VĂN MẪU LỚP 12<br />
HÀNH TRÌNH THAY ĐỔI NHẬN THỨC CỦA PHÙNG VÀ ĐẨU TRONG<br />
TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA<br />
BÀI MẪU SỐ 1:<br />
I. Mở bài<br />
Giới thiệu tác phẩm - Giới thiệu nhân vật :<br />
- Phùng trước kia là một người lính, đã từng vào sinh ra tử.<br />
- Phùng đựơc trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnh để làm lịch. Và Phùng<br />
quyết định về vùng biển cách Hà Nội 600 km.<br />
II. Thân bài<br />
1. Phùng - một trái tim nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp.<br />
- Anh đã săn tìm ảnh nghệ thuật về cảnh biển. Anh rất công phu trong việc chọn một tấm<br />
ảnh có hồn. Anh đã “phục kích” mất mấy buổi sang và cả tuần lễ suy nghĩ và tìm kiếm. Và<br />
cuối anh mới tìm được một cảnh ưng ý.<br />
- Một khoảnh khắc khám phá phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên tạo vật- con người: xúc<br />
động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của chiếc thuyền lúc bình minh. một khám phá chân<br />
lí của nghệ thuật đích thực. một vẻ đẹp toàn bích của tạo vật. “… Mũi thuyền in một nét mơ<br />
hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt<br />
trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui<br />
khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và<br />
tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn<br />
bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và<br />
toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào?”.<br />
2. Phùng - một trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời<br />
- Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông vũ phu trên chiếc thuyền chài đánh vợ một cách tàn<br />
bạo. Người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng. Phùng “kinh ngạc”, “há mồm ra mà nhìn” và anh<br />
đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Trước khi là trái tim nghệ sĩ, Phùng có<br />
một trái tim con người. Phản xạ của anh trước sự kiện trên là phản xạ tự nhiên của con<br />
người có bản chất thiên lương, tốt đẹp: căm ghét cái xấu, sự bất công, bảo vệ kẻ yếu.<br />
- Với trái tim nghệ sĩ, Phùng đã thức tỉnh. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một<br />
khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời thì lại rất gần. Đừng vì<br />
<br />
nghệ thuật mà quên cuộc đời, đừng mượn danh nghệ thuật mà vô trách nhiệm với cuộc đời.<br />
Bởi lẽ nghệ thuật chân chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung<br />
động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường<br />
tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với một con người.<br />
- Phùng chứng kiến cảnh chị em thằng Phác phản ứng trước hành động vũ phu tàn bạo của<br />
cha đối với mẹ. Phùng cũng đã chứng kiến câu chuyện người đàn bà kia ở toà án huyện.<br />
- Nhận thức về cuộc đời, về nghệ thuật của Phùng sau chuyến đi đã có sự thay đổi ở mỗi<br />
người trong cõi đời. Nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và dễ dãi khi nhìn nhận mọi<br />
vấn đề trong cuộc sống và nhìn nhận con người.<br />
III. Kết bài<br />
- Khái quát những nét chính về nhân vật, nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Phùng.<br />
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của NMC.<br />
<br />
BÀI MẪU SỐ 2:<br />
1. Đặt vấn đề: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1980:<br />
– Nguyễn Minh Châu là nhà văn nổi tiếng thời chống Mĩ cứu nước.<br />
+ Đề tài sáng tác chủ yếu của ông trước 1980 là đề tài về chiến tranh với nhân vật trung tâm<br />
là hình tượng người lính thời chống Mĩ anh dũng hay những cô thanh niên xung phong gan<br />
dạ, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt.<br />
+ Quan điểm sáng tác của ông thời kì này là ca ngợi con người Việt Nam thời chống Mĩ cứu<br />
nước.<br />
+ Điều này đã được thể hiện qua những tác phẩm mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng<br />
mạn như tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1970), tập truyện ngắn<br />
“Những vùng trời khác nhau”(1970).<br />
– Từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX cho đến lúc mất (1989):<br />
+ Ông đã chuyển từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo<br />
đức và triết lí nhân sinh trong xã hội.<br />
+ Nhân vật trung tâm của thời kì này là những con người đời thường trong hành trình nhọc<br />
nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.<br />
+ Những tác phẩm của ông thời kì này như các tập truyện ngắn “Bến quê” (1985). “Chiếc<br />
thuyền ngoài xa”(1987), “Cỏ lau” (1989).<br />
+ Trong số đó, đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện rõ quan điểm sáng<br />
tác của ông:Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và người nghệ sĩ không<br />
thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn cuộc sống và con người một cách đa dạng,<br />
nhiều chiều.<br />
2. Giải quyết vấn đề: Phân tích nhân vật để làm rõ quan điểm sáng tác trên:<br />
a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:<br />
* Phát hiện 1: Khung cảnh thiên nhiên vùng phá nước – một “cảnh đắt trời cho”<br />
– Phùng – người chiến sĩ thời chống Mĩ cứu nước năm xưa- sau ngày thống nhất đất nước,<br />
anh đã trở thành một người nghệ sĩ nhiếp ảnh.<br />
+ Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đề nghị Phùng<br />
đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh về đề tài này.<br />
<br />
+ Sau cả tuần “phục kích” ngoài bờ biển, anh đã chụp được một bức ảnh thật ưng ý, đẹp như<br />
“một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.<br />
– Đó là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ngoài khơi đang tiến vào bờ trong một buổi sáng mù<br />
sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.<br />
+ Vài bóng người lớn và trẻ em ngồi im phăng phắt như những pho tượng trên chiếc mui<br />
khum khum.<br />
+ Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới nằm giữa hai gọng vó như<br />
một cánh dơi.<br />
=> Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”<br />
– Phát hiện ấy làm cho người nghệ sĩ cảm thấy thật xúc động<br />
+ “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” .<br />
+ Anh chợt nhận ra đó là cái “khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.<br />
+ Điều đó cho thấy: Người nghệ sĩ chân chính luôn gắn bó với cuộc đời để tìm vẻ đẹp của<br />
nghệ thuật và khi phát hiện được một nét đẹp về nghệ thuật, họ cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh<br />
và cảm nhận được “bản thân của cái đẹp chính là đạo đức”, cái đẹp chân chính có tác dụng<br />
thanh lọc tâm hồn.<br />
b. Phát hiện thứ hai: Cuộc sống của gia đình hàng chài – một hiện thực nghiệt ngã đến<br />
xót xa về số phận con người.<br />
– Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh thật bất ngờ và trớ trêu như một trò đùa quái<br />
ác của cuộc sống.<br />
– Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy lần lượt bước ra:<br />
+ Một người đàn bà “trạc ngoài bốn mươi”, với những “đường nét thô kệch”, “rỗ mặt”,<br />
“khuôn mặt mệt mỏi”, “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá”, “cặp mắt nhìn xuống chân”,<br />
tay “buông thõng xuống” ra vẻ nhẫn nhục, cam chịu.<br />
+ Một người đàn ông đi sau, “lưng rộng và cong như một chiếc thuyền”, “mái tóc tổ quạ”,<br />
“chân đi chữ bát”, “hàng lông mày cháy nắng rủ xuống”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”.<br />
+ Lão đàn ông đưa vợ lên bờ với dáng điệu “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rồi “rút trong người ra<br />
chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa” và “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa<br />
cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, vừa đánh “vừa thở<br />
hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”và nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn “Mày<br />
chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.<br />
<br />
– Trước tình cảnh ấy, nghệ sĩ Phùng có thái độ kinh ngạc đến sững sờ, “cứ há mồm ra mà<br />
nhìn”,sau đó“vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới” để cứu người đàn bà.<br />
+ Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác đã lao tới để bảo vệ mẹ nó.<br />
+ Nó giật chiếc thắt lưng từ tay người cha rồi đánh trả lại ông để bảo vệ mẹ nó.<br />
+ Người cha đã dùng hết sức lực của mình tát nó “ngã dúi xuống cát” rồi lẳng lặng trở về<br />
thuyền.<br />
– Ba hôm sau, cảnh người đàn ông đánh vợ lại tái diễn.<br />
+ Không thể kìm nén được nữa, Phùng đã xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành<br />
động ác độc.<br />
+ Người đàn ông đã đánh Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện để<br />
điều trị.<br />
c. Tại tòa án huyện, câu chuyện của người đàn bà hàng chài đã đem đến những thay<br />
đổi trong nhận thức của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng:<br />
– Theo quan điểm của Đẩu và Phùng, muốn giải quyết được những cảnh bạo hành trong gia<br />
đình của người đàn bà hàng chài chỉ có một cách tốt nhất là chị phải bỏ người chồng vũ phu<br />
tàn bạo ấy.<br />
– Vì vậy, họ đã mời người đàn bà lên tòa án để giải quyết<br />
+ Nhưng chánh án Đẩu đã tỏ ra giận dữ khi nghe người đàn bà yêu cầu: “Quý tòa bắt tội con<br />
cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.<br />
+ Còn nghệ sĩ Phùng, khi nghe câu nói của người đàn bà, anh cảm thấy “ngột ngạt”, khó thở<br />
vì quá bất ngờ trước quyết định của chị.<br />
– Tuy nhiên, qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và Phùng<br />
đã “vỡ ra”nhiều điều mà trước đây họ chưa hề biết về chị :<br />
+ Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn bà<br />
hàng chài là cả một tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đàn bà ở thuyền<br />
chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”.<br />
+ Các anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thật có lí.<br />
Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải: Chị đã cho các anh biết:<br />
“đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi<br />
phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa”<br />
<br />