intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

385
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa HTHP Hệ thống hình phạt là 1 chỉnh thể bao gồm các hình phạt được quy định trong BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

  1. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp A. HỆ THỐNG HÌNH PHẠT (HTHP) I. Khái niệm HTHP 1. Định nghĩa HTHP Hệ thống hình phạt là 1 chỉnh thể bao gồm các hình phạt được quy định trong BLHS, có phương thức liên kết theo một trật tự nhất định phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. 2. Phân tích HTTP. Qua định nghĩa HTHP, chúng ta rút ra được HTHP có các đặc trưng sau: Hệ thống hình phạt bao gồm các hình phạt được phân thành 2 loại: hình 1. phạt chính và hình phạt bổ sung. Hệ thống hình phạt có phương thức liên kết theo một trật tự từ nhẹ đến 2. nặng. a. Hệ thống hình phạt được phân thành 2 loại : hình phạt chính và hình phạt BS
  2. hình phạt chính: Là loại hình được áp dụng chính thức cho tội phạm và 1. được TA tuyên một cách độc lập. Đối với trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính hình phạt bổ sung: là loại hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ được 2. tuyên kèm với hình phạt chính. Đối với 1 trường hợp cụ thể có thể áp dụng 1 hay nhiều hình phạt bổ sung. So sánh hình phạt chính với hình phạt bổ sung - Giống nhau : đều là hình phạt nên có chung các đặc điểm của hình phạt. - Khác nhau: Cách áp dụng  Hướng tác động (chức năng)  Vị trí quy định.  b. Hệ thống hình phạt có phương thức sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt. - Trong HTHP nước ta thì hình phạt cảnh cáo có nội dung cưỡng chế nhẹ nhất và hình phạt tử hình có nội dung cưỡng chế cao nhất. Cụ thể:
  3. - Cảnh cáo -> Phạt tiền -> Cải tạo không giam giữ -> Trục xuất -> Tù có thời hạn - > Tù chung thân -> Tử hình …. Hệ thống hình phạt có phương thức sắp xếp theo một trật tự như vậy có ý nghĩa: Thể hiện sự đánh giá chính thức của NN về nội dung của từng loại hình  phạt. Là cơ sở để TA vận dụng khi áp dụng QĐ tại Đ 47 BLHS.  Điều 47. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. II. Các loại hình phạt cụ thể. Phân tích tất cả các hình phạt được QĐ tại Đ 28 BLHS bao gồm 7 loại HPC và 7 loại hình phạt bổ sung. Trình tự phân tích các loại hình phạt cụ thể.
  4. Định nghĩa  Nội dung  Điều kiện áp dụng  Thể thức chấp hành.  1. Cảnh cáo Định nghĩa: Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của NN đối với người bị kết án Nội dung: hình phạt này không có khả năng gây thiệt hại về tài sản hoặc hạn chế nhất định về thể chất của người phạm tội. Với tính chất là sự khiển trách công khai của NN đối với người phạm tội, cảnh cáo gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần. Điều kiện áp dụng: Tội phạm mà người phạm tội thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng.  Người phạm tội phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ.  Xét chưa đến mức miễn hình phạt.  Thể thức chấp hành:
  5. Cảnh cáo tuyên công khai tại phiên toà. Tuyên án xong coi như người phạm  tội thụ hình xong. B. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP. I. Khái niệm 1. Định nghĩa Biện pháp tư pháp là các biện pháp HS được quy định trong BLHS, co các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. 2. Các đặc điểm của Biện pháp tư pháp Qua định nghĩa, chúng ta rút ra được Biện pháp tư pháp có các đặc điểm sau: Biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS.  Biện pháp tư pháp được áp dụng bởi cơ quan tư pháp.  Biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho  xã hội. Biện pháp tư pháp áp dụng nhằm để hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.  II. Các Biện pháp tư pháp cụ thể:
  6. - Phân tích các biện pháp được quy định tại Đ 41, 42, 43 và Đ 70 BLHS. Trình tự phân tích một Biện pháp tư pháp: Định nghĩa 1. Nội dung và mục đích áp dụng 2. Điều kiện áp dụng. 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2