intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh, tỉnh Ninh Bình Xây dựng biện pháp quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. Gắn kết, liên hệ chật chẽ giữa quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” với kế hoạch thực hiện năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây ngành giáo dục phát động nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua, đó là: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học Việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua có tác dụng thúc đẩy các cơ sở giáo dục hoàn thành tốt kế hoạch năm học. Là người làm công tác quản lý tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp gắn kết, liên hệ giữa việc quản lý, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua nói chung, việc quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” nói riêng với việc hoàn thành tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học, đưa chất lượng giáo dục của trường đi lên. Trong các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ở cơ sở giáo dục thì phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào thi đua có tác dụng sâu rộng, to lớn, toàn diện đến tất cả các mặt công tác. Nhận thức rõ được những điều trên, tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh, tỉnh Ninh Bình Xây dựng biện pháp quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. Gắn kết, liên hệ chật chẽ giữa quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” với kế hoạch thực hiện năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 3. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT. 4. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
  2. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. Đề xuất một số biện pháp quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đưa ra các biện pháp khoa học quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh, đáp ứng nhu cầu hiện tại của trường trong công cuộc đổi mới của đất nước. Tiến hành áp dụng và so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện phong trào thi đua tại trường THPT Bình Minh qua các giai đoạn khác nhau để tìm ra các điểm mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần khắc phục trong một hệ thống các biện pháp đề xuất. 7. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp. 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các dữ liệu trong các tài liệu liên quan: Tham khảo Luật Giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu sách, tài liệu và báo cáo sơ kết, tổng kết các vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp điều tra thống kê, so sánh. Theo bộ tiêu chí đánh giá phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kết quả giáo dục toàn diện của trường qua các bản báo cáo sơ kết, tổng kết trong những năm qua để tổng hợp, phân tích những kết quả điều tra nhằm thu thập thông tin về hai mảng vấn đề: 1. Hiện trạng về công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” liên quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Thăm dò ý kiến về ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả của các biện pháp quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” ở trường THPT. 7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tham khảo các bản báo cáo tổng kết về các cuộc vận động và phong trào thi đua; kế hoạch năm học của trường, ngành về công tác quản lý các cuộc vận động và phong trào thi đua qua các năm. 8. Cấu trúc đề tài 2
  3. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý phong trào thi đua “Xây dụng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông. Chương 2. Thực trạng về quản lý phong trào thi đua “Xây dụng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. Chương 3. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dụng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. 3
  4. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Những căn cứ Ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại trường THCS Vạn Phúc – Hà Đông, Phó thủ tướng chính phủ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông và mầm non giai đoạn 2008 – 2013. Ngay sau đó vào ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Giaó dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cơ sở giáo dục. Phụ lục 3. Đánh giá trường THCS, THPT, phụ lục kèm theo văn bản hướng dẫn số 1741/BGD ĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT- BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014, trong đó có nêu: tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương. Như vậy, nghiên cứu về quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống. 1.2. Khái niệm và một số vấn đề chung về quản lý 1.2.1. Khái niệm về quản lý Theo từ điển Bách khoa về Giáo dục học, khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục được giải nghĩa là việc “Thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”. Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận chung về quản lý như sau: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có mục đích, có tổ chức và có lựa chọn của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm giữ cho sự vận hành của tổ chức được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. 1.2.2. Bản chất của hoạt động quản lý Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà 4
  5. trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục. Bản chất của hoạt động quản lý có thể mô hình hoá qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý công cụ chủ thể khách thể mục quản lý quản lý tiêu phương pháp Trong đó: Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức; Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các quan hệ giữa những con người, giữa các nhóm người khác nhau; Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý như: Mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ…. Phương pháp quản lý được xác định theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể là do nhà quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. 1.2.3. Các chức năng cơ bản của quản lý Chức năng quản lý là các hoạt động xác định được chuyên môn hoá, nhờ đó chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý. Hay nói một cách khác, chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Có thể nói là quản lý có bốn chức năng chính như sau: I.2.3.1. Chức năng kế hoạch hoá Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá: (a) Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức: (b) Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu này: (c) Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. I.2.3.2. Chức năng tổ chức Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng tương đối trừu tượng đó thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý 5
  6. nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá như thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả. I.2.3.3. Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo) Sau khi kế hoạch đó được lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có người đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Hiển nhiên việc lãnh đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đó hoàn tất, mà nó thấm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng kia. I.2.3.4. Chức năng kiểm tra Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, nó diễn ra có tính chu kỳ như sau: Các chức năng chính của hoạt động quản lý luôn được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý. Mối liên hệ này thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2. Quan hệ các chức năng quản lý Kế hoạch Kiểm tra, Thông Tổ chức đánh giá tin Chỉ đạo 6
  7. 1.2.4. Nội dung của quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 1.2.4.1. Lập kế hoạch: Trên cơ sở thu thập thông tin thực tế, từ điều tra thực trạng tình hình nhà trường, lập kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, kế hoạch mang tính khoa học, mang tính thực tiễn và tính khả thi cao. 1.2.4.2. Tổ chức - thành lập ban chỉ đạo. Thành lập Ban chỉ đạo, trong ban chỉ đạo có đủ các thành phần, Ban Giám hiệu, Ban chi ủy, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Phân công nhiện vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo 1.2.4.3. Chỉ đạo thực hiện: Sau khi đã xây dựng kế hoạch, đã thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thì triển khai tổ chức thực hiện -Các bước tiến hành: Bước 1: Tổ chức cho CBGV, NV và học sinh học tập, quán triệt ý nghĩa, mục đích, yêu cầu và các nội dung cần thiết cho việc triển khai thực hiện. Bước 2: Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 1.2.4.4. Đánh giá kết quả thực hiện: Tổ chức kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua căn cứ vào các tiêu chí đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo; đánh giá việc thực hiện của các cá nhân trong tương quan, trên cơ sở đó có hình thức tuyên dương, khen thưởng và đánh giá xếp thi đua cho cá nhân cuối kỳ, cuối năm. Coi tuyên dương, khen thưởng là yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai, duy trì, và phát triển phong trào thi đua. Tiểu kết chương 1 Việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc nhiều vào cơ chế quản lý. Trên đây là tóm tắt cơ sở lý luận cơ bản về quản lý nói chung và quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh, đó là công tác quản lý phong trào thi đua để tìm ra cơ chế quản lý thích hợp cho công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường THPT. 7
  8. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH MINH 2.1. Khái quát tình hình đặc điểm, tình hình trường THPT Bình Minh 2.1.1. Đặc điểm về tình hình của Nhà trường Trường THPT Bình Minh là một trường thuộc vùng sâu thuộc các xã đặc biệt khó khăn, các xã bãi ngang của tỉnh Ninh Bình . Trường có hơn 1000 học sinh hệ công lập chia làm 27 lớp. + Khối 12 có 9 lớp với 332 học sinh. + Khối 11 có 9 lớp với 339 học sinh. + Khối 10 có 9 lớp với 356 học sinh. Trường có 71 biên chế, trong đó BGH có 3 người, có 62 giáo viên đứng lớp, nhân viên hành chính có 5 người; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 5,6%. 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong những năm qua Trường THPT Bình Minh nằm ở vị trí xa trung tâm tỉnh, thuộc địa bàn 6 xã đặc biệt khó khăn gồm các xã bãi ngang và theo dự án 135. 2.1.2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm của Sở GD&ĐT Ninh Bình, các cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương đã xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn, tạo Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thống nhất; các đoàn thể trong trường hoạt động đều tay, có sự phối kết hợp chặt chẽ nhịp nhàng. Đội ngũ các thầy cô giáo đa số là trẻ, có sức khỏe, có kiến thức và nhiệt tình công tác. Cha mẹ học sinh đã quan tâm hơn đến việc học tập của học sinh so với trước kia 2.1.2.2. Khó khăn Đa số các thầy cô giáo là trẻ, đang thử việc hoặc vừa xong thử việc, nên kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế. Chất lượng đầu vào của trường thấp so với các trường THPT trong tỉnh, nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng văn hóa chung của trường. Đội ngũ các thầy cô giáo không ổn định, hàng năm có sự luân chuyển nhiều; đa số các thầy cô xa nhà nên chưa yên tâm công tác. Học sinh của trường phần đông là con em nông dân nghèo, con đồng bào theo đạo Thiên chúa (chiếm khoảng 70%), mặt bằng dân trí, điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực còn rất thấp (có 6 xã khó khăn : xã bãi ngang, xã dự án 135). 8
  9. 2.1.3. Một số khó khăn, hạn chế của việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học inh tích cực” tại trường THPT Bình Minh. Công tác quản lý, chỉ đạo từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện, tính hệ thống chưa cao, Một bộ phận cán bộ giáo viên còn thờ ơ, thiếu chủ động với việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tác dụng thúc đẩy đến việc thực hiện kế hoạch năm học, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế. Điều kiện về cơ sở vật chất, về môi trường thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” còn hạn chế. 2.2. Thực trạng về việc quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh trong thời gian qua. Tuân thủ nguyên tắc quản lý chung, bám sát các văn bản chỉ đạo và các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực, luôn đổi mới cách thực hiện theo định hướng gắn kết việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác, với việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục.. 2.2.1. Về xây dựng Kế hoạch Khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với mục tiêu, yêu cầu, nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết phải giải quyết ngay. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện phong trào thi đua trên cơ sở gắn bó hữu cơ với kế hoạch năm học, với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác trong trường. Trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. 2.2.2. Tổ chức - Thành lập Ban chỉ đạo Lựa chọn thành viên, thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hiệu trưởng- Bí thư chi bộ, trưởng Ban chỉ đạo 9
  10. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chủ tịch công đoàn, phó trưởng Ban chỉ đạo: Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Bí thư Đoàn thanh niên, phó trưởng Ban chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong ba đơn vị phối hợp triển khai thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Nhằm góp phần triển khai phong trào thi đua này, tổ chức Đoàn trong nhà trường cần tham gia thực hiện một số hoạt động sau: Thành viên trong Ban chỉ đạo gồm: Các thầy cô chủ nhiệm của 27 lớp. Những người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". 2.2.3. Lãnh đạo thực hiện Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ: nghiên cứu và quán triệt Chỉ thị 40/CT - BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đồng thời tiến hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội hiểu sâu sắc mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua; đặc biệt qua đó các thành viên xác định rõ quyết tâm và trách nhiệm. Quan tâm, gắn kết với sự tham gia của Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thi đua. Tổ chức thực hiện hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua. Chủ tịch Công đoàn: động viên các công đoàn viên của nhà trường phải thể hiện được thái độ, tình cảm yêu thương, tôn trọng học sinh trong mọi hoạt động trong và ngoài nhà trường; đảm bảo sự thân thiện trong nội bộ, giữ vững đoàn kết trên cơ sở tôn trọng, thông cảm với nhau. Thực hiện tốt hai cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". 10
  11. Công đoàn viên là các thầy, cô giáo: trong giảng dạy cần coi trọng yêu cầu phát triển kĩ năng vận dụng, đặc biệt là vận dụng những điều đã học vào thực tiễn địa phương. Giáo viên cần tích hợp, lồng ghép các tri thức về văn hoá dân gian nói chung, về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng vào bài giảng sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và gắn chặt với bản sắc văn hóa, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương. Công đoàn nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của mình; phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến và nhân rộng điển hình, phổ biến sáng kiến; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên thân thiện, mẫu mực, đoàn kết giúp nhau nâng cao năng lực hoạt động giáo dục và tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, thực hiện các phúc lợi xã hội. Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: xây dựng chương trình công tác Đoàn, năm học gắn với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường các biện pháp triển khai. Tổ chức cho các chi đoàn và đoàn viên học sinh đăng kí thực hiện phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp", hằng ngày giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào này. Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động dã ngoại nhằm khám phá, tìm hiểu thiên nhiên, gắn với các môn học như Địa lí, Sinh học, ... và hoạt động giáo dục ngoài giờ theo chương trình "Học từ thiên nhiên". Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vượt khó học tập; tổ chức các cuộc thi sáng tác. Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích. Tổ chức các hoạt động như: Hành trình theo chân Bác, Hành trình về nguồn, Hành trình về chiến trường xưa, ... Tham mưu với Ban Giám hiệu tổ chức các hoạt động đặc biệt của Đoàn nhân Ngày di sản văn hoá Việt Nam 23/11 hằng năm, như tìm hiểu và chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá và cách mạng ở địa phương. Các thành viên Ban chỉ đạo: thường xuyên gắn kết các hoạt động chuyên môn của tổ nhóm chuyên môn, của các thầy cô giáo, việc thực hiện kế hoạch năm học với thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 11
  12. Trực tiếp tổ chức các hoạt động gắn địa phương có sự tham gia đông đảo của học sinh nhằm giúp đỡ các em vừa tham gia hoạt động xã hội, vừa rèn luyện và phát triển kĩ năng sống. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục một cách toàn diện để huy động sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm đối với các mục tiêu thi đua của nhà trường. Phong trào thi đua này còn đòi hỏi một sự chỉ đạo, quan tâm vừa toàn diện vừa thiết thực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của Sở Giáo dục và Đào tạo và sự ủng hộ phối hợp của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng địa phương nơi trường đóng. 2.2.4. Kiểm tra, đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm Bám sát vào các tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Căn cứ kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá của cấp trên để lập kế hoạch hoàn thiện nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Vào cuối mỗi năm học hoặc trước khi cấp trên kiểm tra, hiệu trưởng- trưởng ban chỉ đạo tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua. Ban chỉ đạo giao cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng tổ chức đánh giá phong trào thi đua sau mỗi năm Lấy kết quả đánh giá phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm một trong các căn cứ chủ yếu để thực hiện thi đua, khen thưởng khi tổng kết năm học, tổng kết phong trào; Kết quả đánh giá góp phần giúp trường có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của học sinh. Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn. 2.3. Đánh giá chung về kết quả quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THPT Bình Minh. Qua khảo sát điều tra và phân tích thông tin dữ liệu về thực trạng quản lý các cuộc vận động và phong trào thi đua tại trường THPT Bình Minh có những đặc điểm nổi bật như sau: 2.3.1. Những kết quả đạt được. Việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua ở trường THPT Bình Minh trong thời gian qua là tương đối tốt, có hiệu quả, kết quả các 12
  13. cuộc vận động và phong trào thi đua đã có tác dụng thúc đấy tốt đến việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học. Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung và đạt được mục tiêu của các cuộc vận động và phong trào thi đua. Kết quả việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao : Năm 2010 trường được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu: Trường học thân thiện, học sinh tích cực loại xuất sắc, đến năm 2014 được kiểm tra lại và cũng được công nhận loại xuất sắc. Đợt tổng kết 5 năm (2008 - 2013) phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mang lại: Trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen về thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; Chất lượng đội ngũ thầy cô được nâng lên: Kết quả Hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh lần thứ VI năm 2013, trường đạt giải đồng đội thứ 3 trong khối THPT. Kết quả giáo dục cũng được nâng lên (qua bảng thống kê sau) Năm học Sĩ số Kết quả xếp loại hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010-2011 1140 875 76,75 181 15,58 74 6,49 10 0,88 2011-2012 1113 901 81,0 164 14,7 43 3,9 5 0,4 2012-2013 1085 869 80,1 176 16,2 71 6,5 5 0,46 2013-2014 1025 830 81,0 141 13,8 51 5,0 3 0,3 (Bảng thống kê kết quả xếp loại về hạnh kiểm từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014 - nguồn Báo cáo tổng kết năm học) Chất lượng về văn hóa ngày được nâng lên, đặc biệt là tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi (qua bảng thống kê sau): Năm học Sĩ số Kết quả xếp loại học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 13
  14. 2010-2011 1140 46 4,04 388 34,0 683 59,9 23 2,0 0 0 2011-2012 1113 50 4,5 498 44,7 538 48,3 27 2,4 0 0 2012-2013 1085 51 4,7 532 49,0 476 43,8 26 2,4 0 0 2013-2014 1025 65 6,34 545 53,2 378 36,9 37 3,6 0 0 (Bảng thống kê kết quả xếp loại về văn hoá từ năm học 2010-2011 đến năm học 2013-2014 - nguồn Báo cáo tổng kết năm học) Đến cuối năm 2012, trường THPT Bình Minh đạt 6 tiêu chuẩn của trường THPT đạt chuẩn quốc gia, và được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào tháng 12 năm 2012. Đợt sơ kết 3 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp học tỉnh Ninh Bình, trường THPT Bình Minh được UBND tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen. 2.3.2. Một số hạn ché Về phía giáo viên và cán bộ quản lý: Vẫn còn một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của việc thực hiện phong trào thi đua. Chưa thực hiện hết trách nhiệm, ý thức chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện phong trào thi đua chưa cao. Mục tiêu đề ra còn chung chung, chưa cụ thể; chưa gắn kết giữa quản lý thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Về kiểm tra - đánh giá: Việc kiểm tra đánh giá còn chưa thường xuyên, chưa được rút kinh nghiệm kịp thời 2.3.3. Nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: Công tác quản lý, thực hiện phong trào thi đua ở trường trong những năm vừa qua chưa thực sự bài bản, hệ thống từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện. Phương tiện hỗ trợ các hoạt động “chơi mà học” cho học sinh còn hạn chế. Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền, vận động còn hạn chế; chưa huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia, góp sức và thực hiện phong trào thi đua. Môi trường thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” còn hạn chế: chưa phát huy được mọi lực lượng trong và ngoài trường tham gia, còn hạn chế các điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo,… 14
  15. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm chưa bài bản, việc khen chê chưa kịp thời. Tiểu kết chương 2 Trên đây là thực trạng công tác quản lý phong trào thi đua “ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh. Việc triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua nói chung, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nói riêng đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, góp phần tích cực cho trường THPT Bình Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, chất lượng giáo dục toàn diện của trường được nâng lên; trường được công nhận trường THPT đạt chuẩn quốc gia năm 2012. Tuy nhiên công tác quản lý, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh vẫn còn một số bất cập cần khắc phục và thay đổi. Vì vậy, ở chương 3 tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để khắc phục những bất cập và phát huy những kết quả đã đạt được. 15
  16. CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÌNH MINH 3.1. Nguyên tắc lựa chọn biện pháp 3.1.1. Tính kế thừa Muốn phát triển cần phải có sự thay đổi, song để không tạo ra sự phá vỡ, sự xáo trộn không cần thiết của tổ chức thì cần có sự kế thừa những lộ trình đã có với nền móng vững chắc và các mặt tích cực đã đạt được. Để có biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh không thể thiếu thành tựu công tác quản lý phong trào thi đua ở trường những năm trước. Khi xây dựng các biện pháp tác giả đã kế thừa và phát triển những mặt mạnh trong công tác quản lý phong trào thi đua của những năm trước, đồng thời bổ sung và đề xuất một số biện pháp mới phù hợp với bối cảnh mới. Nguyên tắc kế thừa được tác giả vận dụng trong xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực sau: - Giữ được sự ổn định trong Ban chỉ đạo, không làm xáo trộn quy chế và quy trình quản lý đã được đổi mới và đang phát huy hiệu quả. - Phát triển và hoàn thiện Ban chỉ đạo về các mặt: cơ cấu, tổ chức, số lượng, chất lượng... 3.1.2. Tính thực tiễn Theo giáo trình Triết học Mác-Lênin "Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội". Bởi vậy khi lựa chọn các biện pháp cần quan tâm là biện pháp có mang tính thực tiễn hay không? Yêu cầu của biện pháp là như thế nào?. Cần tạo ra và xử lý những cách tiếp cận khác nhau để thực hiện, lựa chọn được giải pháp tối ưu trong điều kiện cụ thể của địa phương giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tính thực tiễn của đề tài đã chọn. 3.1.3. Tính khả thi Tính khả thi chính là khả năng áp dụng được trong thực tiễn. Để đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua cần dự báo và phát hiện các rào cản sự phát triển, đánh giá và phân tích các nguồn lực cụ thể của nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực...), đặc điểm kinh tế, xã hội, địa hình.. của xã hội, của địa phương. 16
  17. Yêu cầu về tính khả thi đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải có khả năng thực hiện có hiệu quả trong hoàn cảnh thực tế của trường, nhằm đưa công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực” ở trường THPT Bình Minh đạt chất lượng cao. 3.1.4. Tính hệ thống Công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực” xét dưới góc độ quản lý, hoạt động có tổ chức bao giờ cũng mang tính hệ thống chặt chẽ. Cần có sự đồng bộ từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm tra, đánh giá thì bộ máy vận hành trong mối quan hệ ràng buộc và bổ sung cho nhau sẽ tạo thành một thể thống nhất hoạt động hiệu quả. Có thể nói, khi lựa chọn biện pháp, tác giả chú ý nhiều nhất đến nguyên tắc hệ thống. 3.2. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường THPT. Để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, điều đầu tiên cần sự thống nhất trong nhận thức của Ban Giám hiệu nhà trường về công tác quản lý. Để đạt được thành công, nhà lãnh đạo sẽ tạo được định hướng, mục đích, lập kế hoạch, tổ chức đưa các nguồn lực thực hiện thành công, động viên, khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc. Lãnh đạo nhà trường tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, giới thiệu các nghị quyết, phương hướng, chiến lược phát triển, nhiệm vụ của giáo nhằm quán triệt tư tưởng và nhận thức của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như giáo viên về công tác quản lý phong trào thi đua. Để nâng cao nhận thức, lãnh đạo nhà trường cần có động viên, khen thưởng những cá nhân đi đầu trong các hoạt động của nhà trường, đồng thời cũng có các biện pháp từ nhắc nhở đến cương quyết phê bình những cá nhân không chấp hành làm cản trở quá trình thực hiện phong trào thi đua. Phong trào thi đua này còn đòi hỏi một sự chỉ đạo, quan tâm vừa toàn diện vừa thiết thực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của Sở Giáo dục và Đào tạo và sự ủng hộ phối hợp của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng địa phương nơi trường đóng. 3.2.2. Cải tiến công tác xây dựng kế hoạch, lựa chọn thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua. 17
  18. 3.2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch: Cần xác định đúng mục tiêu, yêu cầu và nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách cụ thể sát thực với điều kiện thực tế nhà trường.. Kế thừa những yếu tố tích cực, những mặt mạnh trong kế hoạch đã có của trường, trong kế hoạch cần cải tiến: Tập trung vào những nội mục tiêu, yêu cầu và nội dung cần thiết trước mắt, những mục tiêu, yêu cầu và nội dung đã đảm bảo theo tiêu chí đánh giá của Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05 tháng 3 năm 2009 về việc Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì duy trì, giữ vững và nâng cao. Trong kế hoạch cần thể hiện sự tăng cường gắn kết việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các cuộc vận động và phong trào thi đua khác trong trường, với việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; sự gắn kết này thể hiện từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá rút khinh nghiệm. 3.2.2.2. Thành lập ban chỉ đạo, xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong ban chỉ đạo. Kế thừa những mặt mạnh của Ban chỉ đạo những năm trước, bổ sung thêm một vài yếu tố cần thiết nhằm tăng cường hơn việc gắn kết giữa các hoạt động chuyên môn với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đưa thêm Phó hiệu trưởng CM làm phó trưởng ban và các tổ trưởng chuyên môn làm ủy viên để có điều kiện hơn trong việc tăng cường gắn kết giữa các hoạt động chuyên môn với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Phó hiệu trưởng CM: Trong khi triển xây dựng và triển khai các hoạt động chuyên môn thì đề cập luôn sự gắn kết giữa chuyên môn với phong trào thi đua; các tổ trưởng chuyên môn, khi triển khai các hoạt động chuyên môn thì đề cập gắn kết luôn với thực hiện phong trào thi đua. 3.2.3. Tăng cường gắn kết giữa việc quản lý thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với việc quản lý, thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục.. Trong tất cả các khâu trong tiến trình thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực” đều có sự gắn kết với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, có như vậy việc thực hiện phong trào thi đua mới được thực hiện thường xuyên gắn với 18
  19. các hoạt động chuyên môn, thực hiện tốt phong trào thi đua mới có tác dụng là đòn bẩy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ trưởng làm thành viên Ban chỉ đạo phong trào thi đua này nên các cuộc họp chuyên môn, các hoạt động chuyên môn đều được đề cập gắn với việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, hoạc sinh tích cực”, nên việc triển khai được đề cập thường xuyên, việc rút kinh nghiệm cũng kịp thời hơn, tác dụng thúc đẩy phong trào cũng mạnh mẽ hơn. Ví dụ: Trong các đợt thao giảng trong năm học, việc đánh giá tiết thao giảng đề cập thêm tiêu chí đánh giá theo hướng dẫn số 1741/BGD ĐT-GDTrH: Giáo viên thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình dạy học. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu cá nhân hoặc theo nhóm một số chuyên đề phù hợp và thực hành thuyết trình trước lớp. Giáo viên sử dụng có hiệu quả phòng học bộ môn. Học sinh làm đủ thí nghiệm, thực hành Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Nghề phổ thông, Tin học với máy tính kết nối internet. Sơ đồ 3.1. Tiến trình thực hiện phong trào thi đua Xác định mục tiêu Kiểm tra - đánh giá Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện kế hoạch 3.2.4. Xây dựng môi trường thuận lợi cho phong trào thi đua Tạo điều kiện cần thiết để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ: chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của nhà trường. 19
  20. Tạo sự nhất trí, đồng thuận trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ chủ trương quan trọng này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước hết là mọi thành viên của nhà trường. Có kế hoạch hành động cụ thể gắn kết với việc thực hiện kế hoạch năm học, với các mục tiêu rõ ràng, giải pháp khả thi, huy động được toàn bộ lực lượng của nhà trường cùng thực hiện trên cơ sở có sự phân công cụ thể. Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức văn hoá ở điạ phương. Huy động sự tham gia tích cực và hiệu quả của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác. Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường Học sinh tích cực là mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua này. Nhà trường cần phảỉ tạo cho các em các đIều kiện cần thiết, cụ thể là: Trước hết, cần phải quán triệt vai trò “cùng tham gia” của học sinh trong các hoạt động giáo dục. Nội dung dạy học, hoạt động giáo dục cần được xem xét, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương. Tạo ra cho các em một bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh có thể và được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập, tự tin và cảm thấy an toàn. Nhà trường mở hòm thư thân thiện để lấy ý kiến của học sinh và xử lí thông tin kịp thời; quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn … Phải đảm bảo bình đẳng về giới, không phân biệt về thành phần xã hội, dân tộc (thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, hoạt động thể dục thể thao). Thông qua các hoạt động học tập, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (văn nghệ, thể dục thể thao, ...) và các hoạt động giáo dục khác trong, ngoài nhà trường (chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng...) giúp cho học sinh tự tin hơn, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo. Tăng cường phương tiện hỗ trợ các hoạt động “chơi mà học” cho học sinh Một trong những nội dung được nhấn mạnh trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh”. Để tổ chức các hoạt động và các trò chơi cho học sinh có hiệu quả, các trường cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện qua các biện pháp sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2