Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp học sinh Trường THPT Quỳ Hợp giảm áp lực trong học tập
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Một số giải pháp giúp học sinh Trường THPT Quỳ Hợp giảm áp lực trong học tập" được hoàn thành với mục tiêu nhằm giúp học sinh có những lựa chọn phù hợp trong cách thức học tập, học tập kết hợp với tham gia các hoạt động khác để giảm áp lực học tập mà hiệu quả học tập không bị giảm sút; Đề tài giúp thay đổi nhận thực của phụ huynh trong cách quan tâm, giáo dục, động viên học sinh phù hợp, để học sinh không cảm thấy mình đơn độc trên hành trình học tập để khẳng định bản thân, thực hiện mơ ước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp học sinh Trường THPT Quỳ Hợp giảm áp lực trong học tập
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP GIẢM ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP ===== ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP GIẢM ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Tác giả: 1. NGUYỄN THỊ HẰNG 2. NGUYỄN VĂN QUANG Tổ bộ môn: Ngữ văn, Toán học SĐT: Nguyễn Văn Quang - 0983982101 Nguyễn Thị Hằng - 0967479980 NĂM HỌC: 2023-2024
- MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 III. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG .......................................................................... 2 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN ......................................... 2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 2 VI. TÍNH MỚI CÚA ĐỀ TÀI ............................................................................ 2 PHẦN 2: NỘI DUNG .......................................................................................... 3 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 3 1. Áp lực học tập là gì? ...................................................................................... 3 2. Nguyên nhân .................................................................................................. 3 3. Hậu quả của áp lực học tập kéo dài ............................................................... 3 4. Thực trạng về áp lực học tập của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp. ........... 4 4.1. Khảo sát thực trạng .................................................................................. 4 4.2. Kết luận .................................................................................................... 5 II. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP ............... 6 1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp ............................................................... 6 1.1. Đảm bảo cho HS được tương tác trong quá trình thực hiện các hoạt động để có cơ hội giải tỏa áp lực............................................................. 6 1.2. Đảm bảo cho HS được trải nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện giải pháp .................................................................................................. 6 1.3. Chú ý tác động lên cả quá trình tự nhận thức của HS trong quá trình thực hiện giải pháp: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi .. 7 Giải pháp 1: Giảm áp lực học tập thông qua phương thức khám phá............ 7 Giải pháp 2: Giảm áp lực học tập thông qua phương thức thể nghiệm, tương tác . 7 Giải pháp 3: Giảm áp lực học tập thông qua hoạt động tình nguyện ............. 8 2. Đề xuất và áp dụng các giải pháp giúp giảm áp lực trong học tập cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp. ............................................................................ 8 2.1. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua phương thức khám phá .... 8
- 2.2. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua phương thức thể nghiệm, tương tác. ............................................................................................... 16 2.3. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua hoạt động tình nguyện.... 27 2.4. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề............................................................................................. 29 2.5. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua hoạt động phối kết hợp .. 31 2.6. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua phương thức phát triển sở thích. ................................................................................................. 34 III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ....................................................... 35 PHẦN 3. KẾT LUẬN ........................................................................................ 39 1. Khả năng áp dụng của giải pháp. ................................................................. 39 2. Những khó khăn khi thực hiện giải pháp. .................................................... 39 3. Hướng phát triển của đề tài. ......................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 41 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ GV : Giáo viên GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh KS : Khảo sát SHL : Sinh hoạt lớp THPT : Trung Học Phổ Thông TNHT : Trải nghiệm học tập
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh nào cũng đều phải đối mặt. Áp lực thực chất là sự dồn nén của các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống. Nhìn ở góc độ tích cực, áp lực có khả năng thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập. Khi có áp lực, học sinh sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề. Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích. Theo các chuyên gia nghiên cứu hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp. Vì áp lực thành tích và việc chọn ngành chọn nghề trong tương lai, nhiều bậc phụ huynh còn bắt con học thêm quá nhiều. Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm ở nhà thầy cô giáo hoặc ở các trung tâm, và tham gia vào các khóa học kỹ năng. Ngoài ra để nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều trường cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra giữa kì, cuối kì dưới hình thức khảo sát chất lượng hoặc kiểm tra tập trung như một kì thi... Mặt khác từ trước đến nay trong tư tưởng của số đông phụ huynh và thầy cô giáo, một học sinh được đánh giá cao là học sinh đó phải giỏi các môn văn hóa. Chính điều đó cũng làm cho phụ huynh luôn muốn con mình học giỏi các môn văn hóa, nên không muốn con tham gia các hoạt động thuộc về thể chất, giải trí... Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân. Đó cũng là thực trạng phổ biến đối với học sinh ở Trường THPT Quỳ Hợp, làm học sinh luôn trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến thể lực và trí lực. Với vai trò là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, đồng thời cũng là một phụ huynh có con đang học THPT, tôi nghĩ việc học tập để khẳng định bản thân, thực hiện mục tiêu, mơ ước của học sinh và mong muốn của gia đình là điều hoàn toàn chính đáng. Nhưng học tập như thế nào để giảm áp lực trong học tập cho học sinh, giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập và cuộc sống, được sống đúng với lứa tuổi của mình, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra mà vẫn đạt được mục tiêu định hướng cho tương lai của học sinh là một điều rất cần thiết, đáng được gia đình, thầy cô, nhà trường và xã hội quan tâm. Xuất phát từ thực trạng đó tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh Trường THPT Quỳ Hợp giảm áp lực trong học tập”. Với mong muốn góp phần giúp học sinh vượt qua được những khó khăn phải đối mặt trong học tập và thi cử trong bối cảnh mới. 1
- II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đề tài giúp học sinh có những lựa chọn phù hợp trong cách thức học tập, học tập kết hợp với tham gia các hoạt động khác để giảm áp lực học tập mà hiệu quả học tập không bị giảm sút - Đề tài giúp thay đổi nhận thực của phụ huynh trong cách quan tâm, giáo dục, động viên học sinh phù hợp, để học sinh không cảm thấy mình đơn độc trên hành trình học tập để khẳng định bản thân, thực hiện mơ ước. - Đề tài giúp GVBM nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới cách dạy để giảm áp lực trong học tập và đạt được hiểu quả học tập tốt cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. - Đề tài giúp gắn kết giáo viên chủ nhiệm với học sinh, giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Từ đó giúp công tác chủ nhiệm cũng thuận lợi hơn III. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG - Là HS lớp 10 trường THPT Quỳ Hợp năm học 2023-2024 IV. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN - Từ đầu học kì I năm học 2023-2024 đến nay chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng giải pháp. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp khảo sát. - Phương pháp phân tích, so sánh VI. TÍNH MỚI CÚA ĐỀ TÀI - Sử dụng các phương pháp học tập kết hợp với trải nghiệm thực tiễn, tương tác, tạo hứng thú cho học sinh với mục đích làm giảm áp lực. - Học tập gắn với việc phát huy sở thích giúp học sinh thích thú vì được học thay vì phải học, tạo cảm giác thoải mái, giảm áp lực cho học sinh - Các phương pháp được kết hợp một cách hợp lí, nâng cao được hiệu quả của đề tài - Khả năng ứng dụng của để tài vào thực tiễn rất cao 2
- PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Áp lực học tập là gì? Áp lực học tập là cảm thấy căng thẳng hoặc tạo ra một loạt áp lực tinh thần do nhiều yếu tố có thể làm tăng sự lo lắng trong quá trình học tập. Điều này có thể bao gồm áp lực từ gia đình, xã hội, hoặc chính bản thân người học. 2. Nguyên nhân Áp lực học tập có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: - Kỳ vọng gia đình: Áp lực từ gia đình, đặc biệt là kỳ vọng của cha mẹ, có thể là một nguồn gốc chính của áp lực học tập. Cha mẹ thường mong muốn con cái đạt thành tích xuất sắc để có cơ hội tốt hơn trong tương lai. - Áp lực xã hội: Xã hội có thể tạo ra áp lực lớn thông qua cuộc thi, so sánh, và cạnh tranh. Các yếu tố như danh tiếng, địa vị xã hội, hoặc cơ hội nghề nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra áp lực học tập. - Kỳ thi và đánh giá: Áp lực lớn thường đến từ kỳ thi quan trọng hoặc đánh giá khó khăn. Sự sợ hãi về việc không đạt được kết quả tốt có thể tạo ra áp lực lớn. - So sánh với người khác: So sánh bản thân với bạn bè có thể dẫn đến áp lực để đạt được thành tích tương tự hoặc vượt qua họ. - Lo sợ thất bại: Sợ thất bại hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của người khác có thể tạo ra áp lực cảm xúc và tinh thần. - Tương quan giữa học tập và tương lai: Niềm tin rằng thành công trong học tập sẽ tạo ra tương lai tốt hơn có thể dẫn đến áp lực học tập. - Tự áp lực: Người học có thể tự tạo ra áp lực bằng cách đặt ra kỳ vọng quá cao cho bản thân hoặc cảm thấy không bao giờ đủ hoàn hảo. Những nguyên nhân này có thể tương tác và tạo ra một môi trường áp lực học tập đối với nhiều người. Điều quan trọng là quản lý áp lực học tập một cách cân bằng để đảm bảo sức khỏe tinh thần và tạo điều kiện cho sự phát triển và học tập bền vững. 3. Hậu quả của áp lực học tập kéo dài Áp lực học tập có thể gây ra nhiều hậu quả đối với tâm lý, tinh thần, và sức khỏe của học sinh. Dưới đây là một số hậu quả phổ biến của áp lực học tập: - Stress và lo âu: Áp lực học tập thường dẫn đến tăng cường stress và lo âu. Học sinh có thể trải qua áp lực tinh thần do kỳ vọng của bản thân hoặc của người khác, cảm thấy lo lắng về kết quả học tập, và có thể khó chịu, căng thẳng suốt thời gian học. 3
- - Sức khỏe tâm lý: Áp lực học tập quá mức có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự ti, cảm giác bất ổn tinh thần, và thậm chí cảm giác tuyệt vọng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần lạc quan và sự tự tin của học sinh. - Thiếu ngủ và sức khỏe vận động: Cố gắng đối phó với áp lực học tập có thể dẫn đến thiếu ngủ và thiếu thời gian cho việc vận động. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của học sinh. - Mối quan hệ xã hội: Áp lực học tập có thể khiến học sinh cảm thấy căng thẳng và ít thời gian dành cho bạn bè và mối quan hệ xã hội. Điều này có thể làm suy giảm mối quan hệ và tạo ra cảm giác cô đơn. - Giảm sáng tạo và sự tò mò: Áp lực học tập đặt nhiều yêu cầu cụ thể và có thể làm suy giảm sự sáng tạo và tò mò của học sinh. Họ có thể tập trung vào việc học những thông tin cụ thể thay vì khám phá và học hỏi theo cách tự nhiên. - Burnout: Trong trường hợp áp lực học tập kéo dài và quá mức, học sinh có thể trải qua cảm giác burnout, tức là sự kiệt sức về tinh thần và tâm trạng thất vọng liên tục. - Tình trạng sức khỏe tổng thể: Áp lực học tập có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của học sinh, bao gồm cả sức kháng, hệ tiêu hóa, và hệ thần kinh. Để đối phó với hậu quả của áp lực học tập, quan trọng để có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, và giáo viên. Học sinh cũng nên học cách quản lý thời gian, thiết lập mục tiêu hợp lý, và biết cân bằng giữa việc học và thư giãn để bảo vệ sức khỏe tâm lý và tinh thần của mình. 4. Thực trạng về áp lực học tập của học sinh Trường THPT Quỳ Hợp. 4.1. Khảo sát thực trạng - Đối tượng khảo sát: 237học sinh khối 10, và 30 giáo viên 129 phụ huynh Trường THPT Quỳ Hợp Mẫu 1: Dành cho học sinh (Tích vào câu trả lời phù hợp nhất) Rất Áp Ít Không Câu hỏi áp lực lực áp lực áp lực 1.Em có bị áp lực trong học 67% 21% 7% 5% tập không? 2. Theo em nguyên nhân nào Kì vọng Kì vọng Kì vọng Xu thế thi cử tạo ra áp lực trong học tập của thầy của gia của bản trong những của học sinh Trường THPT cô đình thân năm gần đây. Quỳ Hợp? 5% 3 4% 31% 30% 3. Nhà trường và gia đình đã Rất Đã Ít Không quan tâm nhiều đến vấn đề quan tâm quan tâm quan tâm quan tâm áp lực học tập của học sinh chưa? 6% 33% 56% 5% 4
- Mẫu 2: Dành cho giáo viên (Tích vào đáp án phù hợp nhất) Rất Áp Ít Không Câu hỏi áp lực lực áp lực áp lực 1.Theo thầy cô học sinh Trường THPT Quỳ Hợp có bị 34% 42% 13% 11% áp lực trong học tập không? 2. Theo thầy cô nguyên nhân Sự kì Sự kì vọng Sự kì Xu thế thi cử dẫn đến học sinh chịu áp lực vọng của của thầy vọng của trong những trong học tập là gì? phụ cô bản thân năm gần đây? huynh 34% 4% 37% 25% 3. Theo thầy/ cô nhà trường Rất quan Đã quan Ít quan Không quan và thầy cô đã quan tâm đến tâm tâm tâm tâm việc học sinh chịu nhiều áp 3% 45% 48% 4% lực trong học tập chưa? Mẫu 3: Dành cho phụ huynh (Tích vào đáp án phù hợp nhất) Rất Áp Ít Không Câu hỏi áp lực lực áp lực áp lực 1.Theo phụ huynh con/em của phụ huynh có phải chịu 28% 38% 11% 27% áp lực trong học tập, không? 2.Nguyên nhân nào khiến các Kì vọng Kì vọng Kì vọng Xu thế thi cử con chịu nhiều lực trong học của bố của thầy của bản trong những tập? mẹ cô thân năm gần đây? 35% 11% 33% 21% 3.Phụ huynh đã quan tâm Rất quan Đã quan Ít quan Không quan đến vấn đề con mình phải tâm tâm tâm tâm chịu áp lực trong học tập 7% 21% 55% 17% chưa? 4.2. Kết luận 4.2.1. Thự c trạ ng - Đa số học sinh đều cảm thấy mình bị áp lực trong học tập - Đa số thầy cô đều cảm thấy học sinh chịu áp lực nhiều trong học tập - Đa số phụ huynh đều cảm thấy con, em mình bị áp lực trong học tập 5
- - Đa số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến vấn đề học sinh phải chịu áp lực trong học tập 4.2.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ yếu là do kì vọng của bản thân và gia đình - Nhiều phụ huynh chỉ chú ý nhiều đến thể chất của con, cho con ăn uống no đủ là được mà chưa quan tâm đến vấn đề tinh thần, cảm xúc của các con, - Ngoài ra xu thế thi cử trong những năm gần đây cũng gây áp lực cho học sinh trong việc học tập. Từ thực trạng trên có thể kết luận, việc tìm ra một số giải pháp phù hợp để giảm áp lực học tập cho học sinh là hết sức cấp thiết. II. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM ÁP LỰC TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp Trong quá trình sử dụng các giải pháp làm giảm áp lực trong học tập cho học sinh cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1.1. Đảm bảo cho HS được tương tác trong quá trình thực hiện các hoạt động để có cơ hội giải tỏa áp lực Tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống. Tương tác trong dạy học là sự tác động qua lại giữa các chủ thể người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học. Cốt lõi của các giải pháp giúp học sinh giảm áp lực trong học tập là thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực địa, phối kết hợp, trò chơi kết hợp ..., những trải nghiệm đó sẽ được tiến hành tập thể, nhóm, ngoài nhà trường hoặc trong nhà trường, trong lớp học hoặc ngoài giờ lên lớp. Vì thế, học sinh sẽ có cơ hội để tương tác với nhau là điều tất yếu. Trong hoạt động các hoạt động giáo dục, có nhiều môn học , hoạt động có các mối quan hệ tương tác của học sinh rất đa dạng: nhập vai, thảo luận; hỏi - đáp; hội thảo, hoạt động cộng đồng,.. Giáo viên, phụ trách đoàn, trưởng nhóm... cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm để đạt được mục tiêu của các giải pháp giúp đạt được hiệu quả đề ra 1.2. Đảm bảo cho HS được trải nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện giải pháp Quan điểm khi xây dựng các giải pháp giảm áp lực trong học tập là "mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống". Trong quá trình thực hiện các giải pháp giáo dục, học sinh có thể tham gia nhiều hình thức trải nghiệm thực tiễn cuộc sống khác nhau. Trong đó, trải nghiệm có chiều sâu là hình thức HS được tham gia vào các hoạt động, tự đặt mình vào tình huống, hóa thân vào các nghề nghiệp, nhân vật, vị trí xã hội.. để nhận thức về những mặt mạnh, điểm yếu của chính mình. 6
- Áp lực học tập chỉ trở nên tích cực, tức học sinh biết biến áp lực thành động lực chỉ khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Giúp các em tự tin về bản thân, từ đó áp lực trong học tập cũng được cân bằng hợp lí Trong quá trình hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, GV cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp sao cho HS có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác, biết đánh giá mọi người và đánh giá chính mình; biết tự đặt mình vào những tình huống cụ thể để tự nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong tâm hồn, tính cách của chính bản thân mình. 1.3. Chú ý tác động lên cả quá trình tự nhận thức của HS trong quá trình thực hiện giải pháp: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi Việc thực hiện các giải pháp để giảm áp lực trong học tập cho HS không thể đạt được hiệu quả trong “ngày một, ngày hai" mà đòi hỏi cả quá trình: từ nhận thức đến hình thành thái độ và thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Mục đích cao nhất của thông qua các hoạt động giáo dục để giảm áp lực trong học tập là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời, có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, GVBM, GVCN, người quản lí cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới. Khi thay đổi được theo hướng tích cực thì áp lực học tập sẽ không còn nữa mà sẽ biến thành động lực, sự hứng phấn. Ví dụ: GV tổ chức cho HS thực hiện trải nghiệm theo trình tự các bước như san: Giải pháp 1: Giảm áp lực học tập thông qua phương thức khám phá HS được trải nghiệm những điều mới mẻ thú vị trong cuộc sống, được trải nghiệm thông qua thực hành vận dụng, được vận dụng kiến thức ngoài đời sống vào thực tiễn và được dùng kiến thức trong sách vở ra ngoài đời sống. Tự mình trả lời được những băn khoán thắc mắc, những tình huống đặt ra trong học tập và cuộc sống. Sự khám phá mới mẻ đó là bước đêm đầu tiên giúp các em hứng thú hơn với học tập. Giải pháp 2: Giảm áp lực học tập thông qua phương thức thể nghiệm, tương tác Bằng việc được trải nghiệm, đối thoại, giải đáp, học sinh nhận thức được mình là ai và mình cần gì? Từ đó có định hướng học tập và nghề nghiệp phù hợp nên áp lực cho việc học cũng được giảm xuống. 7
- Giải pháp 3: Giảm áp lực học tập thông qua hoạt động tình nguyện HS nhận thức được vai trò của môi trường sống- thấy rõ thực trạng môi trường sống trên thế giới nói chung, huyện Quỳ Hợp nói riêng - tiến tới hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp cho mỗi người, cho cộng đồng. Giúp học sinh thấy được giá trị của bản thân, từ đó có động lực để học tập, việc học tập trở nên có ý nghĩa với học sinh. Vì thế việc học đã trở thành động lực chứ không còn là áp lực. Như vậy, thông qua việc tổ chức các giải pháp phù hợp, chúng ta có thể tác động lên cả quá trình tự nhận thức của HS, từ khâu nhận thức đến việc thay đổi hành vi. Vì thế khi thực hiện các giải pháp GV cần tuân thủ nguyên tắc này để phát huy được hiệu quả đối với người học. 2. Đề xuất và áp dụng các giải pháp giúp giảm áp lực trong học tập cho học sinh Trường THPT Quỳ Hợp. 2.1. Giảm áp lực học tập cho học sinh thông qua phương thức khám phá 2.1.1. Hoạ t đ ộ ng họ c tậ p trả i nghiệ m - Hoạt động học tập trải nghiệm là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của học tập trải nghiệm là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy, ở xa nơi các em đang sống, học tập. Giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính mình. Học sinh cũng có thể được trải nghiệm trong các giờ học, hoặc các hoạt động giáo dục khác ngoài lớp học ngay tại trường thông qua hình thức thực hành… - Nội dung học tập trải nghiệm có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, học tập gắn với thực tiễn đời sống với việc tham quan các nhà máy sản xuất, sửa chữa cơ khí.... Các lĩnh vực học tập trải nghiệm có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo, trải nghiệm trong các tiết học tại lớp học, trường học thông qua hình thức thực hành, đóng vai, trải nghiệm qua các tiết học hoặc hoạt động tuyên truyền giáo dục… - Các hình thức học tập trải nghiệm đã sử dụng để giảm áp lực học tập cho học sinh tại Trường THPT Quỳ Hợp: + Trải nghiệm học tập thông qua hình thức tham quan, dã ngoại Năm học 2023-2024, Nhà trường kết hợp với hội phụ huynh tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm vào ngày 10/11/2023 trong thời gian 1 ngày cho học sinh 3 khối với hai điểm đến Lam Kinh Thanh Hóa và Nghĩa Đàn Nghệ An. Hoạt 8
- động trải nghiệm học tập với các hoạt động tham quan các di tích lịch sử, trang trại bò giống TH Nghĩa Đàn, nhà máy sản xuất sữa TH và những hoạt động vui chơi thú vị khác. Hình ảnh: Một số hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh Hoạt động tham quan, dã ngoại giúp các em có thêm những hiểu biết về nhiều vùng đất mới, về các nét đẹp văn hóa của các địa phương, di tích lịch sử, nhà máy... Qua đó bồi đắp cho các bạn về tình yêu quê hương đất nước. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa hình thức học tập giúp học sinh thêm hứng thú, tạo môi trường tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi giữa học sinh trong trường, nâng cao sự tự tin và khả năng giao tiếp, khả năng tự nhận thức, từ đó giúp học sinh giảm được áp lực trong học tập. + Trải nghiệm học tập thông qua hoạt động thực hành ở các môn học. Trong môn Ngữ văn, khi dạy bài Văn bản thông tin, phần thực hành viết “giới thiệu một địa chỉ văn hóa ở địa phương em”, học sinh đã giới thiệu về các món ăn đặc trưng của địa phương do HS tự làm, các di tích lịch sử đền Le, đền Choọng ở địa phương được các em tìm hiểu. Trong chuyên đề Sân khấu hóa tác phẩm văn học, học sinh được trải nghiệm thông qua các hoạt động thực hành đóng vai ca sĩ, diễn viên, nhà viết kịch, nhạc sĩ... giúp các em có những trải nghiệm học tập thú vị và bổ ích. Hình ảnh: Học sinh TNHT thông qua hoạt động thực hành giới thiệu một địa chỉ văn hóa ở địa phương 9
- Hình ảnh: HS đóng vai ca sĩ, diễn viên trong tiết học chuyên đề sân khấu hóa Trong môn sinh học, GV cho học sinh trải nghiệm thông qua hoạt động thực hành chế biến, sản xuất đồ ăn, vật dụng trong sinh hoạt. Hình ảnh: Trải nghiệm thực hành môn Sinh học Việc trải nghiệm học tập tại trường giúp tất cả học sinh có thể tham gia được mà vẫn tạo được hứng thú cho các em giúp các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhang, góp phần giảm áp lực không chỉ trong môn học của mình mà còn lan tỏa sự tích cực cho những môn học khác. + Trải nghiệm học tập thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục Cách thức thực hiện: Nhà trường phối kết hợp với Đoàn trường, GVCN, các tổ chức khác ngoài nhà trường như công an, bộ đội, viện kiểm sát, tòa án nhân dân huyện.... tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về an toàn giao thông, pháp luật, phòng cháy chữa cháy.... Cho học sinh trải nghiệm thông qua các hình thức đóng vai, hoặc quan sát, lắng nghe... việc tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt cảnh, qua những câu chuyện, qua những người thật việc thật giúp học sinh có những thời gian được vận động, được khám phá, được thoải mái thưởng thức và thể hiện bản thân giúp các em có thêm năng lượng để học tập, giải tỏa được những căng thẳng, lo âu thường nhật 10
- Hình ảnh: HS được TNHT hoạt động phòng cháy, chữa cháy ngay tại sân trường Hình ảnh: HS TNHT hoạt động tuyên truyền pháp luật qua phiên tòa giả định + Trải nghiệm học tập thông qua hoạt động nhân đạo Cách thức thưch hiện: GVCN phối kết hợp với Nhà trường, Đoàn trường tổ chức và động viên học sinh tham gia các hoạt động nhân đạo tại trường học hoặc các đơn vị khác ngoài nhà trường trên địa bàn như; Bệnh viện, Huyện đoàn, các gia đình học sinh.... Trong năm học 2023-2023 trường đã phối kết hợp tổ chức được các hoạt động nhân đạo để học sinh được trải nghiệm như; Ngày 25/9/ Đoàn trường THPT Quỳ Hợp phối hợp với trung tâm y tế huyện Qùy Hợp tổ chức chương trình “Vầng Trăng Yêu Thương ” đầy ý nghĩa và ấm áp cho các em nhỏ đang bị bệnh phải nằm viện vào đúng dịp Trung thu. 11
- Hình ảnh: HS TNHT qua hoạt động nhân đạo trao quà cho các em nhỏ bị bệnh Ngày 02/02/2024, Nhà trường kết hợp với Đoàn trường tổ chức hoạt động “Tết sum vầy”, với các hoạt động học sinh tự gói bánh chưng để trao cho các bạn học sinh nghèo vượt khó, mỗi đoàn viên hỗ trợ tối thiểu 10.000 để tặng 33 suất quà cho các bạn học sinh nghèo vượt khó, mở gian hàng quần áo cũ không đồng cho những bạn cần dùng đến lấy.... Hoạt động diễn ra sôi nổi, hào hứng và đầy ý nghĩa. Thông qua hoạt động nhân đạo ngoài việc giáo dục học sinh lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, còn giúp các em được giải tỏa căng thẳng sau một học kì học tập, kiểm tra cẳng, các em thấy được giá trị của bản thân, biết biến áp lực thành động lực trong việc học tập. (Có kế hoạch ở phần phụ lục) Hình ảnh: HS tham gia TNHT thông qua hoạt động nhân đạo “Tết sum vầy” Ngày 11/12/2023. Chiến dịch mùa đông ấm được Đoàn trường tổ chức để giúp HS nghèo có thể vượt qua mùa đông lạnh giá ở vùng núi nhờ tấm lòng ấm áp của bạn bè và thầy cô. Hoạt động được sự hưởng ứng tham gia gia của rất nhiều HS và GV trong trường. Thay mặt những tấm lòng thơm thảo. Đoàn trường và đại diện của ban giám hiệu nhà trường, học sinh đã đến trao quà tận nhà cho những HS có hoàn cảnh khó khăn. 12
- Hình ảnh: HS được đại diện ban giám hiệu nhà trường, đoàn trường, các bạn HS đến thăm nhà và trao quà “Mùa đông ấm” Để hoạt động học tập trải nghiệm đạt được hiệu quả cao, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là lên được kế hoạch hoạt động trải nghiệm phù hợp, có sự đề xuất, tư vấn với Nhà trường, Đoàn trường, GVBM để tổ chức thời điểm trải nghiệm học tâp, cách thức trải nghiệm học tập phù hợp. GVCN phải kết nối được với GVBM khi thực hiện hoạt động trải nghiệm học tập tại trường thông qua các môn học. Kết nối với phụ huynh, làm công tác tư tưởng để phụ huynh và học sinh thấy được sự cần thiết của việc tham gia hoạt động học tập trải nghiệm bằng tham quan, dã ngoại giúp giảm áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập và giúp học sinh có những môi trường học tập khác nhau để phát huy khả năng sáng tạo, năng động, thoải mái, nhẹ nhàng trong cách học, từ đó hiệu quả trong học tập cũng được cải thiện tốt hơn. 2.1.2. Hoạ t đ ộ ng thự c đ ị a. Hoạt động thực địa là phương pháp chính để thực hiện công tác khảo sát, điều tra. Vai trò của người GV là hướng dẫn HS về các bước tiến hành điều tra như: Quan sát, thu thập số liệu bằng cách nào? Ghi chép chúng ra sao? Có thể nói phương pháp thực địa là một trong những phương pháp mang đến kết quả học tập hiệu quả hiện nay. Phương pháp nghiên cứu thực địa chính là phương pháp định tính của thu thập dữ liệu thông qua quan sát, phân tích các yếu tố trong các môi trường tự nhiên hoặc môi trường xã hội. VD: Tìm hiều về môi trường địa phương, tìm hiểu, điều tra hoạt động của một xí nghiệp ở địa phương thì phải quan sát, tìm hiểu cơ sở nguyên nhiên liệu, dây chuyền sản xuất, thị trường tiêu thụ, hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, tìm hiểu tài nguyên rừng… Hoạt động thực địa rất phù hợp để dạy các môn trải nghiệm hướng nghiệp, giáo dục địa phương, sinh học, chuyên đề Ngữ văn... 13
- - Hiện nay, trong nghiên cứu thực địa thường được chia thành các giai đoạn sau: + Đội ngũ nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu. + Tiến hành nghiên cứu + Phân tích dữ liệu. + Đưa ra kết quả nghiên cứu. - Mục đích của việc tổ chức hoạt động thực địa ngoài việc mong muốn học sinh luôn có tâm thế phải muốn biết, có tư duy muốn tò mò, thắc mắc muốn biết, muốn hiểu. Và để biết, để hiểu HS cần phải trải nghiệm, phải tìm hiểu thực tế thay vì chỉ qua kiến thức mà GV truyền thụ. Mà còn mong muốn HS sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Giúp HS hứng thú với việc lĩnh hội kiến thức, vì thế việc học cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, hứng thú hơn, từ đó giúp HS giải tỏa được áp lực trong học tập - Cách thức thực hiện: GVCN phối kết hợp với Nhà trường GVBM tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thực địa khi học các môn Giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Lịch sử, địa lí, sinh học...(hiện nay ở trường chúng tôi GVCN đều được phân công dạy các môn Giáo dục địa phương và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, vì thế rất thuận lợi để thực hiện giải pháp này) Chúng tôi đã phối kết hợp với những GVBM như đã nói ở trên, sử dụng phương pháp hoạt động thực địa để giảm áp lực trong học tập cho học sinh với các lĩnh vực sau: Khi học Hoạt động trải nghiệm với chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự nhiên. Chúng tôi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thực địa với chủ đề: "Phân tích đánh giá thực trạng môi trường ở địa phương em" (nộp sản phẩm bằng video, cung cấp hình ảnh và viết bài báo cáo). Và để hoạt động thực địa đạt hiệu quả cao chúng tôi đã tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Thông báo kế hoạch đến học sinh. Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ đến học sinh. Mỗi lớp thực hiện một hoạt động thực địa với nội dung: "phân tích đánh giá thực trạng môi trường ở địa phương em" (Gợi ý: Học sinh có thể lựa chọn các vấn đề để tìm hiểu như: Môi trường đất, nguồn nước, không khí, môi trường sinh học...) + Thực trạng môi trường ở địa phương em diễn ra như thế nào? + Nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng môi trường ở địa phương em? + Đưa ra dự báo về sự thay đổi của môi trường tự nhiên trước tác động của con người? + Những giải pháp nào mà địa phương đã thực hiện để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường? + Bản thân nhận thấy mình cần làm gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường? 14
- Bước 3: Các lớp thực hiện nhiệm vụ bằng cách tham quan thực địa đến các địa điểm mà các em lựa chọn. Ghi lại kết quả thực địa từ các chuyến đi đó. Bước 4: Thu thập và xử lí kết quả thực địa Bước 5: Báo cáo kết quả bằng văn bản, video, hình ảnh. Hình ảnh: Khảo sát thực địa Ô nhiễm nguồn nước ở cầu Nậm Tôn (Môn TNHN) Như vậy, việc tham gia hoạt động thực địa sẽ giúp học sinh nâng cao ý thức tìm hiểu, phân tích thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và những tác động của con người đến môi trường tự nhiên. Đây là một hoạt động rất thiết thực khi các em phải đến tận nơi để khảo sát thực tế, có như vậy nguồn dữ liệu mới dồi dào và có chất lượng. Bên cạnh đó, khi cho học sinh tham quan thực địa các em sẽ hiểu tường tận hơn các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc nghiên cứu lúc đó các em sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn. Khi học Giáo dục địa phương với chủ đề 1: Tổ chức làng bản ở Nghệ An. Chúng tôi tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thực địa với chủ đề: " Giới thiệu về một bản của người dân tộc ở Châu Tiến hoặc Châu Hồng, Châu Lý...." (nộp sản phẩm bằng video, cung cấp hình ảnh và viết bài giới thiệu). Và để hoạt động thực địa đạt hiệu quả cao chúng tôi đã tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Thông báo kế hoạch đến học sinh. Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ đến học sinh. Mỗi lớp thực hiện một hoạt động thực địa với nội dung: " Giới thiệu về một bản của người dân tộc ở Châu Tiến hoặc Châu Hồng, Châu Lý...” (Gợi ý: thông tin về địa lí, thành phần dân cư, phương thức sản xuất, đời sống tinh thần, phong tục,…). + Xác định dân tộc nào, xã nào cần giới thiệu? + Thông tin địa lí của bản cần giới thiệu? + Thành phần dân cư như thế nào? + Phương thức sản xuất, đời sống tinh thần, phong tục tập quán ở đây có gì đặc biệt? 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả dạy – học môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh qua tiết 32 – Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy"
20 p | 428 | 77
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp nâng cao thành tích môn nhảy xa kiểu ưỡn thân
13 p | 320 | 48
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của Đoàn trường THPT Bá Thước 3
20 p | 411 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 10
11 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát huy tính tự chủ của học sinh lớp chủ nhiệm trường THPT Vĩnh Linh
12 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn toán THPT
57 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn