Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sự đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đối với giáo viên và học sinh. Từ đó, thay đổi cách đánh giá: chuyển từ đánh giá thời điểm, đánh giá một lần sang đánh giá quá trình và đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa lý 10, 11. Đồng thời góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, tiếp cận nhanh với việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc tiến hành từ năm học sau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ------- * * * ------- SÁNG KIẾN Đề tài: ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT 2018 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Năm thực hiện: 2024
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN Đề tài: ĐỔI MỚI VÀ ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT 2018 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ Đồng tác giả: - TRƢƠNG THỊ HOAN - NGUYỄN THỊ THANH Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Năm thực hiện: 2024 Điện thoại: 0983828671 - 0984887228
- MỤC LỤC Nội dung TRANG PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài của đề tài 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. 3 8. Đóng góp mới của đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Khái niệm kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên 2. Vai trò của sự đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh 5 giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí. 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí 6 4. Quy trình thực hiện kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học 10 Địa lí
- Chƣơng II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11 2.1. Đặc điểm chƣơng trình địa lí 2.2. Thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, môn Địa lí 11 ở các trƣờng THPT. Chƣơng 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT 2018. 15 3.1. Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018. 3.2.Thiết kế các hoạt động giáo dục đổi mới kiểm tra đánh giá thƣờng 26 xuyên trong chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. 3.3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 37 3.4. Thực nghiệm sƣ phạm 3.4 PHẦN 3: KẾT LUẬN 46 1. Kết luận 46 2.Kiến nghị 46
- DANH MỤC VIẾT TẮT: Từ viết tắt Nội dung GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông KTĐGTX Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên PPDH Phƣơng pháp dạy học GV Giáo viên HS Học sinh PPCT Phân phối chƣơng trình THPT Trung học phổ thông ĐĐGtx Điểm đánh giá thƣờng xuyên TCLTCN Tổ chức lãnh thổ công nghiệp SGK Sách giáo khoa TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng TQ Trung Quốc
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của ngƣời học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học đƣợc gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đƣợc cái gì qua việc học. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phƣơng pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lƣợng của hoạt động dạy học và giáo dục. Để đảm bảo đƣợc điều đó, nhất định phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tƣ duy bậc cao nhƣ tƣ duy sáng tạo; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lƣợng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những hƣớng dẫn cụ thể: sau thông tƣ 58 là công văn 4612, thông tƣ 26 ban hành ngày 26/08/2020 và thông tư 22/2021/TT- BGDĐT chỉ rõ: “kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập…” Nhƣ vậy, trƣớc yêu cầu đổi mới về kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, việc kiểm tra thƣờng xuyên nếu vẫn duy trì hình thức cũ nhƣ: giáo viên kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết học để lấy điểm miệng hay đến tiết theo PPCT thì mới cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút vào giấy kiểm tra sẽ không còn phù hợp vì đánh giá thƣờng xuyên là đánh giá cả quá trình học tập, đánh giá không chỉ dựa vào kiến thức học sinh ghi nhớ mà đánh giá cách mà học sinh tiếp cận kiến thức, cách mà học sinh có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống nhƣ thế nào. Thực tế dạy học cho thấy, nếu tất cả các hoạt động học tập của học sinh đều đƣợc giáo viên ghi nhận, đánh giá sẽ giúp các em không còn áp lực với các bài kiểm tra thƣờng xuyên, các em tích cực tham gia các hoạt động học trong từng tiết học từ đó hình thành đƣợc các phẩm chất, năng lực cần có, đảm bảo mục tiêu cần đạt của từng bài học. Trƣớc yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra, đa số giáo viên đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi, thực hiện đổi mới trong kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ: 1
- - Hình thức kiểm tra cũ đã quá quen thuộc, khó thay đổi đối với một bộ phận giáo viên. - Một bộ phận giáo viên còn lúng túng trong quy trình tổ chức đánh giá một hoạt động học tập, một sản phẩm học tập, một hồ sơ học tập… - Vì vậy, vẫn còn nhiều giáo viên chƣa thực chú trọng tới việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên. - Vẫn còn nhiều giáo viên chƣa thực sự chú ý tới việc hƣớng dẫn học sinh để học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn. - Học sinh vẫn chƣa thực sự đƣợc thể hiện sự sáng tạo của mình trong các hoạt động học, chƣa thấy đƣợc mối liên hệ giữa kiến thức bài học với thực tế, từ đó chƣa thấy hết giá trị và sự thú vị của môn học Địa lí, từ đó chƣa khơi dậy lòng yêu thích học Địa lí của một bộ phận học sinh. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của ngành và thực trạng kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên hiện nay, việc nghiên cứu chi tiết về các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên, lấy ví dụ về quy trình, cách thức thực hiện cụ thể của từng hình thức và vận dụng trong một số bài học chƣơng trình GDPT 2018 là vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất biện pháp “ Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018’’ để có thể khắc phục những thực trạng trên và đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới. 2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài - Nâng cao nhận thức về vai trò của sự đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đối với giáo viên và học sinh. Từ đó, thay đổi cách đánh giá: chuyển từ đánh giá thời điểm, đánh giá một lần sang đánh giá quá trình và đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Địa lý 10, 11. Đồng thời góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, tiếp cận nhanh với việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đƣợc tiến hành từ năm học sau. - Giúp giáo viên nắm vững quy trình KTĐGTX và vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học. 2.2. Ý nghĩa của đề tài Việc đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, thay đổi PPDH , kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tƣ duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS nhằm phát triển tốt phẩm chất, năng lực ngƣời học. 2
- 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung vào xây dựng các biện pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học địa lí nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức các biện pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học địa lí THPT - 2018 mà đề tài đƣa ra sẽ góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Cơ sở lí luận và thực tiễn về đổi mới kiểm tra đánh giá ở trƣờng THPT trên địa bàn Diễn Châu nói chung và THPT Diễn Châu 3 nói riêng. - Đề xuất các biện pháp, quy trình kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. - Thực nghiệm sƣ phạm để xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho HS lớp 10, lớp 11. - Về không gian: Một số lớp tại trƣờng THPT Diễn Châu 3; - Về thời gian: 2022 – 2023; 2023 -2024 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu là: Phân tích và tổng hợp lý thuyết về các vấn đề liên quan đến chủ đề của đề tài nghiên cứu, phân loại và tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Vận dụng các phƣơng pháp này để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn sau: Phƣơng pháp điều tra, khảo sát; phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp quan sát... Các phƣơng pháp thực hiện để kiểm chứng các thông tin số liệu thu thập đƣợc từ các nguồn tài liệu cũng nhƣ từ thực tế. Thông qua kết quả thực nghiệm để đƣa ra các đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài. - Trong xu thế hiện nay, đổi mới kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên là yêu cầu tất yếu. 3
- - Để đổi mới kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên cần đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học. 8. Đóng góp mới của đề tài - Chỉ ra đƣợc vai trò của sự đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lý THPT – 2018. - Nêu đƣợc quy trình kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lý THPT - 2018. - Đƣa ra đƣợc một số hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên theo hƣớng phát triển năng lực học sinh trong dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Địa lý THPT- 2018. - Đề xuất một số cách thức thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Khái niệm kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên Đánh giá thƣờng xuyên là hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh diễn ra trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt đƣợc quy định trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học; hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh; xác nhận kết quả đạt đƣợc của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập1. Kiểm tra thƣờng xuyên trực tiếp hoặc trực tuyến đƣợc thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. . Đối với một môn học, mỗi học sinh đƣợc kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tƣ này, nhƣ sau: a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần. b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thƣờng xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì nhƣ sau: - Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx. - Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx. - Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx. 2. Vai trò của sự đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí. - Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên là nhằm thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho học sinh và giáo viên biết những gì mà học sinh đã làm đƣợc so với mục tiêu, yêu cầu của bài học, của chƣơng trình và những gì các em chƣa làm đƣợc để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Từ đó, đƣa ra những khuyến nghị để học sinh có thể làm tốt hơn những gì mình đã làm, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo. - Đa dạng hóa kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên tạo ra hứng thú trong học tập môn Địa lý, góp phần hình thành năng lực cho học sinh đồng thời giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình kiểm tra, đánh giá ngƣời học. 5
- 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí 3.1. Hình thức kiểm tra vấn đáp Vấn đáp là một đặc trƣng rất phổ biến của mọi lớp học và sau mỗi bài học, là quá trình tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh hoặc giữa học sinh với học sinh và là hình thức thƣờng dùng nhất trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Vấn đáp trong dạy học và kiểm tra, đánh giá có nhiều vai trò quan trọng: - Là cách thức tốt nhất để kích thích tƣ duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách suy nghĩ đúng đắn. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi dẫn dắt của giáo viên, học sinh thể hiện đƣợc suy nghĩ, ý tƣởng của mình từ đó khám phá và lĩnh hội đƣợc đối tƣợng học tập. Tức là bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt. - Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi động, kích thích hứng thú học tập và sự tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh nhiều năng lực và kĩ năng quan trọng khác. - Vấn đáp còn tạo môi trƣờng để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, các học sinh có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thiện các nhiệm vụ đƣợc giao. - Qua vấn đáp còn giúp giáo viên thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía ngƣời học, duy trì sự chú ý của học sinh; giúp kiểm soát hành vi của học sinh và của lớp học. Nói đến kiểm tra vấn đáp chúng ta thƣờng nghĩ ngay đến việc giáo viên hỏi và học sinh trả lời tuy nhiên trong tiến trình đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá hiện nay, vấn đáp không chỉ là giáo viên phát vấn mà học sinh có thể phát vấn lẫn nhau mà thậm chí học sinh có thể phát vấn ngƣợc đối với giáo viên. Trƣớc đây, hình thức kiểm tra vấn đáp đƣợc phần lớn giáo viên và cả bản thân tôi, chỉ dùng trong hỏi bài cũ, phát vấn khi học bài mới và một số hoạt động khác làm cho hình thức này thƣờng diễn ra nặng nề và không tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra vấn đáp đƣợc tiến hành trong nhiều thời điểm của quá trình dạy học nhƣ hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới hay trong hoạt động luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng đều có thể sử dụng rất hiệu quả. Đồng thời, để thay đổi giáo viên cần đa dạng hơn các hình thức vấn đáp để vừa có thể kiểm tra kiến thức kĩ năng vừa đánh giá đƣợc nhiều năng lực khác. Vấn đáp trong dạy học và kiểm tra, đánh giá thƣờng đƣợc sử dung dƣới nhiều hình thức nhƣ vấn đáp gợi mở, vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng và vấn đáp để đánh giá năng lực sử dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vậy để đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống này tôi đã thay đổi cách thức tiến hành phù hợp với từng hình thức, cụ thể nhƣ sau: 3.1.1.Vấn đáp gợi mở Là hình thức giáo viên khéo léo đặt những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS suy nghĩ, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết từ những yêu cầu học tập hoặc những gì đã quan sát đƣợc hoặc những tài liệu đã học đƣợc. Giáo viên sử 6
- dụng phƣơng pháp này để dẫn dắt học sinh, giúp học sinh tự tìm ra lời giải thích hợp lý. Thông qua quá trình đó, giáo viên là ngƣời dẫn dắt còn học sinh là ngƣời tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy sau khi kết thúc câu hỏi vấn đáp gợi mở, học sinh vừa có đƣợc niềm vui của sự khám phá, vừa nắm đƣợc kiến thức mới và giúp học sinh sẽ thích học bộ môn hơn. Vấn đáp gợi mở có tác dụng khơi dậy tính tích cực của học sinh rất mạnh, nhƣng cũng đòi hỏi giáo viên phải khéo léo, tránh đi đƣờng vòng, lan man, xa vấn đề, mất thời gian hoặc có thể sẽ biến thành cuộc đối thoại giữa giáo viên và một học sinh mà không thu hút đƣợc sự chú ý của toàn lớp học. Tuy nhiên giáo viên cần lƣu ý, hình thức này chủ yếu đƣợc dùng nhằm mục đích đánh giá thái độ, mức độ hợp tác của học sinh trong quá trình học tập chứ không nên dùng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của đa số học sinh. 3.1.2. Vấn đáp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng Là hình thức thƣờng đƣợc sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học nhƣ trƣớc, trong và sau giờ học hoặc sau một vài bài học, giúp giáo viên kiểm tra kiến thức học sinh một cách nhanh gọn kịp thời để có thể bổ sung, củng cố kiến thức ngay nếu cần thiết. Nó cũng giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức của mình. Hình thức kiểm tra, đánh giá này chỉ thực sự đổi mới khi giáo viên thay vì chỉ dùng câu hỏi trong sách giáo khoa hay một số hệ thống câu hỏi khác để kiểm tra bài cũ, kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh trong phần hình thành kiến thức mới hay phần luyện tập, vận dụng thì giáo viên nên làm mới hình thức này bằng cách dùng các học liệu, công cụ đánh giá khác để tiến hành. Mặt khác, trƣớc đây hình thức này chỉ tiến hành để kiểm tra, đánh giá một vài học sinh thì nay giáo viên có thể dùng để đánh giá đƣợc nhiều học sinh hoặc cả lớp cùng lúc thông qua các hoạt động tổ chức dạy học khác nhau. 1.3. Vấn đáp để đánh giá năng lực sử sụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Là hình thức thƣờng đƣợc sử dụng trong các hoạt động trải nghiệm thực tế. Qua các câu hỏi trong tiến trình thực nghiệm đó giáo viên không chỉ kiểm tra đƣợc việc vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh vào giải quyết các vấn đề thực tiễn mà còn đánh giá đƣợc thái độ của học sinh đối với các vấn đề đó. Các vấn đề có thể là bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, các di sản của địa phƣơng hay thái độ đối với các đóng góp cho sự phát triển của địa phƣơng... 3.2. Hình thức kiểm tra viết Là hình thức quen thuộc, truyền thống trong quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá. Hình thức này có thể kiểm tra trên giấy, trên bảng, trên máy tính… và giúp trong một khoảng thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể học sinh trong lớp về một số nội dung môn học và đánh giá đƣợc trình độ chung của học sinh trong lớp hay của từng học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. 7
- Trƣớc đây, trong kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên thì kiểm tra viết chỉ đƣợc thực hiện thông qua các bài kiểm tra 15 phút với hai dạng chính là bài kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm. Tuy nhiên, để đổi mới thì nhóm phƣơng pháp này còn đƣợc dùng trong quá trình học tập mà trong đó HS phải viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc các vấn đề đƣợc giao. Trong kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, tôi thƣờng sử dụng các kĩ thuật viết nhƣ: ghi chép ngắn, viết lời nhận xét, viết lời bình, viết một bản báo cáo, vẽ một bức tranh, hoặc điền thông tin vào một bảng ma trận ghi nhớ, bảng ma trận kiến thức kĩ năng cơ bản..., sẽ tạo ra sự hứng thú hơn rất nhiều so với sự kiểm tra nhƣ trƣớc đây, quan trọng hơn là còn đánh giá đƣợc năng lực, phẩm chất của học sinh. 3.3. Hình thức kiểm tra thực hành Đây là hình thức nhằm mục đích kiểm tra kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét, giải thích các nội dung của bài thực hành hay vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Việc kiểm tra thực hành trƣớc đây chủ yếu đƣợc tiến hành theo các bƣớc: giáo viên hƣớng dẫn, học sinh làm, giáo viên chấm điểm mà chƣa chú trọng cho học sinh cách vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cách tiến hành nhƣ trên chỉ giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá đƣợc kĩ năng thực hành mà không đánh giá đƣợc các năng lực khác cho học sinh đồng thời làm cho tiết thực hành trở nên nhàm chán và nạng nề đối với học sinh. Để khắc phục hạn chế đó, giáo viên có thể thiết kế theo hƣớng đổi mới hơn để tiết thực hành trở nên hứng thú và hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, đánh giá thực hành cần thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau: - GV dùng nhiều phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học khác nhau. - Bổ sung thêm nhiều học liệu có liên quan. - Xây dựng công cụ đánh giá để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá sản phẩm thực hành. Bằng cách này, giáo viên có thể nhận thấy những vùng kiến thức, kĩ năng học sinh chƣa nắm vững cần giáo viên hỗ trợ đồng thời rèn luyện thêm nhiều năng lực khác cho học sinh. 3. 4. Đánh giá qua các sản phẩm học tập Sản phẩm học tập của học sinh rất đa dạng bao gồm sản phẩm nhóm, sản phẩm dự án, sản phẩm trải nghiệm hay sản phẩm thuyết trình….Sản phẩm có thể là sản phẩm cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp. Việc đánh giá học sinh thông qua các sản phẩm học tập giúp học sinh có thể kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn đồng thời có thể giúp học sinh nâng cao các năng lực về công nghệ thông tin, thuyết trình, hợp tác nhóm…Thông qua các hoạt động học tập để hoàn thiện sản phẩm, học sinh còn đƣợc nâng cao tính tự chủ, tự lực, chủ động và sáng tao. Mặt khác, qua quan sát cách học tập của 8
- học sinh sẽ giúp giáo viên thu thập thông tin về học sinh thông qua tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những hoạt động, phản ứng, thái độ, sắc thái tình cảm... trong những tình huống cụ thể. Bằng quan sát, giáo viên đánh giá đƣợc các thao tác, các phản ứng, kĩ năng giải quyết vấn đề. Từ đó, giáo viên có thể đƣa ra nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Việc kiểm tra, đánh giá qua sản phẩm học tập của học sinh cần đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết cách làm cho học sinh, xây dựng và công khai các công cụ đánh giá để học sinh tham gia vào quá trình đánh giá. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá tƣơng đối mới nên nhiều giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy, trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ(có thể là cá nhân, cặp/nhóm, cả lớp) để hoàn thành sản phẩm học tập, giáo viên cần quan sát theo các tiêu chí và dựa trên các tiêu chí đã đƣợc định tính, định lƣợng cụ thể để quá trình đánh giá học sinh đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. 3.5. Đánh giá qua hồ sơ học tập - Trƣớc đây, hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập của học sinh ít gđƣợc giáo viên chú ý, chủ yếu là chấm vở ghi, vở soạn bài, vở bài tập, … của học sinh. Để hƣớng dẫn học sinh xây dựng hồ sơ học tập giúp học sinh tích lũy kiến thức và thể hiện sự nỗ lực trong quá trình học tập, giáo viên cần hƣớng dẫn cách xây dựng hồ sơ học tập nhƣ sau: + Về chủng loại hồ sơ: gồm vở ghi, vở soạn, vở bài tập,...cũng có thể là hồ sơ đọc: học sinh lƣu trữ một hồ sơ tất cả tài liệu đọc độc lập của các em ở trƣờng và ở nhà hoặc các ấn phẩm địa lý của học sinh. Hồ sơ học tập cũng có thể là một tập hợp sản phẩm học tập của học sinh thuộc một lĩnh vực nội dung của môn học. + Về nội dung : hồ sơ cần chứa đựng các sản phẩm đã hoàn thành và những sản phẩm mới bắt đầu nhƣng chƣa hoàn thành, giúp giáo viên biết đƣợc mức độ phát triển của ngƣời học, gợi ý các cách thức để giáo viên có thể khích lệ bổ sung. - Trong mỗi sản phẩm của học sinh đều nên có nhận xét của giáo viên hoặc tự đánh giá của học sinh. Giáo viên hoặc học sinh có thể đối chiếu sản phẩm đầu với lần lƣợt các sản phẩm tiếp theo để đƣa ra nhận xét về quá trình học sinh tiến bộ ở từng chỉ báo. Từ đó, biết bản thân tiến bộ đến đâu, cần hoàn thiện ở mặt nào, đồng thời tạo ra thói quen, ý thức tôn trọng và yêu thích bộ môn. Để tạo sự hứng thú cho học sinh đối với hình thức kiểm tra, đánh giá này, chúng tôi thƣờng tổ chức các buổi triển lãm hồ sơ học tập của học sinh cuối mỗi kì hay cuối năm học để học sinh có thể chiêm ngƣỡng và nhận xét, đánh giá hồ sơ lẫn nhau. Tuy nhiên, để chuẩn bị tốt cho việc đó vào đầu mỗi năm học, chúng tôi thƣờng dƣa ra các yêu cầu cần có về hồ sơ học tập của học sinh và công khai phiếu chấm với các tiêu chí cụ thể nhƣ bố cục có đa dạng không, chất lƣợng nhƣ thế nào và cách bảo quản, trình bày đã hợp lý hay chƣa....cho học sinh thảo luận, thống nhất và có sự chuẩn bị tốt nhất về hồ sơ học tập của bản thân. 9
- 4. Quy trình thực hiện kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí Kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên cần đƣợc tiến hành đầy đủ quy trình theo các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Xác định mục tiêu đánh giá. - Bƣớc 2: Lựa chọn công cụ đánh giá. - Bƣớc 3: Tổ chức qui trình đánh giá. - Bƣớc 4: Rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi bài học/chủ đề về hiệu quả của các hình thức đánh giá. * Các lưu ý khi thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lý - Giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ, xem xét học sinh có hoàn thành hay không, mà phải xem xét từng học sinh hoàn thành thế nào (có chủ động, tích cực, có khó khăn gì... có hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực hiện,...). Giáo viên thƣờng xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của học sinh hƣớng đến việc đạt đƣợc các mục tiêu học tập/giáo dục. Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của học sinh khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân: học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân có thể hiện tính trách nhiệm, có hứng thú, có thể hiện sự tự tin,...Đây là những chỉ báo quan trọng để xác định xem học sinh cần hỗ trợ gì trong học tập, rèn luyện. - Công cụ có thể dùng là các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi vấn đáp... - Các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đƣợc đề ra nhằm mục đích hỗ trợ, nâng cao hoạt động học tập nên giáo viên cần chú ý việc nhận xét trong kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên. Giáo viên cần tập trung cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đƣa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo, không so sánh học sinh này với học sinh khác, hạn chế những lời nhận xét tiêu cực, tránh làm tổn thƣơng học sinh. Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên phải thúc đẩy hoạt động học tập, tăng sự khen ngợi, động viên để học sinh yêu thích học môn Địa lý hơn. - Giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt và có hiệu quả các cách thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin cần thiết, đa chiều để kết quả đánh giá đƣợc chính xác hơn nhƣ giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá lẫn nhau. 10
- Chƣơng II. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Đặc điểm chƣơng trình địa lí Môn Địa lí trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đƣợc xây dựng tích hợp ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cƣ, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (GD môi trƣờng, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; GD dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí. Chƣơng trình có thể kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao, gắn nội dung môn học với thực tiễn nên rất thuận lợi để kiểm tra đánh giá học sinh theo quá trình. Việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên vào dạy học Địa lí THPT 2018, tạo cho HS nhiều cơ hội học tập, phát triển bản thân góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí đồng thời phát triển năng lực HS. Việc thay đổi PPDH , kiểm tra đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tƣ duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS tiến tới trở thành những công dân thông minh, công dân số. 2.2. Thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, môn Địa lí ở các trƣờng THPT. 2.2.1. Khái quát về địa bàn và mục đích khảo sát Diễn Châu là một huyện ven biển thuộc tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lƣu, phía Tây giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện Diễn Châu có diện tích 30.800 ha, dân số gần 300.000 ngƣời (2020). Diễn Châu hiện có 37 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn, 36 xã, số trƣờng THPT trên toàn huyện là 10 trƣờng (tính cả trung tâm giáo dục thƣờng xuyên). Để tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí ở một số trƣờng THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên hiệu quả. 2.2.2. Đối tượng, phạm vi khảo sát GV và HS các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. 2.2.3. Phương pháp và nội dung khảo sát Thông qua trao đổi trực tiếp với GV, HS; phối hợp với tổ chuyên môn để gửi link phiếu khảo sát GV và HS các trƣờng. GV và HS trả lời câu hỏi trên Google Forms. * Đối tƣợng GV: Chúng tôi khảo sát về thực trạng kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên môn Địa lí ở trƣờng phổ thông. (Thông tin ở Phụ lục 1A). 11
- Link khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScWmGk9JdaDMEPnQJ9tmnucyqZu 0cZkxR3s0beqZIAXfi4oLw/viewform?usp=sf_link * Đối tƣợng HS: Chúng tôi khảo sát về mức độ hứng thú về các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên. (Thông tin ở Phụ lục 1B). Link khảo sát: ttps://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdIJp9cK0AVmd62e1UdCx6gQA Fu0r26fumqlUF8jD3wb4YJzw/viewform?usp=sf_link. 2.2.4. Kết quả khảo sát Dƣới đây là kết quả xử lí số liệu điều tra từng nhóm câu hỏi của 76 GV ở các trƣờng THPT và 196 HS ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu. Số liệu này giúp chúng tôi thấy rõ thực trạng đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí ở trƣờng THPT từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục. Kết quả điều tra cụ thể đối với từng nhóm câu hỏi thể hiện ở [Phụ lục 1A] và [Phụ lục 1B]. Đánh giá chung về thực trạng đổi mới và đa dạng hóa kiểm tra thƣờng xuyên dạy học Địa lí nhƣ sau: * Về phía giáo viên, kết quả khảo sát: Tỉ lệ lựa chọn (%) Câu hỏi: Rất TT Thƣờng Thỉnh Không Thƣờng xuyên thoảng bao giờ xuyên Thầy (Cô) có thƣờng xuyên sử 48 22 6 0 1 dụng hình thức kiểm tra vấn đáp? ( 63,2%) ( 28,9%) ( 7,9%) ( 0%) Thầy (Cô) có thƣờng xuyên sử 50 21 4 1 2 dụng hình thức kiểm tra viết ? (65,8 %) (27,6%) (5,3%) (1,3%) Thầy (Cô) có thƣờng xuyên sử 33 28 14 1 3 dụng hình thức kiểm tra thực (1,3%) hành? (43,4%) (36,8%) (18,4%) Thầy (Cô) có thƣờng xuyên đánh 34 13 28 1 4 giá qua các sản phẩm học tập ? (44,7%) (17,1%) (36,8%) (1,3%) Thầy (Cô) có thƣờng xuyên đánh 34 9 25 8 5 giá qua hồ sơ học tập ? (44,7%) (11,8%) (32,9%) (10,5%) Thầy ( cô) đã đổi mới và đa dạng 33 14 26 3 6 hóa các hình thức kiểm tra thƣờng (43,4%) (18,4%) (34,2%) (3,9%) xuyên? 12
- * Về phía học sinh, kết quả khảo sát: TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất Không Quan Ít quan Em đánh giá nhƣ thế nào về quan quan trọng trọng vai trò của việc đa dạng hóa các trọng trọng 1 hình thức kiểm tra thƣờng xuyên? 103 76 14 3 (52,6%) (38,3%) (7,1%) (1,5%) Ngoài việc thực hiện nhiệm Rất Không Thƣờng Thỉnh vụ học tập theo hƣớng dẫn, yêu thƣờng bao giờ xuyên thoảng cầu của GV em có giành thời xuyên 2 gian tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên không ? 70 66 52 7 (35,9%) (33,8%) (26,7%) (3,6%) Em có thực hiện kế hoạch học Rất Không Thƣờng Thỉnh tập đã đề ra nhằm hoàn thành thƣờng bao giờ xuyên thoảng các bài kiểm tra thƣờng xuyên xuyên 3 không? 70 87 36 3 (35,7%) (44,4%) (18,4) (1,5%) Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập kết hợp đa dạng hóa hình thức kiểm tra thƣờng xuyên của học sinh. Mức Gặp rất Gặp nhiều Gặp ít khó Không gặp khó độ nhiều khó khó khăn khăn khăn khăn Tỷ 36 50 83 27 lệ % (18,4%) (25,5%) (42,3%) (13,8%) 2.2.5. Đánh giá thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tại huyện Diễn Châu, Nghệ An Qua các bảng số liệu điều tra ở trên, chúng tôi có một số đánh giá nhƣ sau: - Việc đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học ở trƣờng THPT hiện nay đã đƣợc rất nhiều giáo viên quan tâm thực hiện. 43,4% GV đƣợc khảo sát chọn phƣớng án “rất thƣờng xuyên” và 18,4 %” thƣờng xuyên” 34,2% chọn phƣơng án “thỉnh thoảng”, 3,9% chọn phƣơng án” không bao giờ” đổi mới và đa dạng hóa kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học. - Về mức độ rất thƣờng xuyên sử dụng các giải pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học ở trƣờng THPT: 63,2% giáo viên chọn hình thức kiểm tra vấn 13
- đáp, 65,8% chọn hình thức kiểm tra viết, 43,4% chọn hình thức kiểm tra thực hành, 44,7% chọn hình thức đánh giá qua sản phẩm học tập và 44,7 % chọn hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập. - Về mức độ thƣờng xuyên sử dụng các giải pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học ở trƣờng THPT: 28,9% giáo viên chọn hình thức kiểm tra vấn đáp, 27,6% chọn hình thức kiểm tra viết, 36,8% chọn hình thức kiểm tra thực hành, 17,1% chọn hình thức đánh giá qua sản phẩm học tập và 11,8 % chọn hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập. - Về mức độ thỉnh thoảng sử dụng các giải pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học ở trƣờng THPT: 7,9% giáo viên chọn hình thức kiểm tra vấn đáp, 5,3% chọn hình thức kiểm tra viết, 18,4% chọn hình thức kiểm tra thực hành, 36,8% chọn hình thức đánh giá qua sản phẩm học tập và 32,9 % chọn hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập. - Về mức độ không bao giờ sử dụng các giải pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học ở trƣờng THPT: 0% giáo viên chọn hình thức kiểm tra vấn đáp, 1,3% chọn hình thức kiểm tra viết, 1,3% chọn hình thức kiểm tra thực hành, 1,3% chọn hình thức đánh giá qua sản phẩm học tập và 10,5 % chọn hình thức đánh giá qua hồ sơ học tập. - Các em HS đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣơng xuyên ở trƣờng THPT hiện nay: 90,9% các em đƣợc hỏi chọn phƣơng án rất quan trọng và quan trọng, chỉ 7,1% chọn phƣơng án ít quan trọng, 1,5% chọn phƣơng án không quan trọng. 69,7% các em HS đƣợc hỏi chọn phƣơng án rất thƣờng xuyên và thƣờng xuyên tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên, 30,3% chọn phƣơng án thỉnh thoảng hoặc không bao giờ tìm hiểu về các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên. 80,1 % các em đƣợc hỏi rất thƣờng xuyên, thƣờng xuyên có ý thức tích cực thực hiện kế hoạch học tập nhằm hoàn thành các bài kiểm tra thƣờng xuyên. 19,9% thỉnh thoảng hoặc không bao giờ tích cực thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra nhằm hoàn thành các bài kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên.Vì vậy, cần có định hƣớng rõ ràng, giao nhiệm vụ và hƣớng dẫn thực hiện cụ thể cho học sinh. - Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập kết hợp đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, có 18,4% gặp rất nhiều khó khăn, (25,5%)gặp nhiều khó khăn, (42,3%)gặp ít khó khăn, (13,8%)không gặp khó khăn. Mặc dù các em đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên, nhƣng vấn đề về thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập và đặc biệt là kỹ năng tự làm việc, kỹ năng thiết kế các sản phẩm học tập ở một bộ phận học sinh vẫn còn hạn chế đã ít nhiều gây khó khăn trong việc học tập cho các em HS. Do vậy, qua nghiên cứu, thể hiện thành công dạy học kết hợp đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên ở đơn vị công tác, chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí THPT- 2018. 14
- Chƣơng 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT 2018. 3.1. Đổi mới và đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018. Để đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Địa lí THPT 2018 chúng tôi đã thực hiện như sau: - Kiểm tra, đánh giá điểm thƣờng xuyên: Đối với các môn KHXH gồm 03 điểm thƣờng xuyên trên một học kì. Riêng môn Địa lí lớp 10, lớp 11 học kì II có thêm 1 kiểm tra điểm thƣờng xuyên đánh giá chuyên đề. + 1 con điểm thƣờng xuyên là kiểm tra vấn đáp tại lớp những nội dung liên quan tới hoạt động khởi động tiết học (nếu có) hoặc một bài tự luận 15 phút theo kế hoạch giáo dục hoặc một bài trắc nghiệm 10 câu trong thời gian 15 phút. + 1 con điểm thƣờng lấy điểm trung bình chuyên cần từ tuần 1 đến tuần 16 (ở học kì I, từ tuần 20 đến tuần 33 ơ học kì II) việc hoàn thành bài tập trong SGK sau khi kết thúc một bài học, một chủ đề đƣợc hoàn thành đúng thời gian quy định trên Padlet.com, Zalo nhóm riêng… thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ học, làm bài tập về nhà… ( Đánh giá quá trình học tập của học sinh thông qua quá trình theo dõi học tập . Vào đầu năm học tiết học đầu tiên , Nhóm chúng tôi phổ biến một số nội quy riêng của môn học. Những nội quy của môn học Địa lí - Đi học chuyên cần, đúng giờ, không đi trễ, không trốn học, bỏ giờ, bỏ tiết.( Nếu trốn tiết vi phạm sẽ trừ 1 điểm vào tiết học sau, còn các vi phạm khác – 0,5 điểm) - Đi học phải mang sách vở, dụng cụ học tập đầy đủ. - Chú ý nghe giảng, ghi chép cẩn thận, làm bài đầy đủ, ngồi đúng chỗ quy định, không nói chuyện và làm việc riêng. - Tuyệt đối không sử dụng điện thoại trong giờ học khi chƣa đƣợc sự cho phép của giáo viên. ( Nếu vi phạm sẽ bị trừ 1 điểm trong buổi học đó.) - Trong giờ thảo luận nhóm nói vừa phải, không gây ồn ào và ảnh hƣởng đến các nhóm khác và lớp khác.( Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi ngƣời trong nhóm. Nếu lên trình bày và soạn thảo PP đc + 1 điểm. Tổng điểm cho bài thảo luận mỗi ngƣời sẽ đƣợc 8 điểm; Ví dụ : Nhóm 10 HS đc 80 điểm; nhóm 11 HS : 88 điểm…Ghi vào sổ theo dõi học tập). Trong giờ học nếu phát biểu 5 lần đc cộng thêm một điểm, nếu Gv nhắc 3 lần trừ 1 điểm… 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 362 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 190 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 29 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (áp dụng đối với nhóm văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11)
32 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
16 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 63 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh
31 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT
42 p | 31 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
29 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn