intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy giúp trẻ có được môi trường giao tiếp lành mạnh

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

143
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng của mọi nhận thức. Đây là một chân lý mà ít ai không biết tới. Điều này đặc biệt quan trọng với giới trẻ, nó định hướng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy vậy, để giúp trẻ có được những kĩ năng giao tiếp lành mạnh thì vai trò của cha mẹ và thầy cô là hết sức quan trọng. Dưới đây là 13 điều mà cha mẹ và thầy cô cần làm để giúp trẻ có được môi trường giao tiếp lành...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy giúp trẻ có được môi trường giao tiếp lành mạnh

  1. Hãy giúp trẻ có được môi trường giao tiếp lành mạnh Quá trình giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng của mọi nhận thức. Đây là một chân lý mà ít ai không biết tới. Điều này đặc biệt quan trọng với giới trẻ, nó định hướng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy vậy, để giúp trẻ có được những kĩ năng giao tiếp lành mạnh thì vai trò của cha mẹ và thầy cô là hết sức quan trọng. Dưới đây là 13 điều mà cha mẹ và thầy cô cần làm để giúp trẻ có được môi trường giao tiếp lành mạnh: 13 điều mà cha mẹ và thầy cô cần làm để giúp trẻ có được môi trường
  2. giao tiếp lành mạnh 1. Cha mẹ và thầy cô nên thể hiện tình yêu thương khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là khi trẻ buồn, khi trẻ gặp khó khăn trong học tập cũng như trong các mối quan hệ gia đình và trường học. Trẻ em ở tuổi hài nhi, hoạt động chủ đạo là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, chính vì thế mà cha mẹ cần phải thể hiện tình yêu thương của mình thông qua các giao tiếp xúc cảm bằng mắt, sự âu yếm, nâng niu, trò chuyện, qua những lời ru, bản nhạc,... Ở tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, đặc biệt thông qua các trò chơi đồ hàng, nhập vai, trẻ có được cơ hội khẳng định cái "tôi" của mình. Nên chú ý, ở thời kì này, trẻ dễ xuất hiện những biểu hiện "khủng hoảng của tuổi nên ba". Khi đó, cha mẹ và thầy cô cần thể hiện lòng thương yêu của mình với trẻ thông qua các hoạt động vui chơi; chơi cùng trẻ, hướng dẫn trẻ chơi, khen thưởng trẻ, động viên trẻ, thừa nhận trẻ như một chủ thể độc lập,... Ở tuổi này, nhân cách của trẻ đã bắt đầu
  3. được định hình. Đến tuổi tiểu học và trung học cơ sở, trẻ có sự phát triển vượt bậc cả về tâm lý lẫn sinh lý, hơn lúc nào hết trẻ rất cần thiết, hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này không chỉ là học tập mà còn là giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần thể hiện tình cảm yêu thương của mình với trẻ bằng cách định hướng cho trẻ trong hoạt động học tập cũng như trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội, nên để ý đến các nhu cầu của trẻ, tâm sự, chia sẻ với trẻ, hãy là những "người bạn lớn" của con em mình. 2. Nên dùng ánh mắt khi giao tiếp với trẻ...Khi giao tiếp, trẻ đặc biệt chú ý đến ánh mắt của cha mẹ và thầy cô, qua đó trẻ có thể biết được thái độ và tình cảm của đối tượng giao tiếp dành cho mình và có những phản ứng giao tiếp phù hợp. Để có thể hiểu trẻ, trước hết hãy dành cho trẻ một ánh mắt thân thương, trìu mến. 3. Nên dùng thông điệp phi ngôn ngữ để nhắc nhở trẻ khi khó nói, có thể là những mảnh giấy ghi công việc của trẻ phải làm trong gia đình, khi đến lớp,.. Khi đó, trẻ sẽ không cảm thấy phiền khi lúc nào cha mẹ cũng
  4. nhắc nhở, là nguyên nhân dẫn đến cảm giác nhàm chán của trẻ. Tuy nhiên, khi làm như vậy thì cha mẹ phải theo dõi trẻ và luôn luôn để cho trẻ biết là mình lúc nào cũng ở bên trẻ. 4. Nên đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận những suy nghĩ và hành động của trẻ, đặc biệt khi xử lý các nhu cầu và hành vi của trẻ cha mẹ cần phải bình tĩnh, không nóng vội, nên đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để cảm nhận và cảm thông với trẻ. 5. Cha mẹ nên hình thành thói quen tâm sự cùng trẻ, muốn hiểu được những điều trẻ nghĩ, những việc trẻ làm thì trước hết cha mẹ và thầy cô cần phải biết trò chuyện với trẻ, hãy gửi đến trẻ một thông điệp rằng trẻ không hề cô đơn, xung quanh trẻ có những "người bạn lớn" thật đáng kính và đáng yêu. 6. Hình thành năng lực tự quản lý, độc lập trong xử lý các tình huống là một việc vô cùng cần thiết đối với trẻ. Cha mẹ và thầy cô giáo có thể giao cho trẻ các công việc phù hợp để tạo cho trẻ có cơ hội thể hiện năng lực của mình, khi đó trẻ chắc chắn sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành công việc được giao, qua đó trẻ dần hình thành kĩ năng tự quản lý, chủ
  5. động trong giải quyết mọi chuyện. 7. "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", cha mẹ nên dạy con trẻ mỉm cười với mọi người xung quanh. Khi gặp một người ăn xin hay một đại gia lịch thiệp, nếu cách cư xử của cha mẹ có sự phân biệt, điều này sẽ ảnh hưởng đến cách nghĩ và hành động của trẻ. Vì thế mà người lớn nên giúp trẻ mỉm cười nhiều hơn để có thể chia sẻ được tình thương và nhận được tình thương của mọi người. Điều này chắc chắn sẽ giúp trẻ có được một môi trường giao tiếp lành mạnh. 8. Cha mẹ nên nhìn nhận đúng đắn giao tiếp của trẻ với bạn khác giới. Học sinh trung học cơ sở, luôn mở rộng giao lưu với bạn bè, thích giao lưu với người khác và mong muốn được người khác yêu thương. Các nhà tâm lý học đã tổng kết các mặt tốt trong quan hệ giữa bạn bè khác giới ở tuổi thanh niên thành 8 điều: 1.Đem đến cảm giác ổn định.  2.Trải qua những thời khắc vui vẻ.  3.Có được những kinh nghiệm giao lưu tốt với người khác.  4.Phát triển khả năng hiểu biết và mở rộng lòng khoan dung độ 
  6. lượng. 5.Có được cơ hội nắm bắt những kĩ năng giao tiếp.  6.Có được cơ hội phê bình người khác và được người khác phê  bình. 7.Nâng cao kinh nghiệm về tình yêu thương trong tương lai.  8.Bồi dưỡng quan niệm đạo đức thực tế.  9. Nên định hướng và chỉ dẫn cho trẻ về "tình yêu tuổi học trò", những mặt tiêu cực và tích cực. Mục đích là phải giúp trẻ nhận biết rồi hiểu biết thế nào là Tình yêu và giúp trẻ so sánh giữa tình cảm cảm tính của tuổi học trò với tình yêu đích thực của người lớn. 10. Cha mẹ nên giúp trẻ có được những kĩ năng nhất định trong việc giải quyết các mâu thuẫn đời thường: Giúp trẻ có tâm lý tự vệ đúng đắn, giúp trẻ ý thức được sai lầm của mình và học cách xin lỗi, luôn bình tĩnh khi xử lý các xung đột của trẻ, tuyệt đối không dung túng và áp đặt cho trẻ. 11. Nên giúp trẻ hiểu và bỏ qua những mâu thuẫn có thể đưa đến việc chống đối thày cô giáo của trẻ; thường xuyên tâm sự với trẻ về thầy cô, bạn bè và những hoạt động học tập của trẻ ở trên lớp; hình thành cho trẻ
  7. thói quen phát biểu ý kiến trước những vấn đề còn thắc mắc hay nghi ngờ trong bài giảng của thầy cô giáo; giữ liên lạc thường xuyên với thầy cô và nhà trường mà trẻ theo học để có được những thông tin tường minh, từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp với trẻ. 12. Nên giúp trẻ tự tin, không nhút nhát trong giao tiếp, từ đó tránh được những biểu hiện thu mình, sống cô lập, mất niềm tin vào cuộc sống của một số trẻ hiện nay. Muốn vậy thì cha mẹ, thầy cô cần phải tìm hiểu đời sống tình cảm của trẻ, phát hiện ra những tác nhân có nguy cơ gây ra cảm giác sợ hãi, mất tự tin của trẻ; đồng thời luôn luôn động viên, đưa trẻ vào những hoạt động tích cực, bổ ích như thể thao, văn nghệ, các cuộc thi trí tuệ,...; đặc biệt trong các giai đoạn khủng hoảng của trẻ cha mẹ nên tìm gặp các chuyên gia tâm lý để có được những lời khuyên bổ ích nhất. 13. Cha mẹ phải bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp cho trẻ. Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm vô cùng quan trọng giúp trẻ vững bước trên con đường tương lai phía trước, Khi thành thạo trong giao tiếp, trẻ có thể phát huy tối đa những mặt mạnh và biết hạn chế những khiếm
  8. khuyết. Hiện nay có rất nhiều tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sống cho giới trẻ, trong đó có kĩ năng giao tiếp, cha mẹ có thể tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các dịp nghỉ hè hay thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, tác động của cha mẹ với vai trò là tấm gương để trẻ soi vào vẫn là yếu tố quyết định đối với trẻ. Văn Tường (Trung tâm N-T) Email: babyhvq@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2