TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012<br />
<br />
HIỆN TRẠNG CỎ THỦY SINH Ở KHU BẢO VỆ THỦY SẢN CỒN CHÌM,<br />
PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI<br />
Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Lương Quang Đốc<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm thuộc phá Tam Giang - Cầu Hai được xác<br />
định có sự hiện diện của 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp của<br />
ngành thực vật hạt kín, đó là các loài Najas indica, Halodule pinifolia và Halophila<br />
beccarii. Cỏ phân bố ven rìa phá và tạo thành thảm lớn trên cồn ở độ sâu từ 0,2 1,5 m trên tổng diện tích khoảng 13,5 ha, độ phủ trung bình 48%, sinh khối tươi<br />
trung bình 385,7 g/m2 và mật độ thân đứng trung bình là 5.559 thân/m2. Khoảng độ<br />
sâu thích hợp cho sự phát triển của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm là 0,3 - 1 m, trong đó<br />
loài Halodule pinifolia phát triển tốt nhất ở độ sâu 0,4 – 0,8m và loài Halophila<br />
beccarii là 0,3 - 1m. Sự thay đổi độ mặn của nước từ 21 - 28‰ trong thời gian khảo<br />
sát làm thay đổi sinh khối và mật độ của Najas indica và Halophila beccarii nhưng<br />
ít ảnh hưởng đến sự phát triển của loài Halodule pinifolia.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Cỏ thủy sinh là những thực vật bậc cao sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ và<br />
nước mặn [9]. Mặc dù số loài không nhiều so với thực vật bậc cao trên cạn nhưng chúng<br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các chu trình vật chất tự nhiên cũng như cuộc<br />
sống con người [11, 13, 14, 9]. Trong số các khu vực có cỏ thủy sinh sống chìm ở nước<br />
ta, phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những thủy vực<br />
có các thảm cỏ phát triển tốt với diện tích khoảng 1.000 hécta [10]. Đây chính là nơi cư<br />
trú, nơi ương nuôi, là các bãi giống, bãi đẻ của hầu hết các loài thủy sản trong đầm phá<br />
[9]. Chính vì vậy, các thảm cỏ thủy sinh tại đây là tài sản vô cùng quý giá của tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Bài báo đề cập đến hiện trạng thảm cỏ<br />
thủy sinh tại khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm, là khu bảo vệ thủy sản đầu tiên trong hệ<br />
thống các khu bảo vệ thủy sản ở phá Tam Giang - Cầu Hai, nhằm cung cấp thêm cơ sở<br />
khoa học hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học, duy trì nguồn lợi<br />
thủy sản của phá.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Điều tra thu mẫu trên 22 điểm ở 4 mặt cắt ngang tính từ bờ ra tới mốc ngoài<br />
cùng của khu bảo vệ trong khoảng thời gian từ tháng IV đến tháng VIII năm 2010 với<br />
tần suất 1 lần/tháng (Hình 1). Khung định lượng kích thước 50 x 50 cm được sử dụng<br />
9<br />
<br />
để thu mẫu cỏ. Các đặc điểm phân bố và sinh học của cỏ thủy sinh sống chìm được xác<br />
định, bao gồm thành phần loài, sinh khối tươi, mật độ thân đứng, đặc điểm sinh trưởng<br />
và độ phủ. Thành phần loài được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào<br />
các tài liệu phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1993), Nguyễn Hữu Đại (1999), Nguyễn<br />
Văn Tiến và cs. (2002), Tôn Thất Pháp và cs. (2009), Menez và cs. (1983), Lanyon<br />
(1986), Japar Sidik (1999), Zakaria và cs. (2003), McKenzie (2007), Kanal & Short<br />
(2009) và sử dụng hệ thống phân loại trong Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist<br />
[12]. Sử dụng phần mềm MapInfo 7.5 để xây dựng bản đồ phân bố cỏ.<br />
Xử lý số liệu bằng thống kê sinh học, ứng dụng phần mềm MS. Excel 2007: so<br />
sánh sự khác biệt trung bình mẫu giữa các đợt khảo sát bằng phân tích ANOVA một yếu<br />
tố (mức ý nghĩa được chọn α = 0,05). Tính hệ số tương quan tuyến tính r bằng lệnh<br />
correlation và kiểm tra sự tồn tại của hệ số tương quan bằng tiêu chuẩn t của Student (α<br />
= 0,05) [3].<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khu bảo vệ thủy sản Cồn Chìm và các điểm thu mẫu<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Đặc điểm thành phần loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm<br />
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã xác định được 3 loài cỏ thủy sinh sống chìm<br />
thuộc 2 họ, 1 bộ, 1 lớp, của ngành hạt kín (Magnoliophyta) tại Cồn Chìm (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Danh lục thành phần loài cỏ thủy sinh ở Cồn Chìm<br />
<br />
STT<br />
<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Tên khoa học<br />
Ngành Magnoliophyta<br />
Lớp Liliopsida<br />
Bộ Alismatales<br />
Họ Hydrocharitaceae<br />
Loài Najas indica (Willd.) Cham.<br />
Loài Halophila beccarii Ascherson.<br />
Họ Cymodoceaceae<br />
Loài Halodule pinifolia (Miki) den Hartog.<br />
10<br />
<br />
Tên Việt Nam<br />
Ngành Hạt kín<br />
Lớp Một lá mầm<br />
Bộ Trạch tả<br />
Họ Thủy thảo<br />
Rong cám, cỏ lóng, rong từ<br />
Cỏ nàn nàn<br />
Họ Hải kiều<br />
Cỏ Hẹ, Hẹ tròn, Rong hẹ<br />
<br />
3.2. Đặc điểm sinh trưởng, mật độ thân đứng và sinh khối tươi của cỏ thủy<br />
sinh tại Cồn Chìm<br />
Kích thước thân và lá của các loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm được nêu ở bảng 2.<br />
Số đo kích thước này nhìn chung phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng Hộ (1993), ngoại<br />
trừ loài Najas indica có chiều rộng lá nhỏ hơn (0,6 mm so với 1 mm theo Phạm Hoàng<br />
Hộ) hay Halophila beccarii có chiều dài lớn hơn (14,5 mm so với 6 mm theo Phạm<br />
Hoàng Hộ) và chiều rộng nhỏ hơn (1,2 mm so với 2 mm theo Phạm Hoàng Hộ).<br />
Bảng 2. Kích thước của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm<br />
Najas indica<br />
Số đo<br />
Chiều<br />
dài<br />
lóng (mm)<br />
<br />
Halodule pinifolia<br />
<br />
Halophila beccarii<br />
<br />
Min-max<br />
<br />
Trung<br />
bình (±sd)<br />
<br />
Min-max<br />
<br />
Trung<br />
bình (±sd)<br />
<br />
Min-max<br />
<br />
Trung<br />
bình (±sd)<br />
<br />
7 – 14,3<br />
<br />
11,4 ± 2,3<br />
<br />
10 – 32,3<br />
<br />
20,7 ± 4,3<br />
<br />
7,5 – 23,1<br />
<br />
17,6 ± 2,9<br />
<br />
9,2 – 22,8<br />
<br />
14,5 ± 2,9<br />
<br />
Chiều dài lá<br />
14,3 – 18,3<br />
(mm)<br />
<br />
16,9 ± 1,3<br />
<br />
33,6 – 275,5 138,1 ± 47,4<br />
<br />
Chiều rộng lá<br />
0,501– 0,721<br />
(mm)<br />
<br />
0,601 ± 0,1<br />
<br />
0,62 – 1,423 0,799 ± 0,121 0,608 – 1,815 1,229 ± 0,274<br />
<br />
Chiều<br />
thân<br />
(mm)<br />
<br />
42,6 ± 11,8<br />
<br />
dài<br />
đứng 22,7 – 64,9<br />
<br />
2,7 – 18,3<br />
<br />
7,5 ± 3,0<br />
<br />
Ngoài ra, ở loài Halophila beccarii tại Cồn Chìm chúng tôi phát hiện có 2 dạng<br />
lá: mép lá có gai và mép lá trơn trên cùng 1 thân đứng, đặc điểm này đã được ghi nhận<br />
ở Bangladesh (Kanal & Short, 2009) nhưng chưa từng được mô tả trong các tài liệu<br />
phân loại cỏ ở phá Tam Giang – Cầu Hai trước đây (Hình 2).<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
<br />
c<br />
<br />
Hình 2. Hai kiểu mép lá của Halophila beccarii<br />
(a,b: mép lá có gai, c: mép lá trơn)<br />
11<br />
<br />
Tổng mật độ thân đứng của cỏ đạt trung bình 5.559 thân/m2 và dao động từ<br />
2.347 thân/m2 đến 8.829 thân/m2. Sinh khối trung bình của cả 3 loài đạt 385,7 g/m2, dao<br />
động từ 251,4 g/m2 đến 497,6 g/m2. Có sự thay thế loài ưu thế về mật độ và sinh khối tại<br />
Cồn Chìm theo thời gian giữa hai loài Halodule pinifolia và Halophila beccarii. Từ<br />
tháng IV đến tháng VIII, sinh khối của Halodule pinifolia giảm dần (từ chiếm 80,91%<br />
tổng sinh khối trong tháng IV xuống 35,51% trong tháng VIII) và nhường chỗ cho<br />
Halophila beccarii chiếm ưu thế (từ 6,88% vào tháng IV đến 64,49% tháng VIII). Sự<br />
biến động mật độ và sinh khối theo thời gian của cỏ thủy sinh ở Cồn Chìm trong thời<br />
gian khảo sát được minh họa ở hình 3a và 3b.<br />
<br />
Hình 3b. Mật độ cỏ trung bình qua các tháng<br />
tại Cồn Chìm<br />
<br />
Hình 3a. Sinh khối cỏ trung bình qua các<br />
tháng tại Cồn Chìm<br />
<br />
3.3. Đặc điểm phân bố cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm<br />
- Sự phân bố theo không gian:<br />
Tại Cồn Chìm, cỏ phân bố chủ yếu ven rìa phá và tại cồn với tổng diện tích ước<br />
tính khoảng 13,05ha (Hình 4). Các loài cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm thường phân bố ở<br />
khoảng độ sâu từ 0,2 - 1,5m. Đây cũng là khoảng độ sâu phân bố chung của cỏ tại đầm<br />
Thủy Tú cũng như tại phá Tam Giang - Cầu Hai đã được nhiều tác giả nghiên cứu [6, 8,<br />
9]. Độ phủ trung bình của cỏ đạt 48±0,4%, trong đó khu vực cồn luôn có độ phủ rất cao,<br />
có thể đạt đến 80 - 100%.<br />
<br />
Hình 4. Bản đồ phân bố cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm<br />
12<br />
<br />
Các loài cỏ thủy sinh ở cồn Chìm có phân bố giới hạn trong khoảng độ sâu từ<br />
0,2 đến 1,5m. Tuy nhiên, đánh giá sự ưu thế về mật độ và sinh khối, chúng tôi ghi nhận<br />
khoảng độ sâu thích hợp cho sự phát triển chung của cỏ thủy sinh tại Cồn Chìm là từ 0,3<br />
- 1m. Trong đó, khoảng độ sâu thích hợp nhất cho sự phân bố, phát triển của loài<br />
Halodule pinifolia 0,4 - 0,8m và của loài Halophila beccarii là 0,3 - 1m (Hình 5a,b). Sự<br />
hạn chế phân bố ở độ sâu thấp của cỏ tại Cồn Chìm có thể là do sự chi phối bởi độ trong<br />
thấp (trung bình 0,85±0,08m) của khu vực này.<br />
<br />
Hình 5a. Phân bố sinh khối và mật độ thân đứng trung bình của Halodule pinifolia theo độ sâu<br />
tại Cồn Chìm<br />
<br />
Hình 5b. Phân bố sinh khối và mật độ thân đứng trung bình của Halophila beccarii theo độ sâu<br />
tại Cồn Chìm<br />
<br />
- Sự phân bố theo thời gian:<br />
Trong suốt thời gian khảo sát, Najas indica chỉ được tìm thấy xuất hiện nhiều<br />
13<br />
<br />