intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng đánh giá và can thiệp dinh dưỡng trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh năm 2020

Chia sẻ: ViJenchae ViJenchae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm khảo sát công tác đánh giá và can thiệp dinh dưỡng bước đầu tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Cắt ngang mô tả, 275 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng đánh giá và can thiệp dinh dưỡng trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh năm 2020

  1. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 HIỆN TRẠNG ĐÁNH GIÁ VÀ CAN THIỆP DINH DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 NGUYỄN THANH THỦY TRANG1, TRẦN THỊ ANH TƯỜNG1, LÊ THỊ THÙY TRANG1, NGUYỄN HỒNG QUANG1 Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát công tác đánh giá và can thiệp dinh dưỡng bước đầu tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Cắt ngang mô tả, 275 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2020 đến tháng 8/2020. Kết quả: 34.2% bệnh nhân suy dinh dưỡng và có nguy cơ suy dinh dưỡng bị bỏ sót. 43.6% bệnh nhân không được cân đo thực tế lúc nhập viện. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng chủ yếu dựa vào BMI, 83.6% trường hợp không đánh giá tình trạng sụt cân và 85.5% không đánh giá tình trạng ăn kém. 43.3% trường hợp ghi sai mã chế độ ăn trong hồ sơ bệnh án. 52.7% bệnh nhân chi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng 1 lần trong suốt quá trình điều trị. Kết luận: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và can thiệp dinh dưỡng đã được triển khai trên 100% khoa lâm sàng nhưng còn mang tính hình thức và có nhiều sai sót. Do vậy, tập huấn, giám sát công tác đánh giá và can thiệp dinh dưỡng là công tác không thể thiếu của khoa Dinh dưỡng - tiết chế. Từ khóa: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng, ung thư, bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh. ĐẶT VẤN ĐỀ không được thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế. Trong nghiên cứu cắt ngang nổi tiếng "NutriDay" được Tầm soát, chẩn đoán và can thiệp dinh dưỡng thực hiện trong năm 2007 - 2008, 21.007 bệnh nhân rất quan trọng với bệnh nhân ung thư, vì tỉ lệ suy từ 325 bệnh viện ở 25 quốc gia châu Âu, cho thấy dinh dưỡng khá cao so với các mặt bệnh khác. quy trình khám sàng lọc chỉ tồn tại ở một nửa (53%) Do đó, hướng dẫn của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm bệnh viện, hầu hết được thực hiện bằng các phương sàng và Chuyển hóa Châu Âu (ESPEN) khuyến cáo pháp tự phát tại địa phương[10]. Trong khi 93% đơn rằng nên thường xuyên đánh giá lượng dinh dưỡng, vị ở Vương quốc Anh thực hiện sàng lọc định kỳ sự thay đổi cân nặng và BMI, bắt đầu trong quá trình bệnh nhân suy dinh dưỡng khi nhập viện, thì chưa chẩn đoán ung thư và được lặp lại tùy thuộc vào đến 33% đơn vị áp dụng phương pháp này ở Áo, sự ổn định của tình trạng lâm sàng[1]. Tại thời điểm Đức và khu vực Đông Nam Bộ[10]. Một nghiên cứu nhập viện, tỉ lệ này trên thế giới dao động từ 30 - tại Anh quốc, trên 334 bác sĩ ung thư cho thấy chỉ có 80%. Trong hai nghiên cứu về bệnh nhân ung thư 65% quan tâm đến tầm quan trọng của suy dinh đầu cổ và tiêu hóa ở bệnh viện Ung Bướu Thành dưỡng lên độc tính và tỉ lệ tử vong[2]. Các trường phố Hồ Chí Minh là 16 - 67%[5,9]. Gần 30% bệnh hợp suy dinh dưỡng không được phát hiện đầy đủ nhân ung thư tiếp tục sụt cân trong quá trình điều trị. do có đến 2/3 các bác sĩ đánh giá tình trạng dinh Sụt 10% cân nặng là yêu tố nguy cơ dự đoán giảm dưỡng dựa trên BMI, không chú ý đến tình trạng sụt hiệu quả điều trị, tăng tái phát và giảm sống còn[8]. cân và ăn kém[2]. Đáng tiếc là, mặc dù sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đã được công nhận và là một phần của BMI là thông số đơn giản thường được sử một số hướng dẫn quốc gia và quốc tế, nhưng lại dụng, nhưng hạn chế ở bệnh nhân phù và cổ Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thanh Thủy Trang Ngày nhận bài: 02/10/2020 Email: bsthuytrang1988@gmail.com Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 388
  2. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 trướng. Ngày nay, thay vì chỉ sử dụng 1 thông số cụ Khảo sát hiện trạng đánh giá và tái đánh giá thể để tầm soát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tình trạng dinh dưỡng định kỳ. nhiều yếu tố được kết hợp để đánh giá nguy cơ dinh Khảo sát hiện trạng can thiệp dinh dưỡng bước dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng. MUST, đầu tại các khoa lâm sàng. NRS 2002, MNA, và MST là những công cụ sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng đã được kiểm chứng và sử ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU dụng rộng rãi[7]. Mặc dù các công cụ áp dụng trên Đối tượng nghiên cứu các bệnh nhân mục tiêu khác nhau, tất cả các công cụ sàng lọc đều sử dụng các thông số về BMI, tình 275 bệnh nhân đang điều trị nội trú trên 14 khoa trạng sụt cân, tình trạng ăn kém và bệnh kèm theo[1]. lâm sàng (Nội 1, Nội 2, Nội 4, Chăm sóc giảm nhẹ, PG-SGA (Scored Patient - Generated Subjective Ngoại 1, Ngoại 2, Ngoại 3, Ngoại 4, Ngoại 5, Ngoại Global Assessment) đã được dùng để đánh giá tình 6, Điều trị tổng hợp, Xạ 2, Xạ 3, Xạ 4) tại bệnh viện trạng dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân ung thư Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2020 trưởng thành, nhưng rất khó để các bác sĩ ung thư đến tháng 8/2020. thực hành trên các khoa lâm sàng[6]. Tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi lựa Các đối tượng được loại trừ khỏi nghiên cứu chọn xây dựng phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng Các bệnh nhân ở khoa ICU (không lưu bệnh), dựa trên phương pháp NRS 2002. Y học hạt nhân (khu vực cách ly). Nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng có thể can Các bệnh nhân ở khoa Nhi (công cụ đánh giá thiệp dinh dưỡng bước đầu bằng việc tư vấn dinh khác người lớn). dưỡng, hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng đường Lấy mẫu ngẫu nhiên, mỗi khoa chọn 10 bệnh miệng và cho khám - hội chẩn dinh dưỡng với khoa nhân bất kì, mỗi phòng 1 bệnh nhân theo số thứ tự Dinh dưỡng - Tiết chế. Trong 1 thử nghiệm ngẫu phòng xoay vòng đến khi đủ 10 bệnh nhân. nhiên có đối chứng tại Anh, Cochrane báo cáo rằng tư vấn dinh dưỡng có tác dụng cải thiện tình trạng Phương pháp nghiên cứu sụt cân và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. thư[4]. Ngoài tư vấn dinh dưỡng, một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp 13 nghiên cứu báo cáo Phương pháp thu thập dữ liệu: Tra cứu qua hồ rằng các bổ sung dinh dưỡng đường uống có tác sơ, phỏng vấn bệnh nhân, kiểm tra thực tế tình trạng dụng có lợi đối với chất lượng cuộc sống, giúp tăng cân đo và hướng dẫn dinh dưỡng tại các khoa lâm cân nhưng không làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh sàng. Mỗi bệnh nhân được khảo sát trong khoảng nhân ung thư[3]. 10 phút. Sau khảo sát, chúng tôi dành ra khoảng 10 phút để tổng kết và trao đổi với nhân viên các Nghiên cứu này nhằm nhìn lại hiệu quả của khoa phòng, lập biên bản kiểm tra. công tác thực hành dinh dưỡng bước đầu tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra các giải pháp cải thiện. Nghiên cứu thông qua hai mục tiêu: 389
  3. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Một số tiêu chí đánh giá Tầm soát và đánh giá suy dinh dưỡng theo bảng sau Can thiệp dinh dưỡng ban đầu của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng  Cân đo thực tế.  Ghi mã chế độ ăn hàng ngày, theo quy định của Bộ Y tế.  Tư vấn ăn uống cho các bệnh nhân ung thư suy dinh dưỡng.  Bổ sung dinh dưỡng hoặc hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch cho bệnh nhân ăn kém hay không ăn được qua đường miệng.  Đăng ký khám tư vấn - hội chẩn dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng hay có bệnh nền (đái tháo đường, suy thận) và cho y lệnh theo tinh thần hội chẩn.  Tái khám dinh dưỡng theo hẹn. Nghiên cứu được chia làm 2 đợt, đợt 2 với các cải tiến chủ yếu về mặt hành chánh: 1. Nội dung phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng:  Thiết kế phiếu được tái sử dụng tối đa 6 lần đánh giá.  Dùng vòng cánh tay thay cho cân nặng, dành cho bệnh nhân có phù, bụng báng. 2. Dán các phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng vào 1 vị trí trước phiếu điều trị. 3. Nội dung bảng mã chế độ ăn. 390
  4. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Phương pháp phân tích và thống kê: Thống kê mô tả, trên phần mềm Stata. KẾT QUẢ Bảng 1. Thực trạng suy dinh dưỡng tại bệnh viện Ung Bướu Đặc điểm (n = 275) n % Sụt cân (kg) trung bình trong quá trình điều trị 2 (-8 - 24) Tỉ lệ suy dinh dưỡng Khoa lâm sàng tự đánh giá 86 31.3 Khoa Dinh dưỡng đánh giá 180 65.5 Bảng 2. Hiện trạng tầm soát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng Đặc điểm (n = 275) Trước cải tiến Sau cải tiến Chung Cân đo thực tế Chính xác 41 (30.4%) 43 (30.7%) 84 (30.5%) Không chính xác 34 (25.2%) 37 (26.4%) 71 (25.8%) Không cân đo 60 (44.4%) 60 (42.9%) 120 (43.7%) Tính BMI Chính xác 53 (39.3%) 50 (35.7%) 103 (37.5%) Không chính xác 48 (35.6%) 47 (33.6%) 95 (34.5%) Không tính BMI 34 (25.2%) 43 (30.7%) 77 (28%) Ghi nhận Thường xuyên 24 (16.7%) 18 (13.7%) 42 (15.3%) tình trạng sụt cân và ăn kém Không thường xuyên 2 (1.4%) 1 (0.8%) 3 (1.1%) Không ghi nhận 118 (81.9%) 112 (85.5%) 230 (83.6%) Tái đánh giá Nội dung chính xác 41 (30.4%) 45 (32.1%) 86 (31.3%) thực tế tình trạng Không chính xác 74 (54.8%) 70 (50%) 144 (52.4%) dinh dưỡng Không thực hiện 20 (14.8%) 25 (17.9%) 45 (16.3%) 391
  5. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Bảng 3. Hiện trạng can thiệp dinh dưỡng bước đầu tại các khoa lâm sàng Đặc điểm (n = 275) Trước cải tiến Sau cải tiến Chung Chính xác 54 (40%) 65 (46.4%) 119 (43.3%) Ghi mã chế độ ăn theo hướng dẫn Không chính xác 62 (45.9%) 57 (40.7%) 119 (43.3%) của Bộ Y tế Không ghi, thiếu 19 (14.1%) 18 (12.9%) 37 (13.4%) Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn và hỗ Có 91 (67.4%) 93 (66.4%) 184 (66.9%) trợ dinh dưỡng Không 44 (32.6%) 47 (33.6%) 91 (33.1%) Có 79 (58.5%) 82 (58.6%) 161 (58.5%) Điều dưỡng hướng dẫn chế độ ăn Không 56 (41.5%) 58 (41.4%) 114 (41.5%) Có, có tái khám 25 (18.5%) 29 (20.7%) 54 (19.6%) Đăng ký khám tư vấn và hội chẩn Có, không tái khám 10 (7.4%) 12 (8.6%) 22 (8.0%) dinh dưỡng Không đăng ký 100 (74.1%) 99 (70.7%) 199 (72.4%) BÀN LUẬN không chính xác và gần 1/3 hồ sơ bệnh án không có ghi nhận BMI. Chỉ có 1 số khoa lâm sàng có ghi Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu đợt 1, có 2 nhận tình trạng sụt cân và ăn kém. Như vậy, hơn khoa lâm sàng không đủ 10 bệnh nhân nội trú nên 80% trường hợp chỉ đánh giá tình trạng dinh dưỡng chỉ thu thập đợt 1 là 135 bệnh nhân, đợt 2 là 140 dựa vào BMI. Con số này khá cao, so với nghiên bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân mới nhập cứu tại Anh quốc (2/3 bác sĩ ung thư không chú ý viện hay chưa đến ngày tái đánh giá tình trạng dinh đến tình trạng sụt cân và ăn kém). Cuối cùng, khi dưỡng, chúng tôi không không xếp vào nhóm không tổng hợp 4 thông số trong đánh giá tình trạng dinh thực hiện tái đánh giá. Sau đợt khảo sát vào tháng dưỡng, 1/2 số bệnh nhân suy dinh dưỡng đã bị bỏ 5/2020, cùng với học hỏi kinh nghiệm từ các bệnh sót (31.3% so với 65.5%) và hơn 1/2 hồ sơ tái đánh viện khác, chúng tôi đã thống kê ý kiến nhân viên, giá tình trạng dinh dưỡng không chính xác. mỗi khoa 4 nhân viên đại diện gồm 1 ban chủ nhiệm khoa, 1 điều dưỡng trưởng, 1 bác sĩ, 1 điều dưỡng. Mặc dù tổ chức tập huấn hàng năm, cùng với Khi khảo sát ý kiến nhân viên đại diện, chúng tôi ghi cải tiến giảm các thủ tục hành chánh, việc đánh giá nhận được nhiều rào cản trong thực hiện công tác tình trạng dinh dưỡng, hướng dẫn chế độ ăn tại dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng, như thủ tục hành giường bệnh, ghi mã chế độ ăn phù hợp vẫn chưa chánh nhiều, bệnh ung thư cần điều trị lâu dài nên được cải thiện. Tỉ lệ bệnh nhân nội trú được hướng nhiều phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng làm dày dẫn chế độ ăn và hỗ trợ dinh dưỡng tại phòng bệnh hồ sơ bệnh án, một số thành viên mạng lưới dinh chỉ khoảng 60%. So với tỉ lệ suy dinh dưỡng tại dưỡng lâm sàng đã nghỉ việc, nhân viên chưa có bệnh viện là 65.5%, tỉ lệ bệnh nhân được khám thói quen đánh giá tình trạng dinh dưỡng định kì và tư vấn - hội chẩn dinh dưỡng chỉ chiếm 30%. chưa thấy rõ ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đối với KẾT LUẬN bệnh nhân ung thư. Trong điều kiện hiện tại, chúng tôi cải tiến về các thủ tục hành chánh và tiếp tục duy Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận ra những cải trì tập huấn cho nhân viên. tiến của chúng tôi đã giảm được thủ tục hành chánh, đơn giản để ghi nhớ, dựa trên khảo sát sự hài lòng Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ của nhân viên y tế lúc kiểm tra. Tuy nhiên, những cải bệnh nhân ung thư suy dinh dưỡng và có nguy cơ tiến này không cải thiện được thói quen và sự quan suy dinh dưỡng là 31.3 - 65.5%, phù hợp với các tâm của nhân viên y tế về dinh dưỡng đã ảnh hưởng nghiên cứu trước đây tại bệnh viện Ung Bướu và lên kết cục điều trị bệnh lý ung thư như thế nào trong trên thế giới. Mặc dù dùng chung 1 mẫu phiếu đánh thời gian vừa qua. Hiện tại, can thiệp dinh dưỡng giá tình trạng dinh dưỡng, nhưng kết quả đánh giá trong bệnh viện hiện chủ yếu là do nhân viên khoa từ nhân viên khoa lâm sàng và nhân viên khoa Dinh dưỡng - Tiết chế đảm trách. Cần có những đợt Dinh dưỡng cho tỉ lệ suy dinh dưỡng khác biệt rõ rệt. kiểm tra định kỳ thường xuyên hơn, những biện Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự khác biệt này là pháp chế tài rõ ràng sau khi đã đào tạo mạng lưới có hơn 40% bệnh nhân không được cân đo thực tế dinh dưỡng, với nhân lực là Trưởng các khoa lúc nhập viện và cân đo định kì. Điều đáng ngạc phòng. Từ đó góp phần cải thiện chất lượng chăm nhiên là có đến 1/3 trường hợp có kết quả tính BMI 392
  6. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 sóc dinh dưỡng bệnh nhân tại bệnh viện Ung Bướu ung thư đường tiêu hóa. Tạp chí Y Dược Học TP. Hồ Chí Minh. TP.HCM, 99 - 109. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Isabela Borges Ferreira, et al (2015). Food intake and the nutritional status of women 1. Arends J, Bachmann P, Baracos V, et al. undergoing chemotherapy, pp 2209 - 2018. ESPEN guidelines on nutrition in cancer patients. Clin Nutr. 2017; 36: 11 - 48. 7. Isenring E, Elia M. Which screening method is appropriate for older cancer patients at risk for 2. A. Spiro, C. Baldwin, A. Patterson, et al (2006). malnutrition? Nutrition. 2015; 31: 594 - 597. The views and practice of oncologists towards nutritional support in patients receiving 8. Michael J. Baine (2017). Tube Placement during chemotherapy. Br J Cancer, 95 pp. 431-434. chemoradiotherapy for locally advanced cancer of the Oropharynx. Do not negatively impact 3. Baldwin C, Weekes CE. Dietary advice with or Outcomes. without oral nutritional supplements for disease- related malnutrition in adults. Cochrane 9. Phạm Thanh Thúy và cộng sự (2010). Khảo sát Database Syst Rev. 2011; (9): CD002008. tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ. Tạp chí Y Học TP.HCM, 85 - 93. 4. Baldwin C, Spiro A, Ahern R, Emery PW. Oral nutritional interventions in malnourished patients 10. Schindler K., et al. How nutritional risk is with cancer: a systematic review and meta- assessed and managed in European hospitals: A analysis. J Natl Cancer Inst. 2012; 104: survey of 21,007 patients findings from the 371 - 385. 2007 - 2008 cross-sectional nutritionDay survey. Clin. Nutr. 2010; 29: 552 - 559. 5. Đoàn Trọng Nghĩa và cộng sự (2013). Khảo sát tình trang dinh dưỡng tiền phẫu của bệnh nhân 393
  7. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ABSTRACT The study aimed to examine the current status of nutritional assessment and intervention in Ho Chi Minh city Oncology hospital Methods: A cross-sectional description studie, including 275 patients who were treated in almost clinical departments in Ho Chi Minh city Oncology hospital from May 2020 to August 2020. Results: 34.2% of patients with malnutrition and malnutrition risk were missed. 43.6% of patients were not gotten weight at admission. The assessment of nutritional status was mainly based on BMI, 83.6% of cases whose weight loss were not recorded and 85.5% of cases were not followed intake. In 43.3% of cases, the dietary code was incorrectly recorded in the medical report. 52.7% of patients were nutritional assessed once during treatment. Conclusion: Nutritional status and interventions were done on all clinical departments, but there were still many mistakes. Training and monitoring of nutritional evaluation and intervention is an indispensable task of the Department of Nutrition and Dietetics. Key words: Assessment of nutritional status, nutritional intervention, cancer, Ho Chi Minh city Oncology hospital. 394
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2