ) 2 2 2<br />
exp 2 2<br />
2 I0 2 <br />
(1)<br />
2 1 2 (1 R ) 2(1 R ) 1 2 1 2 (1 R ) <br />
<br />
Trong đó I(.) là hàm Bessel bậc không, E1, E2 là biên độ các thành phần tín hiệu<br />
phân cực trực giao; σ1, σ2 là phương sai của các thành phần phân cực trực giao; R<br />
là hệ số tương quan giữa các thành phần phân cực trực giao. Hệ số không đẳng<br />
hướng phân cực của tín hiệu phản xạ có dạng:<br />
<br />
E12 E22<br />
m (2)<br />
E12 E22<br />
<br />
Từ biểu thức (1) ta thay các biến:<br />
<br />
U1 E12 , dU1 2 E1dE1<br />
U 2 E22 , dU 2 2 E2 dE2<br />
<br />
Khi chuyển từ các biến E1 và E2 sang U1 và U2, Jacobi của phép chuyển đổi<br />
bằng:<br />
<br />
( E1 , E2 ) 1<br />
J <br />
(U1 ,U 2 ) 4 E1 E2<br />
<br />
nên hàm phân bố xác suất (1) có dạng:<br />
<br />
1 1 U1 U 2 U1U 2 R <br />
W(U1 ,U 2 ) exp 2 2<br />
2 I0 2 <br />
(3)<br />
2 2 2<br />
4 (1 R ) <br />
1 2 2(1 R ) 1 2 1 2 (1 R ) <br />
<br />
Để thu được hàm phân bố xác suất hai chiều theo tham số phân cực-năng lượng<br />
m, I cần sử dụng các phép biến đổi. Với hệ số không đẳng hướng phân cực (2) và<br />
năng lượng toàn phần phản xạ từ mục tiêu:<br />
I E12 E22 U 1 U 2 (4)<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 43<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
Ta sẽ tìm hàm phân bố kết hợp của hai đại lượng m và I. Các giá trị (2), (4)<br />
bằng:<br />
U1 U 2 I(1 m) I(1 m)<br />
m . Như vậy: U1 ; U2 .<br />
U1 U 2 2 2<br />
<br />
Khi chuyển từ các biến U1, U2 sang các biến mới m và I, Jacobi của chuyển đổi<br />
sẽ là:<br />
<br />
(U1 ,U 2 )<br />
J I /2.<br />
( m, I )<br />
<br />
Khi đó hàm phân bố W(I,m) có dạng:<br />
<br />
I I 1 1 <br />
W(I, m ) 2 22<br />
exp 2 2<br />
2 <br />
8 (1 R )<br />
1 1 4(1 R ) 1 2 <br />
(5)<br />
mI 1 1 I 1 m 2 R <br />
exp 2 2<br />
I<br />
2 0 2 <br />
4(1 R ) 1 2 2 1 2 1 R <br />
<br />
Biểu thức (5) chính là hàm phân bố hai chiều theo năng lượng – phân cực cho<br />
hệ thống radar sử dụng phân cực đầy đủ phản xạ từ mục tiêu. Biểu thức (5) cho kết<br />
quả đúng khi thoả mãn tích phân:<br />
1<br />
I I 1 1 <br />
8 2 2 2<br />
exp 2 2<br />
2 <br />
0 1 1 1 (1 R ) 4(1 R ) 1 2 <br />
(6)<br />
mI 1 1 I 1 m 2 R <br />
exp 2 2<br />
I<br />
2 0 2 <br />
dIdm 1<br />
4(1 R ) 1 2 2 1 2 1 R <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 1. Phân bố hai chiều năng lượng - phân cực.<br />
Từ hình 1 thấy rằng, hàm phân bố xác suất hai chiều phân cực - năng lượng<br />
phụ thuộc vào các tham số của mục tiêu (hoặc nền). Với một dạng mục tiêu nhất<br />
<br />
44 P.T. Hùng,..., "Hàm phân bố xác suất hai chiều... phát hiện mục tiêu."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
định sẽ cho một dạng hàm phân bố xác suất hai chiều cho phân cực-năng lượng.<br />
Đây chính là cơ sở để xây dựng thuật toán phát hiện mục tiêu theo hai tham số:<br />
phân cực và năng lượng. Bài toán phát hiện mục tiêu theo hai tham số phân cực,<br />
năng lượng được trình bày trong phần tiếp theo.<br />
III. BÀI TOÁN PHÁT HIỆN MỤC TIÊU THEO HAI<br />
THAM SỐ PHÂN CỰC - NĂNG LƯỢNG<br />
Trên hình 2 trình bày hai hàm phân bố xác suất hai chiều của hai dạng mục tiêu<br />
khác với mục tiêu 1 có: σ1 = 0.5; σ2 = 0.9; R = 0.5 và mục tiêu 2 có các đặc trưng:<br />
σ1 = 1.1; σ2 = 0.5; R = 0.5. Mục tiêu 1 nằm phía bên trái với hệ số không đẳng<br />
hướng phân cực tập trung gần +1, ngược lại mục tiêu 2 có giá trị m tập trung gần -<br />
1 và nằm phía bên phải.<br />
Từ hình 2 thấy rằng, dựa trên sự khác biệt của hai mục tiêu về mặt năng lượng<br />
và hệ số không đẳng hướng phân cực có thể xây dựng bài toán phát hiện mục tiêu<br />
đồng thời theo hai tham số: phân cực, năng lượng. Có thể giải thích bài toán phát<br />
hiện mục tiêu theo bộ hai tham số phân cực-năng lượng như trên hình 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phân bố xác suất hai chiều phân cực - năng lượng đối với<br />
hai dạng mục tiêu khác nhau.<br />
Giả sử khi chiếu hình 2 theo chiều từ trên xuống theo trục W(m,I), kết quả của<br />
phép chiếu được minh hoạ trên mặt phẳng hai chiều: hệ số không đẳng hướng phân<br />
cực m và năng lượng tổng cộng của tín hiệu phản xạ I như trên hình 3 với các kí<br />
hiệu: W(m,I)n , W(m,I)n+mt, tương ứng là hàm phân bố xác suất hai chiều của nhiễu<br />
và của tín hiệu mục tiêu+nhiễu. Trên hình 3a, khi đặt ngưỡng phát hiện theo tham<br />
số năng lượng tổng Eng, thì những mục tiêu nào vượt trên mức ngưỡng được quyết<br />
định là có mục tiêu (xác suất phát hiện đúng mục tiêu khi đó là phần diện tích đánh<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 45<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
dấu). Trên hình 3b, nếu chỉ đặt ngưỡng phát hiện theo tham số phân cực với<br />
khoảng ngưỡng phát hiện của tham số phân cực là mng1 : mng 2 với điều kiện, các<br />
mục tiêu có tham số phân cực đo được m nằm ngoài khoảng mng1 : mng 2 thì quyết<br />
định là có mục tiêu (với m mng1 : mng 2 ứng với tham số phân cực của nhiễu nền<br />
hoặc nhiễu tạp). Khi đó phần xác suất phát hiện đúng theo tham số phân cực m là<br />
phần diện tích đánh dấu trên hình 3b. Trên hình 3b cũng thấy rằng có những giá trị<br />
mà mức tín hiệu bé hơn mức ngưỡng nhưng vẫn có thể phát hiện được dựa trên<br />
tham số phân cực m.<br />
<br />
<br />
+1 W(m,I)n+mt +1 W(m,I)n+mt<br />
Pd1 Pd2<br />
m m W(m,I)n<br />
W(m,I)n<br />
mng1<br />
<br />
<br />
<br />
mng2<br />
<br />
<br />
I I<br />
-1 Ing -1 Ing<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3a) 3b)<br />
<br />
<br />
<br />
+1 W(m,I)n+mt Pd1<br />
m<br />
W(m,I)n<br />
mng1<br />
<br />
<br />
<br />
mng2<br />
<br />
<br />
Ing<br />
I<br />
-1<br />
<br />
<br />
3c)<br />
Hình 3. Minh họa bài toán phát hiện theo hai tham số phân cực, năng lượng.<br />
Trên hình 3c là tổng hợp của hai bài toán phát hiện theo tham số phân cực và<br />
theo tham số năng lượng với các mức ngưỡng (Ing, mng1, mng2). Từ hình vẽ thấy<br />
rằng xác suất phát hiện đúng mục tiêu khi phát hiện theo hai tham số phân cực-<br />
năng lượng đã được tăng lên. Đó chính là ưu điểm của phương pháp phát hiện theo<br />
hai tham số phân cực, năng lượng sử dụng radar phân cực. Phần xác suất phát hiện<br />
đúng tăng lên là phần đánh dấu dưới mức ngưỡng theo năng lượng.<br />
<br />
46 P.T. Hùng,..., "Hàm phân bố xác suất hai chiều... phát hiện mục tiêu."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
IV. ĐÁNH GIÁ XÁC SUẤT PHÁT HIỆN ĐÚNG KHI<br />
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN MỤC TIÊU<br />
THEO THAM SỐ PHÂN CỰC-NĂNG LƯỢNG<br />
<br />
Khi đặt mức ngưỡng phát hiện theo tham số năng lượng Ing và khoảng phát<br />
hiện theo tham số phân cực mng1, mng2 có thể tính toán được xác suất báo động lầm<br />
và xác suất phát hiện đúng mục tiêu theo hai tham số phân cực - năng lượng như<br />
sau:<br />
1 Eng mng 1 Eng 1<br />
PF w(m, I)n dmdI w( m, I) n dmdI w( m, I) n dmdI (7)<br />
Eng 1 0 1 0 mng 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 Eng mng 1 Eng 1<br />
PD w(m, I)nmt dmdI w( m, I) n mt dmdI w( m, I) n mt dmdI (8)<br />
Eng 1 0 1 0 mng 2<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó, W(m,I) có dạng phân bố (5). Phần dưới dấu tích phân thứ nhất ứng<br />
với xác suất phát hiện đúng theo năng lượng (tham số phân cực được lấy tích phân<br />
trên toàn bộ trục giá trị (-1:1)). Tổng hai tích phân sau là phần xác suất phát hiện<br />
tăng lên khi sử dụng phát hiện theo tham số phân cực m so với xác suất phát hiện<br />
đúng khi sử dụng tham số năng lượng I. Nếu cho trước xác suất báo động lầm PF,<br />
hoàn toàn có thể xác định được ngưỡng phát hiện tối ưu hai tham số theo tiêu<br />
chuẩn Neyman-Pearson thông qua phương trình (7). Trên hình 4 là kết quả tính<br />
toán xác suất phát hiện đúng mục tiêu trong hai trường hợp phát hiện theo tham số<br />
phân cực-năng lượng và phát hiện chỉ theo tham số năng lượng với các ngưỡng<br />
phát hiện cho trước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4a) 4b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 47<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4c) 4d)<br />
<br />
Hình 4. Xác suất phát hiện đúng khi sử dụng tham số phát hiện năng lượng và<br />
khi sử dụng tham số phát hiện năng lượng - phân cực.<br />
Hình 4a ứng với mng1 = -0.4; mng2 = 0.4; Eng = 6 và hình 4b ứng với mng1 = -<br />
0.3; mng2 = 0.3; Eng = 6. Hình 4a, 4c, 4d ứng với trường hợp cùng một mức ngưỡng<br />
theo độ không đẳng hướng phân cực: mng1 = -0.4; mng2 = 0.4 nhưng với các<br />
ngưỡng phát hiện theo năng lượng khác nhau: Eng = 6, 5, 4. Từ hình 4 thấy rằng,<br />
xác suất phát hiện đúng khi sử dụng biện pháp phát hiện theo hai tham số phân cực<br />
năng lượng cao hơn so với trường hợp chỉ sử dụng tham số năng lượng. Xác suất<br />
tăng khi tín hiệu phản xạ từ mục tiêu tăng (thể hiện qua tích của hai thành phần<br />
sigma1*sigma2). Khi cùng mức ngưỡng phát hiện theo năng lượng (cho Eng = 6)<br />
thì xác suất phát hiện đúng tăng lên khi khoảng ngưỡng phát hiện theo tham số<br />
phân cực co lại (mng từ 0.4 giảm xuống 0.3). Phần đồ thị của đường cong Fd (pc-nl)<br />
cong lên trên ở khoảng sigma1*sigma2 < 1 thể hiện rằng, khả năng phát hiện đúng<br />
mục tiêu không chỉ phụ thuộc vào cường độ tín hiệu tổng cộng thu được mà còn<br />
phụ thuộc vào đặc tính phân cực của các mục tiêu. Từ hình 4b, 4c, 4d với cùng<br />
mức ngưỡng phát hiện theo tham số phân cực (mng = ± 0.4), thì khi mức ngưỡng<br />
càng tăng thì xác suất phát hiện đúng càng giảm và ngược lại.<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã xây dựng được công thức tính hàm phân bố xác suất hai chiều phân<br />
cực - năng lượng và dựa trên sự khác biệt về tham số phân cực và tham số năng<br />
lượng để đề xuất phương pháp phát hiện mục tiêu theo hai tham số phân cực, năng<br />
lượng. Các kết quả tính toán xác suất phát hiện đúng với các tham số của tín hiệu<br />
phản xạ từ các dạng mục tiêu chỉ ra rằng xác suất phát hiện đúng mục tiêu trong<br />
trường hợp sử dụng phương pháp phát hiện theo hai tham số phân cực-năng lượng<br />
cao hơn so với trường hợp chỉ sử dụng tham số năng lượng của tín hiệu tổng cộng<br />
phản xạ từ hai kênh phân cực trực giao. Kết quả bài báo có thể áp dụng trong ra đa<br />
phân cực để phát hiện mục tiêu trên không trong nền nhiễu tiêu cực dựa trên hai<br />
<br />
<br />
48 P.T. Hùng,..., "Hàm phân bố xác suất hai chiều... phát hiện mục tiêu."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
tham số phân cực-năng lượng, các mục tiêu có kích thước nhỏ trên bề mặt nền<br />
(mặt biển, mặt đất) và sử dụng trong xử lý phân cực tín hiệu laser để nâng cao khả<br />
năng phát hiện mục tiêu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Поздняк С.И., Мелитицкий В.А, Введение в статистическую теорию<br />
поляризации радиоволн, M: Сов.радио, 480 с , 1974<br />
[2]. Barakat R, "The brightness distribution of the sum of two correlated speckle<br />
patterns", Optic communication, Vols. 14, No. 8 , 1973<br />
[3]. Steeger P.F, "Probability density function of the intensity in partially polarized<br />
speckle fields," OPTIC LETTERS, Vols. 8, 1983, no. 10, pp. 528-531.<br />
[4]. Козлов А.И. , Татаринов В.Н, Татаринов С.Н., Кривин Н.Н, "эффекта<br />
поляризацио-нного следа слабоконтрасных целей и его<br />
экспериментальное подтверждение," НА-УЧНЫЙ ВЕСТНИК МГТУ ГА,<br />
vol. 189, pp. 74-79б, 2013.<br />
[5]. Канарейкин Д.Б., Павлов Н.Ф., Потехин В.А., Поляризация<br />
радиолокационных си-гналов, Мосва: Советское Радио, 1966.<br />
[6]. Kennaugh E.M., Polarization properties of radar reflections, Ohio State<br />
Univers-ity, Columbus, 1952.: M. Sc. Thesis, Dept. of Electrical Engineering.<br />
[7]. Поздняк С.И., Мелитицкий В.А, Введение в статистическую теорию<br />
поляр-изации радиоволн, M: Сов.радио, 480 с, 1974<br />
[8]. Barakat R, "The brightness distribution of the sum of two correlated speckle<br />
pat-terns," Optic communication, Vols. 14, No. 8, 1973<br />
[9]. Steeger P.F, "Probability density function of the intensity in partially polarized<br />
speckle fields," OPTIC LETTERS, Vols. 8, No. 10, pp. 528-531, 1983<br />
[10]. Козлов А.И. , Татаринов В.Н, Татаринов С.Н., Кривин Н.Н, "эффекта<br />
поля-ризационного следа слабоконтрасных целей и его<br />
экспериментальное подт-верждение," НАУЧНЫЙ ВЕСТНИК МГТУ ГА,<br />
vol. 189, pp. 74-79б, 2013.<br />
[11]. Ligthart L., Tatarinov V.N., Tatarinov S.N., Pusone E., "An effective<br />
polarimetr-ic detection of small-scale man-made radar objects on the sea<br />
surface," Microw-aves Radar and Wireless Communications, MIKON, 14th<br />
International Conference on Publication Year, vol. 2, pp. 677 – 680, 2002<br />
[12]. Канарейкин Д.Б., Павлов Н.Ф., Потехин В.А., Поляризация<br />
радиолокацио-ных сигналов, Мосва: Советское Радио 1966.<br />
[13]. Tatarinov V.N., Tatarinov S.N., Ligthart L.P., An Introduction to Radar<br />
Signals Polarization Modern Theory, Tomck, Russia: Vol1. Publ. House of<br />
Tomsk State University, p.380, 2006.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 49<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
ABSTRACT<br />
TWO-DIMENSION PROBABILITY DENSITY FUNCTION OF<br />
POLARIMETRIC-ENERGY PARAMETERS AND THE PROBLEM OF<br />
CAPABILITY IMPROVEMENT OF TARGET DETECTION<br />
The authors derived a formula for the bivariate probability density function<br />
(PDF) of the two parameters: polarimetric and energy for the polarimetric radar<br />
system using the linear polarization basic. Based on the difference of bivariate PDFs<br />
of scattered signal from targets, authors proposed a method of radar target detection<br />
using two parameters: polarimetric and energy. The result estimating of detection<br />
probability shows the improvement capability of detection as simultaneously using<br />
two parameters detection than only one used.<br />
Keywords: Polarimetric radar, Two parameters detection, Two-dimension probability density function.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 05 tháng 5 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 27 tháng 7 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 8 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự.; *Email: hungpt1504@gmail.com;<br />
2<br />
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;<br />
3<br />
Viện Ra đa–Viện Khoa học và Công nghệ quân sự.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
50 P.T. Hùng,..., "Hàm phân bố xác suất hai chiều... phát hiện mục tiêu."<br />