Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xác định chính xác mục tiêu của bài học sẽ giúp giáo viên đưa ra được phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Giáo viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở khoa học và công nghệ Ninh Bình Tôi ghi tên dưới đây: STT Họ và tên Ngày tháng Nơi Chức Trình độ Tỷ lệ % đóng góp năm sinh công danh chuyên môn vào việc tạo ra tác sáng kiến 1 Nguyễn 11/07/1981 THPT Giáo Cử nhân hóa 100 % Thị Yên viên học Quỳnh Khánh Nhung A Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: " Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn Chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khóa " Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quỳnh Nhung 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng giảng dạy trực tiếp chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - môn Hóa học lớp 12 - theo hướng tích hợp, cùng với hoạt động truyền thụ tri thức trực tiếp và tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. 2. Vấn đề sáng kiến giải quyết: a. Với giáo viên và nhà trường: Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, huy động được nhiều tri thức xã hội để giải quyết những tình huống đặt ra trong chương IX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chú trọng cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề. Đổi mới cách thức xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm củng cố tri thức, định hướng nghề nghiệp chính xác nghề nghiệp cho học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. b. Với học sinh: Thông qua các hoạt động học tập: vận dụng nhiều kiến thức, kỹ năng từ các môn học khác vào giải quyết một vấn đề và tham gia hoạt động ngoại khóa học sinh được “ Học mà chơi- chơi mà học” từ đó hoàn thiện nhân cách. Sáng kiến cũng góp phần giải quyết vấn đề mà giáo dục Việt Nam đang hướng tới hiện nay: “phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học ". c. Đối với thực tiễn đời sống: Từ kiến thức bài giảng, học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống cũng như tuyên truyền vận động người dân tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ môi 1
- trường. Điều này có ý nghĩa thiết thực với sự phát triển kinh tế của Ninh Bình mà du lịch là một ngành mũi nhọn. Vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững được coi là yếu tố then chốt. 3. Bản chất của sáng kiến: 3.1.Về nội dung sáng kiến: 3.1.1. Giải pháp cũ thường làm : a. Việc chuẩn bị bài học chỉ mang tính một chiều, chủ yếu là từ phía giáo viên: Giáo án, bài giảng powerpoint, tư liệu tranh ảnh.... về: ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới, hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa về bài học. Học sinh chỉ nghiên cứu về bài học trong sách giáo khoa trước khi đến lớp b. Phương pháp giảng dạy: sử dụng phương pháp thuyết trình, phát vấn và biểu diễn phương tiện trực quan minh họa trên bài giảng điện tử. c. Phương pháp kiểm tra đánh giá: sử dụng một số câu hỏi kiểm tra phát vấn cuối giờ học, khái quát, tổng kết lại nội dung bài học. Ưu điểm: Giáo viên truyền đạt được đầy đủ kiến thức bài học đến học sinh theo đúng mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng. Sử dụng bài giảng minh họa, phát vấn tìm tòi nghiên cứu bước đầu tạo niềm hứng thú cho học sinh, phát huy được một phần tính tích cực của học sinh, cũng đã có sự đổi mới về phương pháp giảng day. Tồn tại: Tính liên hệ thực tế ít, không phát huy khả năng tự tìm tòi hiểu biết và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết nội dung bài học của học sinh. Giáo viên chưa định hướng cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức liên môn, chưa phát huy hết tính tích cực của học sinh. Bài giảng còn khô khan, thiếu hấp dẫn. 3.1.2. Giải pháp mới cải tiến: " Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá" a. Tính mới của giải pháp: Giáo viên tổ chức dạy học theo dự án, dạy học theo hoạt động nhóm, dạy học nêu vấn đề... lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên định hướng năng lực vận dụng các kiến thức liên môn cho học sinh, định hướng cho học sinh chủ động tích cực tham gia vào khâu chuẩn bị bài học theo nhóm. Trong giờ học, học sinh được thuyết trình trước lớp, các nhóm khác đều phải tham gia ý kiến đóng góp bổ sung. Giáo viên chỉ là người điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Phương pháp này đạt được mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá mức độ, khả năng nắm bắt tri thức bài học của học sinh thông qua sản phẩm đã được chuẩn bị, đánh giá, phân loại mức độ nhận thức và vận dụng tri thức bài học vào thực tiễn của học sinh thông qua bài kiểm tra ngắn. Giáo viên sử dụng chính sản phẩm của học sinh làm căn cứ cơ bản để truyền thụ tri thức tới học sinh, chính học sinh nhìn lại sản phẩm của mình từ đó điều chỉnh nhận thức và hành động; học sinh là chủ thể thực sự của giờ học. 2
- b. Tính sáng tạo của giải pháp: Hoạt động dạy học kết hợp với tổ chức ngoại khóa giúp học sinh củng cố tri thức và được định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tạo ra một sân chơi giúp học sinh học “ Học mà chơi-chơi mà học” mang lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục theo hướng phát triển toàn diện, nhằm thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Giáo viên và học sinh có tư duy đổi mới, tiếp cận một vấn đề cũ theo cách mới. c. Sơ đồ mô tả: Chuẩn bị Hoạt Hoạt của giáo Hoạt động động viên động kiểm tra ngoại Chuẩn bị trên lớp đánh khóa của học sinh giá 3.1.3. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới: a. Giáo viên xác định chính xác muc tiêu bài học: Giáo viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua bài học. Trong sáng kiến tôi đã trình bày chi tiết các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được qua từng bài học và hoạt động ngoại khóa để hướng tới mục tiêu chính của sáng kiến là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khoá để định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành nghề liên quan tới môi trường: công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học), giáo dục ý thức đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh theo hướng phát triển toàn diện góp phần xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp hơn (xem thêm phần phụ lục). b. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học: Tin học, Văn học, Vật lí, Sinh học, Công nghệ, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán học, Giáo dục hướng nghiệp…Từ đó học sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa học khác, gần gũi với đời sống, thực tiễn càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi nghiên cứu, hứng thú học tập (xem thêm phần phụ lục). c. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu: * Đối với từng bài học: Giáo viên sẽ chuẩn bị bài giảng riêng của mình, câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra, kiểm tra cơ sở vật chất: phòng học, các thiết bị dạy học đảm bảo để bài học diễn ra đúng tiến trình. Giáo viên phân công học sinh chuẩn bị bài theo nhóm (mỗi tổ là 1 nhóm khoảng 10 học sinh), có giao nội dung chuẩn bị cụ thể cho từng nhóm: có bài chuẩn bị bằng powerpoint khoảng 5-7 slide, bài thuyết trình trong 5 phút. Thời gian chuẩn bị trước 3-5 ngày. Các nhóm học sinh chuẩn bị bài học theo sự định hướng của giáo viên: chia nhỏ nội dung cần chuẩn bị của nhóm, mỗi học sinh chuẩn bị một phần kiến thức rồi giao 3
- cho một em làm nhóm trưởng tổng hợp và báo cáo. Giáo viên thu phần chuẩn bị của các nhóm trước 1 ngày để góp ý, chỉnh sửa, bổ sung và giúp các em hoàn thiện. Giáo viên hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint, cung cấp cho học sinh địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn (hoặc địa chỉ nhà riêng) của giáo viên để tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết, địa chỉ các trang web có liên quan để học sinh dễ dàng truy cập, in cho học sinh file các tài liệu hỗ trợ. * Đối với hoạt động ngoại khoá: Giáo viên: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa, xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án và hoàn thiện câu hỏi, đáp án trên Word và Power point, sắp xếp không gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động, tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa, tổ chức rút kinh nghiệm, dặn dò và giao công việc tiếp theo cho học sinh. Học sinh: Chuẩn bị tốt nhất về tri thức, câu hỏi giao lưu cùng đội bạn, chuẩn bị tốt trang phục, thực hiện đầy đủ nội quy, quy định của hoạt động ngoại khoá. Việc chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu là khâu hết sức quan trọng để góp phần làm nên thành công của bài học (cụ thể chi tiết từng bài xem thêm phần phụ lục). d. Giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học: * Đối với từng bài học: Hoạt động này diễn ra trên lớp theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề, sử dụng những hình ảnh thực tiễn cuộc sống về những vấn đề cần quan tâm để dẫn dắt người học vào nội dung chính của bài học. Bước 2: Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài của các nhóm học sinh. Bước 3: Với từng vấn đề của bài học giáo viên mời các nhóm học sinh lên thuyết trình bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác theo dõi, nhận xét đóng góp ý kiến. Bước 4: Giáo viên chính xác hoá nội dung bài học, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, bài kiểm tra ngắn để đánh giá mức độ nắm bắt tri thức của học sinh. * Đối với hoạt động ngoại khóa: Chương trình được xây dựng theo các phần thi Phần 1: Khởi động. Phần 2: Vượt chướng ngại vật (giải ô chữ hóa học). Phần 3: Giao lưu giữa các đội. Giáo viên chia 4 đội chơi thành 2 cặp để giao lưu, thách đố với nhau về tri thức. Đội 1 với đội 2 làm một cặp, đội 3 và đội 4 làm một cặp. Các đội ra câu hỏi đổi xứng nhau, giáo viên theo dõi đóng vai trò cố vấn và đánh giá câu hỏi cũng như phần trả lời của các đội. Có 3 giám khảo chấm phần này. Tổng kết nội dung buổi ngoại khóa: Thư kí tổng kết điểm, ban tổ chức công bố điểm, trao giải cho các đội chơi. e. Thu thập, tổng hợp các sản phẩm của học sinh: * Đối với các bài học: Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường, kinh tế, xã hội, bản thuyết trình trên powerpoint, bản word, bài kiểm tra của học sinh * Đối với hoạt động ngoại khóa: Hệ thống câu hỏi giao lưu của 4 đội, bảng điểm tổng kết đánh giá phần thi của 4 đội (có phiếu tổng hợp riêng phần phụ lục) Việc tổng hợp các sản phẩm của học sinh giúp giáo viên đánh giá chính xác hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm (xem thêm phần phụ lục). 3.2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về cơ sở vật chất: các trường trung học phổ thông cần cung cấp trang thiết bị một cách đầy đủ như: phòng trình chiếu, máy tính nối mạng internet, tài liệu tham khảo... 4
- Về đối tượng tham gia: học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến không chỉ áp dụng riêng với một bài mà có thể phát triển, mở rộng áp dụng cho nhiều bài ở các chương khác của các lớp 10, lớp 11 và lớp 12 thuộc chương trình sách giáo khoa cả hóa học vô cơ và hữu cơ. Sáng kiến còn có thể phát triển, mở rộng áp dụng đối với những môn học khác, các cấp học khác nhau trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và mở rộng ra phạm vi cả nước. 3.4. Lơị ích thu được từ việc áp dung giải pháp: Lợi ích và hiệu quả của hoạt động dạy học cho chúng ta lợi ích gián tiếp đó là nhận thức, hiểu biết của người học, từ hiểu biết ấy, người học sẽ có những hành động sáng tạo sau này. a. Hiệu quả xã hội: *Với nhà trường. • 100% các giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn có nhiều ý kiến đa chiều. • 100% học sinh chủ động tích cực tham gia vào khâu chuẩn bị của bài học • 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình về các vấn đề của bài học. • 100% học sinh thích được tham gia hoạt động ngoại khóa • 100% học sinh được định hướng nghề nghiệp • 100% học sinh tự tin trả lời một số câu hỏi khi thi tốt nghiệp và thi đại học • Sáng kiến đã đạt giải ba cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích của Bộ giáo dục đào tạo trong cuộc thi: “Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn” *Với địa phương: Thông qua các hoạt động học tập học sinh được tự hoàn thiện về nhân cách, được tự giáo dục về ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế và ý thức bảo vệ môi trường Học sinh biết liên hệ với thực tế với Ninh Bình về vấn đề sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nhất là du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn rất cần một nguồn nhân lực có trình độ trong tương lai để góp phần đưa quần thể danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế. b. Hiệu quả kinh tế Định hướng chính xác nghề nghiệp cho học sinh tiết kiệm được thời gian, chi phí đào tạo tránh lãng phí cho gia đình, nhà trường và xã hội. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Khánh, ngày 21/10/2014 Người nộp đơn Nguyễn Thị Quỳnh Nhung 5
- PHỤ LỤC I. Các biện pháp cụ thể đã tiến hành để thực hiện giải pháp mới: I.1 Giáo viên xác định chính xác muc tiêu bài học: Việc xác định chính xác mục tiêu của bài học sẽ giúp giáo viên đưa ra được phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả trong giảng dạy. Giáo viên cần xác định chính xác, chi tiết các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua bài học, cụ thể: a, Về kiến thức: - Giúp các em nắm được và hiểu rõ vai trò của Hóa học với các lĩnh vực khác, nâng cao chất lượng cuộc sống, các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm. - Giúp các em học sinh hiểu biết thêm về các vấn đề: Năng lượng và nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm, may mặc, việc bảo vệ sức khỏe con người, tác hại của chất ma túy, chất gây nghiện. - Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh - Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: + Hạn chế ô nhiễm không khí + Hạn chế ô nhiễm nguồn nước + Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật + Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn + Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn… -Hiểu được giáo dục bảo vệ môi trường không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ thủa ấu thơ đến lúc trưởng thành, không phải chỉ với một người mà là của cả cộng đồng. b, Về kỹ năng: Góp phần hình thành cho học sinh các kĩ năng: + Thu nhập và xử lí thông tin, phân tích kênh hình + Tìm kiếm thông tin trên Internet + Tư duy, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm + Viết và trình bày báo cáo trước đám đông, làm bài tập thực hành, + Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo + Biết liên hệ kiến thức môn Hóa vào các môn học khác + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn + Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng phần mềm Microsoft Office và Power point. c. Về thái độ: - Có ý thức sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội…. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống - Hưởng ứng các phong trào chống ô nhiễm môi trường: Giờ trái đất, Hành trình xanh.... - Độc lập , tự giác chịu trách nhiệm trước nhóm. 6
- - Hứng thú trong quá trình làm đề tài - Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ… để hiều các vấn đề có liên quan, giải quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm, năng lượng, nhiên liệu, may mặc, vật liệu, thuốc và bảo vệ sức khỏe, ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. I.2. Giáo viên định hướng các năng lực vận dụng kiến thức liên môn: Để giải quyết các vấn đề đặt ra trong sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên cần yêu cầu học sinh tự trang bị về một số kiến thức các môn học: - Tin học: Sử dụng được các phần mềm mềm Microsoft Office và Power point, biết tìm kiếm các thông tin trên Internet.... - Văn học: Biết viết và trình bày một văn bản khoa học - Vật lí: Kiến thức về năng lượng, nhiên liệu, phóng xạ hạt nhân, cơ chế hoạt động của các loại máy cơ học đế xử lý ô nhiễm môi trường… - Sinh học: Kiến thức về môi trường, sinh vật, con người, sự sống, sinh trưởng và phát triển, sinh lý người và động vật..... - Công nghệ: Các biện pháp tái chế, xử lí chất thải, công nghệ chế biến, chế tạo máy, biện pháp chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả, góp phần hạn chế gây ô nhiễm môi trường... - Địa lý: Kiến thức về sóng, thủy triều, dòng biển, động đất, sóng thần... - Lịch sử: Các cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường - Giáo dục công dân: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, trách nhiệm công dân đối với cộng đồng... -Toán học: Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và sản xuất - Giáo dục hướng nghiệp: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai (những ngành nghề liên quan tới môi trường, công nghệ chế tạo vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học) Thông qua việc định hướng các tri thức, năng lực vận dụng kiến thức liên môn cả giáo viên và học sinh đều được trau dồi lại kiến thức của các môn khoa học khác. Học sinh thấy được mối liên hệ của khoa học hóa học với các khoa học khác, gần gũi với đời sống, thực tiễn từ đó càng thúc đẩy học sinh tự học tập, tìm tòi nghiên cứu, hứng thú học tập I.3. Giáo viên và học sinh chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu: 3.1. Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế” *Chuẩn bị của giáo viên: + Bài giảng powpoint, giáo án + Tranh phóng to H 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 SGK, + Tranh ảnh, băng hình về các dạng năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân trong nước và trên thế giới. + Kiến thức vật lý : về quá trình biến đổi các dạng năng lượng + Kiến thức Địa lí, Công nghệ về sự tăng trưởng kinh tế, công nghệ chế tạo máy móc, chế tạo vật liệu mới… + Kiến thức lịch sử, địa lý về sự phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam 7
- *Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài theo nhóm với nội dung đã được phân công: tư liệu, băng hình, bài thuyết trình trên powerpoint, tranh ảnh, kiến thức thực tiễn, liên hệ với thực tế địa phương. Cử đại diện lên thuyết trình ngắn gọn trong 5 phút: Nhóm 1: Vai trò của năng lượng và nguyên liệu đối với sự phát triển kinh tế Nhóm 2: Những vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu.(liên hệ việc khai thác năng lượng và nhiên liệu ở Ninh Bình) Nhóm 3: Vai trò của vật liệu và vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại Nhóm 4: Vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu - Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung * Các kế hoạch hỗ trợ: - Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,. - Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết. - Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập. - In cho HS file các tài liệu hỗ trợ 3.2. Đối với bài 44: “Hóa học và vấn đề xã hội” *Chuẩn bị của giáo viên: + Bài giảng powpoint, giáo án + Tranh phóng to H 9.5, SGK, bài giảng powpoint + Tranh ảnh, băng hình về các loại lương thực thực phẩm, vải vóc, sản phẩm may mặc, dược phẩm, một số chất gây nghiện, ma túy và tác hại của chúng… + Kiến thức lịch sử về nạn đói do thiếu lương thực, thực phẩm , cuộc " Cách mạng xanh" trên thế giới. + Kiến thức Địa lí về sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam và các nước trên thế giới, về vấn đề dân sô, lương thực, thực phẩm, đang đặt ra cho nhân loại + Kiến thức Sinh học về các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhu cầu, khẩu phần ăn trung bình của người Việt Nam, của người lớn, nam giới, nữ giới. Ảnh hưởng của việc đói ăn, thiếu dinh dưỡng đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, công nghệ sinh học + Kiến thức Công nghệ: Nghiên cứu sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển động vật, thực vật, chất bảo quản lương thực, thực phẩm, chế biến thực phẩm, chất phụ gia, công nghệ nhuộm, công nghiệp hóa dược, hóa mĩ phẩm *Chuẩn bị của HS: - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung tương ứng với phần I, II, III trong SGK, sưu tầm thêm thông tin hình ảnh trên mạng internet, kiến thức thực tiễn, liên hệ với thực tế địa phương - Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung * Các kế hoạch hỗ trợ: - Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,. - Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết. 8
- - Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập. - In cho HS file các tài liệu hỗ trợ 3.3. Đối với bài 45: " Hóa học và vấn đề môi trường" *Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án, bài giảng powerpoint, phiếu giao bài tâp, đề kiểm tra tư liệu tranh ảnh, hình vẽ, đĩa hình.... về: Ô nhiễm môi trường. Một số biện pháp bảo vệ môi trường sống ở Việt Nam và trên thế giới. - Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và các tài liệu, hướng dẫn cách tìm kiếm, xử lí các thông tin, GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có) . - Chia lớp học thành 4 nhóm: Phân công các nhóm chuẩn bị bài thuyết trình, nêu rõ yêu cầu đối với từng nhóm, phát phiếu giao nhiệm vụ cho từng nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm. - Kiểm tra điều kiện vật chất, chuẩn bị tư liệu cho GV, HS. - Giáo viên giới thiệu thời gian dự án, hạn định về thời gian cho mỗi giai đoạn tiến hành của HS (5 phút) - GV giới thiệu về dạy học dự án (DHDA), vai trò của giáo viên và học sinh. - GV nêu rõ thang điểm đánh giá chấm điểm đối với học sinh * Các kế hoạch hỗ trợ: - Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint,. - Cung cấp cho HS địa chỉ e-mail, số điện thoại di động, điện thoại bàn( hoặc địa chỉ nhà riêng) của GV để HS tiện liên hệ, giải đáp thắc mắc khi cần thiết. - Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập. - In cho HS file các tài liệu hỗ trợ *Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài theo nhóm với nội dung đã được phân công: tư liệu, băng hình, bài thuyết trình trên powerpoint, tranh ảnh, cử đại diện lên thuyết trình ngắn gọn trong 5 phút: Nhóm 1: vấn đề ô nhiễm môi trường không khí Nhóm 2: vấn đề ô nhiễm môi trường nước Nhóm 3: vấn đề ô nhiễm môi trường đất Nhóm 4: vấn đề vai trò của hóa học với vấn đề chống ô nhiễm môi trường - Nghiên cứu các nội dung của các nhóm khác để nhận xét bổ sung 3.4. Đối với hoạt động ngoại khóa: - Giáo viên: + Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động ngoại khóa + Xây dựng hệ thống câu hỏi, đáp án và hoàn thiện câu hỏi, đáp án trên Word và Power point. + Sắp xếp không gian, địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động + Tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa + Tổ chức rút kinh nghiệm, dặn dò và giao công việc tiếp theo cho học sinh. - Học sinh + Chuẩn bị tốt nhất về tri thức, câu hỏi giao lưu cùng đội bạn + Chuẩn bị tốt trang phục. 9
- Việc chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu là khâu hết sức quan trọng để góp phần làm nên thành công của bài học. Việc chuẩn bị có chu đáo, tỉ mỉ thì bài học mới diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo về thời gian và đảm bảo mục tiêu đã đăt ra của giáo viên. Học sinh sẽ có tâm thế chủ động tự tin chiếm lĩnh tri thức. I.4. Giáo viên và học sinh tiến hành hoạt động dạy học theo tiến trình dạy học: 4.1 Chương IX: Hoá học và môi trường : Kế hoạch chi tiết các hoạt động dạy học * Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh đọc HS: Tham khảo tư liệu và SGK để những thông tin trong bài, sử dụng kiến thức thảo luận đưa ra câu trả lời cho các đã có, HS cần vận dụng kiến thức liên môn: câu hỏi của giáo viên. vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử ......thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Năng lượng và nhiên liệu có vai trò như thế nào đối với sự phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng ? 2. Vần đề năng lượng và nhiên liệu đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là gì ? Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Vai trò của năng lượng và vấn đề: Vai trò của năng lượng và nguyên nguyên liệu đối với sự phát triển liệu đối với sự phát triển kinh tế kinh tế GV mời các nhóm khác nhận xét GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học, HS các nhóm khác đánh giá, nhận xét. Hoạt động 2: GV: mời nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Những vấn đề đang Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về đặt ra về năng lượng và nhiên liệu vấn đề: Những vấn đề đang đặt ra GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận về năng lượng và nhiên liệu dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử ....có liên hệ việc khai thác năng lượng và nhiên liệu ở Ninh Bình HS các nhóm khác đánh giá, nhận GV mời các nhóm khác nhận xét xét. GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi GV : Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề năng lượng và nhiên liệu như thế nào trong HS: Tham khảo tư liệu và SGK để hiện tại và tương lai ? thảo luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 3. GV: Đưa ra các câu hỏi thảo Yêu cầu HS các nhóm khác đánh luận như sau: giá, nhận xét. - Vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế? 10
- - Vấn đề đang đặt ra về vật liệu cho nhân loại là gì ? Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Vai trò của vật liệu và vấn vấn đề: Vai trò của vật liệu và vấn đề vật liệu đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại đang đặt ra cho nhân loại GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử ...đế chỉ ra được vai trò của vật liệu đối với sự phát triển kinh tế, và vấn đề đặt ra hiện nay về vật liệu là gì? Vấn đề này ở Ninh Bình như thế nào? GV mời các nhóm khác nhận xét HS các nhóm khác đánh giá, nhận GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội xét. dung bài học, Tích hợp giáo dục môi trường: GV phát vấn: Khai thác quá mức các nguồn vật liệu từ tự nhiên gây ra hậu quả gì? Ý nghĩa của việc HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trồng và bảo vệ rừng? Hoạt động 4 GV Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào ? GV: mời nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: Vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận Nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh vấn đề: Vai trò của hóa học góp học, địa lý, lịch sử ...đế chỉ ra được vai trò phần giải quyết vấn đề vật liệu của hóa học góp phần giải quyết vấn đề vật liệu GV mời các nhóm khác nhận xét GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học, HS các nhóm khác đánh giá, nhận GV sử dụng phiếu học tập có 10 câu hỏi trắc xét. nghiệm đế kiểm tra GV thu bài, chấm điểm và trả bài cho HS HS trả lời vào phiếu học tập * Đối với bài 44: “Hóa học và vấn đề xã hội” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. GV yêu cầu học sinh đọc HS: Tham khảo tư liệu và SGK để thảo những thông tin trong bài, cần vận dụng luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh của giáo viên. học, địa lý, lịch sử ......thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: 1. Lương thực và thực phẩm có vai trò như thế nào đối với con người? 11
- 2. Tích hợp GDMT: Vấn đề lương thực và thực phẩm đang đặt ra cho nhân loại hiện nay là gì ? 3. Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm như thế nào? GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn Nhóm 1 trình bày phần chuẩn bị về vấn bị về vấn đề: Lương thực và thực phẩm đề: Lương thực và thực phẩm GV: Đưa ra đáp án. HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét. GV: Việc sử dụng thuốc BVTV hiện nay HS thảo luận và đưa ra ý kiến như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến môi HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trường và chất lượng sống của mỗi chúng ta? Liên hệ với nơi em đang sinh sống? Theo em cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để phòng chống ô nhiễm môi trường? Hoạt động 2. GV: yêu cầu học sinh đọc HS: Tham khảo tư liệu và SGK để thảo những thông tin trong bài, cần vận dụng luận đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh của giáo viên. học, địa lý, lịch sử .....Đưa ra đáp án cho các câu hỏi thảo luận như sau: - Vai trò của may mặc đối với CS con người? Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn - Vấn đề đang đặt ra về may mặc cho đề: may mặc nhân loại là gì ? HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét. - Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề HS thảo luận và đưa ra ý kiến đó như thế nào ? GV: Yêu cầu nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: may mặc GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học, Hoạt động 3. GV yêu cầu học sinh đọc những thông tin trong bài, cần vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử .....trả lời các câu hỏi thảo luận như sau: - Hãy kể tên một số loại dược phẩm mà em biết? Hãy kể tên một số căn bệnh phải dung thuốc đặc trị mới khỏi được - Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn dược phẩm như thế nào ? đề: Hóa học với việc bảo vệ sức khoẻ GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn con người bị về vấn đề: Hóa học với việc bảo vệ HScác nhóm khác đánh giá, nhận xét. sức khoẻ con người HS thảo luận và đưa ra ý kiến 12
- - GV cho hs quan sát băng hình và yêu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi cầu HS kể tên một số chất gây nghiện, chất kích thích chất ma tuý mà HS biết? Em phải làm gì để tránh không mắc các tệ nạn xã hội? Hoạt động 4: GV sử dụng phiếu học tập có 10 câu hỏi trắc nghiệm đế kiểm tra HS trả lời vào phiếu học tập GV thu bài, chấm điểm và trả bài cho HS *Đối với bài 45: “Hoá học và vấn đề môi trường” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: 9 phút GV: Chiếu 1 số hình ảnh về ô nhiễm môi HS quan sát, tư duy để trả lời câu hỏi trường GV Hỏi: các em hãy cho biết ô nhiễm HS trả lời môi trường là gì ? HS ghi chép GV chiếu khái niệm GV Bằng kiến thức sinh học, địa lý hãy HS: trả lời câu hỏi cho biết có mấy loại môi trường? GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần vận dụng kiến thức liên môn: Vật lý, Công nghệ, Sinh học, Môi trường, Giáo dục công dân.... trả lời được các câu hỏi sau: - Nêu một số hiện tượng ô nhiễm không khí mà em biết. - Rút ra nhận xét về không khí sạch và Nhóm 1: trình bày phần chuẩn bị về vấn không khí bị ô nhiễm và tác hại của nó. đề: ô nhiễm môi trường không khí GV: mời nhóm 1 trình bày phần chuẩn Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường không chuẩn bị nhận xét bổ sung khí HS tư duy để trả lời câu hỏi GV nêu vấn đề để HS tiếp tục giải quyết: - Vậy nguồn nào gây ô nhiễm môi trường? - Những chất hoá học nào thường có trong không khí bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nào? nhóm 1 GV mời các nhóm khác nhận xét GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học, bổ sung kiến thức HS ghi chép về tầng ozon, vai trò của rừng cho HS GV: chiếu, phát phiếu giao bài tập cho HS trả lời câu hỏi học sinh, sử dụng bài tập trắc nghiệm 1,2 13
- trong phiếu giao bài tập để củng cố Hoạt động 2 : 8 phút GV: mời nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường nước Nhóm 2 trình bày phần chuẩn bị về vấn GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần đề: ô nhiễm môi trường nước vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để học, sinh học, địa lý, lịch sử ... chuẩn bị nhận xét bổ sung - Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. - Rút ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó. - Vậy nguồn gây ô nhiễm nước do đâu mà có? - Những chất hoá học nào thường có trong nước bị ô nhiễm và gây ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như thế nào? GV mời các nhóm khác nhận xét HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn nhóm 2 thiện nội dung bài học, HS ghi chép GV: chiếu và sử dụng bài tập trắc HS: trả lời câu hỏi nghiệm 3,4 trong phiếu giao bài tập để củng cố Hoạt động 3: 8 phút Nhóm 3 trình bày phần chuẩn bị về vấn GV: mời nhóm 3 trình bày phần chuẩn đề: ô nhiễm môi trường đất. bị về vấn đề: ô nhiễm môi trường đất Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để GV nêu yêu cầu trong phần này HS cần chuẩn bị nhận xét bổ sung vận dụng kiến thức liên môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử ...trả lời được các câu hỏi sau: - Nêu một số hiện tượng ô nhiễm nguồn đất. - Rút ra nhận xét về vấn đê đất bị ô nhiễm và tác hại của nó. - Nguyên nhân gây ô nhiễm đất - Những chất hoá học nào thường có trong đất bị ô nhiễm và tác hại của nó. HS các nhóm khác bổ sung cho GV mời các nhóm khác nhận xét nhóm 3 GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn thiện nội dung bài học Hoạt động 4: 5 phút Nhóm HS suy nghĩ, đọc thông tin trong GV thông báo Ô nhiễm môi trường bài học để trả lời câu hỏi và nêu các đang xảy ra trên quy mô toàn cầu, gây phương pháp và có thí dụ cụ thể ngoài ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên Trái nội dung SGK. Đất. Do đó vấn đề bảo vệ môi trường là HS thảo luận và rút ra những nhận biết 14
- vấn đề chung của toàn nhân loại chủ yếu. GV: chiếu các số liệu: Hàng năm thải ra:20 tỉ tấn cacbon điôxít,1,53 triệu tấn SO2Hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. GV nêu vấn đề: Bằng cách nào có thể xác định được môi trường bị ô nhiễm? GV: Chính xác hóa và chiếu hình ảnh các thiết bị nhận biết được môi trường bị HS quan sát, ghi chép ô nhiễm Hoạt động 5: 8 phút Gv: thông báo: Xử lí ô nhiễm đất, nước, không khí dựa trên cơ sở khoa học hóa Nhóm 4 trình bày phần chuẩn bị về vấn học có kết hợp với khoa học vật lí và đề: Vai trò của hóa học trong việc xử lí sinh học, công nghệ... chất ô nhiễm GV: mời nhóm 4 trình bày phần chuẩn Các nhóm khác theo dõi, thảo luận để bị về vấn đề: Vai trò của hóa học trong chuẩn bị nhận xét bổ sung việc xử lí chất ô nhiễm như thế nào? HS nhận xét, bổ sung cho nhóm 4 GV mời các nhóm khác nhận xét HS: Đọc thêm thông tin trong sách giáo GV nhận xét, chính xác hóa và hoàn khoa, quan sát hình vẽ thí dụ về xử lí thiện nội dung bài học chất thải, khí thải trong công nghiệp. GV: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Tiến hành thảo luận nhóm, phân tích tác cho học sinh dụng của mỗi công đọan và rút ra nhận - Nhận diện và phân loại rác thải trong xét chung về một số biện pháp cụ thể đời sống, trong học tập… trong sản xuất, đời sống về: - Không vứt rác xuống sông, suối, ao, - Xử lí khí thải. hồ, hay ở các bãi biển… - Xử lí chất thải rắn. - Rác làm từ chất dẻo và nhựa cần thu - Xử lí nước thải. gom cẩn thận để tái sử dụng và đem đi xử lý đúng nơi quy định. - Sử dụng nước sạch hiệu quả, tiết kiệm. - Tham gia các hoạt động cộng đồng để làm sạch môi trường nơi ở, đường phố, kênh rạch, sông, biển... - Tham gia các hoạt động chống gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, sông, biển, đất, không khí. - Không đốt rác thải bừa bãi nhằm hạn HS nghe ghi chép, tự tổng hợp kiến thức, chế khí thải ra môi trường. liên hệ với bả thân - Khuyến khích gia đình bạn sử dụng các hợp chất tẩy rửa an toàn cho môi trường, 15
- hạn chế sử dụng bao bì gói thực phẩm bằng chất dẻo không phân hủy. GV đưa ra thông điệp bảo vệ môi trường: - Phải học tập để hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi trường thường xuyên, không phải chỉ học một lần mà là học suốt đời, từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành không phải chỉ một mình mà là cả cộng đồng. - Mỗi người công dân đều phải có trách nhiệm về môi trường,tích cực bảo vệ môi trường sống trong lành GV chiếu một số hình ảnh: biến đổi khí hậu, hưởng ứng "Giờ Trái đất", Ngày môi trường thế giới.... Hoạt động 6: Củng cố, luyện tập: 6 phút HS tóm tắt các nội dung chính GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung chính bài học. GV đánh giá cho điểm cá nhân hoặc nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập. HS làm bài kiểm tra GV sử dụng đề kiểm tra học sinh trong 5 phút Hoạt động 7: Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1 phút: - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa - Ôn tập chuẩn bị thi hkII 4.2. Ngoại khóa CHỦ ĐỀ : HÓA HỌC VÀ CUỘC SỐNG Thời gian 60 phút I. Mục đích, ý nghĩa - Củng cố và nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề Hóa học và vấn đề môi trường - Tạo ra một hoạt động học đi đôi với hành - Qua hoạt động ngoại khóa, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh II. Phương pháp 16
- - Thảo luận, đối thoại trực tiếp - Trò chơi III. Thành phần tham gia 1. Học sinh - Đối tượng dành cho học sinh lớp 12 - Số đội chơi: 04 đội, mỗi đội gồm 3 thành viên - mỗi lớp chọn ra hai đội chơi 2. Giáo viên a. Xây dựng kết cấu và nội dung chương trình b. Phụ trách tập chọn lựa thành viên đội tham dự: tổ trưởng, cán sự bộ môn, lớp trưởng, bí thư IV. Hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm a. Địa điêm tổ chức: Hội trường II b. Thời gian: 27/4/2014 c. Hình thức tổ chức: Chương trình được xây dựng theo hình thức các phần thi cụ thể *Phần 1: Khởi động. Các câu hỏi được xây dựng theo hình thức trắc nghiệm. Các đội thi sẽ được suy nghĩ và trả lời trong vòng 15 giây; đáp án ghi vào bảng nhỏ rõ ràng. Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ, không có đáp án hoặc trả lời sai sẽ không có điểm. * Phần 2: Vượt chướng ngại vật (giải ô chữ hóa học). Giáo viên xây dựng ô chữ (gồm hàng ngang và ô chữ bí mật. Ô chữ hàng ngang có số ô chữ (chữ cái) khác nhau. Trong các ô chữ hàng ngang đó sẽ có các gợi ý để các đội trả lời. Mỗi đội sẽ lần lượt lựa chọn ô chữ hàng ngang để trả lời, các đội khác cũng có quyền tham gia trả lời cùng với đội được quyền lựa chọn ô chư. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi ô ngang là 20 giây. Sau 20 giây, đội nào trả lời đúng sẽ được 5đ/1 ô, riêng đội đang được quyền lựa chọn ô chữ mà trả lời đúng sẽ được 10đ. Nếu các đội đều không trả lời đúng, ô chữ sẽ không được mở ra và quyền trả lời sẽ thuộc về khán giả. Ô chữ bí mật chỉ được quyền trả lời khi đã có ít nhất 4 ô chữ hàng ngang được lựa chọn. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 4 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 30đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có5 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 25đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 6 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 20đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 7 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 15đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nếu đội nào xin trả lời chữ bí mật mà trả lời đúng khi có 8 ô hàng ngang đã được lựa chọn thì sẽ được 10đ; nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Các đội xin trả lời ô hàng dọc phải giơ tay để báo hiệu với Ban giám khảo. Trường hợp có nhiều đội cùng lúc xin trả lời ô chữ bí mật, Ban giám khảo sẽ quan sát cụ thể và đưa ra quyết định việc cho đội nào trả lời. Khi cả 8 ô hàng ngang đã được lựa chọn, Ban tổ chức sẽ đưa ra gợi ý, đội nào xin trả lời nhanh nhất mà trả lời đúng sẽ được 10đ. Nếu sai, phần trả lời sẽ dành cho đội khác. Nếu cả 8 ô đã được lựa chọn mà không có đội nào trả lời ô chữ bí mật, phần trả lời sẽ thuộc về khán giả. 17
- * Phần 3: Giao lưu giữa các đội. Giáo viên chia 4 đội chơi thành 2 cặp để giao lưu, thách đố với nhau về tri thức. Đội 1 với đội 2 làm một cặp, đội 3 và đội 4 làm một cặp. Các đội ra câu hỏi đổi xứng nhau, giáo viên theo dõi đóng vai trò cố vấn và đánh giá câu hỏi cũng như phần trả lời của các đội. Có 3 giám khảo chấm phẩn này.. d. Tổng kết nội dung buổi ngoại khóa: Thư kí tổng kết điểm, Ban tổ chức công bố điểm, trao giải cho các đội chơi I.5. Thu thâp, tổng hợp các sản phẩm của học sinh: 1. Đối với bài 43: “Hóa học và vấn đề phat triển kinh tế” * Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường (Hình ảnh minh họa phần phụ lục) * Sản phẩm của 4 nhóm học sinh: + Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn đề vai trò của năng lượng và nguyên liệu đối với sự phát triển kinh tế ". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra được nhiều hình ảnh để minh chứng cho vai trò của năng lượng và nhiên liệu. Nhóm cũng đã liên hệ thực tế vấn đề năng lượng và nguyên liệu trên đia bàn huyện Yên Khánh: khai thác đá, than….liên hệ ô nhiễm môi trường. + Sản phẩm thứ hai: Nhóm 2 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề đang đặt ra về năng lượng và nhiên liệu”.Nhóm 2 đã dẫn dắt vào vấn này bằng một loạt những hình ảnh sống động từ đó rút ra những vấn đề cấp bách về năng lượng và nhiên liệu đang là sự quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới cũng như liên hệ với địa phương + Sản phẩm thứ ba: Nhóm 3 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề vai trò của vật liệu và vấn đề vật liệu đang đặt ra cho nhân loại”. Nhóm đã đưa ra các hình ảnh chứng minh đầy thuyết phục để dẫn dắt về vai trò của vật liệu và những vấn đề đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay, liên hệ với thực tế địa phương một cách khéo léo về tình trạng khai thác và sử dụng vật liệu trên địa bàn Yên Khánh - Ninh Bình do hoạt động sản xuất xây dựng...Nhóm cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục + Sản phẩm thứ tư: Nhóm 4 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài " Vai trò của hóa học với vấn đề vật liệu". Nhóm 4 đã trình bày vai trò quan trọng của hóa học kết hợp với các khoa học khác góp phần vô cùng to lớn vào giải quyết vấn đề vật liệu, tạo ra nhiều vật liệu mới thay thế những vật liệu có sãn trong tự nhiên. Nhóm 4 chủ yếu tập trung sưu tầm và trình bày các biện pháp sử dụng vật liệu hợp lý để góp phần bảo vệ môi trường. 2. Đối với bài 44:"Hóa học và vấn đề xã hội”: * Bài kiểm tra của học sinh (Hình ảnh minh họa phần phụ lục) * Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường (Hình ảnh minh họa phần phụ lục) * Sản phẩm của 3 nhóm học sinh: + Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1: Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn đề lương thực và thực phẩm". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra được nhiều 18
- hình ảnh để minh chứng cho vai trò của lương thực thực phẩm đối với cuộc sống, vấn đề lương thực thực phẩm đang đặt ra và vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn đề này.. Nhóm cũng đã liên hệ thực tế ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đia bàn huyện Yên Khánh do do đốt rơm rạ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý...và đưa giải pháp chống ô nhiễm môi trường. + Sản phẩm thứ hai: Nhóm 2 là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề may mặc”. Nhóm đã nêu lên vai trò của may mặc, vấn đề đặt ra và vai trò của hóa học góp phần giải quyết vấn đề may mặc, liên hệ với địa phương. + Sản phẩm thứ ba: Nhóm 3 là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người”. Với cách thức khác với hai nhóm trước, nhóm 3 đưa ra các hình ảnh chứng minh đầy thuyết phục để dẫn dắt về vấn đề dược phẩm, về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, vai trò của hóa học góp phần để bảo vệ sức khỏe, liên hệ với thực tế về các tệ nạn xã hội mà học sinh trên địa bàn hay mắc phải, Nhóm cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. 3. Đối với bài 45:"Hóa học và vấn đề môi trường: * Bài kiểm tra của học sinh * Một số hình ảnh và video về môi trường, ô nhiễm môi trường * Sản phẩm của 4 nhóm học sinh: + Sản phẩm thứ nhất: Nhóm 1 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài "Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí". Trong bài thuyết trình nhóm đã đưa ra được nhiều hình ảnh để minh chứng cho một số hiện tượng ô nhiễm không khí. Nhóm đã rút ra nhận xét về không khí sạch và không khí bị ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của ô nhiễm môi trường khống khí tới đời sống của sinh vật. Nhóm cũng đã liên hệ thực tế ô nhiễm môi trường không khí trên đia bàn huyện Yên Khánh do nhà máy, do đốt rơm rạ...và đưa giải pháp chống ô nhiễm môi trường không khí. + Sản phẩm thứ hai: Nhóm 2 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề ô nhiễm môi trường nước”.Nhóm 2 đã dẫn dắt vào vấn đề ô nhiễm môi trường nước bằng một loạt những hình ảnh sống động về ô nhiễm môi trường nước và một video về ô nhiễm môi trường biển từ đó rút ra nhận xét về nước sạch, nước bị ô nhiễm và tác hại của nó, nguồn gây ô nhiễm nước, tác hại của ô nhiễm môi trường nước, liên hệ với địa phương và đưa ra giải pháp chống ô nhiễm môi trường nước, liên hệ tới đại dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N1 lây lan nhanh do ô nhiễm môi trường nước, Ô nhiễm MT nước ở một số khu du lịch ở Ninh Bình. + Sản phẩm thứ ba: Nhóm 3 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài: “Vấn đề ô nhiễm môi trường đất”. Với cách thức khác với hai nhóm trước, nhóm 3 nêu khái niệm ô nhiễm môi trường đất, phân biệt đất sạch với đất bị ô nhiễm từ đó đưa ra các hình ảnh chứng minh đầy thuyết phục để dẫn dắt đến nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, tác hại (đại dịch cúm gia cầm...) và biện pháp chống ô nhiễm môi trường đất, liên hệ với 19
- thực tế địa phương một cách khéo léo về tình trạng ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn Yên Khánh - Ninh Bình do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi...Nhóm cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục và một số mô hình chăn nuôi sạch, sản xuất nông nghiệp sạch. + Sản phẩm thứ tư: Nhóm 4 Là bản thuyết trình sử dụng Powerpoint, đề tài " Vai trò của hóa học với vấn đề chống ô nhiễm môi trường". Nhóm 4 đã trình bày vai trò quan trọng của hóa học kết hợp với các khoa học khác góp phần vô cùng to lớn vào chống ô nhiễm môi trường. Nhóm 4 chủ yếu tập trung sưu tầm và trình bày các biện pháp xử lý khí thải, nước thải, rác thải, các mô hình xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời nhóm cũng đã đưa ra cách xử lý chất thải trong quá trình học tập hóa học 4. Đối với hoạt động ngoại khóa: Hệ thống câu hỏi giao lưu của 4 đội Câu hỏi của đội 1 dành cho đội 2: Theo bạn, môn Hóa đem lại cho bạn những điều bổ ích gì? Câu hỏi của đội 2 dành cho đội 1: Bạn có mơ ước trở thành một Mendeleep thứ hai không? Nếu muốn trở thành con người như vậy, bạn sẽ phải chuẩn bị những gì? Câu hỏi của đội 3 dành cho đội 4: Tại sao vào vụ mùa (ở Bắc Bộ), người nông dân thường bón lượng đạm cho cây trồng ít hơn so với vụ chiêm? Câu hỏi của đội 4 dành cho đội 3: Nếu bạn học tốt môn Hóa, bạn sẽ lựa chọn thi đại học trường nào? Tại sao? Việc tổng hợp các sản phẩm của học sinh giúp giáo viên đánh giá chính xác hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Như các bạn đã biết, không khí là yếu tố quan trọng giúp duy trì sự sống của sinh vật, nhưng đó phải là không khí sạch. Vậy không khí sạch là gì? Đó là không khí thường có tỉ lệ là: 87% N2 , 21%O2 và lượng nhỏ CO2, hơi nước. Cùng với sự phát triển của kinh tế, những nhu cầu đa dạng của con người, dân số tăng nhanh dẫn tới môi môi trường sống ngày càng ô nhiễm trong đó đặc biệt nghiêm trọng là ô nhiễm không khí. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Đó là khi không khí chứa quá nhiều các khí CO2 , CH4, CO, NH3, …và một số vi khuẩn gây bệnh. Không khí bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân chủ quan. Sự phát triển kinh tế quá nhanh, khai thác tài nguyên cạn kiệt, nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường lượng khí thải vô cùng lớn. Các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thuyền…) cũng đóng góp một lượng khí thải lớn, khiến môi trường ngày càng ô nhiễm. Bên cạnh đó những đồ dùng hàng ngày (tủ lạnh, máy khử mùi…) cũng tạo nên lượng khí thải đặc biệt nguy hiểm phá vỡ tầng ozon. Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, rác thải nông nghiệp chưa được tận dụng xử lí đúng cách cũng tạo ra lượng khí thải lớn. Kính thưa các thầy cô giáo! Thưa các bạn! Từ lâu, các nhà hoạt động về môi trường đã cảnh báo mối nguy hại từ hiện tượng không khí bị ô nhiễm. Trái đất đang nóng lên từng ngày, làm băng ở Bắc cực và Nam cực tan chảy dẫn tới hiện tượng nước biển dâng, nguy cơ nhiều vùng đất thấp của thế giới sẽ biến mất. Khí độc mà 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 194 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 33 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh
51 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
16 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh
31 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT
42 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn