HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI SAIGON CO-OP
lượt xem 108
download
-Môi Trường ngoài: +Saigon co-op hoạt động về lĩnh vực Siêu thị, Xuất nhập khẩu, sản xuất và bất động sản. Tuy nhiên trong các lĩnh vực trên, kinh doanh Siêu thị là một thế mạnh của Saigon Co-op với thương hiệu là chuỗi Co-opMart
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI SAIGON CO-OP
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI SAIGON CO-OP ( Hệ thống Co-opMart) 1-Mô tả về môi trường của hệ thống hiện tại -Môi Trường ngoài: +Saigon co-op hoạt động về lĩnh vực Siêu thị, Xuất nhập khẩu, sản xuất và bất động sản. Tuy nhiên trong các lĩnh vực trên, kinh doanh Siêu thị là một thế mạnh của Saigon Co-op với thương hiệu là chuỗi Co-opMart +Trong quá trình hoạt động SG CO-OP đều phải tuân thủ theo pháp luật Vi ệt Nam, dưới sự giám sát của Sở thương mại và Liên minh HTX. Sau nhi ều năm kinh doanh trong lĩnh vực Siêu thị, Saigon Co-op nhận thấy rằng sự phát tri ển của ngành là nhu cầu thiết thực và tất yếu trong giai đoạn đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập và đặc biệt là nước ta vừa là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. +Hiện nay Saigon Co-op đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường, ngày càng nhiều đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực như: Big C, Maxi, Metro,... Và đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới sẽ có hàng loạt các tập đoàn Siêu thị lớn như: Carefree của Pháp, WallMart của Mỹ,… đang ồ ạt đổ vào Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Saigon Co-op sẽ phải chịu một sức ép rất l ớn trong m ột sân chơi chung WTO +Sài Gon Co-op được mệnh danh là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và vinh dự nằm trong TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương, Hiện tại Saigon Co-op chiếm khoảng 41% thị phần bán lẻ tại Vệt Nam Trang:1/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 -Môi trường tổ chức: +Giai đoạn khởi nghiệp: từ năm 1989 - 1991: Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, năm 1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – với tên giao dịch là Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm +Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992 – 1997: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài đ ể gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Saigon Co.op trên thị trường trong nước. và ngoài Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển c ủa Thành phố H ồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op. +Giai đoạn khẳng định và phát triển: từ năm 1998 -2004: Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op. Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống đ ộng về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần t ạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán l ẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigòn Co.op dành thời gian nghiên c ứu học t ập kinh nghi ệm c ủa h ệ thống Siêu thị KF(Thụy Điển), NTUC Fair Price(Singapore), Co.op(Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX t ại TpHCM và Việt Nam. Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ. Tiếp theo sự ra đời của Co.opMart Cống Quỳnh lần lượt các Siêu thị Co.opMart ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng : hình thành chuỗi Siêu thị mang thương hiệu Co.opMart. +Tính đến 01/2007 : hệ thống Co.opMart đã có 19 siêu thị bao gồm 14 ở TPHCM và 5 ở tỉnh (Cần Thơ, Bình Định,Tiền Giang, An Giang và Pleiku). Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và người tiêu dùng c ả Trang:2/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng +Mức độ về tăng trưởng doanh thu hàng năm khoảng 20 % , Saigon Co-op hiện đang sở hữu một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, tận tâm, có chuyên môn nghề nghiệp nên có một tiềm lực rất lớn để phát triển hệ thống Co-opMart ngày càng rộng hơn, bên cạnh đó Saigon Co-op luôn tự hào với danh sách lên đến hàng triệu khách hàng thân thiết và hơn một trăm khách hàng thành viên. +Chính sách của SàiGon Co-op là: 1-Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà Hàng hóa phong phú và chất lượng Giá cả phải chăng Phục vụ ân cần Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng 2. Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO-9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. 3. Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội. + SaiGon Co-op luôn đưa ra mục tiêu ngắn hạn : tất cả các Co-opMart phải hoàn thành kế hoạch hàng năm, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước, phải luôn hoàn thiện mình, luôn luôn cài tiến kể cả cung cách phục vụ khách hàng đ ể ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. +Mục tiêu dài hạn : hệ thống luôn phát triển không ngừng, mục tiêu đến năm 2010 phải xây dựng khoảng 50 Siêu thị lớn và hàng trăm của hàng Co-op, v ới địa lý trải đều khắp cả nước, khắp các tỉnh thành, bên cạnh đó Saigon Co-op đã đầu tư hàng triệu USD cho hệ thông thông tin quản lý -ERP để tin h ọc hóa nhiều khâu quản lý và điều quan trọng là chuẩn bị tư thế cạnh tranh với các tập đoàn Siêu thị lớn. Hệ thống ERP gồm các phân hệ sau: -Quan lý hàng hóa-nhập xuất tồn -Hệ thống bán hàng tại cash -POS ( point of service) -Hệ thống kế toán tài chánh (Finial) -Hệ thống quản lý khách hàng-CRM -Hệ thống quản lý nhân sự- tiền lương -Hệ thống quản lý tổng kho-WareHouse +Để chuẩn bị cho triển khai hệ thống ERP, Saigo-op phải chuẩn bị khâu nhân sự thật kỹ như: huấn luyện và đào tạo thêm một số nghiệp vụ và nhất là ph ải nâng cao kiến thực về tin học, để đội ngũ nhân viên thích ứng kịp thời khi áp dụng ERP. Với các thức quản lý: Tập trung và kết hợp vừa tập trung và phân Trang:3/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 tán -Môi trường vật lý: Saigon Co-op phân bổ cho mỗi nhân viên hoặc m ột nhóm nhân viên quản lý một khâu , nếu là mảng tập trung thì quá trình xử lý dữ liệu sẽ chuyển trực tiếp lên trung tâm, còn nếu phân tán: dữ liệu sẽ được xử lý ngay tại chỗ ( tại mỗi Co-opmart) sau đó sẽ chuyển lên trung tâm để xử lý tập trung, giai đoạn này cần có thời gian trễ cho phép -Môi trường kỹ thuật : Về hệ thống điện toán, Saigon Co-op đầu tư hàng trăm ngàn USD về công nghệ và trang thiết bị hiện tại, các hệ thống Server chuyên dùng và một số Server khác của hãng IBM nổi tiếng, sử dụng các hệ CSDL : Oracal, SQL Server, DB2,... một số phân hệ quản lý được mua từ các công ty bên ngoài và một số phân hệ do chính nhân viên của Saigon Co-op tự phát triển 2-Mô tả về hệ thống hiện tại -Hệ thống QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT, nhằm mục địch quản lý doanh số mua hàng và điểm số của khách hàng tại các Cash tính tiền trong toàn hệ thống Co-opMart -Cách họat động của hệ thống: +Dữ liệu đầu vào: khi khách hàng đến Co-opMart đăng ký thẻ Khách hàng thân thiết, khách hàng sẽ phải điền đầy đủ thông tin cá nhân vào mẫu phiếu đăng ký, sau đó nhân viên phụ trách sẽ tiếp nhận và nhập thông tin vào hệ thông, và đồng thời cấp cho khách hàng một thẻ Khách hàng có mã số EAN13, kể t ừ lúc này khách hàng đã chính thức là khách hàng Thân thiết của hệ thống Co-opMart. Mỗi lần đi mua hàng, khách sẽ dùng thẻ để nhập đi ểm t ại các CASH tính ti ền (POS) . Hệ thống điện toán sẽ lưu lại doanh số của các giao dịch t ại POS (Database lưu trữ là : SQL Server), khách hàng sẽ được hệ thông diện toán xử lý cộng dồn doanh số, cứ mỗi 50.000vnđ sẽ được tính thành 1 điểm và c ứ 30 điểm Khách sẽ nhận được 1 phiếu quà tặng trị giá 300.000vnđ. Khi khách hàng tích lũy doanh số lên 6.000.000vnđ sẽ được chương trình điện toán chuyển qua tình trạng là KH Thành viên, kể từ lúc này Khách hàng chính thức là Thành viên của hệ thống Co-opMart và khách hàng sẽ được hưởng các quyền lợi sau: t ặng quà nhân dịp sinh nhật, được phát cẩm nang mua sắp, được tặng quà nhân dịp cuối năm và đặc biệt là Khách hàng sẽ được chi tiền lãi dựa trên doanh số tích lũy, từ khỏang 2% -3%/ doanh số tích luỹ . Trang:4/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 -Sơ đồ cấu trúc của hệ thống: Bài toán đặt ra là khi khách hàng đi mua hàng t ại một siêu thị Co-opMart bất kỳ, dữ liệu phải cập nhât kịp thời và chính xác trên toàn hệ thống, kể cả các Co-opmart ngoài tỉnh. Vi du: khi khách hàng đi Co-opmart A mua hàng và sau đó ghé tiếp vào Co- opMat B mua hàng thì doanh số và điểm số từ Co-opMart A phải đ ược chuyển qua, để tính điểm và cộng dồn doanh số. Và câu trả lời là hệ thống bắt buộc phải Online liên tục thông qua hệ thống mạng WAN và các kênh Lease line hoặc ADSL. Tuy nhiên, hệ thống vẫn phải sử dụng cơ chế quản lý phân tán cho một số trường hợp vì quản lý tập trung sẽ bị ách tắc nếu như kênh Lease line, đường truyền mạng họat động không ổn định, khi đó toàn bộ hệ thống Điện toán sẽ bị ngường trệ làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Trang:5/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 -Tần suất phát sinh dữ liệu : Mỗi siêu thị hàng ngày nhận khoảng vài trăm đơn đăng ký khách hàng thân thiết tùy vào Siêu thị lớn –nhỏ, và t ần suất phát sinh giao dịch khoảng 3.000 giao dịch có Scan mã Khách hàng/ tại mỗi siêu thị (Khỏang trên 50.000 giao dịch trên toàn hệ thống Co-opMart kể cả các Co- opMart tỉnh). Dữ liệu sẽ được hệ thống điện toán xử lý là đồng bộ trên toàn h ệ thống. -Bên cạnh đó để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Saigon Co-op trang bị thêm kênh thông tin KIOSK ( màn hình cẩm ứng –Touch Screen) tại mỗi Siêu thị để khách hàng có thể tra cứu doanh số và điểm số của mình 3-Dự đoán hệ thống hiện tại-Giải pháp: -Hệ thống hiện tại đang chạy rất ổn định trong việc Online và đồng bộ dữ liệu. Tuy nhiên dự đoán trong thời gian tới phải cần nâng cấp hoặc trang bị các Server mạnh hơn và đang có khuynh hướng chuyển hệ thống sang họat động Offline. Vì với đà phát triển như hiện nay, tần suất dữ liệu phát sinh quá nhiều và danh sách khách hàng ngày càng tăng, hệ thống xử lý trên môi trường mạng Trang:6/7
- MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÓM 6 WAN sẽ không ổn định, làm ảnh hưởng đến họat động kinh doanh ---o--- Trang:7/7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống thông tin công nghiệp Chương 2
15 p | 182 | 78
-
Hệ thống thông tin công nghiệp Chương 5
18 p | 149 | 59
-
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU, MÔ TẢ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT (FIS)
12 p | 276 | 59
-
TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
4 p | 230 | 57
-
CÀI ĐẶT HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
12 p | 219 | 38
-
Ngân hàng đề thi Hệ thống thông tin quản lý ngành điện tử viễn thông - 1
10 p | 225 | 36
-
BÀI GIẢNG ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH - CHƯƠNG 5CÁC KỸ THUẬT KIẾN TẠO HỆ MỜ
15 p | 103 | 32
-
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
7 p | 138 | 30
-
Công nghệ và quy hoạch W-CDMA -8
9 p | 117 | 21
-
CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN - QÚA TRÌNH CHUYỂN ĐÔI KINH DOANH QUẢN LÝ
16 p | 93 | 13
-
Ngân hàng đề thi Hệ thống thông tin quản lý ngành điện tử viễn thông - 3
9 p | 128 | 13
-
Ngân hàng đề thi Hệ thống thông tin quản lý ngành điện tử viễn thông - 2
10 p | 85 | 10
-
Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Dự Án Xây Dựng
33 p | 68 | 9
-
Bài giảng Xử lý tín hiệu nâng cao (Advanced signal processing) - Chương 3: Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trên miền Z
44 p | 50 | 5
-
PHÂN TÍCH MSI – PHẦN 2
9 p | 111 | 5
-
Thu thập báo cáo dữ liệu từ các bộ điều khiển
11 p | 73 | 4
-
Bài giảng Xử lý tín hiệu số: Chương 2 - ThS. Bùi Thanh Hiếu
50 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn