intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống lái trợ lực thủy lực

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1.681
lượt xem
500
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ô tô. Hệ thống lái trợ lực điện So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lực bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao. Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống lái trợ lực thủy lực

  1. Hệ thống lái trợ lực thủy lực Bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ô tô. >> Hệ thống lái trợ lực điện So với các bộ trợ lực khác như trợ lực khí nén, trợ lực điện, trợ lực điện thủy lực bộ trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản, tác động nhanh hiệu suất trợ lực cao. Với công nghệ chế tạo hiện đại cho phép thiết kế được những bộ trợ lực thủy lực có kết cấu nhỏ gọn nên nó được sử dụng trên hầu hết trên các loại xe ô tô. Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực bao gồm: Bơm thuỷ lực, van phân phối, xylanh lực, các đường ống dẫn dầu.
  2. H.1. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực thuỷ lực. Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực thuỷ lực. a, Bơm thuỷ lực và các thiết bị phụ trợ. Bơm thuỷ lực là bộ phận cấu thành bộ trợ lực thuỷ lực. Được dẫn động bởi động cơ bằng đai và puli, nó có chức năng tạo ra áp suất dầu đủ lớn để cung cấp cho van phân phối dẫn đến các ngả của xylanh lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. Đây là bộ phận phức tạp và chịu tải trọng lớn nhất của bộ trợ lực, bơm làm việc với tốc độ cao (bằng với tốc độ của động cơ), do sự thay đổi về cường độ làm việc và môi trường xung quanh nên nhiệt độ của bơm có thể đạt tới 100 – 110 (0c), áp suất dầu tạo ra trong khoảng 55 – 80 (kG/cm2). Do yêu cầu về áp suất tạo ra và làm việc trong điều kiện môi trường bất lợi nên bơm trợ lực là bộ phận được chế tạo chính xác và chỉ được tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa khi có đầy đủ dụng cụ và vệ sinh sạch sẽ, các van phải điều chỉnh theo tài liệu hướng dẫn và có thiết bị đo áp suất. Không cho phép điều chính áp suất và lưu lượng bơm. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số loại bơm thuỷ lực đang được sử dụng hiện nay. 1) Bơm phiến gạt. Cấu tạo của loại bơm phiến gạt được thể hiện trên hình (H. 2).
  3. H. 2. Hình vẽ phối cảnh tháo rời của bơm trợ lực kiểu phiến gạt. 1 - Bình chứa dầu. 4 - Rôto quay. 7 - Cụm van điều tiết. 2 - Van xả không khí. 5 - Trục quay. 8 - Vỏ bơm. 3 - Đĩa phân phối. 6 - Phiến gạt. 9 - Nắp bơm. Bình chứa dầu (1) được dập bằng thép, là nơi chứa dầu chịu áp suất cao cung cấp cho bơm làm việc, bình dầu có thể được lắp trực tiếp vào thân bơm hay lắp rời và được nối với bơm bằng hai ống mềm, thông thường trên nắp bình có một thước đo mức để kiểm tra mức dầu. Rôto (4) được lắp chặt với trục (5) bằng then, trên rôto có các rãnh trong các rãnh có chứa các phiến gạt, các phiến gạt này có thể chạy tự do trong rãnh và được giới hạn bởi đĩa (3) mặt trong của đĩa có dạng hình ô van, mặt ngoài có dạng hình tròn và được cố định với thân bơm (8) bằng bu lông, thông thường thân bơm được đúc bằng gang. Lưu lượng của bơm được ổn định băng cụm van điều tiết (7). Nguyên lý hoạt động của bơm phiến gạt được thể hiện trên (hình 2.3) Khi Rôto (4) mang các phiến gạt (3) quay, các phiến gạt văng ra ngoài nhờ lực ly tâm và tỳ vào bề mặt ô van của vỏ. Sự quay của phiến gạt tạo nên sự thay đổi về thể tích của khoang chứa dầu được tạo nên từ hai phiến gạt, rôto, và bề mặt côn của vỏ. Ban đầu dầu được nạp vào trong khoang lúc này thể tích khoang còn đang lớn, khi thể tích khoang nhỏ đi dầu được ép ra ngoài. Dầu được đưa vào các khoang theo rãnh dài và được ép ra theo lỗ ô van, một phần dầu có áp suất cao được đưa vào phía trong của phiến gạt để ép thêm phiến gạt tỳ vào mặt côn để tăng độ kín của khoang chứa dầu. Phần lớn dầu áp suất cao được đưa tới van điều áp, van điều tiết lưu lượng và lượng dầu chính được đưa vào bộ trợ lực lái. Như vậy trong một vòng quay của rôto mỗi phiến gạt có hai lần nạp và ép. Áp suất của dầu bơm được điều chỉnh bằng vít (6).
  4. H. 3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bơm thuỷ lực phiến gạt. 1,5 - Cửa nạp. 3,7 - Cửa xả. 6 - Rô to. 2 - Trục Rô to. 4 - Vòng cam. 8 - Phiến gạt. Trong quá trình hoạt động bơm được dẫn động bằng động cơ do đó lưu lượng của bơm thay đổi theo tốc độ của động cơ. Khi động cơ quay chậm thì lưu lượng dầu nhỏ do đó người lái cần tác động lực lớn hơn, khi động cơ quay nhanh thì lưu lượng dầu lớn hơn gấp nhiều lần do đó người lái cần tác động lực nhỏ hơn. Nói cách khác yêu cầu về lực đánh tay lái thay đổi theo tốc độ của động cơ đây là điều bất lợi về mặt ổn định lái. Vì vậy việc duy trì lưu lượng của bơm không đổi, không phụ thuộc vào tốc độ của động cơ là một yêu cầu cần thiết do đó trên các loại bơm được lắp thêm van điều tiết lưu lượng. Mặt khác khi xe chạy ở tốc độ cao sức cản lốp xe nhỏ do đó lực xoay các bánh xe dẫn hướng sẽ nhỏ hơn vì vậy lực đánh tay lái cũng nhỏ hơn. Vì vậy một yêu cầu của bộ trợ lực nữa là ít trợ lực hơn ở điều kiện tốc độ cao mà vẫn đạt được lực lái thích hợp. Để đảm bảo được các yêu cầu trên, trên các bộ trợ lực thường được gắn thêm van điều tiết lưu lượng. Sau đây xin trình bầy loại van điều tiết lưu lượng loại nhậy cảm với tốc độ. Với loại van điều tiết lưu lượng loại này khi tốc độ động cơ tăng lên nhưng lượng dầu được bơm tới cơ cấu lái lại giảm xuống.
  5. H. 4. Sơ đồ cấu tạo van điều tiết lưu lượng loại nhày cảm với tốc độ. 1 - Van điều tiết lưu lượng. 4 - Lò xo 1. 7 - Ống điều khiển. 2 - Tới cửa hút của bơm. 5,8,11 - Phớt làm kín. 9 - Vân an toàn. 3 - Từ cửa xả của bơm tới. 6 - Tới hộp cơ cấu lái. 10 - Lò xo 2. H. 5. Hoạt động của van điều tiết ở tốc độ thấp. 1 - Van điều tiết lưu lượng. 4 - Tới hộp cơ cấu lái. 7 - Ống điều khiển. 2 - Tới cửa hút của bơm. 5 - Ống điều khiển. 8 - Lỗ tiết lưu. 3 - Từ cửa xả của bơm tới. 6 - Lò xo kéo. Ở tốc độ thấp (từ 650 - 1250 v/ph) áp suất xả P1 của bơm tác động lên phía phải của van điều tiết lưu lượng và P2 tác động lên phía trái sau khi đi qua các lỗ tiết lưu. Khi tốc độ động cơ tăng lên thì sự chênh lệch giữa P1 và P2 cũng tăng theo, đến một giá trị nào đó sự chênh lệch này thắng được sức căng của lò xo van điều khiển thì van này sẽ dịch chuyển sang trái mở đường mở đường dầu chảy sang phía cửa hút. Do đó lưu lượng dầu được bơm đến van phân phối sẽ được ổn định theo cách này.
  6. H. 6. Hoạt động của van tiết lưu ở tốc độ cao. 1 - Tới cửa hút của bơm. 3 - Tới hộ cơ cấu lái. 5 - Van an toàn. 2 - Từ cửa xả của bơm. 4 - Ống điều khiển. 6 - Lỗ tiết lưu. 7 - Khoảng dịch chuyển của ống điều khiển. Khi tốc độ bơm vượt quá (2500 v/ph) ống điều khiển bị đẩy sang phải và đóng một nửa các lỗ tiết lưu. Lúc này áp suất P2 chỉ do lượng dầu qua các lỗ quyết định và giảm đáng kể do vậy van điều khiển bị đẩy sang trái và mở cửa rộng để lượng dầu chảy về cửa hút của bơm. Như vậy lượng dầu tới van phân phối được duy trì không đổi với một lượng nhất định. H. 7. Hoạt động của van an toàn. Van an toàn được đặt trong van điều khiển lưu lượng, khi áp suất P2 vượt quá mức quy định van an toàn sẽ mở để giảm áp suất P2. Lúc này van điều khiển lưu lượng bị đẩy sang trái và điều chỉnh áp suất tối đa. Lưu lượng của bơm được thể hiện bằng biểu đồ sau.
  7. H. 8. Biểu đồ biểu thị mối quan hệ giữa lưu lượng dầu và tốc độ động cơ. Trong quá trình hoạt động khi ta quay vành tay lái hết cỡ sang phải hay sang trái, lúc này bơm sẽ tạo ra áp suất dầu lớn nhất, phụ tải trên bơm tối đa sẽ làm giảm tốc độ không tải của động cơ. Để giải quyết vấn đề này hầu hết trên các bơm trợ lực đều được trang bị thêm thiết bị bù không tải để tăng tốc độ không tải của động cơ. Sơ đồ lắp đặt thiết bị bù không tải được thể hiện trên hình (H. 9). H. 9. Sơ đồ bố trí thiết bị bù không tải trên bơm thuỷ lực phiến gạt. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị bù không tải. 1 - Bộ lọc không khí. 3 - Van điểu khiển không khí. 2 - Đường ống nạp. 4 - hộp cơ cấu lái. Thiết bị này bao gồm một van điều khiển được điều khiển bởi áp suất dầu
  8. bơm. Một đường dẫn không khí từ trước bướm gió tới, một đường dẫn không khí tới sau bướm gió. Khi tốc độ động cơ tăng lên làm tăng áp suất dầu trợ lực tăng, lúc này bơm dầu sẽ làm tăng tải của động cơ kéo tốc độ của động cơ giảm xuống. Thiết bị bù không tải có chức năng cung cấp một lượng khí nạp cần thiết để ổn định tốc độ động cơ. Khi áp suất dầu đạt đến một mức nhất định van điều khiển mở sẽ làm thông đường không khí từ trước tới sau bướm gió làm tăng lượng khí nạp. Lò xo hồi vị có chức năng đóng van điều khiển khi không cần điều tiết lưu lượng khí nạp. H. 10. Cấu tạo thiết bị bù không tải. 1 - Xylanh, Pistong điều khiển van. 4 - Đường dẫn tới sau bướm gió. 2 - Lò xo hồi vị. 5 - Đường dẫn dầu áp lực tới van phân phối. 3 - Đường dẫn tới trước bướm gió. Áp suất dầu thuỷ lực tác dụng lên pistong điều khiển, khi áp suất dầu đủ lớn (khi quay vành lái hết cỡ sang phải hay sang trái ) sẽ làm mở van điều khiển nối tắt đường không khí qua bướng gió làm tăng lượng khí nạp để điều chỉnh tốc độ của động cơ. 2) Bơm dầu kiểu phiến trượt. - Bơm phiến trượt tạo ra áp suất thuỷ lực lớn nhất khoảng 90 (kG/cm2). [10] - Hiệu suất: 0.7 - 0.75.[10] Ưu điểm của loại bơm này là kết cấu và công nghệ đơn giản dễ chế tạo, khối lượng nhỏ, giá rẻ tuy nhiên các chi tiết không bền, nhanh hỏng hóc. Cấu tạo của bơm phiến trượt được thể hiện trên hình (H.11). Bình dầu (1) được làm bằn chất dẻo hay dập bằng thép, có thể được gắn trực tiếp lên bơm hay gắn rời và được nối với bơm bằng hai ống mềm. Vỏ bơm
  9. (2) được gia công chính xác, bằng thép, bên trong vỏ có các rãnh, tại các rãnh có phiến trượt (6), lò xo (3) và phiến tỳ (4). Rôto (5) hình trụ có dạng lệch tâm đặt bên trong vỏ phiến trượt (2), bề mặt của rôto được gia công tinh đặt độ bóng cao. Dưới sức ép của lò xo (3) các phiến trượt bị ép sát vào bề mặt của rô to. Khi rô to (5) quay thể tích nằm giữa phiến tỳ (4), phiến gạt (6) và cỏ (2) thay đổi. Khi thể tích tăng chất lỏng được nạp vào khoang thể tích này và khi thể tích giảm chất lỏng được ép ra ngoài. Như vậy một vòng quay của rô to phiến gạt thực hiện được một hành trình làm việc. H. 11. Hình vẽ phối cảnh bơm dầu kiểu phiến trượt. 1 - Bình chứa dầu. 4 - Phiến tỳ. 7 - Cụm van điều tiết. 2 - Vỏ phiến trượt. 5 - Rôto lệch tâm quay. 8 - Vỏ bơm. 3 - Lò xo ép phiến trượt. 6 - Phiến trượt. 9 - Nắp bơm. Bơm phiến trượt có cấu tạo gọn, các chi tiết bền và có hiệu suất làm việc khá cao. Tuy nhiên giá thành chế tạo loại bơm này hơi cao. Áp suất dầu tạo ra trong khoảng 60 - 80 (kG/cm2). [10] Cũng giống như bơm phiến gạt, để đảm bảo cho quá trình làm việc trên bơm phiến trượt cùng yêu cầu lắp đặt các thiết bị phụ trợ khác như: van an toàn, van điều khiển lưu lượng và thiết bị bù không tải. Ngoài hai loại bơm đã được giới thiệu ở trên còn một số loại bơm thuỷ lực khác cũng được sử dụng trong các bộ trợ lực thuỷ lực tuy nhiên do đặc điểm về kỹ thuật nên không được sử dụng phổ biến trên các loại bộ trợ lực ngày
  10. nay như: Bơm piston, bơm bánh răng, bơm trục vít. b, Van phân phối. Van phân phối là bộ phận được bố chí trong hộp cơ cấu lái, có chức năng thay đổi đường dẫn dầu áp lực cao, thay đổi lượng dầu áp lực cao đến xylanh lực tuỳ theo vị trí của vành lái. Có bốn loại van phân phối được sử dụng phổ biến trên các loại trợ lực thuỷ lực hiện nay là: Van quay, van ống, van cánh, van trượt...[3] H. 12. Cấu tạo van phân phối kiểu van trượt. 1 - Thân van. 5 - Vòng chặn. 9 - Bạc trượt. 13 - Nêm. 2 - Thanh xoắn. 6 - Ổ bi. 10 - Thân cơ cấu lái. 14 - Thanh răng. 3 - Mặt bích. 7- Trục vít. 11 - Lò xo. 15 - Đường dầu tới. 4 - Đường dầu hồi. 8 - Chốt khóa. 12 - Bulong điều chỉnh. 16 - Phớt làm kín. Thân van (1) được nối với trục chủ động bằng khớp then và được cố định với thanh xoắn (2) bằng thanh khóa. Thanh xoắn (2) được cố định với trục vít bằng chốt khóa (8). Khi trục chủ động quay làm trục (1) quay làm thanh xoắn và thân van quay theo quay, do thanh xoắn không quay hoàn toàn nên chỉ truyền một phần mô men từ trục chủ động xuống trục vít. Khi thân van quay sẽ làm thay đổi đường dầu từ bơm dẫn tới các buồng xylanh.
  11. H. 13. Cấu tạo của loại van cánh. 1 - Cánh số 2. 3 - Trục rẻ quạt. 5 - Xylanh. 7 - Cánh số1. 2 - Thanh xoắn. 4 - Piston. 6 - Trục vít. H.14. Cấu tạo loại van ống. 1 - Van ống ngoài. 5 - Đường ống dầu dẫn tới bình chứa. 2 - Van ống trong. 6 - Đường dầu từ bơm trợ lực tới. 3, 4 - Đường ống dầu dẫn tới xylanh lực. 7 - Trục van điều khiển. 8 - Thanh xoắn.
  12. H. 15. Cấu tạo loại van quay. 1 - Thanh xoắn. 2 - Van quay. 3 - Thanh răng. 4 - Trục vít. Trong các loại van đã nói ở trên loại van quay được sử dụng nhiều trên các loại xe ô tô du lịch hiện đại ngày nay. Dưới đây xin trình bầy cấu tạo và hoạt động của loại van quay này.[1] H.16. Hình dáng bên ngoài và vị trí nắp đặt loại van quay
  13. trên cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng. H. 17. Cấu tạo của loại van quay. 1 - Chốt cố định. 7 - Van quay. 13 - Thanh khóa. 2 - Trục van điều khiển. 8 - Ống nối A. 14 - Phớt làm kín. 3 - Thanh xoắn. 9 - Ống nối B. 15 - Cửa nạp. 4 - Phớt làm kín. 10 - Ống nối C. 16 - Cửa hồi về bình chứa. 5 - Ổ đỡ. 11 - Ổ dỡ. 6 - Than van. 12 - Trục vít. Van điều khiển được đặt trong cơ cấu lái, nó quyết định đưa dầu bơm trợ lực lái đi vào buồng nào của xy lanh trợ lực. Trục van điều khiển trong đó có tác động của mô men quay từ vô lăng và trục vít được nối với nhau bằng thanh xoắn. Van quay và trục vít được cố định bằng chốt và quay liền với nhau. Khi không có áp suất thuỷ lực từ bơm tác động thanh xoắn ở trạng thái xoắn hoàn toàn, lúc này trục van điều khiển và trục vít tiếp xúc với nhău ở cữ chặn và mô men quay ở vành lái tác động trực tiếp lên trục vít thông qua trục van điều khiển. Thanh xoắn có chức năng như một lò xo liên kết giữa trục vít và trục van điều khiển, nó có xu hướng luôn kéo hai chi tiết này về tư thế ban đầu. Khi vô lăng quay làm trục lái quay theo, làm quay trục vít qua thanh xoắn. Ngược lại với trục vít, vì thanh xoắn xoắn tỉ lệ với lực bề mặt đường, trục
  14. van điều khiển chỉ quay theo mức độ xoắn và quay sang phải hay sang trái do vậy tạo ra sự hạn chế tại các lỗ dẫn dầu tới các buồng xy lanh, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các buồng xy lanh. Chuyển động quay của trục van điều khiển van quay tạo ra một giới hạn trong mạch dầu thuỷ lực. Khi vô lăng quay sang phải áp suất bị hạn chế tại các lỗ dẫn dầu vào buồng phải của xy lanh và khi vô lăng quay sang trái thì áp suất bị hạn chế tại các lỗ dẫn dầu vào buồng trái của xy lanh. Van điều khiển có ba trạng thái làm việc là khi xe đi thẳng, khi xe quay vòng sang trái và khi xe quay vòng sang phải. Khi xe đi thẳng (tại vị trí trung gian). H. 18. Hoạt động của van điều khiển tại vị trí trung gian. Khi vành tay lái ở vị trí trung gian, lúc này trục van điều khiển không quay nó nằm ở vị trí trung gian so với van quay, dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng “D” và buồng “D”.Các buồng trái và phải của xy lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có tác động của dầu thuỷ lực lên piston Khi xe quay vòng sang phải. Khi vành lái quay sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van điều khiển theo đó quay sang phải. Các lỗ X, Y hạn chế dầu từ bơm để ngăn dòng chày vào
  15. cổng “C” và “D”. Kết quả là dầu chảy từ cổng “B” tới ống nối “B” và sau đó tới buồng xy lanh phải làm thanh răng dịch chuyển sang trái tạo ra sự trợ lực cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. Lúc này dầu trong buồng trái của xy lanh chảy về bình chứa qua ống nối “C”, qua cổng “C”, cổng “D” và buổng “D”. H. 19. Hoạt động của van điều khiển khi xe quay vòng sang phải. Khi xe quay vòng sang trái. Tương tự như khi xe quay vòng sang phải, khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục điều khiển cũng bị quay sang trái. Các lỗ “X’”, “Y’” hạn chế dầu từ bơm chảy vào các cổng “B” và “C”. Do vậy dầu chảy từ cổng “C” tới ống nối “C” và sau đó tới buồng xy lanh trái tạo ra sự trợ lực. Lúc này dầu trong buồng xu lanh trái chảy về bình chứa qua ống nối “B” cổng “B”, cổng “D” và buồng “D”.
  16. H. 20. Hoạt động của van điều khiển khi xe quay vòng sang trái. c, Xy lanh lực. Cặp chi tiết xy lanh và piston lực trong hệ thống trợ lực thuỷ lực là bộ phận tiếp nhận lực đẩy của dầu thuỷ lực cao áp và chuyền cho cơ cấu dẫn động lái hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng. Tuỳ theo kết cấu của hộp cơ cấu lái và bộ phận dẫn động lái có các dạng piston và xy lanh khác nhau. Trên các loại xe du lịch nhỏ hiện đại ngày nay thường sử dụng cơ cấu dẫn động lái kiểu bánh răng thanh răng với cặp piston và xy lanh được thiết kế trực tiếp trên thanh răng. Ưu điểm của kiểu trợ lực này là có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp đặt trên các loại xe nhỏ, trợ lực có tác động nhanh, các chi tiết có cấu tạo đơn giản.
  17. H. 21. Cấu tạo của xylanh lực trong cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng. 1 - Trục van điều khiển. 3 - Bánh răng nghiêng. 7 - Piston. 2 - Thanh răng. 4, 5, 6 - Phớt dầu. 8 - Vỏ xylanh. Pistong trong cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng được chế tạo liền với thanh răng để đảm bảo cho cơ cấu lái được nhỏ gọn và hiệu quả tác động nhanh chóng. Thanh răng và bánh răng được chế tạo kiểu răng nghiêng như hình để đảm bảo độ bèn cho cơ cấu lái. H. 22. Cấu tạo của pistong, thanh răng và bánh răng. 1 - Vị trí lắp phớt làm kín. 3 - Thanh răng. 2 - Pistong. 4 - Bánh răng. d, Đường ống dẫn dầu. Đường ống dẫn dầu có thể được làm bằng cao su chịu áp lực hay bằng kim loại như đồng....có chức năng dẫn dầu cao áp từ bơm trợ lực tới van phân phối, các buồng xylanh và quay trở về bình chứa. Thông thường đường ống dẫn dầu từ bình chứa tới bơm và tới van phân phối được làm bằng cao xu chịu áp lực do trong quá trình vận hành cơ cấu lái có thể dịch chuyển một khoảng nhất định so với bơm và bình chứa nhiên liệu, đường ống dẫn từ van phân phối đến các buồng xylanh có thể được làm bằng đồng. [1]
  18. H.23. Ống dẫn dầu chịu áp lực bằng cao xu. H. 24. Cấu tạo của ống dẫn dầu bằng kim loại và một số loại đầu nối ống dẫn dầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0