intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

hệ sinh dục

Chia sẻ: Ho Huu Loc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:64

153
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bầu tinh là một tuyến phụ có chức năng làm nơi chứa tinh trùng và tiết ra một dịch nhớt để trộn lẫn với tinh trùng, tạo thành tinh dịch. Chất dịch này kích thích sự hoạt động của tinh trùng. Tuyến tiền liệt có màu tím hồng, bao quanh phần đầu niệu quản, gồm 2 hoặc 3 thùy. Tế bào thượng bì của thành trong tuyến tiết ra dịch, là khối lượng chủ yếu của tinh dịch. Tuyến tiền liệt chỉ có ở các loài linh trưởng, không có ở động vật có vú thấp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: hệ sinh dục

  1. Chương 11 HỆ SINH DỤC I. Cấu tạo hệ sinh dục II. Sinh lí sinh dục III. Tránh thụ thai và sinh đẻ có kế hoạch
  2. I. Cấu tạo hệ sinh dục 1. Cấu tạo hệ sinh dục đực Hệ sinh dục đực gồm 2 phần: - Phần trong cơ thể có: các tuyến sinh dục, đường dẫn tinh - Phần ngoài cơ thể có: bìu và ngọc hành (dương vật)
  3. a. Tinh hoàn (testis) Là tuyến sinh dục chính và gồm một đôi nằm trong bìu Chức năng: có 2 chức năng chủ yếu - sản sinh ra tinh trùng - sản sinh ra testosteron Mỗi tinh hoàn có hình dạng giống như hạt mít, dài khoảng 3 – 4cm và được bọc trong màng kiên kết màu trắng đục.
  4. b. Ống dẫn tinh Ống dẫn tinh từ mào tinh hoàn chạy lên tới đáy bàng quang dài khoảng 40 – 50cm, được chia ra làm 3 đoạn: - đoạn trong bìu, - đoạn giữa chui qua ống bẹn - đoạn cuối nằm trong hố chậu. Hai bọng tinh tận cùng bằng một đoạn dài 2cm gọi là ống phóng tinh, ống phóng tinh xuyên qua tiền liệt tuyến và thông với niệu quản bằng một lỗ nhỏ ở đoạn trên phần tiền liệt.
  5. c. Bầu tinh Bầu tinh là một tuyến phụ có chức năng làm nơi chứa tinh trùng và tiết ra một dịch nhớt để trộn lẫn với tinh trùng, tạo thành tinh dịch. Chất dịch này kích thích sự hoạt động của tinh trùng. Tuyến tiền liệt có màu tím hồng, bao quanh phần đầu niệu quản, gồm 2 hoặc 3 thùy. Tế bào thượng bì của thành trong tuyến tiết ra dịch, là khối lượng chủ yếu của tinh dịch. Tuyến tiền liệt chỉ có ở các loài linh trưởng, không có ở động vật có vú thấp.
  6. d. Bìu (Scrotum) và dương vật (penis) Bìu là một chồi của thành bụng, nằm dưới dương vật, có nhiều nếp nhăn, màu sẫm. da bìu mỏng có tuyến nhờn, tuyến mồ hôi và sợi đàn hồi. chính giữa có vách ngăn, chia bìu thành 2 túi chứa 2 dịch hoàn.
  7. Dương vật là bộ phận niệu sinh dục ngoài quan trọng vừa có chức năng bài xuất nước tiểu, vừa phóng tinh dịch ra ngoài. Nó gồm 2 phần: - Phần gốc (đính với bìu và mu háng), - Phần thân có tận cùng là qui đầu, giữa qui đầu có chỗ tiểu tiện, phủ lên qui đầu là nếp da gọi là bao qui đầu. Cấu tạo bên trong gồm 3 thể hình thỏi xốp, trên mặt cắt ngang thấy rõ, phía trên là 2 thỏi thể hang, phía dưới niệu quản là thỏi thể xốp
  8. 2. Cấu tạo hệ sinh dục cái Cơ quan sinh dục nữ có 2 phần: - phần trong gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo - phần ngoài gồm: âm vật, môi lớn, môi bé, các tuyến của tiền đình âm đạo
  9. a. Buồng trứng Là tuyến sinh dục chính của nữ giới, gồm 2 buồng nằm trong hố chậu bé. ở 2 phía của tử cung. Là tuyến pha, chức năng ngoại tiết là dưỡng trứng cho trứng chín, chức năng nội tiết là tiết ra hormone sinh dục cái oestrogen.
  10. Đến tuổi dậy thì, mỗi buồng trứng có hình trái xoan, dài 3 - 4cm, nặng 5 - 6gam. Sau 35 tuổi, kích thước bắt đầu giảm và sau 50 – 55 tuổi (lúc hết kinh) thì teo lại. Buồng trứng được bọc trong màng liên kết sợi. trong buồng trứng có 2 phần: phần vỏ và phần tủy. Xen kẻ trong cả 2 phần là mô liên kết sợi xốp làm thành chất đệm. + Phần tủy có nhiều mạch máu và bạch huyết nên mô đệm xốp hơn phần vỏ + Phần vỏ là nơi tế bào trứng chín.
  11. Buồng trứng có nhiều tế bào nang trứng, 1 bé gái ra đời có khoảng 30000 – 300000 nang trứng, lúc dậy thì có khoảng vài trăm nang trứng chín và phát triển thành trứng. Thời gian tồn tại của thể vàng tùy thuộc vào việc trứng có được thụ tinh hay không. + Nếu trứng được thụ tinh, nó tiếp tục phát triển lớn hơn và tồn tại đến khi sinh đẻ, đồng thời tiết ra hormon progestoron. + Nếu trứng không được thụ tinh, nó tồn tại không lâu và thoái biến ngay
  12. b. Vòi tử cung, tử cung và âm đạo - Vòi tử cung: Thành vòi trứng được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp liên kết, lớp cơ trơn và màng nhầy với các tế bào thượng bì có nhung mao. Cử động nhu động của cơ trơn và nhung mao lớp trong có tác dụng chuyển dần trứng về tử cung trong thời gian từ 3 – 10 ngày. Trứng gặp tinh trùng ( đi lên tử cung) để thụ tinh ở quãng 1/3 phía trên của vòi.
  13. - Tử cung: Nó gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần cổ tử cung nối liền với âm đạo. ngoài cùng là lớp màng liên kết sợi mỏng Tử cung là cơ quan để thai làm tổ và phát triển,đồng thời có tác dụng co để tống thai ra ngoài khi sinh đẻ. Chức năng này thực hiện nhiều lần trong đời sống cá thể. Thể tích, trọng lượng tử cung được thay đổi theo chu kì kinh nguyệt.
  14. - Âm đạo: Đầu trên nối vào cổ tử cung. Đầu dưới mở ra tại tiền đình và giới hạn cơ quan sinh dục bên ngoài bằng một màng trinh. Đó là một màng mỏng, có lỗ nhỏ ở giữa. sự giao hợp lần đầu tiên sẽ làm màng rách ra và tạo thành sẹo. Âm đạo được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoài cùng là lớp mô liên kết sợi xốp, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp màng nhày dày. Cơ trơn và các yếu tố đàn hồi làm cho âm đạo có khả năng co giãn rất lớn nhất là khi sinh đẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2