intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hình ảnh của Từ Hải qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng

Chia sẻ: Tô Minh Đức | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

121
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du - giấc mơ anh hùng, tự do và công lý. Vì thế, ta thấy được Từ Hải là một người chí khí, bản lĩnh siêu phàm. Con người ấy đến như một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi, Từ Hải đã làm nên những trang thơ sôi động, hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”. Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hình ảnh của Từ Hải qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng

  1. Hình ảnh của  Từ Haỉ qua đoạn trích Chí Khí Anh Hùng 1. Mở bài : ­ Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du ­ giấc mơ anh hùng , tự do và công lý. Vì thế , ta thấy được  Từ Hải là một người chí khí , bản lĩnh siêu phàm. Con người ấy đến như một giấc mơ và ở lại như  một huyền thoại. Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những  trang thơ sôi động,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân  Thanh”. Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng  của Từ Hải. ­ Ngòi bút Nguyễn Du đã tài tình khi đã khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật,  sống động và gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tất cả nhân vật vừa có những nét chung, lại vừa  có những nét riêng nổi bật . Đặc biệt là về tâm lí, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã  làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn trích “ Chí khí anh hùng “ ­ miêu tả cảnh Từ Hải ra đi lập sự  nghiệp, giã từ Thúy Kiều ­ đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải vô cùng tài tình  của Nguyễn Du. 2. Thân bài : a. Tác gia, tac phâm ̉ ́ ̉ ­ Tác giả : Nguyên Du ̃ + Nhìn lại bầu trời văn chương thời trung đại , Nguyễn Du là người nổi tiếng hơn cả trong bốn trụ đỡ  sừng sững : Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm , Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu + xuât thân t ́ ư mô ̀ ̣t gia đình quy tôc co truyên thô ́ ̣ ́ ̀ ́ng văn hoc̣ + sông trong th ́ ơi đai đây biên đông d ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ữ dôi, ông bi nem t ̣ ̣ ́ ừ lầu son cac tia ra thăng bao tap cuôc đ ́ ́ ̉ ̃ ́ ̣ ời + đi nhiêu, tiêp xu ̀ ̉ ́ ̣n của nhưng con ng ́ ́c nhiêu nên ông thâu hiêu sô phâ ̀ ́ ̃ ươi thâp cô be hong trong xa hôi ̀ ́ ̉ ́ ̣ ̃ ̣  ̣ ̣ ̀ ươi phu n phong kiên, đăc biêt la ng ́ ̀ ̣ ữ ­ Tac phâm : ́ ̉  Chi khi anh hung ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ + la môt đoan trich thuôc tac phâm Truyên Kiêu, môt tuyêt tac văn hoc cua Nguyên Du v ̃ ơi nhiêu nghê ́ ̀ ̣  ̣ ̣ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ thuât đat đên đinh cao cua văn hoc trung đai
  2. ̉ ̀ ̣ ̣ ưa Kiêu va T + Kê vê cuôc đôi thoai gi ́ ̃ ̀ ̀ ừ trươc luc T ́ ́ ừ Hai đi xa, sau đoan miêu ta cuôc sông hanh phuc ̉ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ́  ̉ cua hai ng ươì ̉ ̣ ́ ứng ngang tang cua T + Thê hiên chi khi anh hung, dang đ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ừ Hai qua nghê thuât miêu ta  ̉ ̣ ̣ ̉ nhân vât va cam ̣ ̀ ̉   hưng sang tao cu ́ ́ ̣ ̉a Nguyên Du ̃ b. Lân xuât hiên đâu tiên cua T ̀ ́ ̣ ̀ ̉ ừ Hai trong Truyên Kiêu ̉ ̣ ̀ ­ Từ khi Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm lần đầu tiên ,Nguyễn Du đã khắc họa nên một người anh  hùng có vẻ đẹp phi thường , bãn lĩnh cao cường cùng với lai lịch lẫy lừng . ­ Là một người anh hùng với cái thế “Đầu đội trời ­ chân đạp đất “ . “ Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo … Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao … Đường đường một đấng anh hào , Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài .” => Từ Hải là nhân vật lí tưởng, Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi từ  chính là giấc mơ công lí của Nguyễn Du. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật  được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hóa. c. Hinh anh cua T ̀ ̉ ̉ ừ Hai trong đoan trich “Chi khi anh hung” ̉ ̣ ́ ́ ́ ̀ “Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương Trông vời trời bể mênh mang Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.” ­ “Hương lửa đương nồng” nghĩa là tình yêu sâu đậm, hạnh phúc tràn trề. Cùng với từ “nửa năm” đã  thể hiện khoảng thời gian quý giá giữ Thúy Kiều và Từ Hải.  => Khi ta yêu, ta cảm thấy rất hạnh phúc, vui vẻ. Ai cũng muốn tận hưởng tình yêu, đắm mình vào nó.  Tuy nhiên, Nguyễn Du làm rõ thêm từ “nửa năm” để nhấn mạnh rằng khi chìm đắm trong tình yêu ấy  với Thúy Kiều, Từ Hải vẫn nuôi dưỡng ước mơ của mình, vẫn mong muốn theo đuổi sự nghiệp và  khi thời cơ đến, chàng sẵn sàng sừ bỏ hạnh phúc, theo đuổi ước mơ tới cùng.  => Đó là một con người đáng quý, một con người dám từ bỏ hạnh phúc cá nhân để làm nên sự nghiệp
  3. ­ “Trượng phu” là từ duy nhất được sử dụng trong cả bài thơ chỉ một lần: “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương” + “Trượng phu” nghĩa là con người vĩ đại, to lớn (từ Hán Việt) Nguyễn Du đã ưu ái sử dụng để gọi  người anh hùng Từ Hải và thể hiện sự tôn trọng của ông đối với nhân vật này.  + Nếu từ “Hương lửa đương nồng” gợi cho ta cảm giác bình yên, nhẹ nhàng, êm đềm thì từ “thoắt”  thể hiện sự tự tin, dứt khoát, quyết định để thay đổi, nói lên chí khí anh hùng.  => Nguyễn Du đã khéo léo miêu tả Từ Hải là một con người luôn nuôi dưỡng ý chí của mình và khi  thời cơ đến sẽ tung hoành ngang dọc.  + “Lòng bốn phương” có nghĩa là chí tan bồng (tập tục ngày xưa của những nhà có con trai, sẽ bắn  cung đi bốn phương tám hướng, mong rằng sau này con mình đi khắp chân trời đất bể để lập nên cơ  nghiệp), còn có nghĩa khác là nợ công danh.  + Nhưng đối với một “trượng phu”, từ “lòng bốn phương” thể hiện tầm vóc của một trượng phu.  Trượng phu là một con người vĩ đại, nên phải đo bằng tầm vóc của vũ trụ. Ngoài ra, “lòng bốn  phương” còn thể hiện ý chí của một anh hùng, một người đàn ông. “Trông vời trời bể mênh mang” ­ Câu thơ chỉ ra việc nhìn ra xa thấy trời và biển, ám chỉ rằng hãy nói về tầm vóc của một người bằng  cái nhìn của họ về trời và đất. Và Từ Hải là một con người có tầm nhìn trời bể.  => Nhấn mạnh thêm sự to lớn của chàng. “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” ­ Trong câu thơ này, cụm từ “thanh gươm yên ngựa” gợi lên hình ảnh của một tráng sĩ, mà hình ảnh  người tráng sĩ trong văn học trung đại rất đẹp. từ hình ảnh của một chinh phu khi ra trận, đến Từ Hải  trước khi lên đường đều mang dáng dấp của một vị tráng sĩ đi vào đời bằng ý chí lớn lao của mình  một cách mạnh mẽ, tự tin, dứt khoát.  ­ Người ta nói trong cuộc sống, sự thành bại phụ thuộc vào khí phách của một con người, một người  bản lĩnh, tự tin, mạnh mẽ thì vấn đề họ đối diện trong cuộc sống cũng sẽ suôn sẽ hơn. Tác giả sử  dụng hình ảnh thanh gươm và yên ngựa để làm đẹp thêm hình ảnh nhân vật Từ Hải của mình với vẻ  hùng dũng => Qua 4 câu thơ đầu, tác giả Nguyễn Du đã dùng những ấn tượng của mình về ngoại hình của Từ  Hải, qua đó mang đến hình ảnh một người anh hùng áo vải, mang tầm vóc của vũ trụ, dám theo đuổi  ước mơ, khát vọng.  “Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.”
  4. ­ Thúy Kiều có nói về việc :” Tại gia thì tòng phụ, xuất giá thì tòng phu”. Cho nên khi Từ Hải đi thì  Kiều cũng theo hầu hạ, tiếp sức, đó mới là đạo lí. Thúy Kiều nhất quyết theo Từ Hải ra trận để hầu  hạ chàng. Nhưng Từ Hải lại đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình ? Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng này bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu ? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì! Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” ­ “Tâm phúc tương tri” là từ Hán Việt, nghĩa là hiểu rõ nhau. “nữ nhi thường tình” nghĩa là bản tính  yếu đuối của người phụ nữ. Sử dụng từ Hán Việt để thể hiện sự tôn trọng của Từ Hải đối với Thúy  Kiều, từ đó khước từ Thúy Kiều tế nhị, khéo léo, chứ không phải vì Thúy Kiều chỉ là một kẻ đi theo  làm vướng bận, hỏng việc.  => Qua đó hiện lên hình ảnh một con người vừa sống đạo lí, luôn ý thức được chí tan bồng, công danh  của mình, vừa là một con người tâm lí, biết trân trọng, yêu thương, quan tâm đến người phụ nữ của  đời mình.  ­ Chàng dứt khoát từ chối Thúy Kiều để thực hiện ước mơ của mình bởi nếu chàng quyến luyến, bịn  rịn thì chàng đã đồng ý cho Kiều đi theo, và khó có thể thỏa chí tan bồng, lập nên công danh, sự  nghiệp.  => Qua đó ta càng thấy rõ Từ Hải là một con người đặt sự nghiệp lên trên tình cảm, đó là một con  người hiếm có. “Bao giờ mười vạn tinh binh Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” ­ Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật nói quá để tô hồng lên những ước mơ đẹp của Từ Hải về ngày  chiến thắng, và cũng là cách để Nguyễn Du thể hiện niềm tin vào nhân vật của mình: rồi đây Từ Hải  sẽ lập được nghiệp lớn, thông qua các câu thơ trên. 
  5. ­ Và cũng chính trong 2 câu thơ này, Từ Hải đã bộc lộ quan niệm về chiến thắng: chàng có tận mười  vạn tinh binh theo hầu hạ và hễ chàng đi đến đâu, tiếng chiêng, tiếng trống đi đến đấy, mọi thứ như  phải đổ gục trước sự hùng dũng và chiến thắng lừng lẫy của chàng.  ­ Khi thực hiện xong ước mơ ấy, Từ Hải sẽ rước Thúy Kiều về, bằng không thì mọi thứ cũng chỉ là  vô nghĩa đối với một con người có khát vọng lớn như vậy. Nếu không thực hiện được ước mơ của  mình, cuộc đời Từ Hải sẽ “bốn bể không nhà” đối với một con người muốn được tung hoành bốn  phương như chàng. ­ Cuối cùng, trước khi ra đi, bằng giọng chắc nịch, Từ Hải nói với Thúy Kiều: “Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!” ­ Từ Hải tự tin rằng một năm sau, chàng sẽ quay về với những chiến công hiển hách, vinh hoa phú  quý để “rước nàng nghi gia”, mong nàng hãy đợi. Từ Hải có một cách chia tay mang đậm dấu ấn riêng  của mình. Lời chia tay mà cũng là lời hứa của Từ Hải chắc như đinh đóng cột, thể hiện niềm tin sắt  đá của chàng vào một chiến thắng rất gần.  ­ Niềm tin và ý chí của Từ Hải càng được thể hiện rõ qua: “Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” ­ Nguyễn Du đề cập tới hình ảnh chim bằng (chim đại bàng), thường tượng trưng cho những người  có bản lĩnh anh hùng và khát vọng lớn lao như cánh chim đại bàng sải cánh trên bầu trời, để chỉ người  anh hùng Từ Hải : Cuộc ra đi đột ngột, thái độ dứt khoát lúc chia tay, niềm tin vào thắng lợi,… tất cả  đều bộc lộ chí khí anh hùng của chàng. Đã đến lúc chàng sải đôi cánh của mình trước sóng gió của  cuộc đời để gây dựng sự nghiệp, hoàn thành ước mơ của mình. d. Tư tưởng anh hung cua T ̀ ̉ ừ Haỉ ­ Nguyễn Du đã thành công trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh và thủ pháp miêu tả có tính chất ước  lệ tượng trưng để lý tưởng hóa, biến Từ Hải thành một nhân vật phi thường. Hình tượng người anh  hùng Từ Hải là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du.  ­ Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ cái ước mơ công lý vẫn âm ỉ chảy trong lòng dân chúng giữa  cảnh đời tù túng của xã hội phong kiến đương thời. Từ Hải ra đi để vẫy vùng cho phỉ sức, phỉ chí,  nhưng nếu hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy còn thêm một lý do nữa là vì chàng bất bình trước những oan  khổ của con người bị chà đạp như Thúy Kiều. Điều chắc chắn là khao khát của Từ Hải muốn được  tung hoành trong bốn bể để thực hiện ước mơ công lý chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập  ngai vàng quyền lực tầm thường. Đoạn trích tuy ngắn nhưng ý nghĩa lại rất lớn, góp phần tô đậm tính 
  6. cách của người anh hùng Từ Hải – nhân vật lý tưởng, mẫu người đẹp nhất trong kiệt tác “Truyện  Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. e. So sanh T ́ ừ Hai trong Truyên Kiêu v ̉ ̣ ̀ ới Từ Hai trong Kim Vân Kiêu Truyên ̉ ̀ ̣ 3. Kết bài :  ­ Dưới hình thức của một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã mang theo  khát vọng tự  do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời. Và chỉ có  đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới vùng trời tăm tối của thể giới “Truyện  Kiều”. ­ Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lựa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh  hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ,  sinh động. Đoạn trích : “ Chí khí anh hùng “ tuy ngắn nhưng ý nghĩa mang theo lại rất lớn. Nó đã góp  phần tô đậm tính cách của người anh hùng Từ Hải – một nhân vật lí tưởng, một hình mẫu đẹp nhất  trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. ­ John S.Mill từng nhận định rằng: “Châm ngôn sự thật luôn chiến thắng tội ác là lời dối trá ngọt ngào  nhất mà con người cứ nhắc đi nhắc lại cho đến khi nó trở nên phổ biến. Lịch sử tràn ngập ví dụ về  lòng bác ái và sự thật bị quật ngã bởi tội ác.” Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Dù đưa vào  nhân vật Từ Hải – một anh hùng trong mắt Kiều và những người có số phận như Kiều hay bị xem là  phường giặc cỏ trong mắt triều đình phong kiến, nhưng cuối cùng, chàng vẫn bị quật ngã trước  những thế lực đen tối xấu xa. Thế nhưng, chỉ với một đoạn xuất hiện ngắn ngủi, Từ Hải cũng đã soi  sáng khát khao về một cuộc sống công bằng và hạnh phúc – một cuộc sống lý tưởng cho tất cả mọi  người của Nguyễn Du.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2