intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:42

32
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được khái quát hóa từ những thực nghiệm phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành trong hoạt động giáo dục trên lớp, ở nhà và được đánh giá của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 ===  === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: HÓA HỌC                     Tác giả :      NGUYỄN HỮU NGHĨA                 Tổ :              KHOA HỌC TỰ NHIÊN                         Đơn vị :       TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1                         Điện thoại : 0983727804/0919542682
  2.                                       MỤC   LỤC  ....................................................................................................... ....1 1. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................….2 1.1. Tên đề tài..................................................................................................….2 1.2. Cấu trúc đề tài .........................................................................................….2 1.3. Lý do chọn đề tài......................................................................................….2 1.4. Tính khoa học qua các nhóm giải pháp nghiên cứu ................................….3 1.5. Tính khả thi khi áp dụng thực tiễn .........................................................….3 2. PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................….4 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.........................................................................….4 2.2.Thực trạng.......................................................................................................7 2.3. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo  định hướng phát triển năng lực.............................................................................8 2.4. Kết quả đạt được........................................................................................... 34 3. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................36 3.1. Kết luận..........................................................................................................36 3.2. Một số bài học kinh nghiệm........................................................................36 3.3. Những kiến nghị đề xuất.............................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................37 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................38 2
  3.                                        1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tên đề  tài  “Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao  hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT”          Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển   năng lực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là vấn  đề   cốt lõi cho sự  phát triển bền vững  của quá trình giáo dục, đây là mục tiêu  quan trọng thúc đẩy được chất lượng dạy học Hóa học THPT  trong tình hình  mới giúp các em có khả năng vận dụng kiến thức Hóa học vào cuộc sống. Có thể đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong từng bài, trong từng   chương, hoặc trong toàn bộ chương trình. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh  giá  tác động  sự  đổi mới tư  duy của học sinh. Trong bối cảnh chuẩn bị  cho   chương trình giáo dục phổ thông mới cần phải đổi mới cách dạy, cách học, cách  đánh giá, giúp học sinh phát triển loại năng lực chung và năng lực riêng, chủ  động hơn trong học tập và tự  học. Nội dung trong đề  tài này chúng tôi bám sát  chương trình sách giáo khoa Hóa học bậc THPT,  cập nhật  các đề  thi THPT  Quốc gia, các đề  kiểm tra định kỳ, các tài liệu liên quan đến đổi mới phương  pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và kinh nghiêm thực tiễn trong nhiều năm tham  gia giảng dạy môn hóa học. Mục tiêu đạt được từ  kiểm tra đánh giá trong quá   trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực đảm bảo tính công bằng,  khách quan, tạo động lực cho học sinh học tập tốt, rèn luyện tính tự giác, tự giải   quyết các vấn đề trong các tình huống, trong từng bối cảnh, có kỹ năng làm việc  nhóm một cách hiệu quả.  1.2. Cấu trúc đề tài           Cấu trúc đề tài gồm có 3 phần chính gồm: 1. Phần Mở đầu: Nêu các bước  chính xây dựng đề tài : Tên đề tài, lý do chọn đề tài, tính khoa học của đề tài và  tính khả thi của đề tài trong thực tiễn dạy học; 2. Phần Nội dung: Trình bày các   nội dung dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, các   biện pháp nâng cao kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học; 3. Phần   Kết luận: Nêu những ưu điểm của đề  tài đã làm được và những kiến nghị  cần   đề xuất lên cấp trên. 1.3. Lý do chọn đề tài            Trong b ối c ảnh chu ẩn b ị  cho ch ương trình giáo dục phổ  thông mới,   đổi mới sách giáo khoa, đổi mới  phươ ng pháp dạy học  và kiểm tra đánh giá  kết   quả   giáo   dục   theo   định   hướ ng   phát   triển   năng   lực   ngườ i   học.   Giúp  ngườ i học chủ  động hơn trong vấn đề  tự  họ c, tự  nghiên cứ u chúng tôi đã   3
  4.                                       xây dựng đề  tài “ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao   hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT” để  cùng được chia sẻ  với các đồng  nghiệp và các em học sinh mục đích nâng cao chất lượng dạy học thông qua đổi  mới kiểm tra đánh giá môn Hóa học.  1.4. Tính khoa học qua các nhóm giải pháp nghiên cứu Đề tài có tính khoa học có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho  việc giải quyết vấn đề  đã nêu ra trong đề  tài. Nội dung trình bày một cách rõ  ràng, mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN.  Các phương pháp tiến hành  khách quan, dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác   dụng, hiệu quả của SKKN đã áp dụng trong việc kiểm tra đánh giá. Tác giả đã  đưa ra các giả  thiết, hướng giải quyết vấn đề  và kết luận thông qua hệ  thống   câu hỏi và bài tập, kết hợp xử lý thống kê toán học để  có được độ  tin cậy cao   nhất. 1.5. Tính khả thi khi áp dụng thực tiễn Đề  tài có tính thực tiễn trình bày được những nội dung sát với quá trình  kiểm tra đánh giá khách quan đã diễn ra trong thực tiễn giảng dạy, công tác và  giáo dục của trường THPT Đô Lương 1. Những kết luận được rút ra trong đề  tài đã được khái quát hóa từ những thực nghiệm phong phú, những họat động cụ  thể đã tiến hành trong hoạt động giáo dục trên lớp, ở nhà và được đánh giá của   xã hội. So với trước đây kiểm tra đánh giá dựa vào kiến thức, kỹ năng, chú trọng  đến kiểm tra kỹ năng giải bài tập, điểm số mà chưa đánh giá được năng lực tiến  bộ của học sinh, so với bản thân, thay vì trước chỉ đánh giá một chiều kiến thức  bởi đánh giá tổng thể  các năng của người học. Kiểm tra đánh giá theo định  hướng năng lực đã làm cho tư duy của các em thay đổi, chủ động sáng tạo và tự  giác trong học tập. Thực tiễn cho thấy muốn nâng cao chất lượng học tập thì  kiểm tra đánh giá đóng vai trò then chốt, đây là khâu kiểm định chất lượng trong  quá trình dạy học. Nhóm Hóa học cũng đã đổi mới phương pháp dạy học và đổi  mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực góp phần nâng cao   chất lượng dạy học bộ môn cũng như chất lượng giáo dục trong nhà trường.  4
  5.                                       2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề  Kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế  để  đánh giá, nhận xét.  Như vậy, việc kiểm tra sẽ  cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết  làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị, các kết quả  kiểm tra thành tích  học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành  tích học tập, rèn luyện đó. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như  đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ  chức hoạt động dạy học.  Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp  phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn   rất nhiều.  Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm   cuối cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì giáo  viên ôn và tập trung vào những trọng tâm giáo viên nhấn mạnh, thậm chí những   dạng bài tập giáo viên cho trước… Và như vậy, kiểm tra đánh giá đã biến hình  không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương trình, người ta cần   làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục tiêu của kiểm tra đánh   giá là gì ? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục tiêu học tập, giáo dục, có  đạt được kết quả  mong đợi theo chuẩn ? Và sử  dụng kết quả  kiểm tra đó để  làm gì ? Làm thế nào để giáo viên cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy và   học nếu không có đánh giá phản hồi từ học sinh ?   Đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ hoàn thành các   mục tiêu đã đề ra sau một giai đoạn học tập. Nó đóng một vai trò vô cùng quan  trọng trong quá trình giáo dục. Thông qua thực tiễn các phương pháp dạy học  nói chung, dạy học môn Hóa học nói riêng để đưa ra phương pháp kiểm tra đánh   giá qua trình dạy học đặc thù bộ môn một cách có hiệu quả. 5
  6.                                       2.1.1. Các hình thức kiểm tra 2.1.1.1. Kiểm tra thường xuyên Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được  diễn ra  hàng ngày.  Kiểm   tra  thường  xuyên  được người giáo  viên tiến  hành  thường xuyên. Mục đích của kiểm tra thường xuyên. + Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh. + Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống. + Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước   mới. Kiểm tra hàng ngày được tiến hành: + Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống. + Qua quá trình học bài mới, việc ôn tập, củng cố bài cũ việc vận dụng tri thức   vào thực tiễn. Kiểm tra hỏi đáp có thể gọi tên ngẫu nhiên, hoặc cho học sinh phát biểu,  nhưng đảm bảo tính khách quan. Kiểm tra hỏi đáp có thể là câu hỏi bài cũ, kiến  thức liên quan đến bài mới, hoặc là quá trình xây dựng bài mới nhằm giúp các  em có ý thức tự giác chủ động trong quá trình học tập. Kiểm   ra  thường  xuyên  được  tiến  hành   sau  khi  dạy  một  số   bài,  hoặc  chương, hệ thống lại kiến thức đã học có thể là hình thức trắc nghiệm, tự luận,   hoặc kết hợp cả  hai hình thức. Đề  kiểm tra bám sát với chương trình, bám sát   ma trận đề, không đánh đố, có 4 mức độ biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao. 2.1.1.2. Kiểm tra định kỳ Kiểm tra định kỳ gồm giữa kỳ và học kỳ thường được tiến hành sau khi: + Học xong một số chương + Học xong một phần chương trình + Học xong một học kỳ Kiểm tra định kỳ được tiến hành sau khi dạy một số  chương, hệ  thống   lại kiến thức đã học có thể là hình thức trắc nghiệm, tự luận, hoặc kết hợp cả  hai hình thức. Đề kiểm tra bám sát với chương trình, bám sát ma trận đề, không  đánh đố, có 4 mức độ biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kỳ  của một môn học nên khối   lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra là tương đối lớn. 6
  7.                                       ­ Tác dụng của kiểm tra định kỳ: Giúp thầy trò nhìn nhận lại kết quả hoạt động  dạy học sau một thời gian nhất định.   Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ  xảo của học sinh sau một   thời hạn nhất định. Nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học. Đồng   thời tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới. 2.1.2. Các phương pháp kiểm tra 2.1.2.1. Kiểm tra thường xuyên Phương pháp kiểm tra thường xuyên được sử dụng trước khi học bài mới,  trong quá trình học bài mới, sau khi học xong bài mới, thi cuối học kỳ, thi cuối  năm học Phương pháp kiểm tra  thường xuyên  có tác dụng giúp cho giáo viên thu  được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh có những trình độ khác nhau. Thúc   đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục. Giúp học sinh rèn   luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh, gọn, chính xác, rõ ràng.   Kết quả  này là căn cứ  đánh giá kết quả  học tập hằng ngày, cả  quá trình giúp  học sinh có ý thức học tập, tự học tránh hình thức đối phó, học tủ, học vẹt, có  điểm rồi thì không chịu học nữa.  Để  hạn chế  hiện tượng nêu trên chúng tôi  kiểm tra thường xuyên cho ghi nhớ  vào sổ  cá nhân sau đó điều chỉnh , đánh giá  cho phù hợp năng lực, thái độ của học sinh trong quá trình học tập.  2.1.2.2.  Kiểm tra định kỳ Kiểm tra định kỳ được sử dụng: + Sau khi học xong một phần + Sau khi học xong một chương, nhiều chương. + Sau khi học xong toàn chương trình + Sau khi hết học kì hoặc năm học Tác dụng của kiểm tra định kỳ + Cùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất định. + Có thể  kiểm tra từ  một vấn đề  nhỏ  đến một vấn đề  lớn có tính chất tổng  hợp.  + Học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ  Kiểm tra định kỳ cần có hệ thống đề cương, ma trận đề  cho các em học tập có  thể hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận hoặc cả hai.  7
  8.                                       2.1.2.3. Kiểm tra thực hành. Kiểm tra thực hành môn hóa học nhằm mục đích kiểm tra kỹ  năng, kỹ  xảo thực hành ở học sinh, như pha chế dung dịch, lắp dụng cụ thí nghiệm, tiến   hành các thí nghiệm, viết tường trình thí nghiệm. ­ Kiểm tra thực hành đuợc tiến hành: Ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm Kiểm tra thực hành có thể  là trả  lời hỏi đáp, giải thích hiện tượng thí  nghiệm, quy trình làm thí nghiệm, lắp ráp dụng cụ  thí nghiệm, hoặc tiến trình  làm thí nghiệm. 2.1.3. Các hình thức đánh giá 2.1.3.1. Đánh giá chẩn đoán Đánh giá chẩn đoán được tiến hành trước khi dạy xong một chương hay   một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình kiến   thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững, những  thiếu sót cần bổ sung…để quyết định cách dạy thích hợp. 2.1.3.2. Đánh giá từng phần Đánh giá từng phần được tiến hành nhiều lần trong dạy học nhằm cung   cấp những thông tin ngược, giúp giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách  dạy và cách học, ghi nhận kết quả  từng phần để  tiếp tục thực hiện chương   trình một cách vững chắc. 2.1.3.3. Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa  học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với  những mục tiêu đã đề ra. 2.2. Thực trạng  Thực trạng hiện nay dạy học  ở  nước ta  ở  các môn học nói chung, môn  Hóa học còn nặng nề về kiến thức hàn lâm, chú trọng học để thi cử. Học xong,  thi xong là quên hết kiến thức, đa số  các em ngại học môn Hóa học vừa khó,  vừa khô khan do cách dạy học và cách đánh giá còn nặng về kiến thức kỹ năng  giải bài tập, nhất là các bài tập nặng nề  về  tính toán, ít liên quan đến vấn đề  thực tiễn, học sinh ít chú ý phần nghiên cứu ứng dụng của Hóa học. Do đó phải  đổi mới căn bản hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo  định hướng phát triển năng lực tạo động lực và gây hứng thú cho người học biết  tư  duy khoa học và biết vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn đời sống.  Kiểm tra đánh giá kết quả  học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực  tập trung vào các định hướng sau: 8
  9.                                       Chuyển từ  chủ  yếu đánh giá kết quả  học tập cuối môn học, khóa học  (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử  dụng các loại   hình   thức   đánh   giá   thường   xuyên,   đánh   giá   định   kỳ   sau   từng   chủ   đề,   từng  chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá   trình); Chuyển từ  chủ  yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực  của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến   thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề  của thực  tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư  duy bậc cao như  tư  duy sáng   tạo; Chuyển đánh giá từ  một hoạt động gần như  độc lập với quá trình dạy   học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một  phương pháp dạy học;  Ưu điểm việc kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực đánh giá được  sự  tiến bộ  trong học tập, đánh giá được năng lực phẩm chất người học về  nhiều phương diện kiến thức, kỹ  năng, thái độ, năng lực vận dụng kiến thức   vào thực tiễn đời sống. Giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt chứ không  chỉ thiên lệch về đánh giá kiến thực kỹ năng. 2.3. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá  theo định hướng phát triển năng lực  2.3.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.3.1.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học Để  học tập môn Hóa học sinh cần nắm được được nội dung các thuật  ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô  hình cấu trúc các phân tử các chất, các liên kết hóa học) Quá trình dạy học  môn Hóa học  ở  nhà trường chúng tôi luôn chú ý  rèn  luyện học sinh kỹ năng nhận biết và rút ra được các quy tắc đọc đúng tên theo  các danh pháp khác nhau đối với các hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ. Trình bày  và vận dụng được các thuật ngữ  hóa học, danh pháp hóa học và hiểu được ý  nghĩa của chúng, nắm được thuật ngữ Hóa học giúp các em sẽ học tập tốt hơn,   hứng thú hơn trong quá trình học tập. 2.3.1.2. Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học Hóa học là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm, thực hành hóa học là  rất quan trọng trong quá trình dạy và học, nó giúp học sinh dễ nhớ, củng cố lý   thuyết đã học, rèn kỹ năng, thái độ của học sinh trong học tập. Năng lực này bao   9
  10.                                       gồm các năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực quan sát, mô tả, giải thích các  hiện tượng tự nhiên. Học sinh được yêu cầu mô tả và giải thích được các hiện   tượng thí nghiệm và rút ra những kết luận về tính chất của chất. Thông   qua  các   bài   học,  học   sinh   sẽ   mô   tả   rõ   ràng   cách   tiến  hành   thí  nghiệm. Mô tả  chính xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một cách khoa  học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra và viết được các phương trình hóa học   và rút ra được những kết luận cần thiết. Khi dạy thực hành chúng tôi phải thiết kế bài dạy bài thực hành chú ý đến  các hoạt động cơ bản trong giờ thực hành thí nghiệm như: ­ Nêu mục đích giờ thực hành, phân chia nhóm và các dụng cụ hóa chất cần cho  bài thực hành. ­ Tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức có liên quan và trình bày cách tiến   hành thí nghiệm, dự  đoán hiện tượng thí nghiệm, giáo viên chỉnh lí, bổ  sung   những chú ý trong từng thí nghiệm. ­ Tổ  chức cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả  hiện tượng, ghi  chép, giải thích hiện tượng, … ­ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. ­ Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận, nhận xét được  rút ra từ các thí nghiệm. Ví dụ : Khi dạy học sinh thực hành điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Chúng  tôi thiết kế các hoạt động sau: Hoạt động 1:  Yêu cầu học sinh nêu nguyên tắc và phương pháp điều chế  Cl2  trong phòng thí nghiệm. Hoạt động 2:  Giới thiệu cho học sinh bộ  dụng cụ  thí nghiệm và vai trò của  chúng trong quá trình làm thí nghiệm.  Hoạt động 3: Nhắc nhở học sinh chú ý đảm bảo an toàn thí nghiệm  Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm Hoạt động 5: Học sinh viết tường trình thí nghiệm Kết  thúc buổi học đánh giá học sinh  qua bài tường trình thí nghiệm  gồm các  phần: Điểm kỹ năng làm thí nghiệm; Điểm kết quả  thí nghiệm; Điểm ý thức; Tổng  điểm 2.3.1.3. Năng lực tính toán 10
  11.                                       Năng lực vận dụng tính toán giúp các em giải nhanh các bài tập Hóa học  định lượng. Trong dạy học chúng tối cố gắng bổ trợ kiến thức giải bài tập cho   các em. Kỹ năng giải bài tập Hóa học sẽ  hình thành năng lực tính toán cho học   sinh. Các em sẽ  có thể  vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn  khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron... để giải  nhanh các bài toán Hóa học. Sau đây là một số  tình huống giải bài tập giúp học sinh rèn kỹ  năng tính  toán, thuật toán và kết hợp với các phương pháp giải nhanh trong bài toán Hóa  học. Bài tập 1: Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau)   tác dụng hết với dung dịch HNO3 lấy dư thu được dung dịch X và 2,688 lít  (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, NO, N2O, NO2 trong đó 2 khí N2 và NO2 có số  mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối  khan. Tìm số mol HNO3 đã phản ứng.  Hướng dẫn giải: a) Phát hiện vấn đề Dựa vào phương pháp bảo toàn electron và phương pháp bảo toàn khối   lượng ta có nhận xét sản phẩm tạo muối amoni hay không? Vì hỗn hợp 4 khí  trên NO2,  NO, N2O, N2  trong đó số  mol N2 bằng số  mol NO2 ta coi 2 khí này là  một khí N3O2  NO.N2O cho nên ta quy đổi hỗn hợp bốn khí thành hỗn hợp 2  khí NO và N2O bài toán trở nên đơn giản hơn. b) Giải quyết vấn đề Gọi x là số mol mỗi kim loại ta có: 56x + 24x + 64x =14,4  x = 0,1 Khối lượng muối nitrat kim loại là: 242.0,1 + 148.0,1 + 188.0,1 = 57,8 (gam) 
  12.                                       10b                    8b        b 10H+ + 2NO3­ + 8e   NH4NO3 + 3H2O  (6) 0,125               0,1        0,0125 Tổng số mol electron nhận là: 3a + 8b + 0,1 a+ b = 0,12 � a+ b = 0,12 � a = 0, 072 � Vậy ta có hệ phương trình:  � �� �� 3a+ 8 b+ 0,1 = 0, 7 � 3a+ 8 b = 0, 6 � b = 0, 048 � Theo các phương trình (4), (5), (6) Tổng số mol HNO3 đã dùng là : 4a + 10b + 0,125 = 0,893 (mol) Bài tập 2: Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch  HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí,   trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4  5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng  44ml, thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A, cho dung dịch NaOH cho đến  dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu  được chất rắn B nặng 15,6 gam. 1. Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.  2. Tính nồng độ các ion (bỏ qua ion H+, OH­) trong dung dịch A. Hướng dẫn giải a) Phát hiện vấn đề Sau phản ứng Cu còn dư, HNO3 hết sản phẩm tạo muối sắt (II) và đồng (II) b) Giải quyết vấn đề 1. Gọi x, y, z là số mol Mg, Fe, Cu trong hỗn hợp, ta có :                   24x + 56y + 64z = 23,52           3x + 7y + 8z = 2,94  (a)  Cho electron:           Nhận electron: Mg     Mg2+  + 2e            (1) NO3­  + 3e + 4H+   NO + 2H2O            (4) Fe      Fe2+  + 2e              (2)             0,51  0,68        Cu     Cu2+  + 2e              (3) Phương trình phản ứng hoà tan Cu dư:     3Cu  + 8H+ + 2NO3­   3Cu2+ + 2NO + 4H2O                (5)       0,165   0,44 Từ (5) tính được nCu = 0,165 mol Áp dụng dịnh luật bảo toàn electron ta có:                   2(x + y + z – 0,165) = 0,51                           x + y + z  = 0,42                                                    (b) Từ khối lượng các oxit MgO; Fe2O3; CuO 12
  13.                                       x y z Ta có phương trình:  .40 +  .160 +  . 80 = 15,6                           (c)  2 4 2 Lập hệ phương trình rút ra từ (a), (b), (c) và giải ta có:         �3 x + 7 y + 8 z = 2,94 �x = 0, 06 � �     �x + y + z = 0, 42 �y = 0,12 �x + 2 y + 2 z = 0, 78 �z = 0, 24 � �               Mg =  6,12   ;    Fe =  28,57   ;    Cu = 65,31 0,06 2. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A:   Mg2+  =  0,244  = 0,246 M Cu2+   = 0,984 M   ;    Fe2+   = 0,492 M ;    SO42­   = 0,9 M ;    NO3­   = 1,64 M Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp Fe, Cu vào V ml dung dịch HNO 3  1M thu được dung dịch X và 1,12 lít NO(đktc). Nếu thêm tiếp từ  từ  dung dịch  H2SO4 vào dung dịch X đến lúc ngừng khí NO thoát ra thì được  dung dịch Z và   0,224 lít NO(đktc). 1. Tính số mol các chất trong dung dịch X và V ? 2. Tính khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch Z. Hướng dẫn giải a) Phát hiện vấn đề Sau thí nghiệm 1 nếu cho tiếp dung dung dịch H 2SO4  vào X có khí NO  thoát ra. Vậy trong dung dịch X  có chứa ion Fe2+, Cu2+, ngoài ra có thể có Fe3+.  b) Giải quyết vấn đề Áp dụng phương pháp bảo toàn electron cho bài thí nghiệm 1 và 2 ta có Fe        Fe3+   +   3e             (1) x                             3x Cu       Cu2+   +   2e             (2) 0,03                       0,06                              4H+ + NO3­ + 3e    NO          (3)                    0,06    0,18    0,06     Ta có hệ phương trình : 56x + 64y = 4,16 và 3x + 2y = 0,18; Giải được x = 0,04 và y = 0,03 1. Tính số mol các chất trong X và V Áp dụng bảo toàn e cho thí nghiệm 1 ta có: Fe        Fe2+   +   2e             (1’) a                             2a Fe        Fe3+   +   3e             (2’) b                             3b Cu       Cu2+   +   2e             (3’) 13
  14.                                       0,03                       0,06                            4H+ + NO3­ + 3e    NO       (4)   0,2               0,15    0,05  Ta có hệ phương trình : a + b = 0, 04 � a = 0, 03 �      � � �2 a + 3b = 0,15 – 0, 06 b = 0, 01 � Trong dung dịch X có:     0,03 mol Fe(NO3)2 ;  0,01 mol Fe(NO3)3 ;  0,03 mol Cu(NO3)2      n HNO = 0,20 (mol)    VddHNO = 0,20 (l) = 200 (ml) 3 3 2. Tính m ? Trong dung dịch Z: số mol NO3­ = 0,20 – 0,06 = 0,14 mol, và t mol SO42­  Bảo toàn điện tích ta có  0,18 = 0,14.1 + 2t   t = 0,02 mol SO42­ m = 4,16 + 0,14.62 + 0,02.96 = 14,76 (gam) Bài tập 4: Cho V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) tác dụng vừa đủ  với hỗn hợp  chứa 2,7 gam Al và 3,6 gam Mg, thu được 22,1 gam sản phẩm rắn. Tính giá trị  của V.  Hướng dẫn giải Gọi số mol Cl2 là x và số mol O2 là y  Theo giả thiết ta có: 71x + 32y = 15,8 (1)    (bảo toàn khối lượng)  Bảo toàn electron: 2x + 4y = 0,1.3 + 0,15.2 = 0,6 (2) Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,2 và y = 0,05   nhh = 0,25   V = 5,6 lít. 2.3.1.4. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học Năng lực giải quyết vấn đề  rất quan trọng trong học tập các môn học  cũng như  môn Hóa học nói riêng. Quá trình dạy học chúng tôi định hướng cho  học sinh cách phân tích được tình huống, phát hiện và nêu được tình huống có  vấn đề trong học tập và vận dụng kiến thức vào đời sống. Học sinh biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. Đề  xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải  pháp phù hợp. Ngoài ra, học sinh còn biết đưa ra giả thuyết khoa học khác nhau.  Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra. Thực hiện kế hoạch độc lập   sáng tạo hoặc hợp tác trên cơ sở các giả thuyết đã đề ra. Quá trình dạy học môn Hóa học giúp các em học sinh thực hiện và đánh  giá giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết   vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh thực tiễn. 2.3.1.5. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống Đặc điểm quan trọng của việc học tập môn Hóa học là biết vận dụng   kiến thức được học có ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc   14
  15.                                       sống như  trong các vấn đề  thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học   thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường. Sau đây là ví dụ  các bài tập liên quan vận dụng kiến thức hóa học vào   cuộc sống, liên quan đến vấn đề sức khỏe, y học, môi trường... Bài 1: Những bức tranh cổ  được vẽ  bằng bột “trắng chì”  PbCO3, Pb(OH)2 lâu  ngày bị hóa đen trong không khí. a. Vì sao những bức tranh cổ này bị hóa đen? b. Để phục hồi người ta dùng hóa chất gì? Hướng dẫn giải Những bức tranh cổ  này lâu ngày bị  hóa đen là do muối chì tác dụng với  các vết khí H2S trong khí quyển tạo thành PbS màu đen (H2S đựợc tạo ra khi đốt  cháy nhiên liệu lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo thành hợp chất của lưu huỳnh   hoặc xác động vật bị thối rửa).  PbCO3 + H2S PbS  + CO2 + H2O Pb(OH)2 + H2S PbS + 2H2O Để  phục hồi bức tranh cổ  này, người ta sử  dụng H 2O2  (nước oxi già) để  chuyển màu đen của PbS thành màu trắng của PbSO4. PbS + H2O2 PbSO4 + 4H2O Học sinh biết vận dụng được kiến thức: H2S có tính axit, H2O2 có tính oxi  hóa, S  có tính khử mạnh. ­2 Bài 2: Theo cách chữa bệnh dân gian, khi một người bị  trúng gió sẽ  được cạo   gió bằng cách sử  dụng đồng tiền hoặc muỗng thìa bằng bạc để  đánh gió bằng  cách cạo trên xương sống. Sau khi cạo gió các dụng cụ này sẽ bị xám đen tương  tự  như  khi chúng ta đã được dùng rất lâu ngày trong không khí. Hãy giải thích   hiện tượng trên? Hướng dẫn giải Không khí thường bị  nhiễm bẩn khí H2S, dụng cụ  bằng Ag bị  hóa màu  đen là do có phản ứng:  4Ag + 2H2S + O2 2Ag2S +2H2O Người bệnh (trúng gió) sẽ  thải ra nhiều khí H2S qua lỗ  chân lông, khi  dùng dụng cụ  bằng Ag chà xát trên da làm cho lỗ  chân lông thoáng hơn để  khí  H2S thoát ra dễ  dàng, làm người bệnh dễ  chịu.  Ag tiếp xúc với khí này và với  oxi sẽ bị hóa đen theo phản ứng trên. Qua bài này học sinh thấy được rằng H2S là một khí độc, nếu hàm lượng  H2S đi vào cơ quá mức sẽ gây tử vong vì khi đi vào máu, máu hóa đen do tạo ra  FeS làm cho hemoglobin của máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy. H2S + Fe2+(trong hemoglobin)  FeS  + 2H+ Bài 3: Khi bị  ong, muỗi, kiến đốt người ta bôi chất gì lên chỗ  da bị  đốt? Giải   thích vì sao? Hướng dẫn giải: 15
  16.                                       Khi   ong,   muỗi,   kiến   đốt   chúng   tiết   ra   chất   hóa   học   đó   là   axit   fomic   (HCOOH).   Chất   này   làm   cho   chúng   ta   bị   ngứa   và   nhức.   Vậy   người   ta   bôi   Ca(OH)2 lên chỗ da bị đốt. Phương trình hóa học xảy ra. 2HCOOH + Ca(OH)2 (HCOO)2Ca + 2H2O Như  thế  lượng HCOOH bị  trung hòa hết. Axit HCOOH còn được gọi là   axit kiến. Bài 4: Em hãy giải thích các hiện tượng a. Tại sao phèn chua có thể làm trong nước đục? b. Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng? Hướng dẫn giải a. Phèn chua là muối kép sunphat có vị  chát, không độc  ở  dạng tinh thể  ngậm   nước có công thức Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O. Khi hòa tan muối này vào nước xảy ra các quá trình sau: Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O 2Al3+ + 4SO42­ + 2K+ + 24H2O Sau đó xảy ra phản ứng thủy phân: Al3+ + 3HOH Al(OH)3  + 3H+ Chính những hạt kết tủa dạng keo lơ lững  ở trong nước kết dính những   hạt bụi bẩn, các hạt đất nhỏ ở trong nước càng ngày hạt keo này lớn dần lên và  lắng chìm xuống. Vì thế, người ta dùng phèn chua để làm trong nước đục. b. Al và Al2O3, Al(OH)3 có phản  ứng với dung dịch bazơ. Chậu nhôm sẽ  thủng  vì có các phương trình hóa học xảy ra Đầu tiên có phản ứng Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 +H2O(1) Tiếp sau đó 3Al + 3H2O 3Al(OH)3  + 3H2 (2) Phản ứng này ngừng lại khi kết tủa Al(OH)3 vừa xuất hiện Sau đó 2Al(OH)3 + Ca(OH)2  Ca(AlO2)2 + 4H2O(2) Các phản ứng xảy ra xen kẻ với nhau vì thế chậu nhôm bị thủng Có thể viết các quá trình trên bằng một phản ứng như sau 4Al +2Ca(OH)2 +2 H2O  2Ca(AlO2)2 + 3H2 Bài 5: Tại sao nước máy lại có mùi clo? Vì sao không dùng nước máy để  tưới   cây cảnh? Hướng dẫn giải Khi sục vào nước lượng nhỏ  khí Clo thì có phương trình hóa học của  phản ứng xảy ra như sau: Cl2  H2O HCl + HClO HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. Trong nước vẫn  còn lượng nhỏ clo nên nước máy có mùi clo. 16
  17.                                       Khi dùng nước máy tưới cây cảnh thì trên lá cây xuất hiện những đốm  trắng và làm rụng lá vì chất diệp lục trên lá bị  oxi hóa bởi lượng HClO trong   nước máy. Do vậy,  không dùng nước máy để tưới cây, hoa cảnh. Bài 6: Vì sao muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày? Hướng dẫn giải Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ dày là người có  nồng độ  dung dịch axit HCl cao làm dạ  dày  bị  bào mòn. NaHCO3 dùng để  làm  thuốc trị  đau dạ  dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ  dày  nhờ có phản ứng hóa học. NaHCO3 +HCl NaCl +CO2 + H2O Bài 7: Làm cá, lươn, cua bớt tanh bằng phương pháp nào? Hướng dẫn giải Khi nấu canh cá, cua, nấu lươn thì cho thêm chất chua (khế, me, giấm......)  để làm giảm mùi tanh của chúng. Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me,  axit axetic có trong giấm, axit xitric có trong chanh...) nâng cao hương vị và khử  mùi tanh của cua, cá... Trong chất tanh của cá có chứa các amin[ (CH3)2NH và  (CH3)3N] có tính bazơ yếu, các chất chua dùng để nấu canh  cua, cá... đều là các  axit hữu cơ, chúng phản  ứng với các amin tạo thành muối. Do vậy làm giảm  hoặc làm mất vị tanh. Phương trình hóa học của phản ứng (CH3)2NH + H+ (CH3)2NH2+ (CH3)3N + H+  (CH3)3NH+ Qua đó giúp  các em sẽ  chủ  động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách   thức giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn   đề hóa học liên quan đến cuộc sống như tính chất, ứng dụng thực tiễn và bước  đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan. 2.3.1.6. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và trong  đời sống. Quá trình dạy môn Hóa học chúng tôi giúp học sinh biết đặt câu hỏi  nghiên cứu cho một vấn đề  hay chủ  đề  học tập cụ  thể; đề  xuất giả  thuyết  nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo. Học sinh đề  xuất phương án thực nghiệm tìm tòi để  kiểm chứng giả  thuyết nghiên cứu, thực hiện phương án thực nghiệm. Từ  đó, các em sẽ  xây  dựng báo cáo kết quả nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu một cách khoa   học, sáng tạo. ­ Tiếp cận năng lực trong học tập mang tính tình huống, tính bối cảnh và   tính thực tiễn. Dạy học định hướng năng lực tác động mạnh đến học sinh về  năng lực sáng tạo. Bài tập là một yếu tố  quan trọng trong môi trường học tập, vì vậy trong  quá trình dạy học, chúng tôi cần phải xây dựng hệ thống các bài tập định hướng   năng lực. 17
  18.                                       Sau đây là một số  bài tập thực nghiệm để  đánh giá năng lực sáng tạo và  vận dụng trong thực tiễn. Bài 1: Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong   công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế  oxi trong phòng thí  nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp và ngược lại?                                    Hướng dẫn giải + Mức đầy đủ: Phương pháp điều chế  oxi trong phòng thí nghiệm: Phân  hủy những hợp chất chứa oxi, kém bền bởi nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2... ­ Phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí  lỏng hoặc điện phân nước. ­  Vì trong  phòng thí nghiệm  người ta điều chế  lượng nhỏ  oxi còn trong công  nghiệp thì sản xuất lượng oxi lớn.  ­ Hóa chất điều chế oxi trong phòng thí nghiệm đắt, không có giá trị về kinh tế.  ­ Còn trong công nghiệp sử dụng nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền. + Mức không đầy đủ: Trả lời 1, 2 hoặc 3 ý trên.  + Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai. Bài 2:  Dùng phương pháp sunfat điều chế  được những chất nào trong số  các   chất sau đây; HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và   ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có). Hướng dẫn giải ­  Phương  pháp sunfat   là  cho muối halogen  kim loại tác  dụng với  axit  sunfuric đặc, nóng để  điều chế  hidrohalogenua dựa vào tính dễ  bay hơi của  hidrohalogenua                                               ­ Phương pháp này chỉ  áp dụng được điều chế  HF, HCl không điều chế  được HBr, HI vì axit H2SO4 đặc nóng lã chất oxi hóa mạnh còn HBr và HI trong  dung dịch là những chất khử  mạnh. Do đó áp dụng phương pháp sunfat không   thu được HBr và HI mà thu được Br2 và I2.                     ­ Các phương trình phản ứng:   + H2SO4 đặc  t  2HF  + CaSO4 0  + H2SO4 đặc  t HCl  + NaHSO4 0 NaBr + H2SO4 đặc  t HBr + NaHSO4 0 2HBr + H2SO4 đặc  t SO2 + 2H2O +Br2 0 NaI + H2SO4 đặc  t HI + NaHSO4 0  + H2SO4 đặc  t H2S + 4H2O + 4I2 0 + Mức không đầy đủ: Trả lời 1, hoặc ý 2.  + Mức không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai. 2.3.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng  lực 2.3.2.1. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh  18
  19.                                       Song song với đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới phương  pháp kiểm tra đánh giá thành tích học tập của học sinh. Đổi mới kiểm tra đánh   giá kết quả học tập của học sinh chúng tôi tập trung vào các hướng sau: ­ Chuyển từ  chủ  yếu đánh giá kết quả  học tập cuối môn học, khóa học   (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử  dụng các loại   hình   thức   đánh   giá   thường   xuyên,   đánh   giá   định   kỳ   sau   từng   chủ   đề,   từng  chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá   trình); ­ Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực  của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến   thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề  của thực tiễn,   đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy sáng tạo; xu thế đánh giá trong   bối cảnh hiện nay cần phải: ­ Dựa vào cứ  vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận  năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ  bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ  (theo định hướng tiếp cận năng lực)  của học sinh của cấp học. ­ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá  của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh  giá của gia đình, cộng đồng. ­ Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự  luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. ­ Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung   thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy  và học. 2.3.2.2.  Đánh giá theo năng lực Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không  lấy việc kiểm tra khả  năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc  đánh giá. Đánh giá kết quả  học tập theo năng lực chúng tôi chú trọng về  khả  năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống thực tiễn khác nhau.  Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà  trường, và biết vận dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ  những   trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như  vậy   đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học   như  đánh giá kiến thức, kỹ  năng, bởi năng lực là tổng hợp, kết hợp kiến thức,  kỹ  năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ  nhiều lĩnh vực học tập và từ  sự  phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con   người. Bảng so sánh một số  dấu hiệu khác biệt cơ  bản giữa đánh giá năng lực  người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau: 19
  20.                                       Tiêu chí Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ  năng so sánh 1.Mục đích  ­ Đánh giá khả  năng học sinh vận  ­   Xác   định   việc   đạt   kiến   thức,   kỹ  chủ yếu nhất dụng   các   kiến   thức,   kỹ   năng   đã  năng theo mục tiêu của chương trình  học   vào   giải   quyết   vấn   đề   thực  giáo dục. tiễn của cuộc sống. ­   Đánh   giá,   xếp   hạng   giữa   những  ­ Vì sự  tiến bộ  của người học so   người học với nhau. với chính họ. 2.Ngữ cảnh  Gắn với ngữ cảnh học tập và thực  Gắn   với   nội   dung   học   tập   (những  đánh giá tiễn cuộc sống của học sinh. kiến   thức,   kỹ   năng,   thái   độ)   được  học trong nhà trường. 3.Nội dung  ­ Những kiến thức, kỹ  năng, thái  ­ Những kiến thức, kỹ  năng, thái độ  đánh giá độ   ở  nhiều môn học, nhiều hoạt  ở một môn học. động   giáo   dục   và   những   trải  ­ Quy chuẩn theo việc người học có  nghiệm   của   bản   than   học   sinh  đạt được hay không một nội dung đã  trong cuộc sống xã hội (tập trung  được học. vào năng lực thực hiện). ­ Quy chuẩn theo các mức độ  phát  triển năng lực của người học. 4.Công cụ    Nhiệm   vụ,   bài   tập   trong   tình  Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình  đánh giá huống, bối cảnh thực. huống hàn lâm hoặc tình huống thực. 5.Thời   điểm  Đánh giá mọi thời điểm của quá  Thường diễn ra  ở  những thời điểm  đánh giá trình dạy học, chú trọng đến đánh  nhất   định   trong   quá   trình   dạy   học,  giá trong khi học. đặc biệt là trước và sau khi dạy. 6.Kết quả    ­ Năng lực người học phụ  thuộc  ­ Năng lực người học phụ thuộc vào  đánh giá vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài  số  lượng câu hỏi, nhiệm vụ  hay bài  tập đã hoàn thành. tập đã hoàn thành. ­ Thực hiện được nhiệm vụ  càng  ­ Càng đạt được nhiều đơn vị  kiến  khó, càng phức tạp hơn sẽ   được  thức, kỹ năng thì càng được coi là có  coi là có năng lực cao hơn. năng lực cao hơn.  Sử dụng phiếu điều tra để  đánh gia được năng lực học tập môn Hóa học  theo định hướng năng lực để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp từng đối  tượng, từng lớp cho phù hợp.  2.3.2.3. Một số yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Phải đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh ­ Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần   phải sở  hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy  chúng tôi  phải sử  dụng  nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng   lực khác nhau của người học, để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo  dục. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0